Phân tích lịch sử ngoại giao nhà Lý - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Trong lịch sử xây dựng và phát triển của dân tộc, vấn đề ngoại giao đã luôn được cha ôngta đặc biệt chú trọng bởi đây là một trong những hoạt động quan trọng có tầm ảnh hưởng đếnvận mệnh của quốc gia. Một chính sách ngoại giao đúng đắn, phù hợp sẽ là nhân tố góp phầnduy trì nền độc lập tự chủ.

Trường:

Học viện Ngoại giao 0.9 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích lịch sử ngoại giao nhà Lý - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Trong lịch sử xây dựng và phát triển của dân tộc, vấn đề ngoại giao đã luôn được cha ôngta đặc biệt chú trọng bởi đây là một trong những hoạt động quan trọng có tầm ảnh hưởng đếnvận mệnh của quốc gia. Một chính sách ngoại giao đúng đắn, phù hợp sẽ là nhân tố góp phầnduy trì nền độc lập tự chủ.

73 37 lượt tải Tải xuống
Trong lịch sử xây dựng và phát triển của dân tộc, vấn đề ngoại giao đã luôn được cha ông
ta đặc biệt chú trọng bởi đây là một trong những hoạt động quan trọng có tầm ảnh hưởng đến
vận mệnh của quốc gia. Một chính sách ngoại giao đúng đắn, phù hợp sẽ là nhân tố góp phần
duy trì nền độc lập tự chủ, đảm bảo chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Các chính sách ngoại
giao của nước ta được thực thi một cách thiên biến vạn hóa, đa dạng, phù hợp với từng thời
kỳ lịch sử, mang đậm nét đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc, sắc thái chính trị của mỗi chế
độ, triều đại phong kiến Việt Nam. Nhưng trên hết, tất cả đều luôn lợi ích quốc gia - dân
tộc, nhằm giữ vững độc lập, tự chủ, ngăn chặn họa xâm lăng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây
dựng nền hòa bình dài lâu cho dân tộc.
Vương triều Lý (1009-1225) sáng lập cùng với việc Lý Công Uẩn dời đô về Hoàng thành
Thăng Long đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nội trị cũng như bang giao của Đại Cồ Việt
(sau này Đai Việt) nói riêng lịch sử Việt Nam nói chung. Nước Đại Việt thời một
quốc gia thống nhất với hệ thống chính quyền vững mạnh trên cơ sở kinh tế nông nghiệp, thủ
công nghiệp phát triển, trao đổi buôn bán trong nước nước ngoài mở rộng. Bên cạnh việc
thực hiện các hoạt động đối nội, vương triều còn đặc biệt chú trọng đến hoạt động bang
giao.
Ngoại giao thờimang tính kế tục các hoạt động ngoại giao đã thiết lập từ ba triều đại
trước như Ngô, Đinh, Tiền đặc biệt từ Tiền dựa trên những nển tảng đó để
ngày càng hoàn thiện và phát triển. Ngoài ra các mối quan hệ bang giao thời Lý cũng đã được
củng cố lên một tầm cao mới khi những mối quan hệ với các nước về nhiều mặt được mở
rộng đến một quy chưa từng có. Dựa vào sử sách, thời kỳ này Việt Nam đã quan hệ
ngoại giao tương đối rộng với rất nhiều quốc gia, thể kể đến như nhà Bắc- Nam Tống,
Liêu- Kim, Champa, Chân Lạp. Việc thực hiện chính sách ngoại giao với các nước trong khu
vực không chỉ giúp đất nước giữ vững độc lập chủ quyền còn củng cố nâng cao vị thế
của vương triều Lý lên một tầm cao hơn.
Thứ nhất quan hệ đối ngoại với nhà Tống trong thời kỳ Bắc Tống (960-1127). Ngay
sau khi lên ngôi, Vua Thái Tổ đã chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với đối tác quan
trọng nhất đương thời triều đình nhà Tống phương Bắc. Trong năm 1010 khi mới lên
ngôi, Thái Tổ đã bắt đầu sai sứ sang nhà Tống. Sự kiện này đã mở đầu cho mối quan hệ
bang giao trong hai thế kỷ giữa nhàvới nhà Tống. Theo đánh giá của các sử gia, việc tích
cực và chủ động quan hệ với phương Bắc nhằm gián tiếp khẳng định tính chính thống của nhà
Lý và sự tồn tại của nước Đại Cồ Việt.
Dưới thời Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông, việc triều cống nhà tống diễn ra đều đặn. Mỗi khi
Đại Cồ Việt có vua mới, nhà Tống đều sai sứ sang phong vương. Trong khi đó, trong vòng 46
năm, thời 3 vị vua đầu tiên của nhà Lý, sử sách chỉ ghi nhận 3 lần nhà Tống sai sứ sang phong
vương cho nhà khi các vua mới lên ngôi, không những hoạt động ngoại giao khác
như trong thời các vua cai trị thời Đinh và Tiền Lê.
Sang thời Thánh Tông, sau lần sai sứ sang cống năm 1057, năm 1059 vua cho
mang quân vào đánh Khâm châu để thị uy rồi rút về. Sau lần hòa đàm năm 1060, hoạt động
ngoại giao đã được nối lại. Năm 1067, nhà Tống sai sứ sang gia phong Thánh Tông làm
Nam Bình vương và Khai phủ Nghi đồng tam ty. Điểm mới đó là lần đầu tiên nhà Tống cử sứ
00:43 7/8/24
Lịch sử ngoại giao nhà Lý
about:blank
1/6
sang Đại Việt mà không vì việc thay ngôi vua của nhà Lý.
Theo thống kê của Hoàng Xuân Hãn, trong 63 năm đầu thời Lý, nhà Lý đã cử 23 đoàn sứ
bộ sang nhà Tống, trong đó 13 lần với mục đích kết hiếu và tạ ơn, 3 lần báo tin thắng trận khi
vừa đánh Chiêm Thành, 7 lần các mục đích khác (báo tang, mừng vua Tống lên ngôi, xin
kinh Phật…).
Sang thời Nhân Tông, chỉ vài năm sau khi nhà tiếp nhận chức Giao Chỉ quận
vương của vua Tống, chiến tranh Tống- nổ ra. Sau khi chiến tranh chấm dứt, việc ngoại
giao giữa hai nước tập trung vào vấn đề đất đai biên giới Tống Đại Việt. Đngăn chặn
mưu đồ mở rộng lãnh thổ của nhà Tống, vua Nhân Tông đề cao cảnh giác, kết hợp nhiều
hình thức đấu tranh ngoại giao, như bang giao chính thức thông qua các sứ bộ, giao dịch buôn
bán, trao đổi khu vực biên giới tổ chức các hoạt động định biên, thống nhất biên giới;
chủ động cử sứ giả sang nhà Tống cầu phong, xin kinh Đại tạng, thậm chí chấp nhận cống
nạp, làm phiên thần để đạt được mục đích quốc gia - dân tộc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ.
Hoạt động đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ nhà Lý, nhất các chính sách bang giao mềm
dẻo không chỉ làm giảm bớt căng thẳng, ngăn chặn ý định xâm lược Đại Việt của nhà Tống,
mà còn đòi lại được vùng đất Quảng Nguyên (Thuận Châu) vào năm 1079. Đặc biệt là sự kiện
cử Lê Văn Thịnh – thủ khoa đầu tiên của Đại Việt năm 1075 – được giao đi đàm phán với nhà
Tống, kết quả tới năm 1084, phần lớn đất đai bị Tống chiếm đóng trong chiến tranh được trả
lại cho Đại Việt.
Thứ hai là quan hệ ngoại giao với nhà Tống trong thời kỳ Nam Tống 1127-1279. Từ năm
1127, nhà Tống bị mất phương bắc về tay người Kim, phải chạy xuống Lâm An (Hàng Châu)
đóng đô. Quan hệ ngoại giao giữa nhà với Nam Tống vẫn được duy trì, thậm chí lần
năm 1156 thờiAnh Tông, cống phẩm cho nhà Tống có giá trị khá lớn. Đổi lại việc nhà
giữ quan hệ hữu hảo khi nhà Tống đã suy. Năm 1164, khi sứ thần nước ta sang Tống, vua
Tống đã tiếp đón ban lệnh đổi tên “Giao Chỉ” thành “An Nam”, phong Lý Anh Tông làm
“An nam quốc vương” nhằm nhắc nhở về lòng trung thành của nhà đối với “thiên Triều”
trong bối cảnh đang bị ngoại bang uy hiếp. Điều này cũng khẳng định rằng trong quan hệ
ngoại giao giữa Tống nước ta từ đó, Đại Việt không còn một quận chính thức được
coi là một nước phiên thuộc, mang tên An Nam. Điều này phản ánh đúng vì tiềm lực quốc gia
nước ta lúc bấy giờ đãnhững phát triển nhất định cũng như tình hình chính trị đương thời
đã góp phần chi phối các hoạt động đối ngoại, từ đó hai nước có nhiều sự qua lại hơn.
Từ thế kỉ 13, loạn lạc trong nước cũng bị ngoại bang quấy phá, việc sang sứ tiến
công nhà Tống không được thực hiện cho tới hết thời Lý (1225). Các sử gia đã thống kê được
trong thời gian tồn tại 216 năm, nhà Lý đã 57 lần sai sứ sang nhà Tống. Những lần cử sứ sang
phương Bắc, nhà đều chọn người học thức, tài ứng đối, biết làm thơ. Các sứ đoàn
luôn thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, giữ thể diện quốc gia.
Như vậy, việc triều cống với nhà Tống chỉ nhằm đạt được sự công nhận bên ngoài của
triều đình phương Bắc, giảm bớt xung đột biên giới, tạo ra môi trường ổn định để phát triển
kinh tế-hội trong nước. Bên trong, các vua vẫn thể hiện sự tự tôn, độc lập tự chủ. Các
vua tuy nhận tước phong của nhà Tống nhưng vẫn niên hiệu riêng, ấn tín riêng. Trong
quá trình cai trị đất nước, không bao giờ dùng các chức vụ do nhà Tống phong. Điều đó thể
00:43 7/8/24
Lịch sử ngoại giao nhà Lý
about:blank
2/6
hiện quan điểm ngoại giao “Hòa mục bên trong, hòa hiếu bên ngoài” và “trong xưng đế, ngoài
xưng vương”, đó cũng một trong những chính sách mà các triều đại phong kiến nước ta đã
vận dụng để xử lý quan hệ của đất nước với nước láng giềng. “Ngoài xưng vương” là thể hiện
sự hòa hiếu với nước lớn phương Bắc, “trong xưng đế” là thể hiện ý thức độc lập, tự cường và
bản lĩnh bất khuất của dân tộc. Đó được coi là chiến lược ngoại giao xuyên suốt của một nước
Việt nhỏ, sát cạnh một nước phương Bắc lớn.
Thứ ba quan hệ ngoại giao của nước ta với nhà Kim. Nhà Kim một nước lớn mạnh
nằm ở miền Bắc của nhà Tống. Quốc gia này có nhiều hiềm khích, tranh chấp và xung đột đối
với Nam Tống. Tuy nhiên nhà Lý đã vô cùng khéo léo khi thực hiện chính sách đối ngoại với
cả hai quốc gia này một cách khôn khéo. Năm 1168, khi nhà Kim sai sứ giả đến Đại Việt. Lúc
đấy sứ giả của Nam Tống cũng đang có mặt ở nước ta. Nhà Lý đã sắp xếp tiếp đón chu đáo cả
hai sứ giả nhưng không để hai nước gặp mặt nhau. Sự kiện này là minh chứng rõ nhất thể hiện
sự khôn ngoan của nhà đối với cả Nam Tống và nhà Kim. Vốn hai quốc gia không đội
trời chung nhưng lại đều mối quan hệ ngoại giao khá giao hảo đối với nước ta. Đây cũng
được coi tiền đề của chính sách ngoại giao cây tre nhà nước ta vẫn sử dụng hiện nay,
giúp nỗ lực duy trì độc lập và ứng xử bình đẳng với tất cả các cường quốc nhằm tối đa hóa lợi
thế và phòng ngừa các nguy cơ từ bên ngoài.
Thứ là quan hệ ngoại giao với Chiêm Thành, cùng việc củng cố quan hệ với phương
Bắc, nhà cũng chú trọng tới biên giới phía nam. Sau khi bị Đại Hành đánh bại năm
982, Chiêm Thành đã tỏ ra thần phục. Từ thời Tiền Lê đến thời nhà Lý, Chiêm Thành thường
xuyên triều cống cho nước ta. Đặc biệt, trong thời nhà Lý, Chiêm Thành sai sứ sai triều cống
khoảng 43 lần. Các cống phẩm của Chiêm Thành gồm tử, voi trắng, sấu, lụa, vàng
bạc…
Trong giai đoạn quan hệ tốt đẹp, vua Chiêm đã thực hiện chính sách liên hôn bằng cách
cho con gái sang làm cung phi của vua Anh Tông. Sử sách cũng ghi lại lần duy nhất vua
Chiêm Thành tới Đại Việt xin sắc phong (1192-1203), mong muốn nhận được sự công nhận
của nhà Lý. Thậm chí cuối năm 1077, vua còn Giúp Chiêm Thành đánh bại Khmer
chiến thắng vang dội.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Chiêm Thành với triều cũng ấm lạnh bất thường. Tuy
triều cống khá đều đặn nhưng Chiêm Thành vẫn không hoàn toàn thần phục Đại Việt, mà vẫn
thi thoảng mang quân sang cướp phá vùng biên giới khiến nhà phải dùng tới biện pháp
quân sự để ngăn chặn. Quan hệ ngoại giao với Chiêm Thành cũng đôi lúc gián đoạn. Tuy
vậy, nhà giữ quan hệ với Chiêm Thành bằng biện pháp vừa cương vừa nhu nhằm bảo vệ
biên giới, gây thanh thế phía nam nhằm kiềm chế âm mưu xâm lược của nhà Tống
phương Bắc. Sang đầu thế kỷ XIII, trong nước Đại Việt xảy ra loạn lạc, nhà Lý ngày càng suy
yếu, Chiêm Thành không thực hiện ngoại giao và tiến cống nữa.
Một trong những bài học Ngoại giao từ quốc gia cổ Champa mà người Việt Nam chúng ta
học được không ngại cạnh tranh trên mọi lĩnh vực nhưng hãy mềm dẻo đúng lúc (nhất
khi thua thế hoặc để đàm phán bằng con đường hòa bình để tránh căng thẳng leo thang), luôn
giữ vững bản sắc dân tộc cũng như chung sống hòa bình, “thống nhất trong đa dạng” một
trong những khẩu hiệu phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
00:43 7/8/24
Lịch sử ngoại giao nhà Lý
about:blank
3/6
Thứ năm là quan hệ ngoại giao với Chân Lạp. Khi nhà Lý thành lập và phát triển cũng là
thời kỳ vương triều Angkor đang phồn thịnh, thậm chí hai bên từng đụng độ nhau nhiều lần.
Chân Lạp cũng nước cướp phá vùng biên giới của Đại Việt nhiều nhất so với các nước
khác. Nhưng vậy, Đại Việt luôn giành thắng lợi. Tuy vậy, từ khi nhà mới thành lập,
Chân Lạp đã chủ động cho sứ sang đặt quan hệ. Các sử gia thống trong 183 năm (1012-
1195), Chân Lạp 24 lần cử sứ sang Đại Việt. Trong đó, còn cả giao lưu về tôn giáo,
trong các dịp lễ của Chân Lạp thì Đại Việt cũng sang mừng và tặng lễ vật. Từ cuối thế kỷ XII
sang đầu thế kỷ XIII, cả nhà Chân Lạp đều bước vào thời kỳ suy yếu, các hoạt động
ngoại giao giao lưu tôn giáo không còn được duy trì. Như vậy, mối quan hệ giữa Đại Việt
và Chân Lạp thời kỳ này diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ triều cống, thương mại đến
chính trị, quân sự. Mối quan hệ chính trị quân sự lúc hòa hiếu nhưng cũng nhiều khi căng
thẳng ít nhất đã tạo lên sợi giây liên kết trong lịch sử hai quốc gia. Ngày nay, từ điều đó
các thế hệ sau duy trì mối quan hệ hòa hảo để thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết, hữu nghĩ giữa
các quốc gia láng giềng để tạo ra một môi trường bình ổn cho phát triển kinh tế giao lưu
văn hóa trong khu vực.
Thứ sáu là quan hệ với Ai Lao. Thời kỳ nhà Lý mới thành lập, Lào còntrong giai đoạn
các bộ tộc do các thủ lĩnh đứng đầu, một dạng nhà nước sơ khai. Quan hệ ngoại giao giữa Đại
Việt và Lào được sử sách ghi nhận lầu đầu vào năm 1067, Ai Lao dâng vàng bạc, trầm hương,
sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương. Tuy vậy, việc ngoại giao hai bên không được
duy trì thường xuyên. Do sự thù địch giữa hai bên, Nhà đã nhiều lần cử tướng đi đánh Ai
Lao cho những xung đột tại biên giới và đều thắng lợi.
Đương thời, Đại Việt quan hệ thương mại với không chỉ quan hệ với c nước láng
giềng, mà còn quan hệ thương mại với các nước trong khu vực như Xiêm La, La Hộc, Lộ
Lạc,... Các quan hệ kinh tế đã thúc đẩy hoạt động ngoại giao chính thức. Với các nước khác
tại Đông Nam Á, đương thời tính ổn định lãnh thổ của từng tiểu quốc khả năng tổ chức
lãnh thổ của các thủ lĩnh địa phương còn lỏng lẻo,nhiều xáo trộn nên đã làm hạn chế khả
năng giao thiệp giữa nhà Lý với các nước này. Tuy vậy, nhà Lý vẫn luôn giữ mối quan hệ với
các quốc gia láng giềng.
Những thành tựu và bài học kinh nghiệm trong quan hệ ngoại giao của thời đại trước thế
kỷ X được triều Lý kế thừa, ứng dụng và nâng lên một tầm cao mới.trong bất cứ thời đại
hay triều đại nào thì mục tiêu của đấu tranh ngoại giao đều nhằm mục tiêu giữ vững độc lập
dân tộc, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ. Nhận thức được sứ mệnh đặc biệt quan trọng của mình,
nhà Lý đãnhững chính sách đúng đắn để bảo vệ phát triển đất nước phồn vinh. Nhà
đã anh dũng bảo vệ tổ quốc, quét sạch quân xâm lược, giành lại toàn bộ lãnh thổ và chủ quyền
dân tộc, bao gồm cả mảnh đất quảng nguyên bị phong kiến phương bắc chiếm đóng.
Chính sách ngoại giao đúng đắn, tích cực, chủ động. Đối với phương Bắc thì mềm dẻo
nhưng kiên quyết, còn đối với phương Nam thì linh hoạt nhưng kiên quyết. Thực hiện linh
hoạt, sáng tạo các chính sách, biện pháp ngoại giao “kiên quyết, kiên trì”, “biết người biết ta”,
“biết thời biết thế”, “cương nhu kết hợp”, “tiến lúc mạnh, thoái lúc yếu”, “khoan hòa linh
hoạt”. Đồng thời, do ảnh hưởng của Phật Giáo với tư tưởng, triết lý “ từ bi hỉ xả” đã tác động
đến chính sách ngoại giao thời này. Đặc biệt, với một nền phật giáo đã phát triển thành quốc
00:43 7/8/24
Lịch sử ngoại giao nhà Lý
about:blank
4/6
giáo, cùng với tinh thần nhân đạo của dân tộc ta đã làm nên một chính sách ngoại giao mang
bản sắc riêng và đậm tính nhân văn.
Kết hợp sức mạnh tổng hợp của đối nội đối ngoại bảo vệ đất nước khỏi nguy cơ xâm
lược của giặc ngoại xâm. Lần đầu tiên trong lịch sử vệ quốc của dân tộc, với Lý Thường Kiệt
thì kế sách của ta đã xuất hiện sự phối hợp “vừa đánh vừa đàm” để bảo vệ độc lập. Đánh kết
hợp với đàm là một bài học lớn của ông cha ta. Cùng với đấu tranh quân sự, ông cha ta đã vận
dụng hết sức linh hoạt, hiệu quả các chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo; nhưng kiên
quyết, khẳng định duy, trí tuệ, khí phách của một dân tộc không chịu khuất phục, không
chịu làm chư hầu, lệ thuộc, để giữ yên bờ cõi.
Ngoài việc thiết lập hòa bình với các nước xung quanh để tạo ra môi trường ổn định, phát
triển kinh tế - xã hội trong nước, các quan hệ ngoại giao với mật độ lớn thời Lý khẳng định vị
thế của nước Đại Việt với các quốc gia láng giềng. Đại Việt chủ trương giữ quan hệ hoà hiếu
với tất cả các nước trong vùng. Với việc thiết lập quan hệ hợp tác từ nước lớn đến nước nhỏ,
từ những quốc gia đất liền đến những quốc gia hải đảo đã thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu
rộng của các đời vua Lý. Tuỳ thế và lực ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, các chính sách của nhà
Lý lại mang những đặc sắc riêng, đây là biện pháp duy trì sự ổn định và là minh chứng cho sự
thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia, dân tộc khác. Chính sự khôn ngoan, khéo léo
này đã tránh được những hiểu lầm, những cuộc chiến không đáng xảy ra, tránh gây tổn hại
đến an ninh nước nhà.
Bên cạnh đó, chính sách ngoại giao thời này cũng những nét độc đáo riêng. Trong
cuộc đấu tranh chống Tống, thấy nhà Tống chuẩn bị xâm lược quá ráo riết, nhà Lý quyết định
thực hiện một chiến lược khá độc đáo, phá tan kế hoạch của giặc trên đất giặc: “tiên phát chế
nhân”. Khi biết quân Tống đã cùng đường, Lý Thường Kiệt mở đường cho giặc: “Dùng biện
sĩ để bàn hoà, khiến tướng giặc phải buông khí, quân ta đỡ tốn xương máugiữ yên
tắc”. Đây nét nghệ thuật cùng độc đáo trong đấu tranh của triều “đánh trận quân sự
nhưng kết thúc bằng ngoại giao”. Bên cạnh đó, trong quá trình kháng chiến, nhà đã sử
dụng văn học làm đòn phủ đầu và cũng nhằm để khích lệ tinh thần tướng sĩ.
Từ những chính sách ngoại giao dưới thời đã để lại cho hậu thế những bài học kinh
nghiệm quý báu trong mối quan hệ với các quốc gia. Biết dựa vào thế nước, nhất chiến
thắng quân sự để tiến công địch nhằm đè bẹp ý chí xâm lược của địch, củng cố thành quả vừa
đạt đượchướng tới những mục tiêu khác. Nhà Lý được hình thành với tiềm lực ngày càng
được củng cố và bằng chứng cụ thể là việc dời đô của Lý Công Uẩn- rời thành Hoa Lư mang
nặng tính phòng thủ về Đại La thuận lợi cho phát triển kinh tế- hội đã cho thấy sức mạnh
của Đại Việt thời bấy giờ đã trên đà phát triển. Trong khi đó, nhà Tống đang dần suy yếu, gặp
khó khăn về nội trị cũng như nguy cơ giặc ngoại xâm từ phương Bắc. Cũng dưới triều đại Lý,
lần đầu tiên nước ta chủ động phát động tiến công với một quốc gia phương Bắc. Sau những
lần thất bại, thái độ của nhà Tống với nước ta có phần kính nể hơn trước, tuy vậy nhà vẫn
chủ trương tiếp tục giao hiếu, cử các phái đoàn sang cầu phong và cống phương vật, quan hệ
Lý- Tống cũng trở nên bình thường.
Đánh kết hợp với đàm là một bài học lớn của ông cha ta, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh
ngoại giao với đấu tranh quân sự, hoặc đồng thời uy hiếp bằng quân sự trong khi tiến hành
00:43 7/8/24
Lịch sử ngoại giao nhà Lý
about:blank
5/6
đàm phán, thương lượng, đồng thời chuyển sang biện pháp đấu tranh ngoại giao đúng lúc, kịp
thời. Cụ thể trong cuộc kháng chiến chống Tống lần Hai, Lý Thường Kiệt sau khi chặn đứng
tiêu diệt quân địch trên sông Như Nguyệt đã dùng biện pháp đàm phán ngoại giao “ dùng
biện sĩ để bàn hòa” để kết thúc chiến tranh, nhằm không đẩy quân địch vào bước đường cùng
gây bất lợi cho ta về sau.
Bên cạnh đó là đấu tranh kiên trì, sách lược linh hoạt và nhằm vào mục tiêu cụ thể. Ngoại
Giao cứng rắn nhưng đôi lúc phải tỏ ra nhún nhường, mềm dẻo. Trong lịch sử dựng nước
giữ nước của dân tộc ta, do đặc điểm là quốc gia nhỏ, nước ta luôn phải đấu tranh, đương đầu
với các đế chế hùng mạnh gấp nhiều lần luôn lăm le xâm chiếm,…, do đó cần phải biết đi
từng bước để đạt được thắng lợi cuối cùng. Cùng với đấu tranh quân sự, cần phải vận dụng
linh hoạt, hiệu quả các chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, nhưng vẫn kiên quyết,
không chịu khuất phục để giữ yên độc lập bờ cõi.
Tóm lại, với tinh thần tự lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc, cùng với sự củng cố sức
mạnh tiềm lực, biết tận dụng thời cơ và có tầm nhìn chiến lược trong bối cảnh chung của khu
vực ơng quan lực lượng các quốc gia, nhà đã những chính sách ngoại giao đúng
đắn, tích cực, chủ động. Như vậy, thể thấy dưới vương triều Lý, mối quan hệ ngoại giao
với các nước láng giềng đã có bước phát triển nhất định. Đây là cơ sở hết sức quan trọng góp
phần tạo nên sự lớn mạnh của vương triều Lý trong hai thế kỷ. Chính sách ngoại giao thời lý
đã bảo vệ thành quả mà đất nước ta giành được trên mặt trận quân sự, giữ vững non sông , bờ
cõi, chủ quyền đất nước, đồng thời đè bẹp dã tâm xâm lược của bè lũ phong kiến phương Bắc,
ổn định hóa đất nước về sau.
00:43 7/8/24
Lịch sử ngoại giao nhà Lý
about:blank
6/6
| 1/6

Preview text:

00:43 7/8/24
Lịch sử ngoại giao nhà Lý
Trong lịch sử xây dựng và phát triển của dân tộc, vấn đề ngoại giao đã luôn được cha ông
ta đặc biệt chú trọng bởi đây là một trong những hoạt động quan trọng có tầm ảnh hưởng đến
vận mệnh của quốc gia. Một chính sách ngoại giao đúng đắn, phù hợp sẽ là nhân tố góp phần
duy trì nền độc lập tự chủ, đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Các chính sách ngoại
giao của nước ta được thực thi một cách thiên biến vạn hóa, đa dạng, phù hợp với từng thời
kỳ lịch sử, mang đậm nét đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc, sắc thái chính trị của mỗi chế
độ, triều đại phong kiến Việt Nam. Nhưng trên hết, tất cả đều luôn vì lợi ích quốc gia - dân
tộc, nhằm giữ vững độc lập, tự chủ, ngăn chặn họa xâm lăng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây
dựng nền hòa bình dài lâu cho dân tộc.
Vương triều Lý (1009-1225) sáng lập cùng với việc Lý Công Uẩn dời đô về Hoàng thành
Thăng Long đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nội trị cũng như bang giao của Đại Cồ Việt
(sau này là Đai Việt) nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung. Nước Đại Việt thời Lý là một
quốc gia thống nhất với hệ thống chính quyền vững mạnh trên cơ sở kinh tế nông nghiệp, thủ
công nghiệp phát triển, trao đổi buôn bán trong nước và nước ngoài mở rộng. Bên cạnh việc
thực hiện các hoạt động đối nội, vương triều Lý còn đặc biệt chú trọng đến hoạt động bang giao.
Ngoại giao thời Lý mang tính kế tục các hoạt động ngoại giao đã thiết lập từ ba triều đại
trước như Ngô, Đinh, Tiền Lê mà đặc biệt là từ Tiền Lê và dựa trên những nển tảng đó để
ngày càng hoàn thiện và phát triển. Ngoài ra các mối quan hệ bang giao thời Lý cũng đã được
củng cố lên một tầm cao mới khi những mối quan hệ với các nước về nhiều mặt được mở
rộng đến một quy mô chưa từng có. Dựa vào sử sách, thời kỳ này Việt Nam đã có quan hệ
ngoại giao tương đối rộng với rất nhiều quốc gia, có thể kể đến như nhà Bắc- Nam Tống,
Liêu- Kim, Champa, Chân Lạp. Việc thực hiện chính sách ngoại giao với các nước trong khu
vực không chỉ giúp đất nước giữ vững độc lập chủ quyền mà còn củng cố và nâng cao vị thế
của vương triều Lý lên một tầm cao hơn.
Thứ nhất là quan hệ đối ngoại với nhà Tống trong thời kỳ Bắc Tống (960-1127). Ngay
sau khi lên ngôi, Vua Lý Thái Tổ đã chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với đối tác quan
trọng nhất đương thời là triều đình nhà Tống ở phương Bắc. Trong năm 1010 khi mới lên
ngôi, Lý Thái Tổ đã bắt đầu sai sứ sang nhà Tống. Sự kiện này đã mở đầu cho mối quan hệ
bang giao trong hai thế kỷ giữa nhà Lý với nhà Tống. Theo đánh giá của các sử gia, việc tích
cực và chủ động quan hệ với phương Bắc nhằm gián tiếp khẳng định tính chính thống của nhà
Lý và sự tồn tại của nước Đại Cồ Việt.
Dưới thời Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông, việc triều cống nhà tống diễn ra đều đặn. Mỗi khi
Đại Cồ Việt có vua mới, nhà Tống đều sai sứ sang phong vương. Trong khi đó, trong vòng 46
năm, thời 3 vị vua đầu tiên của nhà Lý, sử sách chỉ ghi nhận 3 lần nhà Tống sai sứ sang phong
vương cho nhà Lý khi các vua mới lên ngôi, và không có những hoạt động ngoại giao khác
như trong thời các vua cai trị thời Đinh và Tiền Lê.
Sang thời Lý Thánh Tông, sau lần sai sứ sang cống năm 1057, năm 1059 vua Lý cho
mang quân vào đánh Khâm châu để thị uy rồi rút về. Sau lần hòa đàm năm 1060, hoạt động
ngoại giao đã được nối lại. Năm 1067, nhà Tống sai sứ sang gia phong Lý Thánh Tông làm
Nam Bình vương và Khai phủ Nghi đồng tam ty. Điểm mới đó là lần đầu tiên nhà Tống cử sứ about:blank 1/6 00:43 7/8/24
Lịch sử ngoại giao nhà Lý
sang Đại Việt mà không vì việc thay ngôi vua của nhà Lý.
Theo thống kê của Hoàng Xuân Hãn, trong 63 năm đầu thời Lý, nhà Lý đã cử 23 đoàn sứ
bộ sang nhà Tống, trong đó 13 lần với mục đích kết hiếu và tạ ơn, 3 lần báo tin thắng trận khi
vừa đánh Chiêm Thành, 7 lần là các mục đích khác (báo tang, mừng vua Tống lên ngôi, xin kinh Phật…).
Sang thời Lý Nhân Tông, chỉ vài năm sau khi nhà Lý tiếp nhận chức Giao Chỉ quận
vương của vua Tống, chiến tranh Tống- Lý nổ ra. Sau khi chiến tranh chấm dứt, việc ngoại
giao giữa hai nước tập trung vào vấn đề đất đai biên giới Tống và Đại Việt. Để ngăn chặn
mưu đồ mở rộng lãnh thổ của nhà Tống, vua Lý Nhân Tông đề cao cảnh giác, kết hợp nhiều
hình thức đấu tranh ngoại giao, như bang giao chính thức thông qua các sứ bộ, giao dịch buôn
bán, trao đổi ở khu vực biên giới và tổ chức các hoạt động định biên, thống nhất biên giới;
chủ động cử sứ giả sang nhà Tống cầu phong, xin kinh Đại tạng, thậm chí chấp nhận cống
nạp, làm phiên thần để đạt được mục đích quốc gia - dân tộc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ.
Hoạt động đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ nhà Lý, nhất là các chính sách bang giao mềm
dẻo không chỉ làm giảm bớt căng thẳng, ngăn chặn ý định xâm lược Đại Việt của nhà Tống,
mà còn đòi lại được vùng đất Quảng Nguyên (Thuận Châu) vào năm 1079. Đặc biệt là sự kiện
cử Lê Văn Thịnh – thủ khoa đầu tiên của Đại Việt năm 1075 – được giao đi đàm phán với nhà
Tống, kết quả tới năm 1084, phần lớn đất đai bị Tống chiếm đóng trong chiến tranh được trả lại cho Đại Việt.
Thứ hai là quan hệ ngoại giao với nhà Tống trong thời kỳ Nam Tống 1127-1279. Từ năm
1127, nhà Tống bị mất phương bắc về tay người Kim, phải chạy xuống Lâm An (Hàng Châu)
đóng đô. Quan hệ ngoại giao giữa nhà Lý với Nam Tống vẫn được duy trì, thậm chí có lần
năm 1156 thời Lý Anh Tông, cống phẩm cho nhà Tống có giá trị khá lớn. Đổi lại việc nhà Lý
giữ quan hệ hữu hảo khi nhà Tống đã suy. Năm 1164, khi sứ thần nước ta sang Tống, vua
Tống đã tiếp đón và ban lệnh đổi tên “Giao Chỉ” thành “An Nam”, phong Lý Anh Tông làm
“An nam quốc vương” nhằm nhắc nhở về lòng trung thành của nhà Lý đối với “thiên Triều”
trong bối cảnh đang bị ngoại bang uy hiếp. Điều này cũng khẳng định rằng trong quan hệ
ngoại giao giữa Tống và nước ta từ đó, Đại Việt không còn là một quận mà chính thức được
coi là một nước phiên thuộc, mang tên An Nam. Điều này phản ánh đúng vì tiềm lực quốc gia
nước ta lúc bấy giờ đã có những phát triển nhất định cũng như tình hình chính trị đương thời
đã góp phần chi phối các hoạt động đối ngoại, từ đó hai nước có nhiều sự qua lại hơn.
Từ thế kỉ 13, vì loạn lạc trong nước và cũng bị ngoại bang quấy phá, việc sang sứ tiến
công nhà Tống không được thực hiện cho tới hết thời Lý (1225). Các sử gia đã thống kê được
trong thời gian tồn tại 216 năm, nhà Lý đã 57 lần sai sứ sang nhà Tống. Những lần cử sứ sang
phương Bắc, nhà Lý đều chọn người có học thức, có tài ứng đối, biết làm thơ. Các sứ đoàn
luôn thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, giữ thể diện quốc gia.
Như vậy, việc triều cống với nhà Tống chỉ nhằm đạt được sự công nhận bên ngoài của
triều đình phương Bắc, giảm bớt xung đột biên giới, tạo ra môi trường ổn định để phát triển
kinh tế- xã hội trong nước. Bên trong, các vua Lý vẫn thể hiện sự tự tôn, độc lập tự chủ. Các
vua Lý tuy nhận tước phong của nhà Tống nhưng vẫn có niên hiệu riêng, ấn tín riêng. Trong
quá trình cai trị đất nước, không bao giờ dùng các chức vụ do nhà Tống phong. Điều đó thể about:blank 2/6 00:43 7/8/24
Lịch sử ngoại giao nhà Lý
hiện quan điểm ngoại giao “Hòa mục bên trong, hòa hiếu bên ngoài” và “trong xưng đế, ngoài
xưng vương”, đó cũng là một trong những chính sách mà các triều đại phong kiến nước ta đã
vận dụng để xử lý quan hệ của đất nước với nước láng giềng. “Ngoài xưng vương” là thể hiện
sự hòa hiếu với nước lớn phương Bắc, “trong xưng đế” là thể hiện ý thức độc lập, tự cường và
bản lĩnh bất khuất của dân tộc. Đó được coi là chiến lược ngoại giao xuyên suốt của một nước
Việt nhỏ, sát cạnh một nước phương Bắc lớn.
Thứ ba là quan hệ ngoại giao của nước ta với nhà Kim. Nhà Kim là một nước lớn mạnh
nằm ở miền Bắc của nhà Tống. Quốc gia này có nhiều hiềm khích, tranh chấp và xung đột đối
với Nam Tống. Tuy nhiên nhà Lý đã vô cùng khéo léo khi thực hiện chính sách đối ngoại với
cả hai quốc gia này một cách khôn khéo. Năm 1168, khi nhà Kim sai sứ giả đến Đại Việt. Lúc
đấy sứ giả của Nam Tống cũng đang có mặt ở nước ta. Nhà Lý đã sắp xếp tiếp đón chu đáo cả
hai sứ giả nhưng không để hai nước gặp mặt nhau. Sự kiện này là minh chứng rõ nhất thể hiện
sự khôn ngoan của nhà Lý đối với cả Nam Tống và nhà Kim. Vốn là hai quốc gia không đội
trời chung nhưng lại đều có mối quan hệ ngoại giao khá giao hảo đối với nước ta. Đây cũng
được coi là tiền đề của chính sách ngoại giao cây tre mà nhà nước ta vẫn sử dụng hiện nay,
giúp nỗ lực duy trì độc lập và ứng xử bình đẳng với tất cả các cường quốc nhằm tối đa hóa lợi
thế và phòng ngừa các nguy cơ từ bên ngoài.
Thứ tư là quan hệ ngoại giao với Chiêm Thành, cùng việc củng cố quan hệ với phương
Bắc, nhà Lý cũng chú trọng tới biên giới phía nam. Sau khi bị Lê Đại Hành đánh bại năm
982, Chiêm Thành đã tỏ ra thần phục. Từ thời Tiền Lê đến thời nhà Lý, Chiêm Thành thường
xuyên triều cống cho nước ta. Đặc biệt, trong thời nhà Lý, Chiêm Thành sai sứ sai triều cống
khoảng 43 lần. Các cống phẩm của Chiêm Thành gồm sư tử, voi trắng, cá sấu, tơ lụa, vàng bạc…
Trong giai đoạn quan hệ tốt đẹp, vua Chiêm đã thực hiện chính sách liên hôn bằng cách
cho con gái sang làm cung phi của vua Lý Anh Tông. Sử sách cũng ghi lại lần duy nhất vua
Chiêm Thành tới Đại Việt xin sắc phong (1192-1203), mong muốn nhận được sự công nhận
của nhà Lý. Thậm chí cuối năm 1077, vua Lý còn Giúp Chiêm Thành đánh bại Khmer và chiến thắng vang dội.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Chiêm Thành với triều Lý cũng ấm lạnh bất thường. Tuy
triều cống khá đều đặn nhưng Chiêm Thành vẫn không hoàn toàn thần phục Đại Việt, mà vẫn
thi thoảng mang quân sang cướp phá vùng biên giới khiến nhà Lý phải dùng tới biện pháp
quân sự để ngăn chặn. Quan hệ ngoại giao với Chiêm Thành cũng có đôi lúc gián đoạn. Tuy
vậy, nhà Lý giữ quan hệ với Chiêm Thành bằng biện pháp vừa cương vừa nhu nhằm bảo vệ
biên giới, gây thanh thế ở phía nam nhằm kiềm chế âm mưu xâm lược của nhà Tống ở
phương Bắc. Sang đầu thế kỷ XIII, trong nước Đại Việt xảy ra loạn lạc, nhà Lý ngày càng suy
yếu, Chiêm Thành không thực hiện ngoại giao và tiến cống nữa.
Một trong những bài học Ngoại giao từ quốc gia cổ Champa mà người Việt Nam chúng ta
học được là không ngại cạnh tranh trên mọi lĩnh vực nhưng hãy mềm dẻo đúng lúc (nhất là
khi thua thế hoặc để đàm phán bằng con đường hòa bình để tránh căng thẳng leo thang), luôn
giữ vững bản sắc dân tộc cũng như chung sống hòa bình, “thống nhất trong đa dạng” là một
trong những khẩu hiệu phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. about:blank 3/6 00:43 7/8/24
Lịch sử ngoại giao nhà Lý
Thứ năm là quan hệ ngoại giao với Chân Lạp. Khi nhà Lý thành lập và phát triển cũng là
thời kỳ vương triều Angkor đang phồn thịnh, thậm chí hai bên từng đụng độ nhau nhiều lần.
Chân Lạp cũng là nước cướp phá vùng biên giới của Đại Việt nhiều nhất so với các nước
khác. Nhưng dù vậy, Đại Việt luôn giành thắng lợi. Tuy vậy, từ khi nhà Lý mới thành lập,
Chân Lạp đã chủ động cho sứ sang đặt quan hệ. Các sử gia thống kê trong 183 năm (1012-
1195), Chân Lạp có 24 lần cử sứ sang Đại Việt. Trong đó, còn có cả giao lưu về tôn giáo, và
trong các dịp lễ của Chân Lạp thì Đại Việt cũng sang mừng và tặng lễ vật. Từ cuối thế kỷ XII
sang đầu thế kỷ XIII, cả nhà Lý và Chân Lạp đều bước vào thời kỳ suy yếu, các hoạt động
ngoại giao và giao lưu tôn giáo không còn được duy trì. Như vậy, mối quan hệ giữa Đại Việt
và Chân Lạp thời kỳ này diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ triều cống, thương mại đến
chính trị, quân sự. Mối quan hệ chính trị quân sự có lúc hòa hiếu nhưng cũng nhiều khi căng
thẳng ít nhất đã tạo lên sợi giây liên kết trong lịch sử hai quốc gia. Ngày nay, từ điều đó mà
các thế hệ sau duy trì mối quan hệ hòa hảo để thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết, hữu nghĩ giữa
các quốc gia láng giềng để tạo ra một môi trường bình ổn cho phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa trong khu vực.
Thứ sáu là quan hệ với Ai Lao. Thời kỳ nhà Lý mới thành lập, Lào còn ở trong giai đoạn
các bộ tộc do các thủ lĩnh đứng đầu, một dạng nhà nước sơ khai. Quan hệ ngoại giao giữa Đại
Việt và Lào được sử sách ghi nhận lầu đầu vào năm 1067, Ai Lao dâng vàng bạc, trầm hương,
sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương. Tuy vậy, việc ngoại giao hai bên không được
duy trì thường xuyên. Do sự thù địch giữa hai bên, Nhà Lý đã nhiều lần cử tướng đi đánh Ai
Lao cho những xung đột tại biên giới và đều thắng lợi.
Đương thời, Đại Việt có quan hệ thương mại với không chỉ quan hệ với các nước láng
giềng, mà còn có quan hệ thương mại với các nước trong khu vực như Xiêm La, La Hộc, Lộ
Lạc,... Các quan hệ kinh tế đã thúc đẩy hoạt động ngoại giao chính thức. Với các nước khác
tại Đông Nam Á, đương thời tính ổn định lãnh thổ của từng tiểu quốc và khả năng tổ chức
lãnh thổ của các thủ lĩnh địa phương còn lỏng lẻo, có nhiều xáo trộn nên đã làm hạn chế khả
năng giao thiệp giữa nhà Lý với các nước này. Tuy vậy, nhà Lý vẫn luôn giữ mối quan hệ với các quốc gia láng giềng.
Những thành tựu và bài học kinh nghiệm trong quan hệ ngoại giao của thời đại trước thế
kỷ X được triều Lý kế thừa, ứng dụng và nâng lên một tầm cao mới. Dù trong bất cứ thời đại
hay triều đại nào thì mục tiêu của đấu tranh ngoại giao đều nhằm mục tiêu giữ vững độc lập
dân tộc, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ. Nhận thức được sứ mệnh đặc biệt quan trọng của mình,
nhà Lý đã có những chính sách đúng đắn để bảo vệ và phát triển đất nước phồn vinh. Nhà lý
đã anh dũng bảo vệ tổ quốc, quét sạch quân xâm lược, giành lại toàn bộ lãnh thổ và chủ quyền
dân tộc, bao gồm cả mảnh đất quảng nguyên bị phong kiến phương bắc chiếm đóng.
Chính sách ngoại giao đúng đắn, tích cực, chủ động. Đối với phương Bắc thì mềm dẻo
nhưng kiên quyết, còn đối với phương Nam thì linh hoạt nhưng kiên quyết. Thực hiện linh
hoạt, sáng tạo các chính sách, biện pháp ngoại giao “kiên quyết, kiên trì”, “biết người biết ta”,
“biết thời biết thế”, “cương nhu kết hợp”, “tiến lúc mạnh, thoái lúc yếu”, “khoan hòa linh
hoạt”. Đồng thời, do ảnh hưởng của Phật Giáo với tư tưởng, triết lý “ từ bi hỉ xả” đã tác động
đến chính sách ngoại giao thời này. Đặc biệt, với một nền phật giáo đã phát triển thành quốc about:blank 4/6 00:43 7/8/24
Lịch sử ngoại giao nhà Lý
giáo, cùng với tinh thần nhân đạo của dân tộc ta đã làm nên một chính sách ngoại giao mang
bản sắc riêng và đậm tính nhân văn.
Kết hợp sức mạnh tổng hợp của đối nội và đối ngoại bảo vệ đất nước khỏi nguy cơ xâm
lược của giặc ngoại xâm. Lần đầu tiên trong lịch sử vệ quốc của dân tộc, với Lý Thường Kiệt
thì kế sách của ta đã xuất hiện sự phối hợp “vừa đánh vừa đàm” để bảo vệ độc lập. Đánh kết
hợp với đàm là một bài học lớn của ông cha ta. Cùng với đấu tranh quân sự, ông cha ta đã vận
dụng hết sức linh hoạt, hiệu quả các chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo; nhưng kiên
quyết, khẳng định tư duy, trí tuệ, khí phách của một dân tộc không chịu khuất phục, không
chịu làm chư hầu, lệ thuộc, để giữ yên bờ cõi.
Ngoài việc thiết lập hòa bình với các nước xung quanh để tạo ra môi trường ổn định, phát
triển kinh tế - xã hội trong nước, các quan hệ ngoại giao với mật độ lớn thời Lý khẳng định vị
thế của nước Đại Việt với các quốc gia láng giềng. Đại Việt chủ trương giữ quan hệ hoà hiếu
với tất cả các nước trong vùng. Với việc thiết lập quan hệ hợp tác từ nước lớn đến nước nhỏ,
từ những quốc gia đất liền đến những quốc gia hải đảo đã thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu
rộng của các đời vua Lý. Tuỳ thế và lực ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, các chính sách của nhà
Lý lại mang những đặc sắc riêng, đây là biện pháp duy trì sự ổn định và là minh chứng cho sự
thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia, dân tộc khác. Chính sự khôn ngoan, khéo léo
này đã tránh được những hiểu lầm, những cuộc chiến không đáng xảy ra, tránh gây tổn hại đến an ninh nước nhà.
Bên cạnh đó, chính sách ngoại giao thời này cũng có những nét độc đáo riêng. Trong
cuộc đấu tranh chống Tống, thấy nhà Tống chuẩn bị xâm lược quá ráo riết, nhà Lý quyết định
thực hiện một chiến lược khá độc đáo, phá tan kế hoạch của giặc trên đất giặc: “tiên phát chế
nhân”. Khi biết quân Tống đã cùng đường, Lý Thường Kiệt mở đường cho giặc: “Dùng biện
sĩ để bàn hoà, khiến tướng giặc phải buông vũ khí, quân ta đỡ tốn xương máu mà giữ yên xã
tắc”. Đây là nét nghệ thuật vô cùng độc đáo trong đấu tranh của triều Lý “đánh trận quân sự
nhưng kết thúc bằng ngoại giao”. Bên cạnh đó, trong quá trình kháng chiến, nhà Lý đã sử
dụng văn học làm đòn phủ đầu và cũng nhằm để khích lệ tinh thần tướng sĩ.
Từ những chính sách ngoại giao dưới thời Lý đã để lại cho hậu thế những bài học kinh
nghiệm quý báu trong mối quan hệ với các quốc gia. Biết dựa vào thế nước, nhất là chiến
thắng quân sự để tiến công địch nhằm đè bẹp ý chí xâm lược của địch, củng cố thành quả vừa
đạt được và hướng tới những mục tiêu khác. Nhà Lý được hình thành với tiềm lực ngày càng
được củng cố và bằng chứng cụ thể là việc dời đô của Lý Công Uẩn- rời thành Hoa Lư mang
nặng tính phòng thủ về Đại La thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội đã cho thấy sức mạnh
của Đại Việt thời bấy giờ đã trên đà phát triển. Trong khi đó, nhà Tống đang dần suy yếu, gặp
khó khăn về nội trị cũng như nguy cơ giặc ngoại xâm từ phương Bắc. Cũng dưới triều đại Lý,
lần đầu tiên nước ta chủ động phát động tiến công với một quốc gia phương Bắc. Sau những
lần thất bại, thái độ của nhà Tống với nước ta có phần kính nể hơn trước, tuy vậy nhà lý vẫn
chủ trương tiếp tục giao hiếu, cử các phái đoàn sang cầu phong và cống phương vật, quan hệ
Lý- Tống cũng trở nên bình thường.
Đánh kết hợp với đàm là một bài học lớn của ông cha ta, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh
ngoại giao với đấu tranh quân sự, hoặc đồng thời uy hiếp bằng quân sự trong khi tiến hành about:blank 5/6 00:43 7/8/24
Lịch sử ngoại giao nhà Lý
đàm phán, thương lượng, đồng thời chuyển sang biện pháp đấu tranh ngoại giao đúng lúc, kịp
thời. Cụ thể trong cuộc kháng chiến chống Tống lần Hai, Lý Thường Kiệt sau khi chặn đứng
và tiêu diệt quân địch trên sông Như Nguyệt đã dùng biện pháp đàm phán ngoại giao “ dùng
biện sĩ để bàn hòa” để kết thúc chiến tranh, nhằm không đẩy quân địch vào bước đường cùng
gây bất lợi cho ta về sau.
Bên cạnh đó là đấu tranh kiên trì, sách lược linh hoạt và nhằm vào mục tiêu cụ thể. Ngoại
Giao cứng rắn nhưng đôi lúc phải tỏ ra nhún nhường, mềm dẻo. Trong lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta, do đặc điểm là quốc gia nhỏ, nước ta luôn phải đấu tranh, đương đầu
với các đế chế hùng mạnh gấp nhiều lần luôn lăm le xâm chiếm,…, do đó cần phải biết đi
từng bước để đạt được thắng lợi cuối cùng. Cùng với đấu tranh quân sự, cần phải vận dụng
linh hoạt, hiệu quả các chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, nhưng vẫn kiên quyết,
không chịu khuất phục để giữ yên độc lập bờ cõi.
Tóm lại, với tinh thần tự lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc, cùng với sự củng cố sức
mạnh tiềm lực, biết tận dụng thời cơ và có tầm nhìn chiến lược trong bối cảnh chung của khu
vực và tương quan lực lượng các quốc gia, nhà Lý đã có những chính sách ngoại giao đúng
đắn, tích cực, chủ động. Như vậy, có thể thấy dưới vương triều Lý, mối quan hệ ngoại giao
với các nước láng giềng đã có bước phát triển nhất định. Đây là cơ sở hết sức quan trọng góp
phần tạo nên sự lớn mạnh của vương triều Lý trong hai thế kỷ. Chính sách ngoại giao thời lý
đã bảo vệ thành quả mà đất nước ta giành được trên mặt trận quân sự, giữ vững non sông , bờ
cõi, chủ quyền đất nước, đồng thời đè bẹp dã tâm xâm lược của bè lũ phong kiến phương Bắc,
ổn định hóa đất nước về sau. about:blank 6/6