Phân tích hàng hóa sức lao động - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Phân tích hàng hóa sức lao động - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 2
*Phân tích hàng hóa sức lao động
Lý luận và thực tiễn đã chi rõ, quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp
của ba yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động, trong đó sức
lao động là yếu tố quyết định. Lao động chính là quá trình đang vận dụng sức
lao động. C.Mác viết: "Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những
năng lực thể thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thế, trong một con người
đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó". Từ khái niệm của Mác về sức lao động có thể hiểu sức lao động
bao gồm toàn bộ những năng lực (thế lực và trí lực) tồn tại trong một con người
và được người đó vận dụng vào quá trình sản xuất ra một sản phấm nào đó.
Không phải sức lao động nào cũng trở thành hàng hóa. Trong xã hội nô lệ
thì sức lao động của nô lệ không phải là hàng hóa vì bản thân anh ta đã thuộc sở
hữu của chủ nô, anh ta không có quyền bán sức lao động. Người thợ thủ công tự
do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình nhưng sức lao động của anh ta
cũng không phải là hàng hóa vì anh ta chỉ sản xuất tự cung tự cấp nuôi sống
mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao động để kiếm sống. Trong bất kỳ xã hội
nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của quá trình sản xuất, nhưng nó chỉ
trở thành hàng hóa khi có đủ hai điều kiện:
Một là, người có sức lao động phải được tự do về thân thể được pháp luật bảo
vệ. nghĩa là người có sức lao động có quyền sở hữu khả năng lao động của
mình, có thể mang ra thị trường bán như một hàng hóa đặc biệt. C.Mác chỉ rõ:
"Muốn cho người chủ sức lao động thấy có thẻ bán được nó với tư cách là hàng
hóa, thì người đó phải có khả năng chi phối được sức lao động ấy, do đó, người
ấy phải là kẻ tự do sở hữu năng lực lao động của mình, thân thế của mình.".
Hai là, người có sức lao động không còn tài sản nào để bán anh ta buộc phải
đem bán chính ngay cái sức lao động đang tồn tại ở trong cơ thế của anh ta. Như
vậy, sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ cả hai điều kiện chủ yếu trên
vì nếu người lao động được tự do về thân thể mà lại có tư liệu sản xuất trong tay
thì họ sẽ tự tiến hành sản xuất ra hàng hóa để bán chứ không bán sức lao động của mình.
Khi trở thành hàng hóa, sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá
trị sử dụng. Giá trị của hàng hóa sức lao động được quyết định bởi thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. C. Mác chi rõ
"Giá trị của sức lao động là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy
trì cuộc sống của con người có sức lao động ấy". Là hàng hóa đặc biệt, giá trị
sức lao động khác với giá trị hàng hóa thông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả
yếu tố tinh thần và lịch sử. Muốn sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động người
công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết về ăn, ở, mặc,
học nghề... Ngoài ra họ còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con
cái. Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những
tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động. Giá trị ấy được hợp
thành bởi: Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái
sản xuất sức lao dộng, duy trì đời sống của bản thân người công nhân; Phí tổn
đào tạo người công nhân; Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần
cần thiết cho con cái người công nhân. Sự biến đổi giá trị hàng hóa sức lao
động một mặt tăng lên do sự tăng lên của nhu cầu trung bình của xã hội về hàng
hóa, dịch vụ, học tập, học nghề... mặt khác lại bị giảm do xuống sự tăng năng suất lao động xã hội.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, cũng giống như các hàng hóa
khác chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình
người công nhân tiến hành lao động sản xuất. Nhưng khác với hàng hóa thông
thường, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt: 1) khi
tiêu dùng hàng hóa sức lao động tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của nó.
Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Hàng hóa sức lao động có thuộc tính
là nguồn gốc sinh ra giá trị. Nó là chìa khóa đế giải quyết mâu thuẫn của công
thức chung của tư bản. 2) con người là chủ thể của hàng hóa sức lao động vì
vậy, việc cung ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh
tế, xã hội của người lao động.
*Liên hệ ý nghĩa đối với các chủ thể của nền kinh tế nước ta hiện nay
(nhà nước, sức lao động, doanh nghiệp): *Thực trạng
- Về các điều kiện xuất hiện HHSLĐ
Trước hết, về điều kiện người lao động mất tư liệu sản xuất, thiếu tư liệu
tiêu dùng buộc phải bán sức lao động.
Ở nước ta, người lao động là người đồng sở hữu với Nhà nước về tư liệu
sản xuất. Ngoài ra, người lao động ở nước tà vẫn có quyền tư hữu tài sản và khi
có điều kiện. người lao động có quyền mua cổ phần xí nghiệp, doanh nghiệp, trở
thành người đồng sở hữu một phần vốn, một phần tư liệu sản xuất của xí nghiệp,
doanh nghiệp. Ngày nay, trong thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh mẽ.
người lao động còn sở hữu một vốn quý mà vào thế kỷ XIX. những người lao
động làm thuê không có được. đó là sở hữu trí tuệ. Điều này cho thấy người lao
động, trong nền kinh lế thị trường hiện nay không hẳn là người mất hết tư liệu
sản xuất, hoặc không có một chút tài sản gì. Nhưng người lao động trong nền
kinh tế thị trường hiện nay cũng chưa thể kết hợp ưực tiếp sức lao động của
mình với tư liệu sản xuất mà phải thông qua quan hệ hàng - tiền, thông qua quan
hệ thuê mướn lao động, và như vậy là sức lao động của người lao động phải được xem như là HHSLĐ.
Về điều kiện người lao động được tự do thân thể để có quyền bán sức lao
động thì đã được nhìn nhận trong các văn bản pháp luật của Nhà nước
- Về khả năng cạnh tranh của HHSLĐ
Về giá trị sử dụng : chất lượng và năng suất lao động kém.
Nước ta hiện có một nguồn lao động, đội ngũ công nhân lao động dồi dào,
nhưng lao động đã qua đào tạo, công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ thấp. Năng suất
lao động thấp được thể hiện qua chỉ số GDP.
Về giá trị : giá trị HHSLĐ ở Việt Nam rất thấp, chưa chứa đủ các hao phí
lao động xã hội cần thiết về đào tạo nghề, ăn, ở, giải trí......
Giá trị HHSLĐ thấp nên không đủ tái sản xuất mở rộng sức lao động,
không phát huy khả năng tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân sức lao động của HHSLĐ
- Về thị trường sức lao động ở nước ta
+ Sức cầu HHSLĐ: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế
quốc dân làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư. qua đó làm thay đổi cơ cấu
lao động nên làm ảnh hưởng đến sức cầu về lực lượng lao động trên tịụ trường,
từ đó ảnh hưởng đến sức cầu về HHSLĐ.
+ Sức cung HHSLĐ: Sức cung HHSLĐ được xét về cả hai mặt lượng và
mặt chất. Về mặt lượng, sức cung HHSLĐ phụ thuộc sự biến động dân số, dân
cư: và phụ thuộc sự chênh lệch về tiền lương và thu nhập giữa các vùng. Về
chất. sức cung HHSLĐ phụ thuộc sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo nghề.
- Về giá cả sức lao động
Tiền lương - sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, lý luận về tiền lương
của C.Mác đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng để đổi mới chính sách tiền
lương cho phù hợp từng thời kỳ nhất định.
Hiện nay, mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định còn thấp, nên tiền
lương nói chung vẫn chưa bảo đảm cho người lao động thật sự sống bằng tiền
lương. Vì vậy, phải cải thiện tiền lương mới tạo động lực hoạt động cho người lao động.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đoanh nghiệp ngoài
quốc doanh, Nhà nước chỉ thống nhất quản lý mức lương tối thiểu nhằm bảo vệ
quyền lợi của người lao động; còn lại là trao quyền cho doanh nghiệp quyết định
phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiêp và quan hệ cung
cầu trên thị trường. Tuy nhiên, trong khu vực này vẫn còn nhiều doanh nghiệp
trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu, ngay khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
cũng còn 20% doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu. - Về quan hệ lao động
Vận dụng lý luận của C.Mác, Nhà nước ta đã quản lý quan hệ lao động bằng các
văn bản pháp luật, các chính sách kinh tế - xã hội (quan trọng nhất là Bộ luật
Lao động và chính sách bảo hiểm xã hội ) và tạo điều kiện cho các tổ chức công
đoàn được thành lập trong các doanh nghiệp, qua đó Nhà nước ta tìm cách hạn
chế và giảm nhẹ quan hệ bóc lột trong nền kinh tế thị trường.
- Về sự tha hóa lao động ở Việt Nam
Tha hóá lao động còn tồn tại ở nước ta là do nguyên nhân khách quan và
nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do sự phát triển nền kinh tế
thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Nguyên nhân chủ quan là do tình trạng tham nhũng tràn lan làm mất niềm tin nơi người lao động.
Để giảm dần tha hoa lao động, Đâng và Nhà nước đã chủ trương cổ phần hóa
DNNN và thành lập quỹ hỗ trợ cổ phần hóa. *Giải pháp
Để phát huy thành tựu và khắc phục hạn chế trong việc tiếp tục vận dụng
lý luận HHSLĐ của C.Mác vào nền kinh tế thị trường Việt Nam, cần có những
quan diểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu xuất phát từ bản chất và xu thế
phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam, từ vị trí của nền kinh tế Việt Nam
trong tiến trình phát triển tất yếu của các hình thái kinh tế - xã hội.
Quan điểm bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa giúp từng bước hình
thành và phát triển quan hệ công bằng, bình đẳng, cùng có lợi giữa người lao
động và người sử dụng lao động. Quan điểm phát huy vai trò chủ thể của người
lao động giúp phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự đào tạo, tự phát triển của
người lao động trong quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế. Quan
điểm gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa giúp tạo ra căn cứ
vững chắc cho việc điều tiết quan hệ cung cầu về HHSLĐ và cải cách chế độ tiền lương.
Quan điểm thúc đẩy nền kinh tế tri thức phát triển giảp xây dựng và phát
triển lực lượng lao động chất lượng cao có khả năng tiếp thu và vận dụng công
nghệ cao phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội .
Những giải pháp chủ yếu là những giải pháp giúp cải tiến, hoàn thiện
quyền sở hữu cá nhân về sức lao động, giúp người lao động tìm kiếm được việc
làm phù hợp năng lực cá nhân và nhận được mức lương tương xứng. Nhờ đó,
người lao động sẽ gắn bó với hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự tin vào mình và
phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong một quan hệ lao động độc lập, tự
chú, tự do, bình đẳng, cùng có lợi.
Những giải pháp về cải cách giáo dục giúp tạo ra lực lượng lao động chất
lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh cho HHSLĐ; giải pháp về mở rộng thị
trường sức lao động, tạo ra nhiều mô hình việc làm giúp cho người lao động
phát huy được sự cống hiến cá nhân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,
giải pháp về cải cách tiền lương giúp phản ánh đúng giá trị HHSLĐ và tạo động
lực nơi người lao động, giải pháp về điều chỉnh biến động cung cầu giúp hạn chế
thất nghiệp, giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý HHSLĐ và TTSLĐ giúp bảo
vệ quyền lợi của người lao động trước sự biến động của thị trường; giải pháp về
giảm tha hóa lao động giúp người lao động gắn bó với hoạt động sản xuất, kinh
doanh, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.