-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích Khổ 2,3 Viếng lăng Bác - Văn học
Viễn Phương là nhà thơ Nam Bộ. Ông là một trong những cây bút có mặt trong lực lượng văn nghệ Giải phóng Miền Nam thời chống Mĩ. Thơ của ông chân thành trong sáng nhất là những bài viết về Bác Hồ kính yêu. -Tháng 4 năm 1976 trong lần đầu tiên được từ miền Nam ra viếng Bác khi lăng Bác Hồ được khánh thành với cảm xúc trào dâng Viễn Phương viết nên bài Viếng lăng Bác. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
PHÂN TÍCH KHỔ 2,3
(VIẾNG LĂNG BÁC CỦA VIỄN PHƯƠNG) MỞ BÀI:
+ Giới thiệu tác giả - tác phẩm:
-Viễn Phương là nhà thơ Nam Bộ. Ông là một trong những cây bút có mặt trong lực lượng văn nghệ Giải phóng
Miền Nam thời chống Mĩ. Thơ của ông chân thành trong sáng nhất là những bài viết về Bác Hồ kính yêu.
-Tháng 4 năm 1976 trong lần đầu tiên được từ miền Nam ra viếng Bác khi lăng Bác Hồ được khánh thành với
cảm xúc trào dâng Viễn Phương viết nên bài Viếng lăng Bác . Bài thơ in trong tập Như mây mùa xuân. Bài thơ đã
nói lên tình cảm của dân tộc Việt Nam đối với Bác và đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu sắc khó phai.
- Khái quát nội dung khổ thơ 2,3: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác vào lăng viếng Bác được nhà thơ
thể hiện trong hai khổ thơ 2 và 3 ( chép 2 khổ thơ) THÂN BÀI:
1/ Cảm xúc bao trùm bài thơ:
Cảm xúc bao trùm bài thơ là lòng thành kính thiêng liêng pha lẫn biết ơn, tự hào và xót đau của tác giả khi
viếng Bác. Cảm xúc ấy đã chi phối gịọng điệu bài thơ.
2/ Mạch cảm xúc của bài thơ:
Bài thơ thể hiện mạch cảm xúc theo trình tự của chuyến viếng thăm từ trước khi vào lăng, đến khi vào lăng và trước khi ra về.
3/ Khái quát nội dung khổ 1:
Bài thơ có 4 khổ thơ viết bằng thể thơ 8 chữ có biến thể. Mở đầu bài thơ ( khổ thơ 1 )là tâm trạng cảm xúc
của nhà thơ khi từ xa nhìn về lăng Bác. Đó là cảm xúc của đứa con từ miền Nam xa xôi về thăm vị cha già
kính yêu của dân tộc với tràn ngập tình yêu thương sự xúc động nghẹn ngào. Đó là cảm xúc tự hào về hình
ảnh hàng tre trong sương sớm biểu tượng của dân dân tộc Việt Nam đang quay quần bên Bác ru mãi giấc ngủ
bình yên cho người cha bao năm dài vất vả ví nước vì dân. 4/ Phân tích khổ 2
Cuộc hành trình của chuyến viếng thăm bắt đầu từ những cảm nhận bên ngoài lăng. Ngoài hình ảnh hàng
tre , tác giả cảm nhận không gian nơi đây thật trang nghiêm và chói lọi. Nhà thơ nhận ra có 2 hình ảnh mặt
trời đang song song tồn tại .
“ Ngày ngày rất đỏ”
Mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng là mặt mặt trời của thiên nhiên rất cần cho sự sống của muôn loài trong vũ
trụ, soi sáng cho thế gian được nhà thơ nhân hóa như một con người biết “đi”, biết “thấy”. Mặt trời ấy phải
nghiêng mình trước một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Nhà thơ sử dụng biện tu từ ẩn dụ ( mặt trời trong lăng) , Viễn Phương đã mượn hình ảnh mặt trời để ca ngợi
sự vĩ đại của Bác. Cuộc đời và sự nghiệp của Bác sáng rực như một mặt trời soi đường dẫn lối cho dân tộc Việt
Nam thoát khỏi đêm trường nô lệ. Người đã bôn ba ba mươi năm tìm đường cứu nước. Trong hành trình dài ấy,
Bác đã mang về ánh sáng của cách mạng, mang về mặt trời chân lý cho đất nước để nước Nam nở hoa chiến thắng
vào ngày 2/9/1945 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Ba Đình lịch sử. Sự ẩn dụ này là tất cả sự ngợi
ca, lòng trân trọng của tác giả dành cho Bác
Trong trình tự của chuyến viếng thăm, nhà thơ hoà vào dòng người ngày ngày vào lăng viếng Bác. Điệp từ
ngày ngày khẳng sự lặp và tiếp nối của thời gian sự việc diễn ra bên lăng Bác là vô tận vô biên.
Hình ảnh dòng người viếng Bác nối tiếp nhau trong niềm thành kính nhớ thương là hình ảnh thật – nhưng
cũng khiến nhà thơ liên tưởng dòng người ấy như đang kết thành tràng hoa – Đây là một hình ảnh ẩn dụ đẹp.
Dòng người đi trong thương nhớ được ví như một tràng hoa thành kính dâng lên cuộc đời 79 năm đẹp như những
mùa xuân của Bác. Hình ảnh “bảy mươi chín mùa xuân” là phép hoán dụ chỉ 79 tuổi xuân của người. Trong cuộc
đời dài của mình Bác đã dành trọn cho nước cho dân. Đó chính là cách thể hiện lòng biết ơn, niềm tự hào khi
được viếng Bác“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ / Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân.
Khổ thơ 2 là lòng ngưỡng vọng, ngợi ca, lòng biết ơn, sự xúc động nghẹn ngào của người con miền nam dành cho Bác 5/ Phân tích khổ 3:
Hòa vào dòng người, nhà thơ bước vào bên trong lăng. Đây là dịp mà mỗi người con của đất nước được tận
mắt viếng di hài của người cha . Đến cạnh bên Người, nhìn ngắm Người không gian tĩnh lặng, cảm xúc đau đớn
nghẹn ngào khiến nhà thơ không thể kiềm nén :
“ Bác năm trong giấc ngủ bình yên.
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
Trong vầng sáng dịu hiền như ánh sáng của vầng trăng thanh bình, Bác bình yên trong giấc ngủ nhẹ nhàng,
thư thái, sau những năm tháng dài bôn ba của cuộc đời làm cách mạng. Hình ảnh “ giấc ngủ bình yên” được nhà
thơ dùng nói giảm nói tránh cho người đọc hiểu rằng Người thanh thản nhẹ nhàng trong giấc ngủ ngàn thu nên khi
viếng Bác người ta cứ ngỡ rằng Bác nghỉ ngơi như “Người nông dân vừa cày xong thửa ruộng/ Ngả mình trên
đám cỏ ngủ ngon lành”.Bác đang nghỉ ngơi sau một chặng đường dài lo cho dân cho nước. Giờ đây Bác đang tận
hưởng ánh sáng của vầng trăng tri kỉ . Hình ảnh vầng trăng gợi liên tưởng về tâm hồn tràn ngập ánh trăng của Bác,
gợi ra cuộc sống thanh bình mà cả đời cả đời Bác đấu tranh giành cho dân tộc “ Bác ơi tim Bác mênh mông
thế/Ôm trọn non sông mọi kiếp người”. Trăng còn là người bạn tri kỉ của Bác. Trong thơ Người đã có biết bao
vầng trăng hiện hữu : Trăng vào cửa sổ đòi thơ, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa, Rằm xuân lồng lộng trăng soi…
Bác như đang sống chan hoà với thiên nhiên vũ trụ . Bác như non sông, đất nước, như trời xanh tồn tại bất
diệt . Nhà thơ sử dụng phép ẩn dụ( vầng trăng, trời xanh) nhằm khẳng định Bác vẫn sống mãi trong lòng dân tộc
Việt Nam như trời xanh tồn tại vĩnh hằng giữa thiên nhiên vũ trụ.
Dù biết Bác vẫn sống mãi trong lòng dân tộc nhưng nhà thơ lại không khỏi nhói đau khi thực sự cảm nhận
Bác đã ra đi mãi mãi. Trái tim thương yêu , thành kính lại đau đớn nghẹn ngào “ nhói ở trong tim” . Nhà thơ sử
dụng động từ nhói diễn tả chính xác tâm trạng khiến câu thơ càng chân thật . Ý thơ khiến người đọc liên tưởng
đến dòng thơ đẫm nước mắt của Tố Hữu “ Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/ Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”
Vào lăng viếng Bác, cảm xúc của nhà thơ vẫn là lòng biết ơn, ngợi ca và còn pha lẫn sự tiếc nuối khôn nguôi.
6/ Khái quát nội dung khổ cuối:
Đã đến lúc phải quay về miền Nam, cảm xúc của nhà thơ trở nên lưu luyến không muốn rời, và nước mắt đã
rơi không thể kiềm nén. Từ đó nhà thơ nguyện ước được hóa thân vào thiên nhiên để được mãi mãi bên Người.
7/ Liên hệ mở rộng: Viễn Phương đã cho người đọc cảm nhận về niềm xúc động về vị lãnh tụ kính yêu.
Không chỉ có Viễn Phương mà đã có không ít nhà thơ đã có những vầng thơ đầy xúc động về Bác
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười! ( Tố Hữu – Bác ơi) Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.
( Minh Huệ - Đêm nay Bác không ngủ)
Rõ ràng không có giấy bút nào , không lời thơ nào có thể diễn tả hết sự cao cả vĩ đại của Bác cũng như tình
cảm của con người Việt Nam dành cho Bác
8/ Đánh giá nghệ thuật:
Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ hay và thành công nhất khi viết về lãnh tụ
Bài thơ có giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc vừa nghiêm trang sâu lắng, vừa thiết tha xót xa xen lẫn
biết ơn và tự hào. Nhà thơ Viễn Phương đã thành công trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, sáng tạo trong việc sử
dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, tạo nên những hình ảnh thơ có tính biểu tượng cao. KẾT BÀI:
Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương đã nói lên được tiếng lòng của dân tộc Việt Nam đối với Bác. Tình
cảm chân thành sâu lắng của nhà thơ đã có sức lay động tâm hồn bao thế hệ suốt mấy chục năm qua. Và hôm nay
đọc bài Viếng lăng Bác cả lứa tuổi của chúng em cũng thấy rưng rưng xúc động .Từ đó chúng em càng thêm kính
yêu Bác. Kế thừa sự nghiệp của Người, tuổi trẻ hôm cần ra sức học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức HCM
để xứng với sự nghiệp vĩ đại mà Bác đã để lại cho chúng ta.