Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
12 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Làm rõ ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

96 48 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 40551442
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------
BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà
người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng
có nghĩa lí gì”. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay?
Họ và tên SV : TRỊNH THU THẢO
Lớp tín chỉ : Tưởng Hồ Chí Minh (221) - 13
Mã SV : 11203752
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN HỒNG SƠN
lOMoARcPSD| 40551442
2
HÀ NỘI, NĂM 2022
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 2
B. NỘI DUNG .......................................................................................................... 3
1. Quan điểm của C.Mác – Ph. Ăngghen .......................................................... 3
2. Quan điểm của Lênin ..................................................................................... 4
II. CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở CÁC NƯỚC
PHƯƠNG ĐÔNG .................................................................................................. 4
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................... 5
1. Độc lập, tự do, hạnh phúc trong tư tưởng Hồ Chí Minh ............................... 5
2. Quan điểm của Bác về vấn đề giải phóng con người trong đấu tranh giải
phóng dân tộc - người dân được hưởng độc lập tự do, hạnh phúc .................... 6
3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam ............................................................................ 8
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 12
I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC4
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
tưởng Hồ CMinh là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo ch
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá tr
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại. tưởng Hồ Chí Minh
là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm phong phú thêm và phát triển lí
luận cách mạng của thời đại, vượt ra khỏi lãnh thổ đất nước Việt Nam, đến với các
dân tộc và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Có được nền độc lập, hòa bình như
bây giờ, Việt Nam chúng ta đã phải trải qua hàng nghìn năm đấu tranh, dưới sự lãnh
lOMoARcPSD| 40551442
3
đạo tài tình của Đảng và một yếu tố mang tính quyết định chính là tư tưởng của Hồ
Chí Minh. Trong đó, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng tự do, hạnh phúc thước đo
giá trị của độc lập dân tộc, thế bên cạnh việc bảo vệ nền độc lập, Đảng ta cũng
phải đảm bảo được sự tự do, hạnh phúc cho nhân dân.Điều đó được khẳng định qua
chân sâu sắc: “Nếu nước được độc lập dân không được hưởng tự do, hạnh
phúc thì độc lập chẳng ý nghĩa gì. Dân chỉ hiểu được giá trị của tdo, độc lập
khi dân được ăn no, mặc đủ”.
B. NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
1. Quan điểm của C.Mác – Ph. Ăngghen
C.Mác Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết cách mạng, khoa học nhân
đạo với mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấptiến tới giải
phóng con người một cách triệt để nhất. Trong học thuyết của mình, hai ông đã
chứng minh sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa bản sự quá độ sang một hội
mới không còn chế độ người bóc lột người.Chủ nghĩa hội từng bước hiện thực
hoá qua thực tiễn sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức, bóc lột giữa
người người, tiến tới mục tiêu cao cả: Biến con người từ vương quốc tất yếu
sang vương quốc tự do”, tạo nên một liên hiệp trong đó Sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.Giải phóng áp bức
về kinh tế là một trong những cách giải phóng con người triệt để. Có thể nói, những
cuộc cách mạng trước đây vốn chỉ mang tính chất chính trị, nhằm kết thúc bằng việc
lật đổ sự thống trị của giai cấp này thay thế bằng sự trị của giai cấp khác. Do
vậy, giai cấp bị trị smãi mãi không được độc lập, tdo luôn trong vòng xiềng
xích lệ. Hơn hết, việc thay đổi vị trí của người lao động đối với liệu sản xuất
việc cần thiết trước mắt hơn cả hay ràng việc thay đổi chế độ chiếm hữu
nhân tư bản thành chủ nghĩa về liệu sản xuất thành chế độ sở hữu hội chủ nghĩa
với những phương thức thích hợp. Bên cạnh đó, nhà nước xã hội chnghĩa còn phát
lOMoARcPSD| 40551442
4
triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm cải thiện
đời sống của người dân. Tóm lại, C.Mác muốn xây dựng xã hội bình đẳng về tư liệu
sản xuất, con người được giải phóng.
2. Quan điểm của Lênin
- Nếu như quan điểm của Mác - Ăngghen mang đậm tính lý luận thì quan của Lênin
đã tiếp thu và phát triển những quan điểm trên cơ sở thực tiễn. Cuộc cách mạng
hội chủ nghĩa nổ ra do nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có
tính hội hóa cao với tính chất nhân bản chủ nghĩa về liệu sản xuất dưới
chủ nghĩa bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất bản chủ nghĩa vẫn được
duy trì thì nguyên nhân của cách mạng hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại. Do đó, cách
mạng hội chủ nghĩa vấn một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch
sử nhân loại.
Qua quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thể thấy chỉ chủ nghĩa hội mới
triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng hội, giải phóng con
người khỏi ách áp bức bóc lột, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, đem lại
vị trí làm chủ chân chính cho người lao động.
II. CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở CÁC NƯỚC
PHƯƠNG ĐÔNG
Trong hơn 30 m bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, chtịch Hồ Chí
Minh đã tích góp được những dữ liệu thực tiễn vô cùng quan trọng. Từ đó Người so
sánh, phân tích, tìm ra những điểm tương đồng khác biệt trong cấu kinh tế -
hội, những mâu thuẫn giữa giai cấp, dân tộc thấy rằng tưởng hội chủ
nghĩa phương Đông đã xuất hiện từ rất sớm thích ứng dễ hơn phương Tây.
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là quan điểm lấy dân là gốc, quan điểm công bằng, bình
đẳng về tài sản giữa những người lao động hay tưởng về tình yêu thương giữa con
người với nhau và đặc biệt là những người lao khổ. Bên cạnh đó là sự liên kết, hợp
nhất, đoàn kết giữa người người trong nền nông nghiệp lúa nước từ thời xưa. Hơn
lOMoARcPSD| 40551442
5
nữa, vào thế kỉ XX hầu hết các nước Châu Á đều trở thành thuộc địa của các nước
bản phương Tây. Chủ nghĩa bản đã để lại những hệ quả như: tưởng cách
mạng tiến bộ ban đầu, hình thành cơ cấu giai cấp hội mới, nhất là sự thiết lập việc
thống trị man tàn bạo các nước thuộc địa đẩy đại đa số quần chúng nhân dân
vào bước đường cùng. Chính chủ nghĩa tư bản đã tạo điều kiện tiền đề cho các nước
thuộc địa một sự lựa chọn đúng đắn trên con đường đứng lên tìm lại độc lập dân tộc
của mình.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Độc lập, tự do, hạnh phúc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia, một dân tộc
bởi chính người dân sinh sống đó, nghĩa chủ quyền tối cao. Độc lập còn
có thể hiểu là “sự không phụ thuộc” tcá nhân, tập thể, hội, quốc gia hay dân tộc
nào vào nhân, tập thể, hội, quốc gia hay dân tộc khác. Từ xa xưa, ông cha ta
đã đề cao ý nghĩa nền độc lập, thể hiện qua giai đoạn trường kì kháng chiến chống
giặc. Đây cũng mong muốn lớn lao của chủ tịch Hồ Chí Minh. Như bản Tuyên
ngôn độc lập được Người đọc ở Quảng Trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945, Người
đã khẳng định rằng:
“Tất cả c dân tộc trên thế giới đều sinh ranh đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng quyền tự do…Đó những lẽ phải không ai chối cãi
được.”
Hồ Chí Minh bước lên đài chính trị trong cảnh nước mất nhà tan, Người đã tận
mắt chứng kiến sự đàn áp thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc với dân tộc, sự
hèn hạ của triều đình phong kiến và Người cũng rất khâm phục tinh thần yêu nước
chống Pháp giành độc lập của các nhà yêu nước tiền bối đương thời. Thực tiễn
đó đã hình thành Người lòng khát khao giải phóng dân tộc, thôi thúc Người ra đi
tìm đường cứu nước vào 6/1911.Thực chất của vấn đề dân tộc vấn đề đấu tranh
giải phóng các dân tộc thuộc địa, nhằm xóa bỏ sthống trị của các nước khác, giành
lOMoARcPSD| 40551442
6
độc lập dân tộc, thoát khỏi ách áp bức, bóc lột thực dân, thành lập nhà nước dân tộc
độc lập. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã chứng kiến thực trạng
hội những nơi Người đặt chân tới, đâu cũng cảnh áp bức, bóc lột, bất công
nỗi khổ do chủ nghĩa đế quốc gây ra. Hồ Chí Minh đã đi đến một kết luận rất quan
trọng: “Thế giới cùng bao la nhân loại dù cùng đông đảo, suy đến cùng chỉ
hai giống người: đi bóc lột bbóc lột”. Đến khi gặp được luận cương của
Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa thì nhận thức của Hồ Chí Minh về vấn
đề độc lập được xác định trên sở khoa học và được nâng lên tầm cao mới. Năm
1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được các đồng minh thắng trận trong
Chiến tranh thế giới thứ nhất long trọng thừa nhận, thay mặt những người Việt Nam
yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vecxai, bản yêu sách gồm tám điều, đòi
quyền tự do dân ch cho nhân dân Việt Nam. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng
đắn và sáng tạo, có tư tưởng cốt lõi là độc lập tự do cho dân tộc. Người khẳng định,
độc lập dân tộc cuối cùng phải đem lại cơm no áo ấm, hạnh phúc cho người dân.
Độc lập tự do mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân
tộc Việt Nam trong thế kỉ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc.
2. Quan điểm của Bác về vấn đề giải phóng con người trong đấu tranh giải phóng
dân tộc - người dân được hưởng độc lập tự do, hạnh phúc
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, để con người được giải phóng, có cuộc sống ấm
no, hạnh phúc thì điều tiên quyết, đất nước phải được độc lập, con người phải được
tự do. Khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, thống trị, khi nhân dân bị áp bức,
bóc lột nặng nề, thì nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng phải giành cho được độc
lập. Như vậy, cách mạng giải phóng dân tộc là điều kiện đầu tiên quyết định sự
nghiệp giải phóng con người, đưa con người từ thân phận lệ lên địa vị làm chủ,
giải phóng con người khỏi áp bức dân tộc. Tuy vậy, đất nước độc lập thôi chưa đủ,
nếu đất nước được độc lập mà người dân vẫn phải sống trong cảnh lầm than, vẫn b
lOMoARcPSD| 40551442
7
áp bức giai cấp thì quả thực đúng như lời Người đã nói “độc lập cũng chẳng ý nghĩa
gì”. Do vậy, bước tiếp theo của giải phóng đất nước có phần khó khăn, phức tạp và
lâu đài hơn là xây dựng xã hội mới - hội chủ nghĩa, giải phóng con người khỏi áp
bức giai cấp, khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Vậy chúng ta hiểu: “độc lập, tự do, hạnh phúc” là gì?
- “Độc lập” quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia, về phạm vi lãnh
thổ,chính trị, tưởng tôn giáo, ... về đời sống an sinh, hội, về dân trí, về quyền
tự do tối cao ca nhân dân trong quốc gia đó.
- “Tự dokhông phải giá trị bất biến, tự luôn thay đổi theo thời gian
theobối cảnh xã hội. Tự do của những năm trước sẽ khác xa so với những giá trị của
tự do ngày hôm nay. Ngày nay, nhân dân chỉ được tự do đích thực khi nào
quyền lực của nhà nước bị giới hạn bởi một bản hiến pháp dân chủ được quyết bởi
toàn dân, trong đó xác định những quyền bản, cũng như xác định việc người
dân quyền được lựa chọn, quyền thay đổi Quốc hội, Chính phủ thông qua cuộc
bầu cử chân chính. Và chỉ khi quyền lực nhà nước bị giới hạn, khi ấy những quyền
tự do ca người dân mới điều kiện để được bảo vệ và hiện thực hóa. Có được độc
lập thôi chưa đủ, độc lập nhưng người dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do. Đấy
chính đòi hỏi chính đáng, điều không phải ai khác chính Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ ra. Độc lập, tự do mới chính mục đích cuối cùng, mong ước của mỗi
người dân nước Việt.
- “Hạnh phúc” khi con người được thỏa mãn những nhu cầu chính đáng
cănbản của mình, hạnh phúc là được sống đầy đủ với các quyền công dân của mình,
dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước.
Tóm lại độc lập dân tộc chỉ đi tới chủ nghĩa xã hội thì mới một nền độc lập
dân tộc thực sự, hoàn toàn, nhân dân mới được hưởng hạnh phúc tự do, chủ nghĩa
lOMoARcPSD| 40551442
8
xã hội chỉ có thể phát triển trên một nền độc lập dân tộc thực sthì mới có điều kiện
phát triển và hoàn thiện
3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
a) Thực tiễn Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
Trước cách mạng tháng Tám, hầu hết các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của
nhân dân ta đều thất bại, những lí do cơ bản dẫn đến những thất bại này thường là:
Các cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây chưa đi theo con đường cách mạng
đúng đắn
Thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức chung
Thiếu sự liên minh
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh
đạo, “dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên
nước Việt Nam độc lập, dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập
nên chế độ dân chủ cộng hòa”. Thắng lợi đó đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử
dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên đất nước được độc lập, thống nhất, nhân dân lao đng
làm chủ xã hội và tạo ra những tiền đề cần thiết, từng bước đưa đất nước phát triển
theo con đường hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thuận lợi đó, cách mạng tháng
Tám cũng khiến nhân dân ta chính quyền cách mạng phải đương đầu với những
khó khăn, thử thách nặng nề.
- Về kinh tế - tài chính: Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu
lại bịthực dân Pháp và Phát xít Nhật vơ vét, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá
nên lại càng nghèo nàn hơn. Tài chính quốc gia gần như trống rỗng, ngân hàng
Đông Dương vẫn nằm trong tay bản nước ngoài. Chính quyền cách mạng
chỉ tiếp quản được kho bạc với hơn một triệu đồng , trong đó có 586000 đồng
tiền rách.
lOMoARcPSD| 40551442
9
- Về văn hóa – hội: Hậu quả về mặt xã hội cũng rất nặng nề, trên 90%
số dânkhông biết chữ. Hầu hết số người được đi học chỉ ở bậc tiểu học và v
lòng, trên 3 vạn dân mới một học sinh cao đẳng hoặc đại học chủ yếu
học ngành luật ngành thuốc. Số công chức trình độ cao đẳng và đại
học chỉ gồm vài trăm người. Thực tế đó làm cho việc tổ chức, hoạt động của
chính quyền mới gặp không ít khó khăn, lúng túng.
- Về chính trị - quân sự: Vào thời gian này, nhà nước ta mới được thành
lập, thậtsự còn non trẻ. Bộ máy Nhà nước chưa được hoàn chỉnh. Hơn nữa,
lực lượng vũ trang lại mỏng manh, rất cần bổ sung.
Bên cạnh đó còn rất nhiều vấn đề khó khăn mà đất nước ta phải đối mặt. Tuy nhiên,
nhờ áp dụng tài tình Tư tưởng Hồ C Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
mọi vấn đđã được giải quyết. Những khó khăn, thử thách to lớn cả về quân sự,
chính trị, kinh tế hội trên đây đã đặt chính quyền cách mạng vận mệnh nước
ta trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
b) Thực tiễn Việt Nam những năm gần đây
Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng, Nhà nước
nhân dân ta đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, quan tâm chăm lo nâng cao đời
sống mọi mặt của nhân dân, chú trọng phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Trong hành trình hơn 70 năm, kể từ khi nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 thì Việt Nam đã hơn 30 năm
trải qua chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vô cùng khốc liệt. Ngày nay, cả thế giới biết đến
công cuộc đổi mới Việt Nam như một bằng chứng về sự thành công chuyển đổi
kinh tế -xã hội trong lịch sử đương đại.
- Về kinh tế - tài chính: Kinh tế tăng trưởng knhanh, sự nghiệp công
nghiệphóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế đang đẩy mạnh. Công nghiệp FDI
do lợi thế vmáy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường xuất khẩu
lOMoARcPSD| 40551442
10
khá ổn định, lại được Nhà nước khuyến khích bằng các chế chính sách
ngày càng thông thoáng nên trong những năm qua phát triển khá nhanh và ổn
định hơn hẳn khu vực công nghiệp trong nước. cấu kinh tế cũng chuyển
dịch khá rõ rệt, điều đó được thể hiện ở sự giảm tỷ trọng ở khu vực I và tăng
tỷ trọng ở khu vực II và III
- Về giáo dục: Sự nghiệp giáo dục đạt nhiều thành tựu. Tỷ lệ dân số từ
10 tuổitrở lên biết đọc đã tăng vọt, năm 2000 Việt Nam đã hoàn thành chương
trình mục tiêu chống chphổ cập giáo dục tiểu học. Giáo dục trung
học chuyên nghiệp đại học bước mrộng nhanh vquy đào tạo.
Tính tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2019, cả nước gần 2,7 triệu học sinh
trung học phổ thông chuyên nghiệp, và cả nước có 237 trường đại học và cao
đẳng theo số liệu năm 2018. Về sự nghiệp y tế chăm sóc sức khỏe nhân
n cũng được quan tâm và phát triển.
- Về chính trị - quân sự: Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc
đượccủng cố tăng cường. Chính trị - hội ổn định, quốc phòng an ninh
được giữ vững. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng nâng cao.
Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế lực mới cho
đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp
Những cơ hội phải nắm bắt và những khó khăn phải vượt qua
- Về những hội cần phải nắm bắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tưcùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập. Đan xen với đó là các quá
trình hội nhập đưa thế giới đến một “cấu trúc ma trận” các hiệp định tự do
thương mại trên nhiều tuyến và nhiều cấp độ.
- Về những khó khăn thách thức cần phải vượt qua: Các nước lớn điều
chỉnhchiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh kiềm chế
lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi ích gây ra tình hình phức tạp tài nhiều
lOMoARcPSD| 40551442
11
khu vực nhiều nước. Những vấn đề toàn cầu an ninh phi truyền thống
như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh tài
chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,… đang diễn biến
nghiêm trọng. Đặc biệt trong hơn một năm qua, thế giới đang bị dịch bệnh
Covid tàn phá rất nặng nề cả về con người, kinh tế, xã hội và Việt Nam cũng
là một quốc gia hứng chịu không ít những khó khăn do dịch bệnh này gây ra.
Bên cạnh đó Việt Nam còn phải đối mặt với sự thiếu hụt tài nguyên thiên
nhiên và ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng nghiêm trọng
c) Trách nhiệm của mỗi công dân
Việc đưa đất nước phát triển sau này, vậy nên việc học tập tốt tu dưỡng đạo
đức, tác phong là một điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, là một công dân, con người
ta cần biết tự hào và phát huy truyền thống của dân tộc. Hãy tự hào về những giá tr
văn hóa, tinh thần của đất nước phát huy, gigìn cũng như phát triển chúng, mang
những nét cổ truyền ấy đi xa hơn trên thế giới này, để bạn bè khắp năm châu đều biết
đến Việt Nam
C. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung luận điểm “Nước độc lập người dân
không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng nghĩa gì” nói riêng
thật sự một ngọn đèn triết soi sáng cho con đường cách mạng dân tộc. Luận
điểm của Người không hề lỗi thời nó giá trị cho đến tận ngày nay: Độc lập
phải đi cùng với tự do thì mới giữ đúng được bản chất, ý nghĩa của nó. Sau bao nhiêu
năm đổi mới, lĩnh hội và phát huy bài học từ câu nói của Bác, Đảng và nhân dân ta
đã cùng nhau phấn đấu xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta thời
đổi mới. Song song với việc đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị,
hội , văn hóa với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Do vậy,
lOMoARcPSD| 40551442
12
chúng ta – những người dân Việt Nam có trách nhiệm, nghĩa vụ phải giữ gìn những
kinh nghiệm quý giá mà ông cha ta đúc kết được, phải vững lòng tin vào Đảng, vào
Tổ quốc, như thế đất nước mới được độc lập, tự do, hạnh phúc như ước nguyện
của Chủ tịch HChí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://phongkhongkhongquan.vn/24845/%E2%80%9Cneu-nuoc-doc-lap-ma-
dan-khong-huong-hanh-phuc-tu-do-thi-doc-lap-cung-chang-co-nghia-ly-gi
%E2%80%9D.html
2. https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/ho-chi-
minh-ideology/nuoc-duoc-doc-lap-ma-dan-khong-duoc-huong-hanh-phuctu-
do-thi-doc-lap-cung-chang-co-y-nghia-ly-gi/18939300
3. https://www.slideshare.net/datnamikaze/t-tng-h-ch-minh-14648104
| 1/12

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40551442
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***-------
BÀI TẬP LỚN
Môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh
ĐỀ TÀI: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà
người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng
có nghĩa lí gì”. Ý nghĩa của luận điểm đối với Việt Nam hiện nay?
Họ và tên SV : TRỊNH THU THẢO
Lớp tín chỉ : Tư Tưởng Hồ Chí Minh (221) - 13 Mã SV : 11203752
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN HỒNG SƠN lOMoAR cPSD| 40551442 HÀ NỘI, NĂM 2022 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 2
B. NỘI DUNG .......................................................................................................... 3
1. Quan điểm của C.Mác – Ph. Ăngghen .......................................................... 3
2. Quan điểm của Lênin ..................................................................................... 4
II. CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở CÁC NƯỚC
PHƯƠNG ĐÔNG .................................................................................................. 4
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................... 5
1. Độc lập, tự do, hạnh phúc trong tư tưởng Hồ Chí Minh ............................... 5
2. Quan điểm của Bác về vấn đề giải phóng con người trong đấu tranh giải
phóng dân tộc - người dân được hưởng độc lập tự do, hạnh phúc .................... 6
3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam ............................................................................ 8
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 12
I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC4 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh
là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm phong phú thêm và phát triển lí
luận cách mạng của thời đại, vượt ra khỏi lãnh thổ đất nước Việt Nam, đến với các
dân tộc và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Có được nền độc lập, hòa bình như
bây giờ, Việt Nam chúng ta đã phải trải qua hàng nghìn năm đấu tranh, dưới sự lãnh 2 lOMoAR cPSD| 40551442
đạo tài tình của Đảng và một yếu tố mang tính quyết định chính là tư tưởng của Hồ
Chí Minh. Trong đó, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng tự do, hạnh phúc là thước đo
giá trị của độc lập dân tộc, vì thế bên cạnh việc bảo vệ nền độc lập, Đảng ta cũng
phải đảm bảo được sự tự do, hạnh phúc cho nhân dân.”Điều đó được khẳng định qua
chân lí sâu sắc: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh
phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Dân chỉ hiểu được giá trị của tự do, độc lập
khi dân được ăn no, mặc đủ”. B. NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
1. Quan điểm của C.Mác – Ph. Ăngghen
“C.Mác và Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết cách mạng, khoa học và nhân
đạo với mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và tiến tới giải
phóng con người một cách triệt để nhất. Trong học thuyết của mình, hai ông đã
chứng minh sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự quá độ sang một xã hội
mới không còn chế độ người bóc lột người.”Chủ nghĩa xã hội từng bước hiện thực
hoá qua thực tiễn sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức, bóc lột giữa
người và người, tiến tới mục tiêu cao cả: “Biến con người từ vương quốc tất yếu
sang vương quốc tự do”, tạo nên một liên hiệp trong đó “Sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.“Giải phóng áp bức
về kinh tế là một trong những cách giải phóng con người triệt để. Có thể nói, những
cuộc cách mạng trước đây vốn chỉ mang tính chất chính trị, nhằm kết thúc bằng việc
lật đổ sự thống trị của giai cấp này và thay thế bằng sự trị vì của giai cấp khác. Do
vậy, giai cấp bị trị sẽ mãi mãi không được độc lập, tự do và luôn trong vòng xiềng
xích nô lệ. Hơn hết, việc thay đổi vị trí của người lao động đối với tư liệu sản xuất
là việc cần thiết trước mắt hơn cả hay rõ ràng là việc thay đổi chế độ chiếm hữu tư
nhân tư bản thành chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thành chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa
với những phương thức thích hợp. Bên cạnh đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa còn phát 3 lOMoAR cPSD| 40551442
triển lực lượng sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm cải thiện
đời sống của người dân. Tóm lại, C.Mác muốn xây dựng xã hội bình đẳng về tư liệu
sản xuất, con người được giải phóng.” 2. Quan điểm của Lênin
- Nếu như quan điểm của Mác - Ăngghen mang đậm tính lý luận thì quan của Lênin
đã tiếp thu và phát triển những quan điểm trên cơ sở thực tiễn. Cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa nổ ra do nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có
tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới
chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn được
duy trì thì nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại. Do đó, cách
mạng xã hội chủ nghĩa vấn là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại.”
“Qua quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể thấy chỉ có chủ nghĩa xã hội mới
triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con
người khỏi ách áp bức bóc lột, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, đem lại
vị trí làm chủ chân chính cho người lao động.”
II. CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG
“Trong hơn 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí
Minh đã tích góp được những dữ liệu thực tiễn vô cùng quan trọng. Từ đó Người so
sánh, phân tích, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cơ cấu kinh tế -
xã hội, những mâu thuẫn giữa giai cấp, dân tộc và thấy rằng tư tưởng xã hội chủ
nghĩa ở phương Đông đã xuất hiện từ rất sớm và thích ứng dễ hơn ở phương Tây.
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là quan điểm lấy dân là gốc, quan điểm công bằng, bình
đẳng về tài sản giữa những người lao động hay tư tưởng về tình yêu thương giữa con
người với nhau và đặc biệt là những người lao khổ. Bên cạnh đó là sự liên kết, hợp
nhất, đoàn kết giữa người và người trong nền nông nghiệp lúa nước từ thời xưa. Hơn 4 lOMoAR cPSD| 40551442
nữa, vào thế kỉ XX hầu hết các nước Châu Á đều trở thành thuộc địa của các nước
tư bản phương Tây. Chủ nghĩa tư bản đã để lại những hệ quả như: tư tưởng cách
mạng tiến bộ ban đầu, hình thành cơ cấu giai cấp xã hội mới, nhất là sự thiết lập việc
thống trị dã man tàn bạo ở các nước thuộc địa đẩy đại đa số quần chúng nhân dân
vào bước đường cùng. Chính chủ nghĩa tư bản đã tạo điều kiện tiền đề cho các nước
thuộc địa một sự lựa chọn đúng đắn trên con đường đứng lên tìm lại độc lập dân tộc của mình.”
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Độc lập, tự do, hạnh phúc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia, một dân tộc
bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối cao. Độc lập còn
có thể hiểu là “sự không phụ thuộc” từ cá nhân, tập thể, xã hội, quốc gia hay dân tộc
nào vào cá nhân, tập thể, xã hội, quốc gia hay dân tộc khác. Từ xa xưa, ông cha ta
đã đề cao ý nghĩa nền độc lập, thể hiện rõ qua giai đoạn trường kì kháng chiến chống
giặc. Đây cũng là mong muốn lớn lao của chủ tịch Hồ Chí Minh. Như bản Tuyên
ngôn độc lập được Người đọc ở Quảng Trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945, Người đã khẳng định rằng:
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do…Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
Hồ Chí Minh bước lên vũ đài chính trị trong cảnh nước mất nhà tan, Người đã tận
mắt chứng kiến sự đàn áp thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc với dân tộc, sự
hèn hạ của triều đình phong kiến và Người cũng rất khâm phục tinh thần yêu nước
chống Pháp giành độc lập của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời. Thực tiễn
đó đã hình thành ở Người lòng khát khao giải phóng dân tộc, thôi thúc Người ra đi
tìm đường cứu nước vào 6/1911.Thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề đấu tranh
giải phóng các dân tộc thuộc địa, nhằm xóa bỏ sự thống trị của các nước khác, giành 5 lOMoAR cPSD| 40551442
độc lập dân tộc, thoát khỏi ách áp bức, bóc lột thực dân, thành lập nhà nước dân tộc
độc lập. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã chứng kiến thực trạng xã
hội những nơi Người đặt chân tới, ở đâu cũng có cảnh áp bức, bóc lột, bất công và
nỗi khổ do chủ nghĩa đế quốc gây ra. Hồ Chí Minh đã đi đến một kết luận rất quan
trọng: “Thế giới dù vô cùng bao la nhân loại dù vô cùng đông đảo, suy đến cùng chỉ
có hai giống người: đi bóc lột và bị bóc lột”. Đến khi gặp được luận cương của
Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa thì nhận thức của Hồ Chí Minh về vấn
đề độc lập được xác định trên cơ sở khoa học và được nâng lên tầm cao mới. Năm
1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được các đồng minh thắng trận trong
Chiến tranh thế giới thứ nhất long trọng thừa nhận, thay mặt những người Việt Nam
yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vecxai, bản yêu sách gồm tám điều, đòi
quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng
đắn và sáng tạo, có tư tưởng cốt lõi là độc lập tự do cho dân tộc. Người khẳng định,
độc lập dân tộc cuối cùng phải đem lại cơm no áo ấm, hạnh phúc cho người dân.
Độc lập tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân
tộc Việt Nam trong thế kỉ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc.
2. Quan điểm của Bác về vấn đề giải phóng con người trong đấu tranh giải phóng
dân tộc - người dân được hưởng độc lập tự do, hạnh phúc
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, để con người được giải phóng, có cuộc sống ấm
no, hạnh phúc thì điều tiên quyết, đất nước phải được độc lập, con người phải được
tự do. Khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, thống trị, khi nhân dân bị áp bức,
bóc lột nặng nề, thì nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là phải giành cho được độc
lập. Như vậy, cách mạng giải phóng dân tộc là điều kiện đầu tiên và quyết định sự
nghiệp giải phóng con người, đưa con người từ thân phận nô lệ lên địa vị làm chủ,
giải phóng con người khỏi áp bức dân tộc. Tuy vậy, đất nước độc lập thôi chưa đủ,
nếu đất nước được độc lập mà người dân vẫn phải sống trong cảnh lầm than, vẫn bị 6 lOMoAR cPSD| 40551442
áp bức giai cấp thì quả thực đúng như lời Người đã nói “độc lập cũng chẳng ý nghĩa
gì”. Do vậy, bước tiếp theo của giải phóng đất nước có phần khó khăn, phức tạp và
lâu đài hơn là xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, giải phóng con người khỏi áp
bức giai cấp, khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Vậy chúng ta hiểu: “độc lập, tự do, hạnh phúc” là gì? -
“Độc lập” là quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia, về phạm vi lãnh
thổ,chính trị, tư tưởng tôn giáo, ... về đời sống an sinh, xã hội, về dân trí, về quyền
tự do tối cao của nhân dân trong quốc gia đó. -
“Tự do” không phải là giá trị bất biến, tự nó luôn thay đổi theo thời gian và
theobối cảnh xã hội. Tự do của những năm trước sẽ khác xa so với những giá trị của
tự do ngày hôm nay. Ngày nay, nhân dân chỉ có được tự do đích thực khi nào mà
quyền lực của nhà nước bị giới hạn bởi một bản hiến pháp dân chủ được quyết bởi
toàn dân, trong đó xác định rõ những quyền cơ bản, cũng như xác định rõ việc người
dân có quyền được lựa chọn, quyền thay đổi Quốc hội, Chính phủ thông qua cuộc
bầu cử chân chính. Và chỉ khi quyền lực nhà nước bị giới hạn, khi ấy những quyền
tự do của người dân mới có điều kiện để được bảo vệ và hiện thực hóa. Có được độc
lập thôi chưa đủ, độc lập nhưng người dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do. Đấy
chính là đòi hỏi chính đáng, điều mà không phải ai khác chính Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ ra. Độc lập, tự do mới chính là mục đích cuối cùng, là mong ước của mỗi người dân nước Việt. -
“Hạnh phúc” là khi con người được thỏa mãn những nhu cầu chính đáng và
cănbản của mình, hạnh phúc là được sống đầy đủ với các quyền công dân của mình,
dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước.
Tóm lại độc lập dân tộc chỉ có đi tới chủ nghĩa xã hội thì mới có một nền độc lập
dân tộc thực sự, hoàn toàn, nhân dân mới được hưởng hạnh phúc tự do, chủ nghĩa 7 lOMoAR cPSD| 40551442
xã hội chỉ có thể phát triển trên một nền độc lập dân tộc thực sự thì mới có điều kiện
phát triển và hoàn thiện
3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam
a) Thực tiễn Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
Trước cách mạng tháng Tám, hầu hết các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của
nhân dân ta đều thất bại, những lí do cơ bản dẫn đến những thất bại này thường là:
• Các cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây chưa đi theo con đường cách mạng đúng đắn
• Thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức chung • Thiếu sự liên minh
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh
đạo, “dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên
nước Việt Nam độc lập, dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập
nên chế độ dân chủ cộng hòa”. Thắng lợi đó đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử
dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên đất nước được độc lập, thống nhất, nhân dân lao động
làm chủ xã hội và tạo ra những tiền đề cần thiết, từng bước đưa đất nước phát triển
theo con đường xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thuận lợi đó, cách mạng tháng
Tám cũng khiến nhân dân ta và chính quyền cách mạng phải đương đầu với những
khó khăn, thử thách nặng nề. -
Về kinh tế - tài chính: Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu
lại bịthực dân Pháp và Phát xít Nhật vơ vét, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá
nên lại càng nghèo nàn hơn. Tài chính quốc gia gần như trống rỗng, ngân hàng
Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản nước ngoài. Chính quyền cách mạng
chỉ tiếp quản được kho bạc với hơn một triệu đồng , trong đó có 586000 đồng tiền rách. 8 lOMoAR cPSD| 40551442 -
Về văn hóa – xã hội: Hậu quả về mặt xã hội cũng rất nặng nề, trên 90%
số dânkhông biết chữ. Hầu hết số người được đi học chỉ ở bậc tiểu học và vỡ
lòng, trên 3 vạn dân mới có một học sinh cao đẳng hoặc đại học và chủ yếu
học ở ngành luật và ngành thuốc. Số công chức có trình độ cao đẳng và đại
học chỉ gồm vài trăm người. Thực tế đó làm cho việc tổ chức, hoạt động của
chính quyền mới gặp không ít khó khăn, lúng túng. -
Về chính trị - quân sự: Vào thời gian này, nhà nước ta mới được thành
lập, thậtsự còn non trẻ. Bộ máy Nhà nước chưa được hoàn chỉnh. Hơn nữa,
lực lượng vũ trang lại mỏng manh, rất cần bổ sung.
Bên cạnh đó còn rất nhiều vấn đề khó khăn mà đất nước ta phải đối mặt. Tuy nhiên,
nhờ áp dụng tài tình Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
mọi vấn đề đã được giải quyết. Những khó khăn, thử thách to lớn cả về quân sự,
chính trị, kinh tế và xã hội trên đây đã đặt chính quyền cách mạng và vận mệnh nước
ta trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
b) Thực tiễn Việt Nam những năm gần đây
Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, quan tâm chăm lo nâng cao đời
sống mọi mặt của nhân dân, chú trọng phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Trong hành trình hơn 70 năm, kể từ khi nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 thì Việt Nam đã có hơn 30 năm
trải qua chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vô cùng khốc liệt. Ngày nay, cả thế giới biết đến
công cuộc đổi mới ở Việt Nam như một bằng chứng về sự thành công chuyển đổi
kinh tế -xã hội trong lịch sử đương đại. -
Về kinh tế - tài chính: Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công
nghiệphóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế đang đẩy mạnh. Công nghiệp FDI
do có lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường xuất khẩu 9 lOMoAR cPSD| 40551442
khá ổn định, lại được Nhà nước khuyến khích bằng các cơ chế chính sách
ngày càng thông thoáng nên trong những năm qua phát triển khá nhanh và ổn
định hơn hẳn khu vực công nghiệp trong nước. Cơ cấu kinh tế cũng chuyển
dịch khá rõ rệt, điều đó được thể hiện ở sự giảm tỷ trọng ở khu vực I và tăng
tỷ trọng ở khu vực II và III -
Về giáo dục: Sự nghiệp giáo dục đạt nhiều thành tựu. Tỷ lệ dân số từ
10 tuổitrở lên biết đọc đã tăng vọt, năm 2000 Việt Nam đã hoàn thành chương
trình mục tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Giáo dục trung
học chuyên nghiệp và đại học có bước mở rộng nhanh về quy mô đào tạo.
Tính tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2019, cả nước có gần 2,7 triệu học sinh
trung học phổ thông chuyên nghiệp, và cả nước có 237 trường đại học và cao
đẳng theo số liệu năm 2018. Về sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân
dân cũng được quan tâm và phát triển. -
Về chính trị - quân sự: Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc
đượccủng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh
được giữ vững. Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng nâng cao.
Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế lực mới cho
đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp
Những cơ hội phải nắm bắt và những khó khăn phải vượt qua -
Về những cơ hội cần phải nắm bắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tưcùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập. Đan xen với đó là các quá
trình hội nhập đưa thế giới đến một “cấu trúc ma trận” các hiệp định tự do
thương mại trên nhiều tuyến và nhiều cấp độ. -
Về những khó khăn và thách thức cần phải vượt qua: Các nước lớn điều
chỉnhchiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh kiềm chế
lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi ích gây ra tình hình phức tạp tài nhiều 10 lOMoAR cPSD| 40551442
khu vực và nhiều nước. Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống
như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh tài
chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,… đang diễn biến
nghiêm trọng. Đặc biệt trong hơn một năm qua, thế giới đang bị dịch bệnh
Covid tàn phá rất nặng nề cả về con người, kinh tế, xã hội và Việt Nam cũng
là một quốc gia hứng chịu không ít những khó khăn do dịch bệnh này gây ra.
Bên cạnh đó Việt Nam còn phải đối mặt với sự thiếu hụt tài nguyên thiên
nhiên và ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng nghiêm trọng
c) Trách nhiệm của mỗi công dân
Việc đưa đất nước phát triển sau này, vậy nên việc học tập tốt và tu dưỡng đạo
đức, tác phong là một điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, là một công dân, con người
ta cần biết tự hào và phát huy truyền thống của dân tộc. Hãy tự hào về những giá trị
văn hóa, tinh thần của đất nước và phát huy, giữ gìn cũng như phát triển chúng, mang
những nét cổ truyền ấy đi xa hơn trên thế giới này, để bạn bè khắp năm châu đều biết đến Việt Nam C. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và luận điểm “Nước độc lập mà người dân
không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì” nói riêng
thật sự là một ngọn đèn triết lí soi sáng cho con đường cách mạng dân tộc. Luận
điểm của Người không hề lỗi thời mà nó có giá trị cho đến tận ngày nay: Độc lập
phải đi cùng với tự do thì mới giữ đúng được bản chất, ý nghĩa của nó. Sau bao nhiêu
năm đổi mới, lĩnh hội và phát huy bài học từ câu nói của Bác, Đảng và nhân dân ta
đã cùng nhau phấn đấu xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta thời
kì đổi mới. Song song với việc đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị, xã
hội , văn hóa với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Do vậy, 11 lOMoAR cPSD| 40551442
chúng ta – những người dân Việt Nam có trách nhiệm, nghĩa vụ phải giữ gìn những
kinh nghiệm quý giá mà ông cha ta đúc kết được, phải vững lòng tin vào Đảng, vào
Tổ quốc, có như thế đất nước mới được độc lập, tự do, hạnh phúc như ước nguyện
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://phongkhongkhongquan.vn/24845/%E2%80%9Cneu-nuoc-doc-lap-ma-
dan-khong-huong-hanh-phuc-tu-do-thi-doc-lap-cung-chang-co-nghia-ly-gi %E2%80%9D.html
2. https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/ho-chi-
minh-ideology/nuoc-duoc-doc-lap-ma-dan-khong-duoc-huong-hanh-phuctu-
do-thi-doc-lap-cung-chang-co-y-nghia-ly-gi/18939300
3. https://www.slideshare.net/datnamikaze/t-tng-h-ch-minh-14648104 12