Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : ‘ Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì ’. Làm rõ Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay? | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh : ‘ Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì ’. Làm rõ Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay? | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Thông tin
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45568214
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***------- BÀI TẬP LỚN MÔN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI:
Phân tích luận điểm của HCM: ''Nước độc lập mà người dân không
được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì''.
Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với VN hiện nay.
Họ và tên SV: TRẦN HÀ LINH
Lớp tín chỉ: Đầu tư Tài chính (BFI) 62 Mã SV: 11202288
GVHD: TS Nguyễn Hồng Sơn HÀ NỘI, NĂM 2022 1 lOMoAR cPSD| 45568214 MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề.....................................................................................................3
B. Nội dung........................................................................................................4
I. Cơ sở lý luận...............................................................................................4
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự do....................................................4
a) Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các
dân tộc.........................................................................................................4 b)
Độc lập tự do phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân..............5
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa Xã hội...................................6
II. PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH: “Nước độc lập mà dân
không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Liên hệ
với Việt Nam hiện nay...................................................................................7
1. Phân tích luận điểm: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự
do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”.....................................................7 2.
Liên hệ với Việt Nam hiện nay..................................................................11
C. Kết luận........................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................15 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng
ngời về phẩm chất đạo đức cách mạng tận trung với nước, tận hiếu với dân. Độc lập
sẽ không có giá trị gì, nếu mỗi người dân vẫn không có tự do và không được hưởng
hạnh phúc. Để xây dựng một nước Việt Nam, thì trước hết, phải “thực hiện nền dân
chủ cộng hòa Việt Nam, mang lại tự do hạnh phúc cho dân tộc”. Độc lập - Tự do Hạnh
phúc là giá trị phát triển, là mục tiêu, là bước đi của cách mạng Việt Nam; là nội dung
cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh, là triết lý phát triển Việt Nam trong thời đại mới.
Đó là con đường giải phóng và phát triển của dân tộc đúng quy luật, hợp lòng dân. Độc
lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho tất cả mọi người và con người được giải phóng hoàn
toàn để vươn tới cái tất yếu của tự do chính là đích đến của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản. Cho nên, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu
nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do,
bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi
người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”. 2 lOMoAR cPSD| 45568214
Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dụng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ
xưa đến nay, chúng ta và cả thế giới đều biết đến truyền thống yêu nước với tỉnh thần
đánh giặc anh hùng, bất khuất của người dân Việt Nam. Kể từ thời kì phong kiến với
hàng nghìn năm Bắc thuộc cho đến những thập niên gian khổ của thế kỉ 20. Khi mà
quân và dân ta phải chiến đấu với giặc Pháp và Mỹ, chúng ta đã làm nên những chiến
công hiển hách, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Hầu hết, những cuộc kháng
chiến đó đều xuất phát từ việc dân ta bị áp bức bóc lột, dẫn đến việc họ phải vùng lên
đấu tranh đề dành được quyền tự do, sự ấm no hạnh phúc. Chính vì thế, tỉnh thần yêu
nước là cội nguồn của sức mạnh dân tộc Việt Nam. Đối với những người dân bị mất
nước, cái quý giá nhất trên đời là độc lập của tổ quốc, tự do của nhân dân. Theo chủ
tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ; độc lập
dân tộc phải gắn với hạnh phúc và tự do của nhân dân; đồng thời, tự do và hạnh phúc
của nhân dân cũng chính là giá trị sâu sắc của độc lập dân tộc. Điều đó được người
khẳng định qua chân lí sâu sắc: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng
hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” B. NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự do:
a) Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc:
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay gắn liền
với truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Điều đó nói lên một khát
khao to lớn của dân tộc ta là, luôn mong muốn có được một nền độc lập cho dân tộc,
tự do cho nhân dân và đó cũng là một giá trị tinh thần thiêng liêng, bất hủ của dân tộc
mà Hồ Chí Minh là hiện thân cho tinh thần ấy. Người nói rằng, cái mà tôi cần nhất trên
đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập.
Nhân cơ hội các nước đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
họp Hội nghị ở Vécxây (Pháp) năm 1919 mà ở đó Tổng thống Mỹ V.Wilson đã kêu gọi
trao quyền tự quyết cho các dân tộc trên thế giới, thay mặt nhóm những người yêu
nước Việt Nam tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân
An Nam, với hai nội dung chính là đòi quyền bình dẳng về mặt pháp lý và đòi các
quyền tự do, dân chủ. Bản yêu sách không được Hội nghị chấp nhận nhưng qua sự
kiện trên cho thấy lần đầu tiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc thuộc 3 lOMoAR cPSD| 45568214
địa mà trước hết là quyền bình đẳng và tự do đã hình thành. Căn cứ vào những quyền
tự do, bình đẳng và quyền con người - “những quyền mà không ai có thể xâm phạm
được" đã được ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập của cách mạng Mỹ năm 1776, Tuyên
ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh tiếp
tục khẳng định những giá trị thiêng liêng, bất biến về quyền dân tộc: “Tất cả các dân
tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do...Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” (trích Giáo trình
Tư Tưởng Hồ Chí Minh – trang 41).
Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh cũng đã xác định
mục tiêu chính trị của Đảng là:
- Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến
- Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập
Ý chí và quyết tâm trên còn được thể hiện trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ. Trong thư gửi Liên hợp quốc năm 1946, một lần nữa Hồ Chí Minh
khẳng định: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong nuốn hoà bình. Nhưng nhân dân
chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng
nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. Khi thực dân Pháp tiến
hành xâm lược Việt Nam lần thứ hai, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày
19-12-1946, Người ra lời hiệu triệu, thể hiện quyết tâm sắt đá, bảo vệ cho bằng được
nền độc lập dân tộc - giá trị thiêng liêng mà nhân dân Việt Nam mới giành được:
“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ”.
b) Độc lập tự do phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân:
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Người đánh
giá cao học thuyết “Tam dân" của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự dó: dân tộc độc lập,
dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Và bằng lý lẽ đầy thuyết phục, trong khi viện
dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 “Người
ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi". Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương nhiên cũng phải được
tự do và bình đẳng về quyền lợi. “Đó là lẽ phải không ai chối cãi được”. Trong Chánh
cương vắn tắt của Đảng. Người cũng đã xác định rõ ràng mục tiêu của đấu tranh của
cách mạng là “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập... dân chúng được tự do...thủ
tiêu hết các thứ quốc trái...thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia 4 lOMoAR cPSD| 45568214
cho dân cày nghèo. Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo...thi hành luật ngày làm 8 giờ".
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, nước nhà được độc lập và một lần
nữa Hồ Chí Minh khẳng định độc lập phải gắn với tự do. Người nói: “Nước độc lập
mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chúng có nghĩa lý gi”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải
phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít
giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Xóa bỏ ách áp bức dân tộc mà không xóa bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp
thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp
bức, bóc lột, chỉ có thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân mới bảo
đảm cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hòa
giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người. Do
đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu,
nước mạnh, mọi người đều được sung sướng, tự do. Sự phát triển đất nước theo con
đường chủ nghĩa xã hội là một bảo đảm vững chắc cho nền độc lập của dân tộc. Hồ
Chí Minh nói: "Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì
có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi
ngày một giàu mạnh thêm". (trích Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – trang 18)
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa Xã hội:
Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh không lại một định nghĩa cố định về
chủ nghĩa xã hội. Với cách diễn đạt dung dị, dễ hiểu, dễ nhớ, khái niệm “chủ nghĩa xã
hội” được Người tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau bằng cách chỉ ra đặc trưng ở một
lĩnh vực nào đó (như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, động lực, nguồn
lực, v.v.) của chủ nghĩa xã hội song tất cả đều hướng đến mục tiêu cơ bản của nó mà
theo Người: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm
cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm,
được ấm no và sống một đời hạnh phúc”, là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”.
So sánh các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử để thấy sự khác nhau về bản chất
giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ khác, Hồ Chí Minh viết: “Trong xã hội có giai
cấp bóc lột thống trị, chỉ có lợi ích cá nhân của một số rất ít người thuộc giai cấp thống
trị là được thỏa mãn, còn lợi ích cá nhân của quần chúng lao động thì bị giày xéo. Trái 5 lOMoAR cPSD| 45568214
lại, trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dẫn lao
động làm chủ, thì mỗi người là một bộ phận của của tập thể, giữ một vị trí nhất định
và đóng góp một phần công lao trong xã hội. Cho nên lợi ích cá nhân là nằm trong lợi
ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo
đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện được thỏa mãn". Người khẳng định
mục đích của cách mạng Việt Nam là tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng
sản vì: Chủ nghĩa cộng sản có hai giai đoạn. Giai đoạn thấp, tức là chủ nghĩa xã hội;
giai đoạn cao, tức là chủ nghĩa cộng sản. Hai giai đoạn ấy giống nhau ở chỗ: Sức sản
xuất đã phát triển cao; nền tảng kinh tế thì tư liệu sản xuất đều là của chung; không có
giai cấp áp bức bóc lột. Hai giai đoạn ấy khác nhau ở chỗ. Chủ nghĩa xã hội vẫn còn
chút ít vết tích xã hội cũ. Xã hội cộng sản thì hoàn toàn không còn vết tích xã hội cũ.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội ở giai đoạn đầu của xã
hội cộng sản chủ nghĩa. Mặc dù còn tồn đọng tàn dư của xã hội cũ nhưng xã hội xã hội
chủ nghĩa không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao động làm chủ, trong đó
con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập thể vừa thống
nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau.
II. PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH: “Nước độc lập mà dân
không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
1. Phân tích luận điểm: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do,
thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”
“Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng
có nghĩa lý gì”. Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong “Thư gửi Ủy ban
nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, ký tên Hồ Chí Minh; đăng trên Báo Cứu quốc, số ra ngày 17-10-1945.
Quay ngược về thời gian lúc hoàn cảnh đất nước sau ngày bác Hồ đọc bản Tuyên
ngôn Độc lập tuyên bố nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dành độc lập.
Trước Cách mạng tháng Tám, các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc luôn thất bại.
Vì những lí do gì lại như thế? Thứ nhất, các cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây
chưa đi theo con đường cách mạng đúng đắn. Thứ hai, con đường cách mạng thất bại
do thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức chung. Thứ 3, con đường cách mạng thất bại do chưa có sự liên minh. 6 lOMoAR cPSD| 45568214
Về mặt thuận lợi, hệ thống chính quyền cách mạng được xây dựng từ Trung ương
tới cơ sở trên cả nước. Từ hoạt động bí mật, Đảng ta đã trở thành Đảng lãnh đạo chính
quyền. Đảng. Mặt trận Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh có uy tín lớn trong dân tộc,
chính quyền cách mạng được toàn dân ủng hộ. Phong trào cách mạng tinh thần yêu
nước của nhân dân dấy lên từ cao trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tiếp tục
phát triển với những hình thức và nội dung mới nhằm xây dựng, bảo vệ chính quyền,
giữ vững thành quả cách mạng. Bên cạnh những thuận lợi do thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám đem lại, nhân dân ta và chính quyền cách mạng phải đương đầu với những
khó khăn, thử thách nặng nề.
Về Kinh tế – tài chính: Nhân dân ta và chính quyền cách mạng còn phải vượt qua
những khó khăn lớn về kinh tế, đòi sống xã hội. Nên kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn,
lạc hậu lại bị thực dân Pháp và phát xít Nhật vơ vét, bị chiến tranh và thiên tại tàn phá
nền lại càng nghèo hơn. Năng suất lúa rất thấp (12tạ/ha). Nông dân lao động chiếm
hơn 95% số hộ nhưng chỉ được sử dụng không quá 40% ruộng đất. Hậu quả nạn đói
cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa kịp khắc phục, thì nạn lụt lớn lại xảy ra, tàn phá
chín tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 50% ruộng đất bỏ hoang. Công nghiệp chỉ có không quá
200 nhà máy nhỏ bé, trang bị cũ kỹ, đang lâm vào đình đốn, hàng hoá khan hiếm. Tài
chính quốc gia gần như trống rỗng. Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản
nước ngoài. Chính quyền cách mạng chỉ tiếp quản được kho bạc với 1.230.720 đồng,
trong đó có 586.000 đồng tiền rách.
Về văn hóa: Hậu quả về mặt xã hội cũng rất nặng nề, trên 90% số dân không biết
chữ. Hầu hết số người được đi học chỉ ở bậc tiểu học và vỡ lòng. Trên 3 vạn dân mới
có một học sinh cao đẳng hoặc đại học và chủ yếu học ở ngành luật và ngành thuốc.
Suất thời kỳ 1930-1945, số công chức có trình độ cao đẳng và đại học chỉ gồm vài
trăm người. Thực tế đó làm cho việc tổ chức, hoạt động của chính quyền mới gặp
không ít khó khăn, lúng túng.
Về chính trị quân sự: Vào thời gian này, nhà nước ta mới được thành lập, thật sự
còn non trẻ. Bộ máy Nhà nước chưa được hoành chỉnh. Hơn nữa, lực lượng vũ trang
lại mỏng manh, rất cần bổ sung. Bên cạnh đó còn rất nhiều vấn đề khó khăn mà đất
nước ta phải đối mặt. Tuy nhiên, nhờ áp dụng tài tình Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mọi vấn đề đã được giải quyết. Những khó khăn, thử
thách to lớn cả về quân sự, chính trị, kinh tế và xã hội trên đây, đặt chính quyền cách 7 lOMoAR cPSD| 45568214
mạng và vận mệnh đất nước ta trong thế "ngàn cân treo sợi tóc". Tiếp theo, chúng ta
chỉ được độc lập vên vẹn 21 ngày. Ngay sau khi Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập bởi
chiến thắng của cách mạng tháng 8, thì sau đó, ngày 23 tháng 9 năm 1945, Thực dân
Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ
hai, với sự giúp súc của quân Anh. vi vậy, chúng ta chưa được hưởng sự độc lập đó
bao lâu, tức là cuộc sống nhân dân vẫn chưa ổn định, chúng ta lại phải gống mình lên
chống trả quân địch. Vậy thì tự do và hạnh phúc ở đâu? Và kể cả khi miền Bắc tuyên
bố độc lập, thì cuộc sống của nhân dân vẫn chưa được cải thiện, do phải dốc toàn lực
vào chiến tranh miền Nam, làm hậu phương cung cấp lương thực, cơ giới, quân sự cho
chiến tuyến miền Nam. Từ kinh tế cho đến chính trị xã hội, dù đã đánh đuổi được thực
dân ra khỏi Miền Bắc, nhưng nhân dân Miền Bắc vẫn chưa thể cải thiện được cuộc
sống, do phải dốc toàn lúc vào chiến trường miền Nam, từ của cải, sức người, sức lao
động, ... Chính vì thế, dù độc lập, nhưng nhân dân miền Bắc vẫn chưa thể hoàn toàn tự
do và ấm no hạnh phúc. Sau khi dốc toàn lực cho chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954, quân và dân Việt Nam ở cả Bắc và Nam mới được hưởng sự tự do và hạnh phúc
thực sự. Thế nhưng đó mới chỉ là mặt tinh thần, về vật chất, chúng ta thiếu thốn đủ
đường, vì sau khi dành thắng lợi, chúng ta cũng đã cạn kiệt về của cải cũng như sức
lao động, sự tàn phá của chiến tranh cũng làm cho cuộc sống lầm than. Tiếp đến là sự
can thiệp và trực tiếp tham chiến của Mỹ đối với quốc gia Việt Nam, cuộc sống của
nhân dân càng ngày càng thêm khổ. Cuối cùng, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau
những năm trường kì kháng chiến, chiến thắng ngày 30 tháng 4 chấm dứt hoàn toàn
cuộc chiến tranh Việt Nam, khi đó, nhân dân Việt Nam mới hoàn toàn được chủ quyền
tối cao tự do, và chủ quyền hạnh phúc ấm no của nhân dân mới được thể hiện rõ rệt.
Khi đó, quốc gia Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, nhân dân Việt Nam có cuộc sống
yên bình tự do, không còn bóng quân thủ và chiến tranh. Cho đến nay, khi đòi sống
càng ngày càng được cải thiện, cuộc sống hiện tại của người dẫn nước Việt Nam trở nên ấm no hạnh phúc.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giành độc lập dân tộc và đem lại cuộc sống ấm no,
hạnh phúc cho người dân là hai mục tiêu cốt lõi của cách mạng Việt Nam; độc lập dân
tộc và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân là hai nội dung xuyên suốt, bao trùm và quan
hệ khăng khít và biện chứng. Người đã chỉ rõ: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng
hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì". 8 lOMoAR cPSD| 45568214
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ tập trung vào những công việc cụ thể là:
chống nạn đói, nạn dốt và xóa các tệ nạn xã hội; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đỏ; thực
hiện tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết... Đó là những nội dung, biện pháp và bước
đi quan trọng để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Quan điểm chăm
lo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao hàm các
nội dung lớn như: đời sống của người dân phải đẩy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần,
nhân dân phải được tự do với một xã hội tiến bộ và công bằng, với hành lang pháp lý
bảo đảm quyền con người của người dân một cách đầy đủ và người dân thực sự là chủ trong xã hội mới.
Trong mọi hoàn cảnh lịch sử, kể cả tình thể cách mạng khó khăn, thách thức như
“ngàn cân treo sợi tóc ", việc bảo đảm cuộc sống nhân dân vẫn luôn là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết nhằm
đáp ứng những đòi hỏi trước mắt của nhân dân, trong đó có chống nạn đói. Người chỉ
rõ, đói nghèo là một trong ba thứ giặc cần phải diệt và Người đã tập trung mọi nỗ lực
lãnh đạo toàn dân “diệt giặc đói, diệt giặc đốt, diệt giặc ngoại xâm”.
Giặc ngoại xâm cướp nước có thể làm ta mất nước, mất độc lập, nhưng giặc đói,
giặc dốt làm cho dân ta chìm đắm trong lâm than, đói khổ, đen tối và ấm no, hạnh phúc
chỉ là ước vọng, mong mỏi. Nghèo đói thì sức lực nhân dân yếu ớt, thực lực đất nước
giảm sút, giống nội suy vong, thế nước đi xuống và khi đó khó có thể bảo vệ được nền
độc lập tự chủ, do vậy mà nguy cơ mất cả tự do, độc lập.
Công cuộc xây dựng đất nước, chăm lo cuộc sống cho nhân dân thật vô cùng khó
khăn và đây thách thức, bởi đất nước vừa thoát thoát khỏi ách thực dân phát xít, bị bóc
lột kiệt quệ sức người, vơ vét cạn kiệt tài nguyên, lực để phục vụ cuộc chiến tranh đế
quốc. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định từng công việc cụ thể, từng
bước đi thích hợp; đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để nhân dân thoát nạn bần cùng, mọi
người có việc làm, đời sống ấm no và hạnh phúc. Người đã viết thư gửi đông bảo toàn
quốc kêu gọi ra sức cứu đói, chống nạn đói, "coi cuộc chống nạn đói cũng như cuộc
chống ngoại xâm”. Người đặc biệt quan tâm đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất và
tiết kiệm để chống đói. Người đề nghị Hội đồng Chính phủ phát động một chiến dịch
tăng gia sản xuất và mở cuộc lạc quyền cứu đói. Trong Thư gửi nông gia Việt Nam, 9 lOMoAR cPSD| 45568214
Người khẩn thiết kêu gọi: "Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất
nữa...”. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập".
Quan điểm về chăm lo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dẫn được hun đúc
trong Lời kêu gọi của Người: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đây là lời kêu gọi
toàn dẫn đứng lên đánh giặc ngoại xâm trong bối cảnh cách mạng đứng trước thách
thức lớn khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, đưa quân Mỹ vào miền Nam và đánh
phá ra miền Bắc, đó cũng là tư tưởng khẳng định lẽ sống của nhân dân và dân tộc Việt
Nam với mục tiêu cốt lõi là: độc lập cho dân tộc gắn liền với tự do và ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân còn
được thể hiện trong Di chúc. Người nhận thức những khó khăn thách thức trước mắt
trong cuộc sống của nhân dân và Người luôn đặt niềm tin mạnh mẽ vào sức mạnh đoàn
kết của nhân dân trong công cuộc xây dựng đời sống mới ấm no, hạnh phúc. Người
căn dặn Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như miền núi, đã bao đời chịu đựng
gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dẫn áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm
chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dùng cảm, hằng hái, cần cù. Từ ngày
có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo. Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng phải có
kế hoạch thật tốt đối phát triển khởi tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân".
Theo Hồ Chí Minh, để chăm lo tốt cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân trước
hết là việc xây dựng nhà nước thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Để Nhà
nước giữ vững bản chất nhân dân, làm tròn nhiệm vụ quản lý xã hội, tổ chức xây dựng
cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.
2. Liên hệ với Việt Nam hiện nay
Bộ. 50% ruộng đất bỏ hoang. Công nghiệp chỉ có không quá 200 nhà máy nhỏ bé,
trang bị cũ kỹ, đang lâm vào đình đốn, hàng hoá khan hiếm. Tài chính quốc gia gần
như trống rỗng. Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản nước ngoài. Chính
quyền cách mạng chỉ tiếp quản được kho bạc với 1.230.720 đồng, trong đó có 586.000 đồng tiền rách.
Về văn hóa "Hậu quả về mặt xã hội cũng rất nặng nề, trên 90% số dân không biết
chữ. Hầu hết số người được đi học chỉ ở bậc tiểu học và vỡ lòng. trên 3 vạn dân mới
có một học sinh cao đẳng hoặc đại học và chủ yếu học ở ngành luật và ngành thuốc.
Suất thời kỳ 1930-1945, số công chức có trình độ cao đẳng và đại học chỉ gồm vài 10 lOMoAR cPSD| 45568214
trăm người. Thực tế đó làm cho việc tổ chức, hoạt động của chính quyền mới gặp
không ít khó khăn, lúng túng.
Về các vấn đề an sinh xã hội: Với mục tiêu định hướng XHCN, Đảng ta luôn thống
nhất quan điểm tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Do đó,
các vấn đề về an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi
cho mọi người đều phát triển khá đồng bộ và ngày càng được cải thiện.
Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe: Nhân dân ngày càng được quan tâm như việc
tích cực triển khai nhiều giải pháp giảm quá tải bệnh viện; Tập trung đầu tư xây dựng
hệ thống các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến cuối. Đội ngũ cán bộ y tế phát
triển cả về số lượng và chất lượng đối với cả y tế công lập và tư nhân. Riêng đối với y
tế công lập, số cơ sở khám chữa bệnh năm 1986 là 11.600 cơ sở, năm 2016 là 13.591
cơ sở, đạt tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1986-2016 là 0,6%/năm; số giường bệnh
tăng bình quân 47,2%/năm; số bác sĩ tăng bình quân 9,8%/năm. Tuổi thọ trung bình
của nước ta tăng, đạt 73,3 tuổi vào năm 2015; năm 2016 là 73,4 tuổi; năm 2017 là 73,5
tuổi, vượt xa các nước có thu nhập thấp (58 tuổi) và cao hơn các nước có thu nhập trung bình (71 tuổi).
Chính trong đại dịch COVID-19 vừa qua, Chính phủ đã chủ động, khẩn trương, kịp
thời ban hành trên 100 văn bản (bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, công điện, công văn...)
để đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch với mục tiêu bảo đảm sức khỏe,
tính mạng của nhân dân lên trên hết và trước hết; đặc biệt là Nghị quyết 128/NQ-CP
ngày 11/10/2021 mới đây của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh
hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng
của người dân, khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn
xã hội, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu
trong năm 2021. Ủy ban thấy rằng, công tác phòng, chống dịch trong thời gian qua đã
đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản kiểm soát được dịch bệnh COVID-19.
Ngoài ra, ngành y tế đã tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt triển khai các biện pháp
cấp bách phòng, chống dịch, trong đó đã xây dựng, ban hành các hướng dẫn chuyên
môn để thực hiện có hiệu quả công tác truy vết, xét nghiệm, tổ chức công tác tiếp nhận
và phân tầng điều trị, triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, tăng cường năng lực
cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó đã điều trị thành công
cho nhiều trường hợp mắc bệnh nặng. Cán bộ, nhân viên y tế không quản ngại khó
khăn, vất vả, hiểm nguy, luôn đi đầu trong phòng, chống dịch COVID-19.
Vậy nên, luận điểm ''Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc
tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì'' đã được chứng minh trong phần tiểu luận trên. C. KẾT LUẬN
Thời gian trôi qua nhưng những giá trị cốt lõi Người để lại vẫn trường tồn. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân có giá trị lý luận
và thực tiễn to lớn, sâu sắc thể hiện tinh thần yêu nước thương dân của vị lãnh tụ vĩ đại
cao cả. Trong 30 năm trường chinh kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đầy gian
khổ và hy sinh, thắng lợi của trận Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945-1954) và thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mùa xuân 1975 11 lOMoAR cPSD| 45568214
đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Miền Nam đã được
giải phóng, hai miền Nam Bắc đã “sum họp một nhà”, cả nước hòa bình, độc lập, thống
nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những nỗ lực của nhân
dân Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trải dài mấy
thập niên cũng chính là để bảo đảm cho mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng đầy
đủ nhất quyền con người; trong đó, có quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do
và quyền tự quyết của dân tộc - được quyết định vận mệnh, con đường phát triển của mình.
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên trì thực hiện những
căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh
phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”, chính thể chế nhà nước cùng những
quyền lợi và nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp 1946 và Hiến pháp
1959 đã cho thấy, trong điều kiện cụ thể của đất nước, nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã nỗ lực thực thi quyền con người theo quy định của pháp luật. Sau thắng
lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, nước nhà hòa bình, độc lập và
thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân cả nước lại tiếp tục đoàn kết, đồng
lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng vượt qua khó khăn về mọi mặt sau những năm
dài chiến tranh, tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế, thực hiện công cuộc đổi mới
và hội nhập quốc tế. Trong hòa bình, mỗi người dân trên đất nước Việt Nam đều cảm
nhận được sâu sắc hơn giá trị của độc lập, tự do, của niềm vui được sống trong Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc, để ngày mỗi ngày đều được đóng góp công sức, trách nhiệm
vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Hiện nay trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa, toàn Đảng, toàn dân tích cực học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tích cực thực hiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam dựa trên nền tảng lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
những điều kiện thực tế hiện nay của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
gần với phát triển kinh tế tri thức, thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế. Đó là tất cả nhìn
nhận và đánh giá thực tế khách quan dựa trên những thành tựu của Đảng và Nhà nước
ta đã đạt được và hạn chế còn tồn đọng Khép lại em xin được mượn lời của Đại biểu
Quốc Hội tỉnh Quảng Nam ông Lê Văn Lai phát biểu tại buổi thảo luận kinh tế xã hội
ngày 1/4/2016 bằng tất cả tâm huyết của 1 người Đại biểu chân chính, phải trái phân
minh nghĩa tình trọn vẹn khiến ai cũng phải bồi hồi: “Một là giặc nội xâm các đồng
chí chống sao cho được tham những Hai là giặc ngoại xâm làm sao các đồng chi bảo
vệ cho được chủ quyền Quốc gia”.
Do còn ít kinh nghiệm trong liên hệ tới thực tiễn, nhận thức của bản thân còn hạn
chế và khuôn khổ của tiểu luận, có thể bài tiểu luận của em không tránh khỏi những
thiết sót trong nghiên cứu và trình bày. Em rất kính mong được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự quan
tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo giảng viên đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện tiểu luận: Phân tích luận điểm của HCM: ''Nước độc lập mà người dân
không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì''. Làm rõ
ý nghĩa của luận điểm đối với VN hiện nay. Em rất mong các thầy cô tạo điều kiện
giúp đỡ. Em xin cảm ơn. 12 lOMoAR cPSD| 45568214
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh [CITATION soạ19 \l 1033 ]
2. “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng
có nghĩa lý gì”. Quân đội nhân dân. (2018). Retrieved from
https://www.qdnd.vn/hoso-su-kien/loi-bac-day-nam-xua/neu-nuoc-doc-lap-ma-
dan-khong-huong-hanh-phuctu-do-thi-doc-lap-cung-chang-co-nghia-ly-gi-552118.
3. Chính phủ đã tham gia tích cực, trách nhiệm, sáng tạo trong phòng, chống dịch.
Bộ Y Tế. (2021). Retrieved from https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-daobo/-
/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/chinh-phu-a-tham-gia-tich-cuc-
trachnhiem-sang-tao-trong-phong-chong-dich?inheritRedirect=false.
4. Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng
chẳng có ý nghĩa gì. Kho tri thức số. Retrieved from
https://khotrithucso.com/doc/p/nuoc-doc-lap-ma-nguoi-dan-khong-duoc- huonghanh-phuc-tu-do-1539103.
5. Trần, D. Tư tưởng Hồ Chí Minh. Studocu. Retrieved from
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/ho-chi-
minhideology/nuoc-duoc-doc-lap-ma-dan-khong-duoc-huong-hanh-phuc-tu-do-
thi-doclap-cung-chang-co-y-nghia-ly-gi/18939300. 13