-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích khổ 1,2 bài “Viếng Lăng Bác” - Ngữ văn 9
“Bác Hồ”- tiếng gọi sao mà thân thương đến thế! Người là một nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca Việt Nam, thơ về Người rất nhiều nhưng mỗi bài thơ lại dẫn ta đến những vùng đất khác nhau. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu chung Ngữ Văn 9 101 tài liệu
Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Phân tích khổ 1,2 bài “Viếng Lăng Bác” - Ngữ văn 9
“Bác Hồ”- tiếng gọi sao mà thân thương đến thế! Người là một nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca Việt Nam, thơ về Người rất nhiều nhưng mỗi bài thơ lại dẫn ta đến những vùng đất khác nhau. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 9 101 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phân tích khổ 1,2 bài “Viếng Lăng Bác”
“Bác Hồ”- tiếng gọi sao mà thân thương đến thế! Người là một nguồn cảm hứng bất
tận trong thơ ca Việt Nam, thơ về Người rất nhiều nhưng mỗi bài thơ lại dẫn ta đến
những vùng đất khác nhau. Thật vậy, nếu “Sáng tháng năm” của Tố Hữu là tình cảm
tha thiết, sôi nổi của nhà thơ với Bác khi ở chiến khu, hay “Đêm nay Bác không ngủ”
của nhà thơ Minh Huệ là niềm xúc động của ông trước tình thương bao la của nguồn
sáng dân tộc với mọi người,… Trong khi đó” Viếng lăng Bác” của Viễn Phương lại
là bài ca chân thành, cảm động của nhà thơ đối với Người, và có lẽ đây chính là một
trong những bài thơ hay nhất viết về Người!
“Con ở miền Nam ra thăm Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng giải phóng
miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. Bài thơ” Viếng
lăng Bác” được in trong tập” Như mây mùa xuân”( 1978), bài thơ ra đời khi cuộc
kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, đất nước được thống nhất và lăng Chủ tịch cũng vừa
được khánh thành năm 1976.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vừa bước chân vào lăng. Nhà thơ xưng
“con” và gọi “Bác”; lời thơ giản dị, mộc mạc mà chất chứa bao tình cảm gần gũi,
thân thương, kính trọng chủ tịch Hồ Chí Minh của ông. Điều đó càng cho thấy Bác là
một con nguời rất hoà đồng và gần gũi. Chính vậy nhà thơ Tố Hữu có viết “Người là
Cha, là Bác, là Anh”. Chi tiết thơ “Con ở miền Nam” còn mang một sắc thái đầy xúc
động. Khúc ruột miền Nam là miền đất xa xôi mà Bác không nguôi ngóng chờ, cho
đến những ngày trước lúc lâm chung thì trái tim người vẫn luôn huớng về mìền Nam
ruột thịt. Nơi đó có biết bao đồng bào ta đang ngày đêm chiến đấu và anh dũng hy
sinh vì một ngày mai nước nhà thống nhất. Nhưng…Bác đã không chờ được đến
ngày đó. Người đã ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng để lại muôn vàn niềm thương tiếc
cho nhân dân ta. Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao
tình cảm xúc động, bồi hồi của tác giả đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.
Và trong cái mênh mang sương mù của một ngày mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi
nhân của Viễn Phương, ta chợt tìm thấy một “hàng tre” Việt Nam. Đến với Bác, đến
với hàng tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với mái nhà tranh âm vang lời
ru của bà, của mẹ; đén với Bác là đến với dân tộc mình, thế mới đẹp làm sao! Hình
ảnh nhân hoá hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là biểu tượng bất diệt
của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất bền bỉ. Màu xanh của tre chính là
màu xanh của sức sống Việt Nam, màu xanh của hy vọng, hạnh phúc và hoà bình.
Đây quả là một tứ thơ độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng.Và nhà thơ phải kính yêu
Bác lắm mới viết được những hình ảnh ẩn dụ tài tình này:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Cũng là “mặt trời” nhưng “mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên vũ
trụ, ngày ngày tỏa sáng, đem sự sống cho muôn loài, vạn vật, nó cũng có lúc u ám.
Còn “mặt trời” của nhân dân Việt Nam. “Mặt trời” trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh
sáng vĩnh hằng, đỏ mãi. Bác chính là vầng mặt trời hồng toả tia sáng soi rọi con
đừơng giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo
lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Dù rằng đã ra đi
mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn bất tử, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn trường tồn, soi
đường dẫn lối cho dân tộc ta đứng lên. Hoà nhịp với gần trăm triệu bàn chân Việt
Nam, hàng triệu bàn chân lao động trên thế giới, Viễn Phương bùi ngùi xúc động bước vào lăng:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
“Ngày ngày” được lặp lại hai lần như thể hiện sự nối tiếp thời gian, tạo một nhịp
điệu chẫm rãi và rất lắng sâu của dòng người đi thăm lăng Bác. Và rồi Viễn
phương đã khéo léo sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, dường như
những con người ấy đi “trong thương nhớ” và đó là niềm thương nhớ khôn nguôi
đối với Người, để rồi họ “kết tràng hoa” gửi tặng đến Bác, đó là những tràng hoà
đẹp nhất, thơm nhất, lung linh nhất để tỏ lòng biết ơn. “Bảy mươi chín” tràng hoa,
ấy là bảy mươi chín muà xuân, bảy mươi chín năm cống hiến, hy sinh hết mình của
Bác đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác chính là mùa xuân, và mùa xuân
ấy đã làm cho cuộc đời người dân Việt Nam nở hoa.
Mỗi bước đi của tác giả, cảm xúc như được tăng lên. Nhà thơ Viễn Phương và Tố
Hữu đau xót trước sự ra đi của Bác - cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc Việt Nam,
tổn thất mà không có gì bù đắp được. Tâm trạng đau đớn, xót xa của nhà thơ Tố Hữu
khi chứng kiến nỗi đau quá lớn của dân tộc được viết trong những câu thơ.
"Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!"
Hai câu thơ đầu tiên đã bộc lộ những nỗi đau đớn, khung cảnh tang thương những
ngày đưa tiễn Bác về với cõi vĩnh hằng, sự đau thương, nỗi nghẹn ngào đau xót trong
lòng con người kéo dài liên tục trong suốt mấy ngày trời không dứt, không một lúc
nào ngơi nghỉ, sự mất mát này quá to lớn đối với đất nước và những con người ở lại.
Thực cảnh đau buồn ấy được diễn tả rất sâu sắc trong câu "Đời tuôn nước mắt trời
tuôn mưa", câu thơ được ghép từ hai vế có sự đối xứng lẫn nhau, làm nổi bật lên cảm
xúc đau thương trước thực tại. Sự ra đi của Bác không chỉ để lại sự đau đớn trong
lòng những người dân Việt Nam, mà dường như cả vũ trụ trời đất cũng nhuốm màu
tang thương, buồn bã, trời đổ mưa như để khóc thương trước sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ
đại, mang tầm vóc vũ trụ. Hai câu thơ tả thực "Chiều nay con chạy về thăm Bác/Ướt
lạnh vườn cau mấy gốc dừa", lối xưng hô "con-Bác" mang đến cảm giác gần gũi thân
thương, sự gắn bó và tình cảm sâu nặng của Tố Hữu đối với Bác. Mấy chữ "chạy về
thăm Bác" bộc lộ sự vội vã, bàng hoàng của tác giả trước hung tin, nhà thơ không thể
tin nổi những gì mình đã nghe được, vội vã về thăm Bác tại khu nhà sàn, thì mới
nhận ra không khí tang thương, ra là Bác đã đi thật rồi. Cảnh vật đìu hiu ảm đạm,
mấy gốc cau, vườn trầu một tay Bác chăm bón, nay thiếu hơi người cũng trở nên lạnh lẽo, tang tóc bao nhiêu.
Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Bác ơi! của nhà thơ Tố
Hữu đều thể hiện được tình cảm kính yêu của nhà thơ, của dân tộc Việt Nam đối vị
vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Tiếp theo, hai bài thơ còn có điểm chung đó
chính là đều thể hiện sự đau đớn,tiếc thương vô hạn của hai nhà thơ trước sự ra đi
của Bác cùng lời khẳng định về sự hiện diện vĩnh cửu của Bác với non sông Việt
Nam. Cuối cùng, hai bài thơ đều ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng vĩ đại của Bác Hồ
dành cho nhân dân Việt Nam và thể hiện sự quyến luyến với Bác qua những hình
ảnh, vật dụng, cây trái quen thuộc gắn liền với Bác
Điểm khác nhau đầu tiên đó chính là hoàn cảnh sáng tác. Nếu như nhà thơ Viễn
Phương sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh ra viếng thăm lăng Bác thì nhà thơ Tố Hữu
viết bài thơ này trong hoàn cảnh Bác Hồ từ trần ngày 2/9/1969. Bài thơ Viếng lăng
Bác đã thể hiện được niềm xót thương vô hạn của nhà thơ miền Nam với Bác và sự
kính yêu, biết ơn với những công lao của Bác cho dân tộc VN. Đồng thời nhà thơ
Viễn Phương cũng bày tỏ sự quyến luyến, muốn được ở bên Bác và hóa thân vào
những hình ảnh bình dị của Việt Nam. Trong bài thơ Bác ơi!, nhà thơ Tố Hữu chủ
yếu bày tỏ sự đau buồn khôn xiết của mình, của dân tộc Việt Nam với sự ra đi của
Bác và sự thương nhớ Bác qua những hình ảnh thân thương, bày tỏ sự kính yêu đối
với Bác qua những công ơn Bác dành cho dân tộc.
Cả hai đoạn thơ đều thể hiện tình cảm của một người nghệ sĩ, một người chiến sĩ đối
với Bác. Đặc biệt Tố Hữu và Viễn Phương đều xem Bác là cha và có cách gọi rất gần
gũi than thương "Bác ". Cả 2 bài thơ đều ra đời vào 2 thời điểm quan trọng của dân
tộc. Tuy nhiên, chúng ta vốn nhận được những tình cảm chân thành, xúc động mãnh
liệt của mỗi tác giả. Đến với hai tác phẩm, người đọc như được bồi đắp thêm những
tình cảm đẹp dành cho Bác cũng như của các vị anh hùng dân tộc.
Bài thơ “Viếng lăng Bác” là một đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ Viễn Phương thành
công trong việc kết hợp độc đáo giàu các biện pháp tu từ mà bài thơ còn có giọng
điệu trang trọng và tha thiết, ngôn ngữ bình dị, cô đúc, mà không phải ai cũng có thể
sáng tạo như thế được, đó chỉ có thể là Viễn Phương.
Phân tích khổ 3,4 “Viếng lăng Bác”
Sinh thời, Bác Hồ thường nói “Miền Nam trong trái tim” , hẹn ngày thống nhất Bác
sẽ vào thăm. Nhưng khi miền Nam được giải phóng, nước nhà thống nhất thì Bác
không còn nữa, để lại bao nhiêu nỗi nhớ thương cho cả dân tộc. Năm 1976, cuộc
kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa
khánh thành, cùng với đòan cán bộ từ miền Nam ra viếng lăng Bác, với cảm xúc
dâng trào của một đứa con về thăm cha,Viễn Phương cho ra đời “ Viếng lăng Bác”.
Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với Bác, là tiếng lòng của nhân dân miền Nam,
của dân tộc đối với Bác. Được gặp người cha già kính yêu của dân tộc là một nỗi
niềm khát khao của những người con miền Nam xa xôi "Miền Nam mong Bác nỗi
mong cha" và giờ đây nó đã trở thành hiện thực. Khi bước chân vào lăng Bác, những
cảm xúc trong lòng tác giả đã trào dâng mãnh liệt và khi sắp phải rời xa nơi đây, sắp
phải chia xa Bác thì lòng tác giả lại trĩ nặng, những cảm xúc tuôn trào:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng giải
phóng miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. Bài thơ”
Viếng lăng Bác” được in trong tập” Như mây mùa xuân”(1978), bài thơ ra đời khi
cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, đất nước được thống nhất và lăng Chủ tịch
cũng vừa được khánh thành năm 1976. Đây là một trong những bài thơ cảm động và
xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, gồm
4 khổ, mỗi khổ có 4 câu. Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động, thành kính và
lòng biết ơn và tự hào, xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng
Bác. Giọng điệu thành kính, trang nghiêm của bài thơ rất phù hợp với cảm xúc, và
cũng phù hợp với không khí trang nghiêm nơi lăng Bác. Mạch cảm xúc vận động
theo trình tự thời gian kết hợp với không gian của một chuyến viếng thăm. Vì vậy,
đọc bài thơ mà như ta theo chân tác giả vào viếng Bác. Khổ thơ thứ ba, nhà thơ diễn
tả cảm xúc của mình thật mãnh liệt biết bao khi thấy Ngườ, nhìn thấy bị cha già kính yêu của dân tộc:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Khổ thơ gồm bốn câu, bảy chữ cân đối, trang nghiêm phù hợp với không khí
thiêng liêng và thanh tĩnh trong lăng không gian và thời gian như ngưng đọng trước
một hình ảnh có tính vĩnh hằng. Nhà thơ cảm nhận như Bác chỉ đang ngủ một “giấc
ngủ bình yên”. Đó cũng là ấn tượng thật của mọi người khi được vào thăm lăng,
viếng Bác. Hình ảnh “vầng trăng” là một liên tưởng độc đáo, bất ngờ của nhà thơ. Có
thể liên tưởng ấy bắt đầu từ ánh rất dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng.
Khi đã xuất hiện thành hình ảnh thơ “vầng trăng sáng dịu hiên” gợi nghĩ đến tâm hồn
cao đẹp trong những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
Từ hình ảnh “vầng trăng”, nhà thơ lại tiếp tục liên tưởng đến hình ảnh “trời
xanh”. Bầu trời xanh là hình ảnh thiên nhiên lớn lao, vĩnh hằng. “Trời xanh”, “vầng
trăng”, “mặt trời” trở thành một mối tổng hòa của vũ trụ bao la, kì vĩ. Nhà thơ Tố
Hữu đã từng viết: “Bác sống như trời đất của ta” Bác ra đi nhưng vẫn còn mãi với
quê hương đất nước, như trời xanh còn mãi. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể
không đau xót vì sự ra đi của Người: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Câu thơ biểu
hiện cụ thể và trực tiếp nỗi đau xót trong hìn thức của một câu hỏi tu từ.
Và đến khổ thơ cuối, nhà thơ bày tỏ tâm trạng lưu luyến khi sắp phải trở về miền Nam:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
“Mai về miền Nam”, nhớ thương Bác đến “trào nước mắt”. Câu thơ có cách
diễn đạt chân thành, mộc mạc kiểu Nam Bộ. Ba câu thơ cuối bắt đầu bằng điệp ngữ
“muốn làm”, bày tỏ niềm mong ước, tấm lòng lưu luyến của nhà thơ gửi vào với ước
muốn thiết tha muốn hóa thân vào cảnh vật bên lăng Bác. Bao tình yêu thương , nỗi
nhớ giờ lại càng đau hơn bởi ông sắp phải xa Bác, xa người cha kính yếu…. Và rồi
trong dây phút nghẹn ngào ấy, tác giả có những ước nguyện hoá thân rất đỗi bình dị
và khiêm nhường. Ông chỉ muốn hoá thân thành con chim nhỏ bé để hót những âm
thanh thật trong trẻo cho Người nghe mỗi ngày và ông cũng chỉ muốn hoá thành đoá
hoa, gửi những hương thơm bát ngát quanh lăng. Và một lần nữa hàng tre lại xuất
hiện ở cuối bài thơ tạo kết cấu đầu cuối tương ứng trọn vẹn. Nếu như đầu bài cây tre
xuất hiện với hình tượng, phẩm chất rất Việt Nam của nó” Bão táp mưa sa đứng
thẳng hàng” thì ở đây hàng tre lại được nhà thơ nhấn mạnh phẩm chất”trung hiếu”.
Đó như một điều khắc cốt ghi tâm những gì Bác đã nói” Trung với nước, hiếu với
dân”. Cả khổ thơ Viễn Phương đã dùng nghệ thuật ẩn chủ ngữ, đó chính là để khẳng
định một điều rằng ước nguyện trên không chỉ của riêng ông mà còn biết bao người
con Việt Nam khác nữa. Họ luôn thực hiện những lời Bác dạy: quyết tâm theo lí
tưởng, đi theo sự nghiệp cách mạng đúng đắn của Người.
Từ đó, tác giả Tố Hữu đã bày tỏ khát vọng được ở bên lăng Bác để canh giữ giấc ngủ
cho Người thể hiện sự đồng điệu trong tư tưởng, khát vọng cống hiến của nhà thơ
bằng cách cho ra đời bài thơ Bác ơi thể hiện tình yêu, tình trung thành và lòng tận tụy
của những người con của dân tộc Việt Nam dành cho Bác qua câu thơ:
“Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.”
Những câu thơ là sự thể hiện của lòng biết ơn sâu sắc đối với những công lao to lớn
mà Người mang đến cho dân tộc. Phân tích bài thơ Bác ơi với hình ảnh đôi dép sờn
cũ, nhưng lại gợi hình ảnh bôn ba xuôi ngược trên khắp mọi nẻo đường có chút ánh
sáng cho tương lai cho đất nước, đôi dép có mòn cũ nhưng ý chí chưa bao giờ mỏi
mệt, tinh thần chưa lúc nào rệu rã. Hiểu được điều đó để ta lại thêm yêu Bác. Từ tình
yêu với Bác, lòng tự hào về Bác, bản thân ta cũng thấy tâm mình được thanh lọc,
lòng mình “trong sáng hơn” vì đã đặt lòng tin yêu và niềm tự hào đúng chỗ. Những
giá trị tốt đẹp đó quả thật liệu có mấy khi và bao người có thể làm tạo dựng được
trong lòng cả một cộng đồng, dân tộc. Thế nên, phân tích bài thơ Bác ơi sẽ thấy rằng
giá trị Bác để lại có sức mạnh lớn lao như một tấm gương mà mọi người có thể soi
chiếu và học tập về nhân cách.Không chỉ dành niềm tự hào mà trong lời thơ của khổ
thơ trên còn có cả lời nguyện ước của cả dân tộc với Bác. Đó cũng là lời hứa: “Xin
nguyện cùng Người vươn tới mãi” – “Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”. Cụ thể
hơn đó là lời hứa sẽ tiếp bước sự nghiệp của ông cha và Bác Hồ, là tinh thần vững
vàng, chắc chắn như dải Trường Sơn để có thể vượt qua, vươn lên mọi nghịch cảnh
và hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc.
Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Bác ơi! của nhà
thơ Tố Hữu đều thể hiện được tình cảm kính yêu của nhà thơ, của dân tộc Việt Nam
đối vị vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Tiếp theo, hai bài thơ còn có điểm
chung đó chính là đều thể hiện sự đau đớn,tiếc thương vô hạn của hai nhà thơ trước
sự ra đi của Bác cùng lời khẳng định về sự hiện diện vĩnh cửu của Bác với non sông
Việt Nam. Cuối cùng, hai bài thơ đều ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng vĩ đại của
Bác Hồ dành cho nhân dân Việt Nam và thể hiện sự quyến luyến với Bác qua những
hình ảnh, vật dụng, cây trái quen thuộc gắn liền với Bác
Điểm khác nhau đầu tiên đó chính là hoàn cảnh sáng tác. Nếu như nhà thơ Viễn
Phương sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh ra viếng thăm lăng Bác thì nhà thơ Tố Hữu
viết bài thơ này trong hoàn cảnh Bác Hồ từ trần ngày 2/9/1969. Bài thơ Viếng lăng
Bác đã thể hiện được niềm xót thương vô hạn của nhà thơ miền Nam với Bác và sự
kính yêu, biết ơn với những công lao của Bác cho dân tộc VN. Đồng thời nhà thơ
Viễn Phương cũng bày tỏ sự quyến luyến, muốn được ở bên Bác và hóa thân vào
những hình ảnh bình dị của Việt Nam. Trong bài thơ Bác ơi!, nhà thơ Tố Hữu chủ
yếu bày tỏ sự đau buồn khôn xiết của mình, của dân tộc Việt Nam với sự ra đi của
Bác và sự thương nhớ Bác qua những hình ảnh thân thương, bày tỏ sự kính yêu đối
với Bác qua những công ơn Bác dành cho dân tộc.
Cả hai đoạn thơ đều thể hiện tình cảm của một người nghệ sĩ, một người chiến sĩ đối
với Bác. Đặc biệt Tố Hữu và Viễn Phương đều xem Bác là cha và có cách gọi rất gần
gũi than thương "Bác ". Cả 2 bài thơ đều ra đời vào 2 thời điểm quan trọng của dân
tộc. Tuy nhiên, chúng ta vốn nhận được những tình cảm chân thành, xúc động mãnh
liệt của mỗi tác giả. Đến với hai tác phẩm, người đọc như được bồi đắp thêm những
tình cảm đẹp dành cho Bác cũng như của các vị anh hùng dân tộc.
Bài thơ “Viếng lăng Bác” là một đặc sắc nghệ thuật của nhà thơ Viễn Phương thành
công trong việc kết hợp độc đáo giàu các biện pháp tu từ mà bài thơ còn có giọng
điệu trang trọng và tha thiết, ngôn ngữ bình dị, cô đúc, mà không phải ai cũng có thể
sáng tạo như thế được, đó chỉ có thể là Viễn Phương