Phân tích đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
Nhãn hiệu bao gồm các loại như: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận,nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng( từ khoản 17 đến khoản 20 Điều 4 LuậtSHTT).Cácloạinhãnhiệunàyđềuthuộcvềnhãnhiệuhànghóacũngnhưthuộcvề nhãn hiệu dịch vụ. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định từ điều 72đếnđiều75LuậtSHTT. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45936918 A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, nhãn hiệu hàng hóa là một trong những yếu tố quan
trọng để xác định sự thành công của một sản phẩm trên thị trường. Để hàng hóa và
dịch vụ của mình có chỗ đứng trên thị trường dưới một nhãn hiệu nào đó được
người tiêu dùng biết tới và có uy tín thì tất yếu doanh nghiệp cần phải có sự đầu tư
về tiền của,công sức, trí tuệ và thời gian. Trong thực tế hiện nay, các doanh nghiệp
đã phần nào nhận thức rõ được tầm quan trọng của nhãn hiệu trong việc phân biệt
sản phẩm của mình với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, cũng như là tầm quan
trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu thông qua thủ tụ đăng ký. Tuy nhiên, thì ta thấy
rằng việc các tổ chức, các nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
nói chung và nhãn hiệu nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến và khá nhức
nhối ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu. Chính vì
vậy mà thông qua việc tìm hiểu, phân tích một vụ việc trong bài tiểu luận này, sẽ
phần nào làm tỏ những vấn đề về nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam, đồng thời trình
bày những ý kiến của mình về lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Một số vấn đề pháp lý về nhãn hiệu
1, Khái niệm và điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu:
Khái niệm nhãn hiệu được quy định tại khoản 16 điều 4 Luật SHTT : “Nhãn
hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Nhãn hiệu bao gồm các loại như: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận,
nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng( từ khoản 17 đến khoản 20 Điều 4 Luật
SHTT). Các loại nhãn hiệu này đều thuộc về nhãn hiệu hàng hóa cũng như thuộc
về nhãn hiệu dịch vụ. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định từ điều 72
đến điều 75 Luật SHTT. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
-Thứ nhất, là các dấu hiệu có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình
vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. lOMoAR cPSD| 45936918
-Thứ hai là có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
2, Chủ sở hữu nhãn hiệu và quyền của chủ sở hữu:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật SHTT thì: “Chủ sở hữu nhãn hiệu
là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận
hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng”.
Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện một hoặc một số hành vi như là: Gắn
nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh,
phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh hay lưu thông,
chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo
hộ; Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền thực hiện các hành vi sử dụng nhãn hiệu nêu
trên, ngoài ra còn có quyền tài sản quy định tại khoản 1 điều 123 Luật SHTT. Theo
đó, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thì
chủ sở hữu có quyền thực hiện các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của
mình. Điều 129 Luật SHTT quy định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với
nhãn hiệu, theo đó nếu có hành vi thuộc một trong các điểm a, b, c, d điều 129 Luật
SHTT thì chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền tự mình hoặc yêu cầu sự bảo vệ của cơ
quan nhà nước trên cơ sở quy định pháp luật.
II,Phân tích vụ việc về đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu
1. Nội dung vụ việc:
Tháng 2.2004, ông H “đặt hàng” công ty TP gần 73.000 vỏ lon nước uống
tăng lực có hình hai con vật húc nhau màu đỏ. Từ số vỏ lon này, ông H đã cho sản
xuất hơn 34.000 sản phẩm và tung ra thị trường.
Tháng 9.2006 , Công ty TNHH công nghiệp dược phẩm TC Thái Lan(TC)
sở hữu nhãn hiệu Red Bull +hình ( đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam) đề
nghị xử lý bằng biện pháp hình sự ông H về tội xâm phạm QSHCN.
2.Nhận xét về vụ việc và đưa ra hướng giải quyết: lOMoAR cPSD| 45936918
Theo như nội dung vụ việc trên thì phía công ty TNHH công nghiệp dược
phẩm TC Thái Lan cho rằng ông H đã xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và đề
nghị xử lý bằng biện pháp hình sự ông H về tội xâm phạm quyền SHCN. Do vậy
mà, trong vụ việc này chúng ta cần làm rõ hai vấn đề: Một là, hành vi của ông H có
bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không? Hai là, nếu ở đây có hành
vi xâm phạm thì ai sẽ bị xử lý và xử lý ra sao?
a,Nhận xét về vụ việc nêu trên:.
Rõ ràng trong vụ việc nêu trên, Công ty TP và ông H đã có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp (trong trường hợp này là nhãn hiệu Red Bull+
hình) của Công ty TNHH công nghiệp dược phẩm TC Thái Lan.
Thứ nhất, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT năm 2005
thì: “ Quyền sở hữu công nghiệp đối với (…) nhãn hiệu (…) được xác lập trên cơ
sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ
tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định
của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên…”.
Hơn nữa, theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định về
yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu cũng nói rõ: “Căn cứ để xem xét yếu tố
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn
hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam”.
Mà trong vụ việc nêu trên, nhãn hiệu "Red Bull và hình" đã được bảo hộ
theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 19982 của Công ty TNHH công nghiệp
dược phẩm TC Thái Lan năm 2002. Cũng theo đoạn 2 khoản 1 Điều 121 Luật
SHTT 2005 thì cá nhân, tổ chức sẽ được coi là chủ sở hữu nhãn hiệu nếu thỏa mãn
1 trong 3 điều kiện : được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, hoặc có nhãn hiệu đã
đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định công ty TNHH công nghiệp
dược phẩm TC Thái Lan là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu Red Bull+ hình. Do đó,
thì công ty TC có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu đó theo quy định lOMoAR cPSD| 45936918
tại Điều 125 của Luật SHTT và việc sử dụng nhãn hiệu này phải được sự cho phép của công ty TC.
Thứ hai: Là vào tháng 2.2004, ông H đã cho sản xuất hơn 34.000 sản phẩm
nước uống tăng lực có hình hai con vật húc nhau màu đỏ và tung ra thị trường. Tuy
nhiên thì nhãn hiệu mà ông H sử dụng cho sản phẩm nước uống tăng lực của mình
sẽ không được bảo hộ. Bởi vì: Theo quy định tại điều 72 Luật SHTT điều kiện
chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ thì nhãn hiệu của ông H sử dụng không đáp
ứng tiêu chí “Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu
với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”( khoản 2 điều 72). Về khả năng phân biệt
của nhãn hiệu đã được quy định chi tiết tại điều 74 Luật SHTT, nhãn hiệu ông H sử
dụng bị coi là không có khả năng phân biệt thuộc trường hợp: “Dấu hiệu trùng
hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử
dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước
ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu
tiên”( điểm g điều 74 luật SHTT). Dưới đây là nhãn hiệu của công ty TC:
Nhãn hiệu Red Bull + hình:
Nhãn hiệu của sản phẩm nước tăng lực của công ty TC được đặc trưng bởi
dòng chữ Red Bull màu đỏ, có viết hoa hai chữ cái đầu và có hình hai con vật(con
bò) húc nhau màu đỏ, xem giữa với hình tròn màu vàng.
Hàng hóa mà ông H và công ty TC sử dụng làm nhãn hiệu đều là nước uống
tăng lực- đây được coi là hàng hóa cùng loại. Hơn nữa công ty TC đã sản xuất và
phân phối mặt hàng này trên thị trường Việt Nam một thời gian dài, cũng như có
bằng bảo hộ nhãn hiệu năm 1992, trong khi năm 2004 ông H mới sản xuất sản
phẩm nước tăng lực. Hình ảnh nhãn hiệu ông H sử dụng và công ty TC sử dụng
đều là hình hai con vật màu đỏ húc nhau. Như vậy hai nhãn hiệu này có sự tương
tự về màu sắc, hình ảnh dễ gây nhầm lẫn với người tiêu dùng. Do đó theo quy định lOMoAR cPSD| 45936918
pháp luật thì nhãn hiệu ông H sử dụng trên 34.000 sản phẩm nước uống tăng lực sẽ
không được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Căn cứ vào Điều 129 Luật SHTT quy định các hành vi bị coi là xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu. Trong vụ việc trên việc sử dụng hình hai con vật húc
nhau màu đỏ để sản xuất nước tăng lực là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu:“ Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch
vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký
kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc
hàng hóa, dịch vụ”. Như trên đã phân tích thì việc ông H sử dụng nhãn hiệu tương
tự cho cùng loại hàng nước uống tăng lực có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc
hàng hóa. Người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn về nước uống tăng lực Red Bull của
công ty TC với nước uống tăng lực do ông H sản xuất. Thêm vào đó, ông H đã
thực hiện hành vi này nhưng không được phép của công ty TC.
->Từ hai căn cứ trên, ta có thể khẳng định: Trong vụ việc trên đã có hành vi
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Red Bull +hình” của công ty TC Thái Lan. Cụ
thể, hành vi của ông H đã xâm phạm đến các quyền tài sản của công ty TC [Sử
dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao
bì hàng hoá; Lưu thông để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ,(điểm a
khoản 1 Điều 123 LSHTT 2005 và điểm a, b khoản 5 Điều 124 LSHHT 2005)].
*Xét hành vi của công ty TP:
Công ty TP sản xuất vỏ lon nước uống tăng lực có hình hai con vật húc nhau
màu đỏ. Các vỏ lon này (khi chưa được nạp hàng hóa là nước tăng lực bên trong)
chính là vật mang nhãn hiệu. Đây cũng là hành vi xâm phạm quyền của Công ty
TP trong việc sản xuất vật mang nhãn hiệu. Song vấn đề đặt ra là ông H sẽ là người
chịu trách nhiệm hay công ty TP- nơi ông H “đặt hàng” sẽ phải chịu trách nhiệm?
Việc ông H “đặt hàng” công ty TP có thể được xem đây là hợp đồng gia công hàng
hóa. Đối tượng của hợp đồng là vỏ hộp đựng nước tăng lực có hình vẽ hai con vật
húc nhau màu đỏ. Công ty TP sẽ thực hiện theo yêu cầu của ông H về số lượng,
hình ảnh , màu sắc, kích cỡ,…Đồng thời khi thực hiện nghĩa vụ của mình với ông
H, công ty TP sẽ được nhận thù lao và những quyền khác theo thỏa thuận của hai
bên và quy định của pháp luật. Theo như nội dung vụ việc thì ông H là người thuê
công ty TP thực hiện theo yêu cầu của mình về số lượng(74.000 sản phẩm) và hình
ảnh hai con vật húc nhau màu đỏ (có thể có kèm theo mẫu mã cụ thể khi thuê gia lOMoAR cPSD| 45936918
công). Điều 181 khoản 5 Luật Thương mại 2005 quy định : “Bên đặt gia công chịu
trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa gia công,
nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia
công”. Trường hợp giữa ông H và công ty TP ký kết hợp đồng quy định vấn đề
chịu trách nhiệm về ai thì người đó phải chịu trách nhiệm. Nếu không quy định thì
theo quy định pháp luật ông H- người đặt gia công, sẽ là người phải chịu trách
nhiệm do có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Red
Bull +Hình” của công ty TC Thái Lan. Tuy nhiên nếu công ty TP biết việc nhận gia
công hàng hóa theo mẫu do ông H cung cấp có hình ảnh tương tự gây nhẫm lẫn với
sản phẩm nước tăng lực Red Bull thì công ty TP có thể cũng phải chịu trách nhiệm
về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo vệ của công ty TC Thái Lan.
b, Hướng giải quyết:
Sau đây, em xin đưa ra hướng giải quyết cũng như các biện pháp nhằm xử
lý xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của ông H và công ty TP trong vụ việc trên.
*Đối với ông H:
Như đã phân tích ở trên, hành vi vi phạm của ông H được quy định tại điểm
c khoản 1 Điều 211 LSHTT 2005. Đây là hành vi sẽ bị xử phạt hành chính. Tuy
nhiên thì theo quy định tại Điều 4 Nghị định 12/1999/NĐ-CP quy định về thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, đối với hành vi sản
xuất, kinh doanh hàng hoá vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng
hoá, kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ thì thời hiệu xử phạt là hai năm tính
từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, ông H đã thực hiện hành vi vi phạm
vào tháng 2.2004 nhưng đến tháng 9/2006, công ty TC mới có yêu cầu đề nghị cơ
quan có thẩm quyền xem xét xử lý. Như vậy là đã quá 7 tháng để có thể xử phạt vi
phạm hành chính .Do đó, việc áp dụng biện pháp hành chính đối với ông H sẽ
không được áp dụng nữa.
Còn với yêu cầu đề nghị xử lý bằng biện pháp hình sự ông H về tội xâm
phạm quyền SHCN của Công ty TNHH ta cần làm rõ một số vấn đề sau:
-Theo quy định tại Điều 212 Luật SHTT thì: “ Cá nhân thực hiện hành vi xâm
phạm quyền sở hữu tuệ trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự”. Theo đó, Điều 171 BLHS quy lOMoAR cPSD| 45936918
định: “Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp
sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi,
xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ
tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị
phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đòng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm”.
Theo đó, rõ ràng trong vụ việc trên, vì mục đích kinh doanh ông H đã có
hành vi sử dụng nhãn hiệu Red Bull + hình (đã được bảo hộ độc quyền tại Việt
Nam) một cách bất hợp pháp. Như vậy, ta cần phải chứng minh thêm hành vi của
ông H đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hay chưa hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
hay không để có thể xử lý bằng biện pháp hình sự ông H về tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-Tại mục 3 thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP
hướng dẫn thì mức độ nghiêm trọng nêu trên được đánh giá thông qua một trong
các tiêu chí sau: Lợi nhuận đã thu được từ 10.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại về
vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng trở lên; hàng hóa xâm phạm
có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên.
- Trong trường hợp vi phạm lần đầu, tính chất, mức độ hành vi chưa nghiêm trọng,
chưa đạt tới các ngưỡng nói trên, nhưng trước đó đã bị xử phạt hành chính về
SHCN, nay tái phạm thì sẽ bị xử lý bằng biện pháp hình sự. Trong trường hợp xâm
phạm nhãn hiệu Red Bull + hình nêu trên có thể tính chất, mức độ của hành vi mà
ông H thực hiện chưa nghiêm trọng, nhưng giả định rằng trước đó ông H đã bị xử
phạt vi phạm hành chính trong cùng lĩnh vực thì sẽ bị xử lý bằng biện pháp hình sự.
-Hơn nữa, theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự thì một
trong các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự là khi có yêu cầu của chủ sở
hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Và ở đây, Công ty TC đã có đơn
đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xử lý bằng biện pháp hình sự ông H
về tội xâm phạm quyền SHTT. lOMoAR cPSD| 45936918
Như vậy, xem xét các điều kiện trên, thì hành vi của ông H có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo Điều 171 BLHS đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu do Công ty TC đang sở hữu.
Ngoài ra, công ty TC có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp dân sự đối với ông H như sau:
-Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
-Phải bồi thường thiệt hại.
-Buộc tiêu hủy chỗ lon sản phẩm gắn nhãn hiệu trái pháp luật chưa được tung ra thị trường.
*Đối với công ty TP:
Công ty TP đã sản xuất vỏ lon nước uống tăng lực có hình hai con vật húc
nhau màu đỏ. Như trên đã phân tích các vỏ lon này (khi chưa được nạp hàng hóa
là nước tăng lực bên trong) chính là vật mang nhãn hiệu. Đây cũng là hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ của Công ty TP trong việc sản xuất vật mang nhãn hiệu.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó (tháng 9/2006) rất khó để xử lý bằng biện pháp hành
chính đối với công ty TP vì chưa có quy định chế tài đối với trường hợp sản xuất,
buôn bán vật mang nhãn hiệu tại thời điểm hành vi xảy ra.
c, Bình luận:
Qua việc xem xét và phân tích nêu trên, chúng ta có thể thấy được vụ việc
này vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để đó là chưa có cơ sở pháp lý để xử
lý đối với hành vi của công ty TP.
Do đó, để xử lý triệt để, không bỏ sót các hành vi xâm phạm quyền SHCN
thì sau này đã có những quy định đầy đủ, bao quát hơn về việc xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực SHTT. Theo Điều 13 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày
9/11/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
sở hữu công nghiệp thì hành vi của công ty TP là “sản xuất vật phẩm mang nhãn
hiệu giả mạo”, còn hành vi ông H được coi là : “đặt hàng người khác thực hiện
hành vi sản xuất vật phẩm mang nhãn hiệu giả mạo”. Hành vi sản xuất vật mang
nhãn hiệu và giao cho người khác sản xuất vật mang nhãn hiệu của ông H nếu xảy
ra sau thời điểm Nghị định số 97/2010/NĐ-CP có hiệu lực thì sẽ bị xử phạt theo
Điều 13 của Nghị định này. lOMoAR cPSD| 45936918
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ trở ngày càng được chú trọng và giành được nhiều mối quan tâm của các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ ở
nước ta hiện nay vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp.Một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày một gia tăng là do:
- Trong quá trình hội nhập, nền kinh tế nhiều thành phần với tính cạnh tranh cao và
diễn biến phức tạp. Các mặt hàng nội địa tuy đa dạng, phong phú và có cải tiến
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho người tiêu dùng, nhất là trong điều kiện
thu nhập bình quân thấp, giá hàng hoá sản phẩm phục vụ sinh hoạt cao tạo nên sự
bất cân đối. Vì vậy, nhiều người tiêu dùng ưa lựa chọn những sản phẩm giả nhưng
mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình
trạng này, không ít doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng làm giả, làm nhái
những sản phẩm được bảo hộ có uy tín, chất lượng, kiểu dáng để gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
-Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ luôn tạo ra “siêu lợi
nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia, kể cả những
người lao động thuần túy, trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác nhau
- Phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của
mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, trong khi
trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với sức khoẻ, lợi
ích của cộng đồng còn rất hạn chế. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã chú
trọng vào việc xây dựng thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, chất lượng
hàng hóa nhưng lại quên mất khâu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình ở
những khu vực thị trường đã và sẽ phát triển.
- Các quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ còn chưa tập
trung, mà rải rác trong quá nhiều văn bản. Trong khi đó, những quy định về sở hữu
trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ lại chưa thật đầy đủ, chưa đồng bộ, đặc
biệt là những quy định về các biện pháp và chế tài xử lý chưa phù hợp với tình
hình thực tế, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm.
Do đó, trong thời gian tới cần tiến hành một số biện pháp sau: lOMoAR cPSD| 45936918
-Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và xử lý vi phạm sở
hữu trí tuệ cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay. Từ đó xây
dựng ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc đấu tranh phòng chống các
hành vi xâm phạm trong lĩnh vực này.
-Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức
năng và chủ sở hữu. tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách về sở hữu trí tuệ,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vất chất kỹ
thuật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tham gia xây dựng lực
lượng cảnh sát chuyên trách chống tội phạm đặt trụ sở tại một số quốc gia trong
khu vực nhằm phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm về xâm phạm sở hữu trí tuệ. lOMoAR cPSD| 45936918
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1,Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb. CAND, 2009;
2, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005;
3, Bộ luật hình sự năm 1999;
4, Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 9/11/2010 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
5, Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. 6,Website: -www.cand.com.vn -www.http://bancavip.com.vn lOMoAR cPSD| 45936918 MỤC LỤC Trang
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:……………………………………………………………………
B,GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:…………………………………………………………
I, Một số vấn đề pháp lý về nhãn hiệu…………………………………………….
1, Khái niệm và điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu………………………….
2, Chủ sở hữu nhãn hiệu và quyền của chủ sở hữu…………………………...
II, Phân tích vụ việc về đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu……………
1, Nội dung vụ việc……………………………………………………………
2, Nhận xét về vụ việc và đưa ra hướng giải quyết…………………………...
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ:…………………………………………………………...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO