-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:












Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45469857
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà
người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập chẳng có
ý nghĩa gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đó đối với Việt Nam hiện nay.
Sinh viên thực hiện: Phạm Quốc Bảo
Lớp: Kinh doanh quốc tế CLC 63B MSV: 11210929 MỤC LỤC A. Đặt vấn đề
B. Giải quyết vấn đề I. Khái quát chung
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
III. Ýnghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc với Việt Nam hiện nay
IV. Bài học thực tiễn đối với thế hệ trẻ Việt Nam C. Kết luận lOMoAR cPSD| 45469857 A. Đặt vấn đề
Trong suốt chiều dài lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của ông cha ta, trải qua
bao hy sinh mất mát, độc lập dân tộc luôn là một mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia và dân tộc
đặc biệt là các dân tộc nhỏ yếu. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, sự tồn vong và phát triển của mỗi
đân tộc đều gắn liền với việc giành và giữ nền độc lập của mình. Sống trong độc lập luôn là
nguyện vọng thiết tha, chính đáng của các dân tộc trên thế giới
Độc lập dân tộc vừa là một giá trị tinh thần vừa là một giá trị vật chất. Một dân tộc có được vị thế
bình đẳng trên trường quốc tế hay không, mọi công dân của một dân tộc có được sống hạnh phúc,
ấm no hay không… phụ thuộc rất nhiều vào việc dân tộc đó có độc lập hay không. Nhưng đối với
chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta, Người có quan niệm ngược lại: “Nước độc nập mà
người dân không được hưởng quyền tự do thì độc lâp chẳng có nghĩa lí gì” ̣
Nền độc lập của một dân tộc là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho dân tộc ấy có hoà bình, ổn định
về chính trị, phát triển về kinh tế và văn hoá, thống nhất về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Nó
phải được “đo bằng những khả năng và điều kiện đảm bảo cho dân tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ,
phụ thuộc, bị áp bức, bóc lột và nô dịch; đảm bảo cho dân tộc đó vượt qua tình trạng đói nghèo,
lạc hậu và tụt hậu so với ác dân tộc khác trong thế giới ngày nay, ngày càng vươn lên đỉnh của sự
giàu có, văn minh, hiện đại, công bằng và bình đẳng
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. KHÁI QUÁT CHUNG
Dân tộc ta có lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm. Các thế hệ người Viêt Nam đã không
ngừng đấu tranh để bảo vệ nền độc lập của mình mỗi khi Tổ cuộc bị xâm lăng. Đặc biệt, cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng ta trong những năm cuối của nửa đầu
thế kỉ XX mà đỉnh cao là Cách mạng Tháng tám năm 1945 đã đưa Việt Nam trở thành một dân
tộc tiên phong trong phong trào đấu tranh giải phòng dân tộc của các nước thuộc địa. Chân lý
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” không những là sự thể hiện một cách sinh động nhân sinh
quan của dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần thức tỉnh nhân dân lao động ở một loạt nước thuộc
địa châu Á, châu Phi và Mỹ Laitnh đứng lên tự giải phóng mình. Quyền được hưởng độc lạp và
quyết tâm bảo vệ quyền thiêng liêng đó của dân tộc Việt Nam được cha ông ta khẳng định qua
bài thơ Thần của Lý Thương Kiệt – bản tuyên ngôn đầu tiên của đất nước, qua khúc khải hoàn ca
Bình Ngô Đậi cáo của Nguyễn Trãi. Một lần nữa, quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm đó được
Hồ Chí Minh khẳng định một cách đanh thép: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và
độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
Không chỉ có vậy, đối với dân tộc ta ngày nay, độc lập dân tộc luôn gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Đảng và nhân dân ta giương cao trong suốt
tiến trình cách mạng. Tại đại hội lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Đảng và
nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền
tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.” Lựa chọn con đường phát triển tiến lên
chủ nghĩa xã hội sau khi đã giành được độc lập là sự lựa chọn đúng đắn của các dân tộc trong
thời đại ngày nay, phù hợp với quy luật khách quan và xu thế phát triển của lịch sử xã hội. Bởi vì lOMoAR cPSD| 45469857
chỉ có chủ nghĩa xã hội mới hoàn toàn giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội
, giải phóng con người; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới xoá bỏ căn nguyên sâu xa của tình trạng
người bóc lột người và đưa dân tộc tới sự phồn vinh về kinh tế, sự phát triển phong phú về văn
hoá, mới thực hiện đầy đủ nhất quyền lực của nhân dân
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
Hiện nay, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh đang được
Đảng ta vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp đổi mới nhằm ra sức phát triển kinh tế, văn hóa làm cho
dân giàu nước mạnh, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội trên đất nước ta, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới
vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là luận điểm trung tâm, nội dung cốt lõi trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là
một đóng góp của cách mạng Việt Nam vào kho tàng của chủ nghĩa Mác - Lênin, vào lý luận cách
mạng xã hội trong thời đại hiện nay. Thực tiễn cách mạng đã chứng tỏ sự nghiệp giải phóng dân
tộc ở Việt Nam cần thiết, có thể và đã được giải quyết theo lập trường của giai cấp vô sản.
1. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người
Để giải phóng dân tộc cần xác định một con đường phát triển của dân tộc, vì phương hướng phát
triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc lập.
Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh khẳng định
phương hướng phát triển của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh thời đại mới là chủ nghĩa xã hội.
Hoạch định con đường phát triển từ cách mạng giải phóng dân tộc lên cách mạng xã hội chủ nghĩa
là một vấn đề hết sức mới mẻ. Từ một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều
giai đoạn chiến lược khác nhau. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Hồ Chí Minh viết: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”. “Đi tới xã hội cộng sản” là hướng phát triển lâu dài. “Tư sản dân quyền cách mạng”
là giai đoạn chiến lược giải phóng dân tộc, hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập
dân tộc (chưa tiến hành triệt để cuộc cách mạng ruộng đất). “Thổ địa cách mạng” không nằm
trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, mà là một giai đoạn chiến lược với nhiệm vụ chủ yếu là
cách mạng ruộng đất. “Đi tới xã hội cộng sản” lại là giai đoạn phát triển kế tiếp để từng bước đạt mục tiêu cuối cùn
Theo Hồ Chí Minh, “Chính do tinh thần yêu nước mà quân đội và nhân dân ta đã mấy năm
trường chịu đựng trăm đắng nghìn cay, kiên quyết đánh cho tan bọn thực dân cướp nước và bọn
Việt gian phản quốc, kiên quyết xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do,
phú cường, một nước Việt Nam dân chủ mới”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa dân tộc
chân chính là một bộ phận của tinh thần quốc tế, “khác hẳn tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động.
Với niềm tin ở truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam, Người khẳng định: "Địch chiếm
trời, địch chiếm đất, nhưng chúng không làm sao chiếm được lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta".
Độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt
Nam trong thế kỷ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc. “Không có gì quí hơn lOMoAR cPSD| 45469857
độc lập tự do” là khẩu hiệu hành động của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là nguồn cổ vũ các
dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Vì thế, Hồ Chí
Minh không chỉ là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam mà còn là "Người khởi xướng cuộc
đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX".
Hồ Chí Minh cho rằng, con đường của cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản,
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người. Trong đó, giải
phóng dân tộc để dân tộc ta thoát khỏi cảnh lầm than, nô lệ, áp bức, nô dịch bởi thực dân, đế
quốc; giải phóng giai cấp để xóa bỏ áp bức giai cấp, bóc lột giai cấp, đem lại hạnh phúc cho Nhân
dân. Giải phóng xã hội để thực hiện công bằng xã hội. Giải phóng con người để mỗi người ai
cũng có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được phát triển toàn diện. Tư tưởng xuyên suốt của
Hồ Chủ tịch là dân tộc thì độc lập, dân quyền thì tự do, dân sinh thì hạnh phúc. Chính vì vậy, với
Người không có gì quý hơn độc lập, tự do. Nhưng giành được độc lập, tự do rồi mà dân vẫn đói,
vẫn rét thì độc lập, tự do cũng vô nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con
người gắn bó chặt chẽ với nhau. Bởi lẽ, giải phóng dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để giải phóng
giai cấp, giải phóng xã hội và con người. Tuy nhiên, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội và
con người sẽ củng cố, khẳng định, bảo vệ giải phóng dân tộc. Trong cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc, các nước thuộc địa và phụ thuộc phải tiến hành chủ động, sáng tạo cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô
sản ở chính quốc. Trong các cuộc cách mạng giải phóng ấy thì giải phóng con người là mục tiêu
cao nhất của cách mạng, thúc đẩy cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
2. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội thì độc
lập dân tộc mới vững bền. Nói khác đi, chỉ có lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa
mới là con đường bảo vệ và phát triển vững chắc nhất thành quả của độc lập dân tộc, mới bảo
đảm cho Nhân dân thực sự được hạnh phúc, đồng bào ta thực sự được ấm no. Tất nhiên, độc lập
dân tộc cũng là điều kiện, tiền đề, cơ sở để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh
chỉ rõ phát triển lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển đúng đắn và hợp quy luật khách
quan của Việt Nam. Điều này có các luận cứ:
Thứ nhất, đây là quy luật phát triển khách quan của lịch sử không ai có thể ngăn cản được. Người
khẳng định: “Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ
phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa loài người đang tiến lên chế
độ xã hội chủ nghĩa... Sự phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản được”.
Thứ hai, Hồ Chí Minh không nói nhiều về khái niệm chủ nghĩa xã hội, nhưng chủ nghĩa xã hội
mà Người hiểu là mô hình xã hội duy nhất thực hiện được ham muốn của Người là dân tộc được
độc lập, Nhân dân được hạnh phúc, đồng bào được tự do, ấm no, hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội,
theo Hồ Chí Minh chính là “làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm
cho dân có học hành”. “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho Nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng
sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong
tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ” “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật
chất và văn hóa của Nhân dân và do Nhân dân tự xây dựng lấy”. lOMoAR cPSD| 45469857
Có thể nói, chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người ai
cũng có việc làm, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành; các dân tộc trong nước
đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Chủ nghĩa xã hội có quan hệ hòa bình, hữu nghị
với tất cả các nước, các dân tộc. Rõ ràng, chủ nghĩa xã hội như vậy sẽ không chỉ bảo vệ vững
chắc thành quả của độc lập dân tộc mà còn làm cho Nhân dân được hạnh phúc, đồng bào được
ấm no, tạo điều kiện phát triển mới cho dân tộc, cho mọi người dân. Do vậy, mà Hồ Chí Minh đã
gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội và đây là một giá trị bền vững trong tư tưởng của Người.
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Sức mạnh dân tộc theo Hồ Chí Minh, đó là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của ý chí đấu tranh
anh dũng, bất khuất cho độc lập, tự do, ý thức tự lực, tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết. Sức
mạnh của thời đại được Hồ Chí Minh đúc kết từ chính thực tiễn hoạt động cách mạng của Người.
Trải qua nhiều nước trên thế giới, Người hiểu rằng, “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có
hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”. Hơn nữa, các nước đế quốc đã
không đơn độc trong hành động áp bức, bóc lột ở các nước thuộc địa, chúng còn tuyển những
người lính ở các nước thuộc địa sang đàn áp ở chính quốc. Chính vì thế, Nhân dân và các nước
thuộc địa bị áp bức cần đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.
Hồ Chí Minh cho rằng sức mạnh thời đại bao gồm sức mạnh của phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc; phong trào cách mạng của công nhân và Nhân dân lao động các nước chính quốc và tư
bản chủ nghĩa nói chung; phong trào xã hội chủ nghĩa; phong trào vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội; phong trào cách mạng của Nhân dân Đông Dương... Biết tranh thủ sự
giúp đỡ quốc tế là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của cách mạng. Đồng thời, Việt
Nam luôn gắn kết cuộc đấu tranh của mình với phong trào giải phóng dân tộc, với Nhân dân các
nước mới giành độc lập hoặc đang đấu tranh vì nền độc lập, tự do.
Chính vì vậy, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân
chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng; là xây dựng được khối liên minh đoàn kết chiến
đấu giữa giai cấp vô sản và Nhân dân thuộc địa với giai cấp vô sản và Nhân dân lao động ở các
nước chính quốc; là phát huy sức mạnh của các dòng thác cách mạng trên thế giới phục vụ cho
sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
4. Sức mạnh của nhân dân, về khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Hồ chí Minh có quan điểm đúng đắn về quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân là những
người lao động, “Lực lượng dân chúng nhiều vô cùng... dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề
một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi
không ra”. Quần chúng nhân dân có vai trò hết sức to lớn đối với sự nghiệp cách mạng. Chính
quần chúng nhân dân là chủ thể của lịch sử, chủ thể của mọi sáng tạo, chủ thể của mọi phong trào
cách mạng. Trong một quốc gia, quần chúng nhân dân là gốc của nước. Với Hồ Chí Minh “nước
lấy dân làm gốc”, cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân và Người khẳng định:
“Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền Nhân dân”. lOMoAR cPSD| 45469857
Với Hồ Chí Minh, quần chúng nhân dân còn là người quyết định lịch sử. Người thường hay trích
dẫn câu ca của người dân vùng Quảng Bình, Vĩnh Linh “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó
trăm lần dân liệu cũng xong” để nói lên vai trò to lớn của quần chúng nhân dân. Vai trò của Nhân
dân còn được Người khẳng định rõ: “Ở đâu có dân là có núi, có sông, có biển. Dân có sức mạnh
hơn cả sông núi. Nếu ta biết dựa vào dân thì sẽ thành công”.
Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là
vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng
nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù
của dân tộc, của nhân dân. Theo Người, đoàn kết làm nên sức mạnh và là cội nguồn của mọi thành công.
Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ
hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả các lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính
sách đến hoạt động thực tiễn.
Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Vì, cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, không phải là việc một hai người có thể làm được. Đại đoàn kết toàn dân có nghĩa
là phải tập hợp được tất cả mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Nguyên tắc
cơ bản để xây dựng khối đại đoàn kết là bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản
của các tầng lớp nhân dân.
5. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất đất nước
Độc lập dân tộc và thống nhất đất nước nhà là một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt
Nam, là con đường sống của nhân dân Việt Nam. Đó là một quan điểm lớn của Hồ Chí Minh.
Người nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn,
song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Hồ Chí Minh lên án thực dân Pháp chia cắt nước Việt Nam, “lập ba chế độ khác nhau ở Trung,
Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết” (24).
Sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập của dân tộc Việt Nam cũng là
cuộc đấu tranh cho sự thống nhất và toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích
của Cách mạng tháng Tám là “giành lại hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ cho Tổ quốc
ta, cho nhân dân ta”. Mục đích của kháng chiến chống thực dân Pháp là để giữ lấy và phát triển
những thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, tức là hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ”.
Độc lập và thống nhất của Tổ quốc là khát vọng và ý chí đấu tranh của Hồ Chí Minh và cả dân
tộc Việt Nam. Người chấp nhận ký bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, mặc dù chưa đòi được
thực dân Pháp phải công nhận nền độc lập, nhưng họ đã phải công nhận “nước Việt Nam là một
quốc gia tự do”, có Chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Việc thực hiện thống nhất
đất nước sẽ do trưng cầu dân ý quyết định.
II. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đối với Việt Nam hiện nay.
Mác – Angghen nêu ra các quan điểm có tính chất phương pháp luận để giải quyết các vấn đề dân
tộc. Còn Lênin đã chỉ ra hai xu hướng phát triển khách quan của dân tộc, xây dựng cương lĩnh
dân tộc tạo cơ sở cho đường lối, chính sách dân tộc của các Đảng cộng sản trong thời đại ĐQCN. lOMoAR cPSD| 45469857
Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc thuộc địa; Thực chất của vấn đề
dân tộc thuộc địa là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc; xây dựng Nhà nước dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ dân tộc – giai cấp trong cách mạng Việt Nam. Quan điểm Chủ
nghĩa Mác – Lênin: Vấn đề giai cấp quyết định vấn đề dân tộc: Dân tộc ra đời là sản phẩm của
quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp; Ở mỗi dân tộc, luôn có một giai cấp đứng ra làm đại diện.
Gai cấp đại diện quyết định lợi ích và khuynh hướng phát triển của dân tộc.
Áp bức dân tộc thực chất là áp bức giai cấp. Muốn xoá bỏ áp bức dân tộc phải đi từ đấu tranh giai
cấp, xoá bỏ giai cấp thống trị. Hồ Chí Minh đã áp dụng và phát triển những tư tưởng để tìm ra lối
đi phù hợp xuất phát từ thực tiễn Việt Nam: Vấn đề dân tộc là vấn đề trên hết và trước hết; Giải
phóng dân tộc là tiền đề giải phóng giai cấp; Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; chủ
nghĩa yêu nước gắn với chủ nghĩa quốc tế vô sản
1. Độc lập tự do là quyền thiêng liên, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc Giữ
vững độc lập, tự chủ vừa là đường lối, vừa là nguyên tắc bất biến để chúng ta bảo vệ tốt nhất
lợi ích quốc gia, dân tộc của mình. Đó là kết tinh của sự nghiệp đối ngoại của Hồ Chí Minh.
Trong tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh, muốn có nền độc lập hoàn toàn thì phải đứng về lập
trường giai cấp vô sản, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac – Lênin, và đi theo con đường xã
hội chủ nghĩa. Đó mới là nền độc lập thực sự, mang lại hạnh phúc, tự do, ấm no cho nhân
dân. Trong tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh, tjw do là tự do của toàn thể dân tộc. Dân tộc chỉ
có thể tự do khi giành được độc lập. Tự do có nghĩa là thoát khỏi ách thống trị, áp bức bóc lột
của nước. Dân tộc có quyền tự do lựa chọn con đường phát triển của riêng mình. Hồ Chí
Minh đã thể hiện rõ tư tưởng đảm bảo quyền tự do của nhân dân trong bản Tuyên ngôn độc
lập ngày 2/9/1945. Ngay từ những câu đầu tiên, Người đã trích dẫn những "lời bất hủ" trong
bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ do Thomas Jefferson soạn thảo: "Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm
phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc
lập.” Độc lập, tự do, hạnh phúc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Độc lập, tự do, hạnh phúc - đó là
ham muốn tột bậc của Bác, đó cũng là khát vọng lớn lao của lớp lớp các thế hệ người Việt Nam.
Người dân được tự do và hạnh phúc, đó là mục tiêu lớn lao nhất mà vì nó Hồ Chí Minh cống hiến
toàn bộ cuộc đời của mình. "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" là tư tưởng cách mạng cốt lõi,
là lẽ sống của Hồ Chí Minh và của dân tộc Việt Nam. Độc lập trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một
nền độc hoàn toàn triệt để và có chủ quyền thực sự về mọi lĩnh vực. Dân tộc Việt Nam có quyền
quyết định vận mệnh của mình. Dưới sự lãnh đạo của Người, tư tưởng độc lập, tự chủ đã trở thành
"sợi chỉ đỏ" xuyên suốt và định hình các hoạt động đối ngoại từ khi lập quốc đến nay. Về quan
niệm độc lập của nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
giải thích cho thông tin viên hãng Roi-tơ, ông V. Rao rằng: "Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển
lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào."
2. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để lOMoAR cPSD| 45469857
Độc lập phải bảo đảm quyền lực tối cao về đối nội, đối ngoại và suy đến cùng là phải đảm bảo
quyền tự quyết dân tộc. Độc lập dân tộc phải được thực hiện toàn diện, triệt để trên mọi lĩnh vực.
Còn nhớ khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất vừa kết thúc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt
những người dân An Nam gửi đến Hội nghị quốc tế ở Versseilles, Pháp (năm 1919) Bản yêu sách
8 điểm đòi tự do độc lập cho thuộc địa, trong đó rất nhấn mạnh đến dân quyền khi nêu các điểm
cụ thể: “3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận; 4. Tự do lập hội và hội họp; 5. Tự do cư trú ở nước
ngoài và tự do xuất dương; 6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở
tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
Ngay trong năm ấy, khi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp hỏi mong muốn điều gì, Nguyễn Ái Quốc
trực diện đối đáp thẳng: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi
được độc lập” và năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Lenin, tìm thấy con đường cách
mạng vô sản cũng từ khát khao “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả
những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu.”
Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Nhà
nước do Nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, nhà nước của dân là nhà nước trong đó dân là chủ; dân là người có địa vị cao nhất, có
quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, dân tộc. Hồ Chí Minh đã nhiều lần
khẳng định: nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ; bao nhiêu quyền hạn
là của dân; quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Người ý thức rất rõ vị trí của mình trong bộ
máy nhà nước, Bác nhiều lần nhắc nhở: ở nước ta từ Hồ Chủ tịch trở xuống là đầy tớ của dân; dân đặt
đâu thì làm đó; Người làm Chủ tịch nước cũng là nhận sự trao quyền uỷ thác của dân. Theo Hồ
Chí Minh, nhà nước do dân là dân làm chủ nhà nước, nhà nước phải tin dân và dựa vào dân.
Ngoài ra, nó còn bao hàm nội dung khác: nhân dân có quyền tham gia vào công việc quản lý nhà
nước, phê bình, kiểm soát, kiểm tra và giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại
biểu do mình cử ra. Nhà nước vì dân, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là nhà nước phục vụ nhân dân,
đem lại lợi ích cho nhân dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: để phục vụ tốt nhân dân, vì dân, nhà nước
phải thực sự liêm khiết, trong sạch, tránh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, phải loại hết
"các ông quan cách mạng" ra khỏi bộ máy nhà nước. “Độc lập mà người dân không có quyền tự
quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng..., thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì.”
3. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
“Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,
dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
Nhưng “Độc lập” không tách biệt với “Tự do”, “Hạnh phúc” mà phải gắn liền một cách hữu cơ
và biện chứng với nhau như những điều kiện và mục tiêu tối thượng.
Trong Thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng (17/10/1945), Hồ Chủ tịch nói rõ “Ngày nay,
chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân
không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Phát biểu tại cuộc họp đầu lOMoAR cPSD| 45469857
tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc (10/1/1946), Người lý giải: “Chúng ta tranh được
tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết
rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.
“Tự do” và “Hạnh phúc” là kết quả của “Độc lập” nhưng phải là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, bởi vì “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không
phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc
làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc.
Nói “Tự do” và “Hạnh phúc” là nói đến người dân được hưởng đầy đủ đời sống vật chất và tinh
thần do Chính phủ chăm lo và bản thân mỗi con người biết mưu cầu chính đáng. “Tự do” và
“Hạnh phúc” cơ bản nhất, tối thiểu nhất theo cách nói của Hồ Chí Minh là “đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”; người dân từ chỗ có ăn, có mặc, được học hành đến chỗ
ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc và cống hiến. Điều đó trong chế độ dân chủ cộng hòa thì
mỗi người dân được pháp luật đảm bảo điều kiện trong việc tự cải thiện đời sống riêng của mình,
phát huy tính độc lập cá nhân và phát triển toàn diện; việc mưu cầu hạnh phúc và đem lại phúc
lợi xã hội cho con người trở thành quyền công dân, mỗi người dân và toàn xã hội đều có nghĩa
vụ và trách nhiệm chung.
Đời sống vật chất là trên cơ sở một nền kinh tế cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Người dân từ chỗ có ăn, có mặc, có chỗ ở đến chỗ ăn
ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm. Khác
với các con đường cứu nước của cha ông, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến (cuối thế
kỷ XIX), hoặc chủ nghĩa tư bản (đầu thế kỷ XX), con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ
Chí Minh. Hồ Chí Minh nêu ra chân lý mang tính thời đại:"Trong thời đại ngày nay, muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc không còn cách nào khác con đường cách mạng vô sản." Độc lập dân
tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Độc lập dân tộc và thống nhất đất nước là chân lý, là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc.
“Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó
không bao giờ thay đổi.” “Độc lập” ở Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 “đã giải
phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân... xây dựng cho
nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hoà và thống nhất độc lập”. “Độc lập” ấy của toàn dân
tộc sau khi giành được đã nêu cao ý chí quyết tâm “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”; dù “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20
năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song
nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi,
nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”
Lịch sử Việt Nam là lịch sử không ngừng đấu tranh trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.
Tinh thần yêu nước là cội nguồn của sức mạnh dân tộc Việt Nam. Đối với người dân mất nước, lOMoAR cPSD| 45469857
cái quý nhất trên đời là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,
độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ; độc lập dân tộc phải được gắn với hạnh
phúc và tự do của nhân dân; đồng thời, tự do và hạnh phúc của nhân dân cũng chính là giá trị sâu
sắc của độc lập dân tộc
III. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đối với Việt Nam hiện nay
1. Kiên định mục tiêu, con đường Cách mạng Hồ Chí Minh đã lựa chọn
Chúng ta luôn chủ động phát hiện, ngăn chặn “từ sớm, từ xa” các nguy cơ đối với đời sống chính
trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. Quá trình hội nhập có sự tác
động lẫn nhau giữa các nước lớn với nước vừa và nhỏ, giữa các nước có thể chế chính trị xã hội
khác nhau nên sẽ xuất hiện những xung đột về lợi ích hoặc các âm mưu chống phá từ bên ngoài.
Vì vậy, việc chủ động phát hiện từ khoảng cách xa về không gian và sớm về thời gian những nguy
cơ có thể xảy ra là yêu cầu cấp thiết phải làm để có thể chủ động ngăn chặn, vô hiệu hóa, hóa giải
các nguy cơ đó một cách kịp thời, hiệu quả. Phòng, chống một cách chủ động mọi âm mưu, hoạt
động lợi dụng hội nhập quốc tế để chuyển hóa nội bộ; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các đối tác
nước ngoài lợi dụng kẽ hở về luật pháp và sơ hở, yếu kém của ta để gây sức ép, trốn thuế, thao
túng thị trường trong nước; đấu tranh với các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia như rửa
tiền, buôn lậu, sản xuất và tiêu dùng hàng giả, gian lận thương mại, tín dụng đen, tội phạm sử
dụng công nghệ cao. Tăng cường quản lý hoạt động trên mạng xã hội và internet, có biện pháp
ngăn chặn các thế lực thù địch xâm nhập vào các mạng nội bộ gây thiệt hại về kinh tế, phá hoại
tư tưởng. Ngăn chặn việc du nhập các ấn phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài để bảo đảm an ninh văn hóa.
2. Phát huy sức mạnh nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa
Bước vào thời kỳ mới, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN,
việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân phải tiếp tục quán triệt sâu sắc tư
tưởng và học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về quyền làm chủ đất nước và xã
hội của nhân dân. Bởi, đây là nền tảng tư tưởng, lý luận quan trọng trong tổ chức và hoạt động
của Nhà nước pháp quyền kiểu mới do nhân dân làm chủ. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
của dân, do dân và vì dân phải nắm vững mục tiêu là tôn trọng, bảo vệ, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, tất cả vì độc lập dân tộc, dân chủ, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Điều 2 Hiến pháp
1992 khẳng định rõ: Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng
là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quan điểm trên
càng có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng một Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân - do
nhân dân làm chủ, nhất là khi các thế lực thù địch đang lợi dụng chiêu bài "dân chủ" và "nhân lOMoAR cPSD| 45469857
quyền" cũng như các thủ đoạn khác để vu cáo, xuyên tạc chế độ dân chủ, chống phá cách mạng nước ta.
IV. Bài học thực tiễn đối với thế hệ trẻ Việt Nam
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh mặc dù có tính khái quát cao về các lĩnh vực có nội hàm rộng
lớn như dân tộc và cách mạng dân tộc, chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản, Nhà nước, tư tưởng đại
đoàn kết, quân sự, nhân văn, đạo đức, văn hóa… nhưng lại có tính thực tiễn và áp dụng rất cao,
có thể được vận dụng hiệu quả trong từng công việc nhỏ lẻ của mỗi người dân.
Thấm nhuần được các tư tưởng chủ đạo, ta sẽ có nền tảng vững chắc về mục đích lao động, mục
tiêu đúng đắn để phát triển đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa và có bản sắc riêng. Từ đó ta sẽ tìm
ra đường hướng cụ thể để phát triển năng lực của bản thân, xây dựng đất nước.
Trên nền tảng kiên định lập trường, vững vàng quan điểm ấy, việc nắm rõ được bản chất của các
tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho mỗi người nâng cao được khả năng tư duy lý luận sắc bén và cải
tiến phương pháp lao động hiệu quả và khoa học hơn. Thay đổi được tư duy nhận thức đúng đắn
cũng chính là loại bỏ, bài trừ những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực, phiến diện, phản động, hướng con
người đến những tư tưởng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển. Nếu đổi mới tư duy có vai
trò dẫn dắt khởi nguồn cho sự tiến bộ thì cải tiến phương pháp cũng quan trọng không kém trong
việc hiện thực hóa những dự định, quan điểm đổi mới đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng
để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và
tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng
đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái
gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền
tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc.
Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng,
rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh… nâng cao đạo đức
cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, mặt trái
của cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa giàu nghèo, phần tầng xã hội, sự
suy đồi về đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, Đảng viên đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ
đến niềm tin, tư tưởng và tình cảm của quần chúng nhân dân vào Đảng. Vì vậy, việc học tập tư
tưởng Hồ Chí Minh, noi gương đạo đức của Người trở nên cần thiết, cấp bách và quan trọng hơn
bao giờ hết giúp đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội. lOMoAR cPSD| 45469857
Việc giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cách mạng luôn được coi trọng, đặc biệt là giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay đã được đưa vào chương trình
giảng dạy của nhiều trường cao đẳng, đại học. Không ít những đoàn viên, thanh niên noi theo tấm
gương của Bác đạt nhiều thành công trong học tập cũng như những lĩnh vực khác. Cũng nhờ việc
học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, các cán bộ, đảng viên và đông đảo tầng lớp nhân dân đã nâng cao
được nhận thức tư tưởng, cải tiến phương pháp và phong cách làm việc, kiên định mục tiêu, góp
phần đưa công cuộc đổi mới đi tới những thắng lợi to lớn.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, việc học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thật sự
hiệu quả. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đơn vị, người dân chưa thấy hết ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, chưa tự giác tham gia. Việc vận dụng, học tập
theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn mang tính dập khuôn, cứng nhắc. Một số cán bộ chủ chốt chưa
gương mẫu và tích cực trong học tập do đó chưa tạo được phong trào học tập sôi nổi ở cơ quan
đơn vị. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là một công
tác vô cùng quan trọng, nhưng lại chưa thật sự mạnh mẽ, chưa huy động được nhiều lực lượng tham gia. C. KẾT LUẬN
Với những ý nghĩa hết sức to lớn như trên, tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/
1991), Đảng đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Và từ đó
tới nay, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đèn soi sáng cho con đường của chúng ta, là vũ khí
lý luận có giá trị khoa học sâu sắc và có ý nghĩa thực tiễn to lớn; là tư tưởng chỉ đạo, là kim chỉ
nam cho toàn Đảng, toàn dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, nhất là trong giai đoạn
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.