Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : ‘ Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì ’. Làm rõ Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay? | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : ‘ Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì ’. Làm rõ Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay? | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 45568214
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Viện đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE
BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh “Nước độc
lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận
điểm đối với Việt Nam ngày nay.
Hà Nội, 2023
MỞ ĐẦU
Lịch sử Việt Nam ta bao lâu nay luôn gắn với truyền thống yêu nước chống giặc
ngoại xâm, và Hồ Chí Minh là một hình tượng vĩ đại biểu trưng cho truyền thống
đó. Bác Hồ đã hiến dâng cả cuộc đời mình vì sự nghiệp Cách mạng Việt Nam, vì
nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Một điều mà Bác luôn đau đáu cả đời đó là làm sao
lOMoARcPSD| 45568214
để đồng bào ta được độc lập, tự do. Và đến ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập trước Quốc dân đồng bào Việt Nam, khẳng định
với người dân Việt Nam và thế giới: “ Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do
và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt
Nam sẽ quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải đẻ giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy.”, mở ra thời kì mới cho nhân dân Việt Nam
Tuy nhiên, để giữ vững được độc lập dân tộc là hết sức khó khăn bởi thù trong
giặc ngoài tìm mọi cách phá hoại. Một bộ phận nhỏ vẫn có tư tưởng chống phá,
vun vén cho lợi ích cá nhân, thiếu quan tâm đến đời sống quần chúng nhân dân gây
bức xúc dư luận. Chủ tích Hồ Chí Minh sớm phát hiện, lên án gay gắt, đồng thời
cũng nghiêm khắc chấn chỉnh rằng: “Nước độc lập mà người dân không được
hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Em xin được phân
tích luận điểm này theo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và làm rõ ý nghĩa
của luận điểm đối với thực tiễn Việt Nam hiện nay
NỘI DUNG
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc
1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm ca tất cả các dân tộc
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, ta cũng thấy được rất nhiều lần các bậc
cha ông đã nhắc nhở về chủ quyền, độc lập tự do của T quốc, tiêu biểu là bốn
câu thơ được coi là “bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của Việt Nam:
“Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
lOMoARcPSD| 45568214
Vốn dĩ chủ quyền, địa phận của Tổ quốc đã được quy định ở “thiên thư”, đó là một
lẽ tất nhiên, không thể chối cãi, đã được sách trời quy định, vì vậy mà không một
ai có thể xâm phạm được.
Với cùng quan điểm đó, Phan Bội Châu, lãnh tụ của phong trào Đông Du những
năm đầu thế kỉ XX đã viết trong Việt Nam quốc sử khảo cũng đã bàn về tầm quan
trọng của nhân dân và độc lập dân tộc: “Theo công pháp vạn quốc đã định, được
gọi là một nước thì phải có nhân dân, có đất đai, có chủ quyền. Thiếu một trong
ba cái ấy đều không đủ tư cách làm mt nước.”
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, tiếp thu những
nhân tố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ,
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791. Kế thừa và
phát huy tư tưởng độc lập dân tộc trong lịch sử nhưng không quên kết hợp với
hoàn cảnh thực tế đất nước hiện tại và học hỏi từ quốc tế, chúng ta đã thấy tầm
nhìn vượt thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là tư duy khác biệt về độc lập
dân tộc được thể hiện trong tuyên ngôn độc lập. Người không chỉ khẳng định
quyền độc lập dân tộc mà còn gắn độc lập dân tộc với quyền con người: “Tất cả
các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do”
2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Người
đánh giá cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc
độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc
lOMoARcPSD| 45568214
Ngoài ra, theo Hồ Chí Minh, độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và
hạnh phúc của nhân dân. Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong
hoàn cảnh nhân dân đói, rét, mù chữ,... Hồ Chí Minh yêu cầu Chính phủ phải:
“Làm cho dân có ăn.
Làm cho dân có mặc.
Làm cho dân có chỗ ở.
Làm cho dân có học hành”.
Tóm lại, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn
coi độc lập gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân, như Người đã từng
bộc bạch đầy tâm huyết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó là một sự ham muốn đầy tính
nhân văn và thấm đượm tình thương yêu dân tộc và đó cũng là mục tiêu tối
thượng trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của Hồ Chí Minh
3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt
để trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có
quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài
chínhriêng..., thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Trên tinh thần đó và trong hoàn cảnh
đất nước ta sau Cách mạng Tháng Tám còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nạn thù
trong giặc ngoài bao vây, để bảo vệ nền độc lập thực sự mới giành được, Người đã
thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6 – 3
lOMoARcPSD| 45568214
1946, theo đó: “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của
mình, tài chính của mình”. Đây là thắng lợi bước đầu của một sách lược ngoại giao
hết sức khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt nhưng có nguyên tắc, là một minh chứng
cho tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn đứng trước âm mưu
chia cắt đất nước của kẻ thù. Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta đã chianước ta
thành ba kỳ, mỗi kỳ có chế độ cai trị riêng. Sau cách mạng Tháng Tám,miền Bắc
nước ta thì bị quân Tưởng Giới Thạch chiếm đóng, miền Nam bị thựcdân Pháp
xâm lược, một lần thực dân Pháp lại bày ra cái gọi là “Nam kỳ tự trị” hòng chia cắt
nước ta một lần nữa. Trong hoàn cảnh đó, trong bức Thư gửi đồngbào Nam B
(1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông
có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”.Sau khi Hiệp
định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm
hai miền, Hồ Chí Minh tiếp tục kiên trì đấu tranh chống lại âm mưu chia cắt đất
nước để thống nhất Tổ quốc với một quyết tâm, ý chí sắt đá, không gì lay chuyển:
“Kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
nước Việt Nam. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai được
xâm phạm đến quyền thiêng liêng ấy của nhân dân ta”.Đến cuối đời, trong Di chúc,
Người vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, sự thống nhất
nước nhà: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn
thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ
thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Thực hiện tư
tưởng trên của Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành giải phóng miền
lOMoARcPSD| 45568214
Nam, thống nhất đất nước năm 1975 và độc lập dân tộc từ đó gắn liền với toàn vẹn
lãnh thổ
II. Phân tích luận điểm đề bài và ý nghĩa đối với Việt Nam ngày nay
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giành được độc lập dân tộc và đem lại cuộc
sống ấm no, hạnh phúc cho người dân là hai mục tiêu cốt lõi của cách mạng
Việt Nam; độc lập dân tộc và ấm no, hạnh phúc là hai nội dung xuyên suốt, bao
trùm có quan hệ khăng khít và biện chứng. Người đã chỉ rõ: “Nước độc lập mà
người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chả có nghĩa lý
gì”. Quan điểm này của Người được thể hiện ở một số luận điểm sau:
1. Mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân
Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta tuy dành được độc lập nhưng hậu
quả chiến tranh để lại là vô cùng nặng nề. Nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mạng
hàng triệu đồng bào cả nước. Chính quyền cách mạng non trẻ của nước ta ra đời
trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” vừa “thù trong, giặc ngoài” vừa nạn đói hoành
hành, ngân khố cạn kiệt. Trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ cách mạng
lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm
như giặc dốt và giặc ngoại xâm. Trong bức thư kêu gửi đồng bào toàn quốc Bác
viết: "Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi
động lòng". Lời kêu gọi của Người đã nhanh chóng được nhân dân khắp nơi hưởng
ứng. Trước khi đong gạo bỏ nồi nấu cơm, mỗi gia đình lấy ra một nắm bỏ vào trong
hũ, trong vại, "tích tiểu thành đại", rồi mang biếu tặng người thiếu đói. Lương thực
từ những "Hũ gạo tình thương", "Hũ gạo kháng chiến"... không chỉ được đem cứu
giúp người nghèo, mà còn để góp phần nuôi quân đánh giặc.
lOMoARcPSD| 45568214
Song song với công tác lạc quyên cứu đói, chính quyền cách mạng còn phát động
phong trào tăng gia sản xuất để giải quyết nạn đói tận gốc. Kết quả sản lượng hoa
màu đã tăng gấp bốn lần so với thời kỳ Pháp thuộc. Chỉ trong 5 tháng, từ tháng
111945 đến tháng 5-1946 đã đạt 614.000 tấn, quy ra thóc là 506.000 tấn, hoàn toàn
có thể bù đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Bằng chứng rõ nhất là dân
không đói, giá thóc gạo không tăng mà lại giảm. Giặc đói đã bị đánh lui.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân đã được Đảng
và Nhà nước ta vận dụng, cụ thể hóa trong Hiến pháp, Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội 10 năm, 5 năm và kế hoạch hằng năm; thể hiện trong từng chế độ, chính
sách phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội của đất nước, vì một
nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tế cho
thấy, các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước trong gần 35 năm đổi mới đã luôn hướng tới mục tiêu không ngừng “nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”
Ngày nay đất nước đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt,
ngày càng ấm no hạnh phúc, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Ðảng
khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, một bộ phận đồng bào vẫn còn rất khó khăn,
đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ này còn cao gấp hai,
gấp ba. Phong trào "Hũ gạo tình thương" được Bác Hồ phát động ngày nào nay vẫn
duy trì và phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng và sáng tạo ở nhiều địa phương
trong cả nước, thể hiện truyền thống đoàn kết nhân ái, đùm bọc nhau của dân tộc
ta. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, vừa qua, Đảng, Chính phủ đã triển
khai các gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng (năm 2020) và 26.000 tỷ đồng (2021) dành cho
người khó khăn vì dịch Covid-19 để đảm bảo an sinh xã hội.
lOMoARcPSD| 45568214
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân là một
trong những mục tiêu quan trọng của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta. Điều đó được thể hiện ngay trong quan điểm của Người về chủ nghĩa xã hội.
Người nói “ Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng
sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì
nghỉ, những phong tục tập quán không tốt thì dần được xóa bỏ. Tóm lại, xã họi
ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa
xã hội”
2. Mọi chính sách của Đảng và nhà nước phải hướng tới mục tiêu từng bước nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn quan tâm, chăm lo đến lợi ích và hạnh phúc
của nhân dân, vì thế, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người chỉ có một
mục đích duy nhất là vì dân. Người khẳng định: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết
sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh”. Người cũng khẳng định rằng
Đảng và Nhà nước của chúng ta đến từ nhân dân, là những người lãnh đạo và đầy
tớ của nhân dân, không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Do vậy,
Người nhắc cán bộ, đảng viên phải thường xuyên học hỏi quần chúng, chăm lo,
quan tâm đến quần chúng và chính bản thân Người là hiện thân của sự mẫu mực
quan tâm đến dân, lo cho dân. Cho nên theo Người giá trị của tự do, của độc lập là
khi mà dân được ăn no, mặc đủ, có cuộc sống hạnh phúc. Vì vậy, công việc phải
thực hiện ngay khi đất nước giành được độc lập đó là: Làm cho dân có ăn; làm cho
dân có mặc; làm cho dân có chỗ ở; làm cho dân được học hành”.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân đã được Đảng
và Nhà nước ta vận dụng, cụ thể hóa trong Hiến pháp, Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011),
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 5 năm và kế hoạch hằng năm;
thể hiện trong từng chế độ, chính sách phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn
lOMoARcPSD| 45568214
hóa, xã hội của đất nước, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
Thực tế cho thấy, các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng
và Nhà nước trong gần 35 năm đổi mới đã luôn hướng tới mục tiêu không ngừng
“nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” như Văn kiện Đại hội XII
của Đảng đã khẳng định. Theo đó, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; phát
triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả tích cực;
công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng... Chính phủ đề ra
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020) với
số vốn từ ngân sách trung ương là 41.449 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhà nước còn bố trí
44.214 tỷ đồng để thực hiện chính sách giảm nghèo thường xuyên, hỗ trợ người
nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng…; 70% người dân Việt Nam đã được bảo
đảm về mặt kinh tế, trong đó, 13% thuộc tầng lớp khá giả theo chuẩn thế giới,...
chính là những con số “biết nói”, góp phần từng bước đặt nền móng cho sự phát
triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.
KẾT LUẬN
Từ xưa đến nay, độc lập dân tộc luôn là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của tất cả
cácquốc gia trên thế giới đặc biệt là đối với các dân tộc nhỏ yếu. Đối với người dân
Việt Nam, cái quý nhất trên đời là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân. Độc
lập dân tộc vừa là một giá trị tinh thần vừa là một giá trị vật chất. Nền độc lập của
một dân tộc là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho dân tộc ấy có hoà bình, ổn định về
chính trị, phát triển về kinh tế và văn hóa, thống nhất về lãnh thổ và chủ quyền
quốc gia. Nó phải được “đo bằng những khả năng và điều kiện đảm bảo cho dân
tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức, bóc lột và nô dịch; đảm bảo
cho dân tộc đó vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu so với các dân tộc
lOMoARcPSD| 45568214
khác trong thế giới ngày nay, ngày càng vươn lên đỉnh cao của sự giàu có, văn
minh, hiện đại, công bằng và bình đẳng”.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung về dân tộc và
dân chủ; độc lập dân tộc phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hạnh phúc và tự
do của nhân dân; đồng thời, tự do và hạnh phúc của nhân dân cũng chính khởi
nguồn sâu sắc để xây dựng độc lập dân tộc. Người luôn nhấn mạnh độc lập dân tộc
phải gắn với tự do của nhân dân. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, điều đó được thể
hiện là mỗi người dân được pháp luật đảm bảo điều kiện trong việc phát huy tính
độc lập cá nhân và phát triển toàn diện; nâng cao đời sống bản thân; mưu cầu hạnh
phúc và đem lại phúc lợi xã hội; trao con người quyền công dân, tự chủ trong mọi
việc.
Có thể nói, trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử, Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc
không chỉ là khát vọng mà còn là hệ giá trị vô giá và trở thành trở thành lẽ sống, lý
tưởng phấn đấu, hy sinh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân kiên định
thực hiện. Chính lý tưởng ấy, lẽ sống ấy và niềm tin được sống Ðộc lập - Tự do -
Hạnh phúc trong một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất đã trở thành
động lực để nhân dân ta nguyện một lòng đi theo Ðảng, làm nên thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
cứu nước và tiếp tục trong hành trình đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng, bảo vệ và
phát triển đất nước.
lOMoARcPSD| 45568214
lOMoARcPSD| 45568214
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho bậc đại học không chuyên lý luận
chính trị)
Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập (vietnamnet.vn)
Bài thơ: Nam quốc sơn hà - 南國山河 (Lý Thường Kiệt - 李常傑 ) (thivien.net)
Chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay -
Tạp chí Cộng sản (tapchicongsan.org.vn)
Học và làm theo Bác: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm- Đảng Bộ Tỉnh
Quảng Trị (tinhuyquangtri.vn)
28-9-1945: Bác Hồ kêu gọi “sẻ cơm nhường áo” (qdnd.vn)
lOMoARcPSD| 45568214
M C LỤ Ụ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
NỘI DUNG ..................................................................................................................2
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc ...............................................2
1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm ca tất cả các dân
tộc ..............................................................................................................................2
2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân ........................3
3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để ........................4
4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ..............................5
II. Phân tích luận điểm đề bài và ý nghĩa đối với Việt Nam ngày nay ..................6
1. Mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân .......6
2. Mọi chính sách của Đảng và nhà nước phải hướng tới mục tiêu từng bước
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ..............................................8
KẾT LUẬN ..................................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 12
MỤC
LỤC..............................................................................................................13
| 1/13

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45568214
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Viện đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE
BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh “Nước độc
lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận
điểm đối với Việt Nam ngày nay. Hà Nội, 2023 MỞ ĐẦU
Lịch sử Việt Nam ta bao lâu nay luôn gắn với truyền thống yêu nước chống giặc
ngoại xâm, và Hồ Chí Minh là một hình tượng vĩ đại biểu trưng cho truyền thống
đó. Bác Hồ đã hiến dâng cả cuộc đời mình vì sự nghiệp Cách mạng Việt Nam, vì
nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Một điều mà Bác luôn đau đáu cả đời đó là làm sao lOMoAR cPSD| 45568214
để đồng bào ta được độc lập, tự do. Và đến ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập trước Quốc dân đồng bào Việt Nam, khẳng định
với người dân Việt Nam và thế giới: “ Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do
và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt
Nam sẽ quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải đẻ giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy.”, mở ra thời kì mới cho nhân dân Việt Nam
Tuy nhiên, để giữ vững được độc lập dân tộc là hết sức khó khăn bởi thù trong
giặc ngoài tìm mọi cách phá hoại. Một bộ phận nhỏ vẫn có tư tưởng chống phá,
vun vén cho lợi ích cá nhân, thiếu quan tâm đến đời sống quần chúng nhân dân gây
bức xúc dư luận. Chủ tích Hồ Chí Minh sớm phát hiện, lên án gay gắt, đồng thời
cũng nghiêm khắc chấn chỉnh rằng: “Nước độc lập mà người dân không được
hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Em xin được phân
tích luận điểm này theo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và làm rõ ý nghĩa
của luận điểm đối với thực tiễn Việt Nam hiện nay NỘI DUNG
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc
1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, ta cũng thấy được rất nhiều lần các bậc
cha ông đã nhắc nhở về chủ quyền, độc lập tự do của Tổ quốc, tiêu biểu là bốn
câu thơ được coi là “bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của Việt Nam:
“Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” lOMoAR cPSD| 45568214
Vốn dĩ chủ quyền, địa phận của Tổ quốc đã được quy định ở “thiên thư”, đó là một
lẽ tất nhiên, không thể chối cãi, đã được sách trời quy định, vì vậy mà không một
ai có thể xâm phạm được.
Với cùng quan điểm đó, Phan Bội Châu, lãnh tụ của phong trào Đông Du những
năm đầu thế kỉ XX đã viết trong Việt Nam quốc sử khảo cũng đã bàn về tầm quan
trọng của nhân dân và độc lập dân tộc: “Theo công pháp vạn quốc đã định, được
gọi là một nước thì phải có nhân dân, có đất đai, có chủ quyền. Thiếu một trong
ba cái ấy đều không đủ tư cách làm một nước.”
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu, tiếp thu những
nhân tố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ,
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791. Kế thừa và
phát huy tư tưởng độc lập dân tộc trong lịch sử nhưng không quên kết hợp với
hoàn cảnh thực tế đất nước hiện tại và học hỏi từ quốc tế, chúng ta đã thấy tầm
nhìn vượt thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là tư duy khác biệt về độc lập
dân tộc được thể hiện trong tuyên ngôn độc lập. Người không chỉ khẳng định
quyền độc lập dân tộc mà còn gắn độc lập dân tộc với quyền con người: “Tất cả
các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do”
2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Người
đánh giá cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc
độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc lOMoAR cPSD| 45568214
Ngoài ra, theo Hồ Chí Minh, độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và
hạnh phúc của nhân dân. Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong
hoàn cảnh nhân dân đói, rét, mù chữ,... Hồ Chí Minh yêu cầu Chính phủ phải:
“Làm cho dân có ăn.
Làm cho dân có mặc.
Làm cho dân có chỗ ở.
Làm cho dân có học hành”.
Tóm lại, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn
coi độc lập gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân, như Người đã từng
bộc bạch đầy tâm huyết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó là một sự ham muốn đầy tính
nhân văn và thấm đượm tình thương yêu dân tộc và đó cũng là mục tiêu tối
thượng trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của Hồ Chí Minh
3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt
để trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có
quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài
chínhriêng..., thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Trên tinh thần đó và trong hoàn cảnh
đất nước ta sau Cách mạng Tháng Tám còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nạn thù
trong giặc ngoài bao vây, để bảo vệ nền độc lập thực sự mới giành được, Người đã
thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6 – 3 – lOMoAR cPSD| 45568214
1946, theo đó: “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của
mình, tài chính của mình”. Đây là thắng lợi bước đầu của một sách lược ngoại giao
hết sức khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt nhưng có nguyên tắc, là một minh chứng
cho tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân tộc ta luôn đứng trước âm mưu
chia cắt đất nước của kẻ thù. Thực dân Pháp khi xâm lược nước ta đã chianước ta
thành ba kỳ, mỗi kỳ có chế độ cai trị riêng. Sau cách mạng Tháng Tám,miền Bắc
nước ta thì bị quân Tưởng Giới Thạch chiếm đóng, miền Nam bị thựcdân Pháp
xâm lược, một lần thực dân Pháp lại bày ra cái gọi là “Nam kỳ tự trị” hòng chia cắt
nước ta một lần nữa. Trong hoàn cảnh đó, trong bức Thư gửi đồngbào Nam Bộ
(1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông
có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”.Sau khi Hiệp
định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm
hai miền, Hồ Chí Minh tiếp tục kiên trì đấu tranh chống lại âm mưu chia cắt đất
nước để thống nhất Tổ quốc với một quyết tâm, ý chí sắt đá, không gì lay chuyển:
“Kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
nước Việt Nam. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai được
xâm phạm đến quyền thiêng liêng ấy của nhân dân ta”.Đến cuối đời, trong Di chúc,
Người vẫn đặt niềm tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, sự thống nhất
nước nhà: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn
thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ
thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Thực hiện tư
tưởng trên của Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành giải phóng miền lOMoAR cPSD| 45568214
Nam, thống nhất đất nước năm 1975 và độc lập dân tộc từ đó gắn liền với toàn vẹn lãnh thổ
II. Phân tích luận điểm đề bài và ý nghĩa đối với Việt Nam ngày nay
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giành được độc lập dân tộc và đem lại cuộc
sống ấm no, hạnh phúc cho người dân là hai mục tiêu cốt lõi của cách mạng
Việt Nam; độc lập dân tộc và ấm no, hạnh phúc là hai nội dung xuyên suốt, bao
trùm có quan hệ khăng khít và biện chứng. Người đã chỉ rõ: “Nước độc lập mà
người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chả có nghĩa lý
gì”. Quan điểm này của Người được thể hiện ở một số luận điểm sau:
1. Mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân
Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta tuy dành được độc lập nhưng hậu
quả chiến tranh để lại là vô cùng nặng nề. Nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mạng
hàng triệu đồng bào cả nước. Chính quyền cách mạng non trẻ của nước ta ra đời
trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” vừa “thù trong, giặc ngoài” vừa nạn đói hoành
hành, ngân khố cạn kiệt. Trên cương vị là người đứng đầu Chính phủ cách mạng
lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm
như giặc dốt và giặc ngoại xâm. Trong bức thư kêu gửi đồng bào toàn quốc Bác
viết: "Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi
động lòng". Lời kêu gọi của Người đã nhanh chóng được nhân dân khắp nơi hưởng
ứng. Trước khi đong gạo bỏ nồi nấu cơm, mỗi gia đình lấy ra một nắm bỏ vào trong
hũ, trong vại, "tích tiểu thành đại", rồi mang biếu tặng người thiếu đói. Lương thực
từ những "Hũ gạo tình thương", "Hũ gạo kháng chiến"... không chỉ được đem cứu
giúp người nghèo, mà còn để góp phần nuôi quân đánh giặc. lOMoAR cPSD| 45568214
Song song với công tác lạc quyên cứu đói, chính quyền cách mạng còn phát động
phong trào tăng gia sản xuất để giải quyết nạn đói tận gốc. Kết quả sản lượng hoa
màu đã tăng gấp bốn lần so với thời kỳ Pháp thuộc. Chỉ trong 5 tháng, từ tháng
111945 đến tháng 5-1946 đã đạt 614.000 tấn, quy ra thóc là 506.000 tấn, hoàn toàn
có thể bù đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Bằng chứng rõ nhất là dân
không đói, giá thóc gạo không tăng mà lại giảm. Giặc đói đã bị đánh lui.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân đã được Đảng
và Nhà nước ta vận dụng, cụ thể hóa trong Hiến pháp, Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội 10 năm, 5 năm và kế hoạch hằng năm; thể hiện trong từng chế độ, chính
sách phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội của đất nước, vì một
nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tế cho
thấy, các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước trong gần 35 năm đổi mới đã luôn hướng tới mục tiêu không ngừng “nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”
Ngày nay đất nước đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt,
ngày càng ấm no hạnh phúc, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Ðảng
khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, một bộ phận đồng bào vẫn còn rất khó khăn,
đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ này còn cao gấp hai,
gấp ba. Phong trào "Hũ gạo tình thương" được Bác Hồ phát động ngày nào nay vẫn
duy trì và phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng và sáng tạo ở nhiều địa phương
trong cả nước, thể hiện truyền thống đoàn kết nhân ái, đùm bọc nhau của dân tộc
ta. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, vừa qua, Đảng, Chính phủ đã triển
khai các gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng (năm 2020) và 26.000 tỷ đồng (2021) dành cho
người khó khăn vì dịch Covid-19 để đảm bảo an sinh xã hội. lOMoAR cPSD| 45568214
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân là một
trong những mục tiêu quan trọng của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta. Điều đó được thể hiện ngay trong quan điểm của Người về chủ nghĩa xã hội.
Người nói “ Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng
sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì
nghỉ, những phong tục tập quán không tốt thì dần được xóa bỏ. Tóm lại, xã họi
ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”
2. Mọi chính sách của Đảng và nhà nước phải hướng tới mục tiêu từng bước nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn quan tâm, chăm lo đến lợi ích và hạnh phúc
của nhân dân, vì thế, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người chỉ có một
mục đích duy nhất là vì dân. Người khẳng định: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết
sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh”. Người cũng khẳng định rằng
Đảng và Nhà nước của chúng ta đến từ nhân dân, là những người lãnh đạo và đầy
tớ của nhân dân, không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Do vậy,
Người nhắc cán bộ, đảng viên phải thường xuyên học hỏi quần chúng, chăm lo,
quan tâm đến quần chúng và chính bản thân Người là hiện thân của sự mẫu mực
quan tâm đến dân, lo cho dân. Cho nên theo Người giá trị của tự do, của độc lập là
khi mà dân được ăn no, mặc đủ, có cuộc sống hạnh phúc. Vì vậy, công việc phải
thực hiện ngay khi đất nước giành được độc lập đó là: Làm cho dân có ăn; làm cho
dân có mặc; làm cho dân có chỗ ở; làm cho dân được học hành”.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân đã được Đảng
và Nhà nước ta vận dụng, cụ thể hóa trong Hiến pháp, Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011),
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 5 năm và kế hoạch hằng năm;
thể hiện trong từng chế độ, chính sách phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn lOMoAR cPSD| 45568214
hóa, xã hội của đất nước, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thực tế cho thấy, các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng
và Nhà nước trong gần 35 năm đổi mới đã luôn hướng tới mục tiêu không ngừng
“nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” như Văn kiện Đại hội XII
của Đảng đã khẳng định. Theo đó, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; phát
triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả tích cực;
công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng... Chính phủ đề ra
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020) với
số vốn từ ngân sách trung ương là 41.449 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhà nước còn bố trí
44.214 tỷ đồng để thực hiện chính sách giảm nghèo thường xuyên, hỗ trợ người
nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng…; 70% người dân Việt Nam đã được bảo
đảm về mặt kinh tế, trong đó, 13% thuộc tầng lớp khá giả theo chuẩn thế giới,...
chính là những con số “biết nói”, góp phần từng bước đặt nền móng cho sự phát
triển bền vững của Việt Nam trong tương lai. KẾT LUẬN
Từ xưa đến nay, độc lập dân tộc luôn là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của tất cả
cácquốc gia trên thế giới đặc biệt là đối với các dân tộc nhỏ yếu. Đối với người dân
Việt Nam, cái quý nhất trên đời là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân. Độc
lập dân tộc vừa là một giá trị tinh thần vừa là một giá trị vật chất. Nền độc lập của
một dân tộc là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho dân tộc ấy có hoà bình, ổn định về
chính trị, phát triển về kinh tế và văn hóa, thống nhất về lãnh thổ và chủ quyền
quốc gia. Nó phải được “đo bằng những khả năng và điều kiện đảm bảo cho dân
tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức, bóc lột và nô dịch; đảm bảo
cho dân tộc đó vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu so với các dân tộc lOMoAR cPSD| 45568214
khác trong thế giới ngày nay, ngày càng vươn lên đỉnh cao của sự giàu có, văn
minh, hiện đại, công bằng và bình đẳng”.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung về dân tộc và
dân chủ; độc lập dân tộc phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hạnh phúc và tự
do của nhân dân; đồng thời, tự do và hạnh phúc của nhân dân cũng chính khởi
nguồn sâu sắc để xây dựng độc lập dân tộc. Người luôn nhấn mạnh độc lập dân tộc
phải gắn với tự do của nhân dân. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, điều đó được thể
hiện là mỗi người dân được pháp luật đảm bảo điều kiện trong việc phát huy tính
độc lập cá nhân và phát triển toàn diện; nâng cao đời sống bản thân; mưu cầu hạnh
phúc và đem lại phúc lợi xã hội; trao con người quyền công dân, tự chủ trong mọi việc.
Có thể nói, trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử, Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc
không chỉ là khát vọng mà còn là hệ giá trị vô giá và trở thành trở thành lẽ sống, lý
tưởng phấn đấu, hy sinh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân kiên định
thực hiện. Chính lý tưởng ấy, lẽ sống ấy và niềm tin được sống Ðộc lập - Tự do -
Hạnh phúc trong một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất đã trở thành
động lực để nhân dân ta nguyện một lòng đi theo Ðảng, làm nên thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
cứu nước và tiếp tục trong hành trình đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. lOMoAR cPSD| 45568214 lOMoAR cPSD| 45568214
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị)
Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập (vietnamnet.vn)
Bài thơ: Nam quốc sơn hà - 南國山河 (Lý Thường Kiệt - 李常傑 ) (thivien.net)
Chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay -
Tạp chí Cộng sản (tapchicongsan.org.vn)
Học và làm theo Bác: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm” - Đảng Bộ Tỉnh
Quảng Trị (tinhuyquangtri.vn)
28-9-1945: Bác Hồ kêu gọi “sẻ cơm nhường áo” (qdnd.vn) lOMoAR cPSD| 45568214 M C LỤ Ụ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
NỘI DUNG ..................................................................................................................2
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc ...............................................2
1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc ..............................................................................................................................2
2. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân ........................3
3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để ........................4
4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ..............................5
II. Phân tích luận điểm đề bài và ý nghĩa đối với Việt Nam ngày nay ..................6
1. Mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân .......6
2. Mọi chính sách của Đảng và nhà nước phải hướng tới mục tiêu từng bước
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ..............................................8
KẾT LUẬN ..................................................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 12 MỤC
LỤC..............................................................................................................13