Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : ‘ Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì ’. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay? | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : ‘ Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì ’. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay? | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45568214
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ******** BÀI TẬP LỚN
MÔN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài : Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : ‘ Nước độc lập mà người dân
không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì ’. Ý
nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay ?
Họ và tên : Nguyễn Viết Lãm MSV : 11213007
Lớp chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế CLC 63C
Lớp học phần : Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo viên hướng dẫn :
Hà Nội, tháng 2 năm 2022 MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 45568214
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 3
I. Ý nghĩa của ‘ độc lập, tự do, hạnh phúc ’ ........................................... 3
II. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc ................ 5
1. Cơ sở hình thành ............................................................................. 5
2. Nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc ................... 5
III. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do hạnh phúc của nhân dân ... 6
IV. Giá trị thực tiễn của vấn đề độc lập dân tộc trong giai đoạn đổi mới,
hội nhập đất nước ................................................................................... 7
1. Những vấn đề đặt ra trong đổi mới hiện nay .................................. 7
2. Sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay ....................................... 8
2.1. Ưu điểm ........................................................................................ 8
2.2. Nhược điểm .................................................................................. 9
2.3. Nguyên nhân .............................................................................. 10
2.4. Giải pháp .................................................................................... 11
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................. 12
V. Tài liệu tham khảo .............................................................................. 12 PHẦN MỞ ĐẦU
Người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của chúng ta – Hồ Chí
Minh, tuy đã ra đi mãi mãi nhưng đã để lại cho nhân dân Việt Nam một kho tàng di sản
tinh thần vô cùng to lớn và quý bái – Đó là những tư tưởng về cách mạng, đạo đức trong
sáng và cao đẹp của Người, trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh là nội dung căn bản, quan trọng và cốt yếu nhất.
Vấn đề về dânn tộc và độc lập dân tộc là một điều vô cùng quan trọng không chỉ đối
với Việt Nam mà còn với bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào. Đây cũng chính là vấn đề được
Hồ Chí Minh luôn trăn trở và quan tâm hàng đầu, tìm kiếm trong suốt hành trình tìm đường
cứu nước, giải phóng dân tộc cũng như suốt cuộc đời hoạt động cách mạng cao cả của
Người, nhằm giành lại độc lập cho Tổ quốc khỏi ách thống trị của bọn thực dân đế lOMoAR cPSD| 45568214
quốc,đem đến tự do và hạnh phúc thực sự cho nhân dân. Theo quan điểm của Người, vấn
đề độc lập cần phải được giải quyết theo lập trường của giai cấp vô sản, phải gắn liền độc
lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Có như vậy thì người dân mới có quyền được làm chủ,
mới thực hiện được sự hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập với tự do, hạnh phúc
của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: ‘ Nước độc lập mà người dân không
được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì ’.
Câu nói của Người mang đến một ý nghĩa sâu sắc và cấp thiết đến thế hệ Việt Nam
ngày nay vẫn cần phải hiểu, cần phải nghiên cứu để đưa ra những bài học về đường lối,
chủ trương, chính sách trong giải quyết các vấn đề trong giai đoạn đổi mới và hội nhập liên
quan đến sự nghiệp đất nước hiện nay như thế nào. Đảng, Nhà nước và chủ tịch Hồ Chí
Minh đã làm những gì để gây dựng và hoàn thiện một đất nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân
ấm no hạnh phúc. Và qua đó hiểu được sâu sắc vấn đề tự do độc lập của mỗi cá nhân và
đất nước quan trọng như thế nào qua câu nói đầy sâu sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều
đó sẽ được trình bày trong bài nghiên cứu của em dưới đây, do trình độ hiểu biết còn hạn
chế nên không tránh khỏi sai sót và thiếu, em mong trong quá trình nghiên cứu sẽ nhận
được những đóng góp của thầy để bài nghiên cứu được hoàn thiện và đầy đủ hơn. PHẦN NỘI DUNG
I. Ý nghĩa của ‘ độc lập, tự do, hạnh phúc ’
Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” ghi dưới Quốc hiệu Việt Nam từ 1945 đến
nay (từ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) vẫn không
thay đổi nội dung và hình thức trình bày; càng ngày càng được nhận thức đầy đủ bản chất
và ý nghĩa lịch sử thiêng liêng, trọng đại. Tại Sắc lệnh Luật số 50 ngày 9/10/1945, lần đầu
tiên 6 chữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” đứng trang trọng giữa đầu trang Sắc lệnh. Hồ
Chủ tịch gọi đó là “ba chính sách” và tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa (9/11/1946), Người phát biểu: “Chính phủ cố gắng làm theo
đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc. Chúng ta không mong gì hơn nhưng
chúng ta không chịu gì kém”. "Độc lập" là giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, tức là phải
"tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lOMoAR cPSD| 45568214
lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi"; nhưng "Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì
vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp
mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền
mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lenin".
"Độc lập" theo con đường cách mạng triệt để là "làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao
cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người",
"nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do,
bình đẳng giả dối". "Độc lập" ở Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 "đã giải
phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân... xây dựng
cho nhân dân ta cái nền tảng dân chủ cộng hòa và thống nhất độc lập". "Độc lập" ấy của
toàn dân tộc sau khi giành được đã nêu cao ý chí quyết tâm "Thà hi sinh tất cả chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"; dù "Chiến tranh có thể kéo
dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí
nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn
độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn!" Và khi nhắc đến "Tự do" và "Hạnh phúc" là kết quả của "Độc lập" nhưng phải
là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bởi vì "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu
nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình
đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm
vui, hòa bình, hạnh phúc".
Nói "Tự do" và "Hạnh phúc" là nói đến người dân được hưởng đầy đủ đời sống vật
chất và tinh thần do Chính phủ chăm lo và bản thân mỗi con người biết mưu cầu chính
đáng. "Tự do" và "Hạnh phúc" cơ bản nhất, tối thiểu nhất theo cách nói của Hồ Chí Minh
là "đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"; người dân từ chỗ có ăn,
có mặc, được học hành đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc và cống hiến... Điều
đó trong chế độ dân chủ cộng hòa thì mỗi người dân được pháp luật đảm bảo điều kiện lOMoAR cPSD| 45568214
trong việc tự cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính độc lập cá nhân và phát triển
toàn diện; việc mưu cầu hạnh phúc và đem lại phúc lợi xã hội cho con người trở thành
quyền công dân, mỗi người dân và toàn xã hội đều có nghĩa vụ và trách nhiệm chung. “
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ” cũng là ba quyền làm người cao cả nhất theo Hiến chương
của Liên Hợp Quốc và Công ước Quốc tế về quyền con người. Do đó, quan niệm của Hồ
Chí Minh về độc lập vừa mang tính chất hiện đại vừa mang ý nghĩa tôn vinh những giá trị
vĩ đại về độc lập tự do mà các quốc gia khác đã từng giành được. Và với thông điệp đó,
đông đảo người dân Việt Nam đã hưởng ứng nhiệt tình cùng sự ca ngợi dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
II. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc 1. Cơ sở hình thành
Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc được hình thành từ nhiều yếu tố. Quan
điểm trên xuất phát từ truyền thống yêu nước, đấu tranh, bảo vệ độc lập, chủ quyền của
dân tộc Việt Nam; từ tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là khẩu hiệu “tự do, bình đẳng,
bác ái”. Bên cạnh đó, chủ nghĩa Mac-Lenin về vấn đề dân tộc cũng có tác động đến quan
điểm của Hồ Chí Minh. Trước hết là xu hướng phát triên của nhân dân: sự thức tỉnh của
các phong trào chống lại áp bức bóc lột, tăng cường mối quan hệ giữa các quốc gia, ngăn
được rào cản giữa các dân tộc trên thế giới. Tiếp theo là cương lĩnh dân tộc: nhân dân trên
thế giới đều bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết định,.... Và có lẽ yếu tố ảnh hưởng
nhất đến quan điểm của Hồ Chí Minh là thực tiễn cách mạng miền Nam và các phòng trào
cách mạng trên thế giới. Điều này đã thúc đẩy Hồ Chí Minh đưa ra qun điểm của mình về
vấn đề độc lập dân tộc.
2. Nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Trước hết, độc lập dân tộc là quyền tự do thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là khát
vọng củ mọi dân tộc bị áp bức. Dân tộc Việt Nam cũng có quyền được hưởng quyền độc
lập, tự do, công bằng và bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới. Hồ Chí Minh từng lOMoAR cPSD| 45568214
nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn;
đấy là tất cả những điều tôi hiểu”
Thứ hai, độc lập dân tộc phải gắn liên với tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Đối với Hồ Chí Minh, các dân tộc được hưởng tự do là lẽ tự nhiên, “như muôn vật được
hưởng ánh mặt trời”. Người cũng khẳng định: “nếu nước được độc lập mà dân không được
hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì” hay “dân chỉ biết rõ giá trị
của độc lập dân tộc khi dân được ăn no mặc đủ”.
Và cuối cùng, độc lập dân tộc phải độc lập về mọi mặt. Dân tộc phải có quyền tự
quyết, được tự đưa ra những quyết định cho chính quốc gia của mình mà không bị chi phối
bởi các nước khác. Bênh cạnh đó, dân tộc phải có chủ quyền trên tất cả các lĩnh vực: kinh
tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao, quân sự, toàn vẹn lãnh thổ,... và các nước khác không
được xâm phạm. Hồ Chí Minh từng khẳng định: “nước Việt Nam có quyền được hưởng tự
do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của
cải để bảo vệ nền độc lập ấy”.
III. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do hạnh phúc của nhân dân
Con người khi sinh ra có quyền sống, quyền hưởng tự do, hạnh phúc. Theo Hồ Chí
Minh “Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc
lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn
no, mặc đủ. Do thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủi nhục của nhân dân các
dân tộc Việt Nam trong thời thực dân, phong kiến nên Người chỉ rõ, một trong những nhiệm
vụ quan trọng của cách mạng là phải xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm
no, tự do và hạnh phúc thật sự cho tất cả mọi người. Đó là một chế độ xã hội tốt đẹp mà
trong đó “Xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt”.
Chúng ta phải thực hiện: 1. Làm cho dân có ăn. 2. Làm cho dân có mặc.
3. Làm cho dân có chỗ ở.
4. Làm cho dân có học hành. lOMoAR cPSD| 45568214
Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự
do độc lập và hạnh phúc đáng được nhận. Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời cách mạng
của chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn coi độc lập gắn liền với tự do, hạnh phúc cho nhân
dân, như Người từng bộc bạch đầy tâm huyết : “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn
tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành ”.
Vấn đề độc lập dân tộc này đã bao quát những quan điểm tư tưởng cơ bản trong tư
tưởng Hồ Chí Minh,nó là xu thế của thời đại; đã phản ánh được chân lí của thời đại không
chỉ đối với cách mạng Việt Nam mà còn đối với cách mạng thuộc địa của thế giới; đồng
thời cũng bổ sung vào học thuyết Mác - Lênin những điểm sáng có giá trị lý luận mang ý
nghĩa quan trọng. Cho đến hôm nay, trong tâm thức mỗi người Việt Nam yêu nước vẫn
còn vang vọng lời Bác dạy trong bản Tuyên ngôn độc lập: "Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
Tư tưởng đó cũng là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới
đấu tranh giành lấy độc lập, tự do. Vì vậy, Hồ Chí Minh không chỉ được tôn vinh là “Anh
hùng giải phóng dân tộc” mà Người còn được thừa nhận là “ Người khởi xướng cuộc đấu
tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỉ XX”.
IV. Giá trị thực tiễn của vấn đề độc lập dân tộc trong giai đoạn đổi mới, hội nhập đất nước
1. Những vấn đề đặt ra trong đổi mới hiện nay
Hiện nay, đất nước ta đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và phát triển trong
xu thế toàn cầu hóa. Trong bối cảnh này, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập tự do vẫn tiếp
tục soi sáng cho cách mạng Việt Nam trước hết là ở sự kiên định mục tiêu và con đường
phát triển của dân tộc. Các thế lực thù địch quốc tế và những k攃ऀ phản động tay sai trong
nước dùng mọi thủ đoạn, lợi dụng toàn cầu hóa nhằm phá hoại nền độc lập ở nước ta. lOMoAR cPSD| 45568214
Trong hoàn cảnh đó tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Hồ Chí Minh vẫn
là chân lí của thời đại. Chúng ta càng cần đề cao cảnh giác, phát huy thế mạnh của đất
nước để có thể tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế - xã hội mà vẫn giữ
được độc lập chủ quyền dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
2. Sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình đấu tranh giành lại
độc lập của đất nước ta. Do đó, tư tưởng có ý nghĩa rất lớn cả trong giai đoạn trước và sau
cách mạng, đặc biệt là giai đoạn đổi mới hiện nay.
Về mặt lý luận, Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là nền tảng, là bước đệm
để Đảng xây dựng, đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn cho đất nước. Quan điểm
Hồ Chí Minh không chỉ mang ý nghĩa chính trị mà còn gắn liền với sự nghiệp phát triển đa
chiều của nước nhà. Điều này thể hiện rõ ở việc tỉ lệ hộ nghèo của nước ta năm 2019 là
3.75% và ước tính, đến cuối năm 2020 chỉ còn khoảng 2.75%. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, dễ thấy nhất là độc lập dân tộc chính là tiền đề
của chủ nghĩa xã hội. Do đó, việc nhận thứ rõ quan điểm của Hồ Chí Minh đã giúp Đảng
đưa ra những quyết sách vô cùng sáng suốt để phát triển đất nước.
Về mặt thực tiễn, quan điểm Hồ Chí Minh đã cho thấy thực tiễn cách mạng ở nước
ta là sáng suốt. Điều này được minh chứng ở các cuộc khởi nghĩa chống Pháp 1945-1954,
1954-1975 giành được thắng lợi. Ngày nay, nhiều thế lực thù địch thường xuyên có âm
mưu chống phá Đảng, nhà nước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn kiên trì với mục tiêu độc lập dân
tộc đi đôi với chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở là chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng
Hồ Chí Minh. Do đó, chúng ta vẫn giữ gìn được độc lập và ngày càng đi lên chủ nghĩa xã
hội, phát triển toàn diện. 2.1. Ưu điểm
Sau khi giành được độc lập, đất nước ta liên tục phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính
trị,... Chúng ta đã tự chủ trong việc phát triển kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập, giao
lưu với nền kinh tế thế giới hết sức hiệu quả. Chúng ta tích cực hợp tác, tham gia vào các
tổ chức trong khu vực và quốc tế như: ASEAN, APEC,... Sau khi tiến hành đổi mới được lOMoAR cPSD| 45568214
30 năm, nước ta đã có những bước tiến mớ trong kinh tế, xã hội: thiết lập quan hệ ngoại
giao với 189 quốc gia, thiết lập quan hệ quốc tế với 230 thị trường. Trong thời buổi dịch
Covid-19 hiện nay, lòng tin của nhân dân đối với Đảng này càng được củng cố. Đảng quán
triệt rất mạnh mẽ nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, đồng thời lãnh đạo
nhân dân đoàn kết, phát huy truyền thống yêu nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Nhờ đó mà
chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
Trong thời dịch Covid-19, mọi người dân đã nâng cao tinh thần yêu nước của mình
bằng khẩu hiệu: “Ở nhà là yêu nước”. Ở phía nhà nước, nhằm giảm những mất mát về kinh
tế do dịch bệnh gây ra, Chính phủ đã đưa ra gói an sinh xã hội trị giá 62.000 tỷ đồng, dự
kiến hỗ trợ cho hơn 20 triệu người với 7 nhóm đối tượng thụ hưởng. Có thể nói, đây là một
chủ trương chưa có tiền lệ ở nước ta. Bên cạnh đó, vị thế của nước ta cũng đang được khẳng
định rất mạnh mẽ trên trường quốc tế. Với truyền thống tương trợ lẫn nhau, Việt Nam đã
có những hỗ trợ kịp thời tới các nước trên thế giới: tặng Lào, Campuchia các trang bị y tế
hơn 7 tỷ đồng, tặng Indonesia 500 bộ xét nghiệm,....
Như vậy, bằng việc nhận thức sâu sắc Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc,
không chỉ trong đấu tranh mà trong thời đại hiện nay, Đảng và nhà nước đã có những chủ
trương hết sức đúng đắn và kịp thời để ngươi dân thấu hiểu được ý thức trách nhiệm của
mỗi người và đồng thời đưa ra được những giải pháp phù hợp để giúp đỡ nhân dân trong đại dịch toàn cầu. 2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì hiện nay vẫn có những hạn chế về các mặt văn hóa, xã
hội, kinh tế và chính trị.
Về mặt văn hóa, một số vấn đề trong xã hội vẫn chưa đợc nhận thức và chưa tìm ra
hướng giải quyết có hiệu quả. Đạo đức ở một số mặt bị thoái hóa, các văn hóa phẩm độc
hại vẫn tồn tại và gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần của mọi người trong xã
hội. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội được thể hiện ở những hành vi bạo lực trong học
đường như: “Vào giữa tháng 3.2021, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài 5 phút ghi lại
hình ảnh một nữ sinh bị bạn đánh ngay trong lớp học, hay thậm chí là những hành vi bạo lOMoAR cPSD| 45568214
lực gia đình. Điều này thực sự gây ra những ảm hưởng rất xấu đến tâm lý của xã hội, đặc
biệt là với lứa tuổi nhi đồng và vị thành niên.
Về mặt kinh tế, dù đã có những bước tiến mới nhưng vẫn chưa đạt được hết yêu cầu.
Chất lượng nhân lực giỏi ở nước ta còn hạn chế, năng lực cạnh tranh chưa được cao. Tỉ lệ
lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ dù đã có sự gia tăng nhưng vẫn còn rất thấp, chỉ đạt trên 23,68%.
Về mặt chính trị, dù khá ổn định tuy nhiên, vẫn có một só thế lực thù địch, phản
động chưa có ý định từ bỏ nước ta, vẫn nung nấu ý định phá hoại đất nước. Bên cạnh đó
còn có sự tranh chấp lãnh thổ diễn ra ở một số khu vực. Những điều này gây ra sự bất ổn
về chính trị cho nước ta.
Bên cạnh đó còn là vấn đề tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, khí hậu
ngày càng thay đổi, môi trường đất, nước bị ô nhiễm nặng nề. Những năm gần đây, viện Y
học lao động và Vệ sinh môi trường cho biết có đến hơn 17 triệu người tại Việt Nam chưa
được sử dụng nước sạch. Những người dân này phải chấp nhận nguồn nước ngầm, nước
mưa, nước từ nhà máy lọc không an toàn. 2.3. Nguyên nhân
Trước hết về ưu điểm, chúng ta đạt được những thành tựu, những cột mốc đã nêu
trên là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Đảng đã có được những nhận thức hết sức sâu
sắc về Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc nên đã đưa ra được những chủ trương vừa
mang lại sự phát triển cho đất nước, vừa phù hợp với mong muốn và lợi ích của nhân dân.
Bên cạnh đó còn là sự chung sức, đồng lòng, tin tưởng mà quần chúng nhân dân gửi gắm
vào Đảng. Qua đó mà Đảng thực hiện được mục tiêu kép là vừa giữ gìn độc lập dân tộc,
vừa đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo ra một nhà nước vững mạnh và phồn vinh hơn.
Bên cạnh mặt tích cực thì vẫn luôn tồn tại những nguyên nhân dẫn đến hạn chế.
Những nguyên nhân khách quan có thể kể đến như: sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô, khủng hoảng nền kinh tế thế giới, biến động chính trị trong khu vực,.... Sự chống phá
của những thế lực thù địch cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chinh trị, kinh tế,...của nước
ta. Không chỉ vậy, còn tồn tại một bộ phận cán bộ, Đảng viên, cán bộ lãnh đạo,...xảy ra tình lOMoAR cPSD| 45568214
trạng suy thoái đạo đức, gây ra nhiều tiêu cực trong quản lý nhà nước và làm mất niềm tin
của nhân dân. Nhận thức, tư duy về chính trị của nhân dân vẫn còn thấy, không hiểu rõ về
các lý luận chính trị có thê gây ra những hiểu biết sai lệch; công tác chỉ đạo của nhà nước
đối với một số vấn đề chưa được sáng suốt, còn nhiều bất cập gây ra những sự không hài
lòng đối với nhân dân. 2.4. Giải pháp
Trước hết là đối với Đảng và nhà nước. Một trong những giải pháp hàng đầu và quan
trọng nhất là phải quán triệt sâu sắc nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân
tộc trong việc bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển đất nước. Bởi khi có chung nhận thức
thì việc xử lý những tồn đọng sẽ trở nên dễ dàng hơn giữa các bên. Chúng ta cần phải tiếp
tục nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước trên tất cả mọi lĩnh vực để có thể bao quát
hết cac vấn đề của xã hội và tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề một cách dễ dàng,
thống nhất hơn. Bộ phận lãnh đạo, quản lí cần xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng viên có
phẩm chất đạo đức tốt, năng lực cao; thực hiện nguyên túc và thường xuyên phê bình và tự
phê bình; nâng cao kỷ luật để có được sự tin tưởng và tín nhiệm từ phía nhân dân. Đảng
cần giữ vững mục tiêu là độc lập dân tộc đi đôi với chủ nghĩa xã hội; quan tâm hết sức đến
chính trị, kinh tế, xã hội vận hành theo cơ chế thị trường và cần gắn liền với vai trò quản
lý của nhà nước. Và cuối cùng là công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn tinh hoa
văn hóa, bản sắc dân tộc và xây dựng một xã hội văn minh hơn.
Về phía người dân, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về Tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc, có niềm tin vào Đảng và nhà nước. Người dân cần phải tự ý thức,
lên án những hành vi đi trái lại đạo đức xã hội, tố cáo những hành vi gây bất ổn đến chính
trị, độc lập dân tộc. Đối với sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân nói
riêng, chúng ta phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức, vững chắc tay nghề. Bên
cạnh đó, một yếu tố quan trọng là trau dồi ngoại ngữ và khả năng tin học. Khi đó, chúng ta
có thể tự tin vào năng lực của bản thân, có thể làm việc và hội nhập với các quốc gia lớn
nhỏ, nhất là trong giai đoạn đổi mới như hiện nay. lOMoAR cPSD| 45568214 PHẦN KẾT LUẬN
Độc lập, tự do dân tộc là những phạm trù nền tảng của việc hình thành một quốc
gia mà ở đó con người tìm kiếm được đời sống thông thường của mình, đời sống phát
triển của mình và hạnh phúc của mình. Độc lập là sự toàn vẹn của lãnh thổ và toàn vẹn về
các giá trị của dân tộc.Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vừa mang tính
khoa học đúng đắn, vừa có tính chất cách mạng sâu sắc thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng,
độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc.Điều đó hoàn toàn phù
hợp với nhận định của Ăngghen: “Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào
công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính”. Thực tiễn cách mạng Việt
Nam từ khi Đảng ra đời đến nay đã khẳng định sự đúng đắn của tư tưởng về độc lập dân
tộc của Hồ Chí Minh. Đi theo trong suốt 85 năm qua dân tộc Việt Nam đã thay đổi cả vận
mệnh của dân tộc, thay đổi cả thân phận của người dân và từng bước khẳng định vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế. Như vậy, “Không có gì quý hơn độc lập tự do” không
chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh. Đó là lý do
chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự
do của Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên
toàn thế giới. Vì vậy, Người không chỉ được tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc của
Việt Nam mà còn được thừa nhận là người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
ở thuộc địa trong thế kỷ XX.
V. Tài liệu tham khảo
• Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh ( dành cho bậc đại học - không chuyên
ngành lý luận chính trị )
• Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh-Trang tin điện tử Ban quản lý
lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
• Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng-Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
• Kỷ niệm 110 năm ngày bác hồ ra đi tìm đường cứu nước-Báo quân đội nhân dân Việt Nam lOMoAR cPSD| 45568214