Phân tích luận điểm Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Ý nghĩa của luận điểm trên đối với Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phân tích luận điểm Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Ý nghĩa của luận điểm trên đối với Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***------- BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài : Phân tích luận điểm Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà
người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì”. Ý nghĩa của luận điểm trên đối với Việt Nam hiện nay
Họ tên: Đặng Khánh Linh
Mã số sinh viên: 11223354
Lớp tín chỉ: Tư tưởng Hồ Chí Minh _QT nhân lực CLC 64_AEP(123)_17 lOMoAR cPSD| 23022540 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………...………… 3
NỘI DUNG……………………………………………………………………………...4
A.Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội…………………………..4
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc………………………………….……………….4
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc………………………………. …………...4 a.
Độc lập, tự do là quyền bình đẳng, thiêng liêng, bất khả xãm phạm của tất cả các
dântộc………………………………….…………………………………………….…
……….4 b. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân
dân……………………….5
c. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để…………………. …….5
d. Độc lập dân tộc gắn với thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ………………………….……..5
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xã hội chủ
nghĩa……………………………………….….6
4. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội……..6 a.
Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã
hội…………………………….6 b.
Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập nền dân tộc vững chắc…………..7 B. Độc lập dân tộc phải gắn liền với hạnh phúc, tự
do……………………………………….7 1.Ý nghĩa của “Độc lập- Tự do- Hạnh
phúc”…………………………………………………..8
2. Mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là đảm bảo đem lại một cuộc sống hạnh phúc cho nhân
dân…………………………………………..………………………………………..………..8 2 lOMoAR cPSD| 23022540
3.Đảng và Nhà nước có chính sách an sinh xã hội, giúp đỡ những tầng lớp xã hội dễ bị tổn
thương………………………………………………..……………………………………..9
C. Ý nghĩa của luận điểm đối với tình hình Việt Nam hiện nay…………………………….9
1. Đối với sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam………………………………………………….9
2. Trách nhiệm, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước trong tình hình Việt Nam hiệnnay……….11
3. Nhiệm vụ của nhân dân trong công cuộc duy trì nền hòa bình, độc lập tự do của
đấtnước……………………………………………………….……………………………… 12
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………….14
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….15 LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước có chiều dài lịch sử phát triển lâu đời với địa
hình chiến lược quan trọng, có tài nguyên khoáng sản dồi dào mà được đánh giá
là “rừng vàng biển bạc”, là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa phong phú, đồ sộ;
chính vì lẽ đó mà mảnh đất này đã bị ngoại bang dòm ngó đô hộ, đẩy người dân
vào cảnh lầm than cơ cực.
Với chiều dài lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng và giữ nước, ta đã phải
trải qua những năm tháng gắn liền với bom đạn nơi chiến trường khốc liệt, chịu
nhiều hy sinh mất mát đau thương, chính vì vậy người Việt ta đều hiểu và nhận
thức được về giá trị to lớn của độc lập dân tộc. Chính vì vậy vào ngày 2/9/1945
sau Cách mạng Tháng Tám thành công, trên quảng trường Ba Đình trước sự tham
gia và chứng kiến của hàng nghìn đồng bào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã
thành một nước tự do và độc lập”. Bởi, Người hiểu hơn ai hết và nhận thức rất rõ
nếu không có tự do. Không có độc lập dân tộc thì sẽ chẳng khác nào kiếp sống
làm trâu làm ngựa. Đây là bước khởi đầu quan trọng, mở ra một kỷ nguyên mới,
kỷ nguyên của độc lập tự do và xây dựng Chủ nghĩa xã hội
Tuy nhiên, quan điểm về độc lập của Bác cũng rất mới mẻ: không độc
lập dân tộc theo con đường tư sản, càng không chấp nhận độc lập dưới chế độ
thực dân khi con người bị đè nặng bởi hàng trăm thứ sưu thuế nặng nề, bị đầu độc
bởi thuốc lá thuốc phiện. “xây nhà tù nhiều hơn trường học” cùng chính sách ngu
dân để dễ bề cai trị. Chính vì vậy, Bác đã nhận xét rằng: “Nước độc lập mà người
dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chả có nghĩa lí gì” 3 lOMoAR cPSD| 23022540
Câu nói ấy của Bác đã trở thành tiền đề, trở thành cẩm nang quý báu
và là kim chỉ nam trong công cuộc kháng chiến ngày xưa cũng như công cuộc đổi
mới hiện nay của Đảng. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa độc lập dân tộc
với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, em xin làm rõ luận điểm trên và liên
hệ với tình hình Việt Nam hiện nay 4 lOMoAR cPSD| 23022540 NỘI DUNG
A. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Trên cơ sở quan điểm cùng những lý luận của Mác- Lenin về vấn đề dân
tộc, Hồ Chí Minh vô cùng sáng tạo khi xây dựng một hệ thống luận điểm về vấn
đề dân tộc. Về bản chất, vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là về vấn đề
dân tộc thuộc địa trong thời đại cách mạng vô sản: độc lập, tự do là quyền bất khả
xâm phạm của tất cả các dân tộc. Đồng thời ở đó kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc
với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa quốc tế, vừa thể hiện tính cách mạng triệt để vừa có tính khoa học sâu sắc.
Chung quy lại, những vấn đề này được đặt ra là vì giai cấp công nhân. Nhờ việc
giác ngộ giai cấp, Người hiểu rằng giai cấp công nhân có vai trò quan trọng sâu
sắc, và cách mạng giải phóng dân tộc tiến tới độc lập tự do phải đi theo con
đường vô sản, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, xây dựng khối đại đoàn
kết trên nền tảng liên minh công nông, lấy đó làm nòng cốt và phải thực hiện
bằng con đường bạo lực cách mạng
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
a. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
Từ xưa tới nay, Việt Nam đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến
tranh để dựng và giữ nước mà trong đó tinh thần, lòng yêu nước luôn được thể
hiện và bộc lộ rõ rệt nhất, trở thành truyền thống đầy tự hào của dân tộc ta. Qua
đó, ta thấy được khát khao của một dân tộc đã đi qua bao lầm than về một nền
độc lập, tự do đầy thiêng liêng, và chính Người cũng đã nhận xét rằng: “Cái mà
tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập”
• Thông qua việc tiếp thu, khai thác những quyền tự do, bình đẳng và quyền con
người –“những quyền mà không ai có thể xâm phạm được” đã được ghi trong bản
“Tuyên ngôn Độc lập” của Mỹ năm 1776 và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền” của Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh đã khái quát nên những chân lí, khẳng
định không thể bác bỏ trong bản “Tuyên ngôn độc lập” bất hủ năm 1945: “ Tất cả
các dân tộc trên thế giới sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do…Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”
Xác định rõ mục tiêu chính trị của Đảng trong “Chánh cương vắn tắt của
Đảng” (1930) chính là: “a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến/
b) Làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập”
• Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới trong bản “Tuyên ngôn độc lập”:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước
tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” 5 lOMoAR cPSD| 23022540
• Người còn nêu lên một chân lý của thời đại, một tuyên ngôn bất hủ của các dân
tộc về khát khao một nền độc lập, tự do trên thế giới: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
b. Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân
Độc lập dân tộc còn phải gắn liền với tự do của nhân dân và học thuyết
“Tam dân” của Tôn Trung Sơn được Người đánh giá cao: dân tộc độc lập, dân
quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Với Người, nhân dân chỉ thực sự hiểu được ý
nghĩa của tự do, độc lập khi có một cuộc sống ấm no và đầy đủ; vì vậy ngay sau
khi Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, Người đã yêu cầu chính phủ bấy giờ
phải thực hiện những nhiệm vụ sau để cải thiện đời sống nhân dân trong hoàn
cảnh nhân dân đói rét, mù chữ: “Làm cho dân có ăn/ Làm cho dân có mặc/ Làm
cho dân có chỗ ở/ Làm cho dân có học hành”
c. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Trong quá trình thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược, bọn thực dân đế quốc
thường mụ mị dân, tuyên truyền về “độc lập tự do” mà thực chất nó chỉ là chiếc
vỏ bọc bên ngoài của cái “ăn cướp”, “giết người” mà chúng đang thực hiện trên mảnh đất Việt Nam này
Theo Hồ Chí Minh, một dân tộc có nền độc lập thât sự, hoàn toàn và triệt để
phải được đảm bảo ở tất cả mọi lĩnh vực. Người nhấn mạnh: “Độc lập mà người
dân không có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có
nền tài chính riêng,… thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”.
Nhằm bảo vệ nền độc lập mới giành được sau Cách mạng Tháng Tám thành
công, dù hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, chống thù trong giặc ngoài,
khôi phục nền kinh tế đất nước, Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân và đại diện
cho Chính phủ ký “Hiệp định sơ bộ” ngày 6 tháng 3 năm 1946. Theo đó, “Chính
phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do có Chính
phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình”
d. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ chính là quy luật, nền tảng để bảo vệ và
phát triển đất nước. Trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm từ xa xưa tới
nay, đất nước ta luôn phải đối mặt với âm mưu chia cắt của kẻ thù.
Sau khi kí hiệp định Giơ-ne-vơ vào năm 1954, đất nước ta lại tiếp tục bị chia
cắt hai miền Nam, Bắc; và Hồ Chí Minh vẫn kiên trì, tiếp tục đấu tranh với mục
tiêu, mong muốn hết sức cao cả: mong muốn một ngày hai miền Nam Bắc được
thống nhất “Kiên trì bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của nước Việt Nam”
Người đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, và
đến cuối đời, Người vẫn có một niềm tin mãnh liệt vào sự thắng lợi tuyệt đối của
cách mạng Việt Nam, thống nhất nước nhà. Điều đó đã thực sự xảy ra với sự 6 lOMoAR cPSD| 23022540
thành công của “Chiến dịch Mùa Xuân” năm 1975, đánh dấu thắng lợi của một
dân tộc yêu chuộng hòa bình, khát vọng vươn tới độc lập tự do và một lòng trung
thành với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước
Có thể thấy rằng tư tưởng giữa độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, lãnh
thổ là tư tưởng theo dọc chiều dài lịch sử, đi cùng Người xuyên suốt con đường hoạt động cách mạng
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh tiếp cận khái niệm về Chủ nghĩa xã hội theo nhiều góc độ
khác nhau (khoa học, kỹ thuật, văn hóa,…) nhưng chung quy lại đều hướng tới
một mục tiêu cơ bản: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết
nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công
ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”, là làm sao cho dân giàu,
nước mạnh”. Chủ nghĩa xã hội là bước đệm đầu của chủ nghĩa cộng sản, dù còn
tồn đọng nhiều tàn dư của xã hội cũ nhưng chủ nghĩa xã hội đã không còn áp bức
bóc lột, nhân dân lao động được nắm quyền làm chủ, con người được sống tự do, ấm no và hạnh phúc.
Người quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội chính là cải
thiện, nâng cao đời sống nhân dân; muốn nâng cao đời sống nhân dân phải tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Bởi khi so sánh với các chế độ khác, Người đã chỉ rõ và làm
nổi bật được mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội, khẳng định sự toàn diện và tính ưu
việt của chế độ này trong công cuộc giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh
phúc cho nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ chính là chìa khóa, là cốt lõi của
mọi tiến bộ và phát triển của xã hội; quan điểm này mang trong mình ý nghĩa sâu
sắc, và trở thành kim chỉ nam không chỉ trong công cuộc giành độc lập của dân
tộc thời điểm đó mà còn trong quá trình xây dựng xã hội của các thế hệ mai sau
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
a. Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội
Trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, Hồ Chí Minh đã khẳng định
giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc là mục tiêu đầu tiên của cách mạng, là
cơ sở, bước đệm tiếp theo: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả dân tộc và dân chủ,
độc lập phải đi đôi với hạnh phúc, ấm no, thống nhất lãnh thổ. Tuy nhiên khi nhấn
mạnh về mục tiêu độc lập dân tộc, Người lại không coi đó là mục tiêu cuối cùng
của cách mạng mà chỉ là tiền đề cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về sau. Vì
ngay từ đầu, cách mạng giải phóng dân tộc đã được định hình đi theo con đường
vô sản, nên tính chất của của cuộc cách mạng này đã mang tính định hướng xã
hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, độc lập dân tộc còn là nguồn sức mạnh to lớn trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa, chỉ khi nắm được quyền độc lập, tự chủ tự quyết các 7 lOMoAR cPSD| 23022540
vấn đề của đất nước thì mới có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội như mong muốn mục tiêu đề ra
b. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập nền dân tộc vững chắc
Ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội trước hết là một chế
độ dân chủ, do dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là một xã hội văn
minh, nơi con người được nhận sự bình đẳng, công bằng hợp lý: “làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, bảo đảm phúc lợi xã hội
cho người già, trẻ em và những người còn khó khăn trong cuộc sống, mọi người
có điều kiện để phát triển như nhau; được hưởng quyền dân chủ ở mọi mặt trong
đời sống xã hội”, không còn phải chịu cảnh áp bức, bóc lột bần cùng. Đồng thời,
đây còn là một xã hội có nền kinh tế, công nghệ kỹ thuật phát triển cao, có thể
đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân như mong muốn của Người.
Ngoài ra còn sự phát triển toàn diện, tiến bộ về mặt đạo đức, văn hóa khi ta hòa
bình, hữu nghị, hợp tác và làm bạn với các nước dân chủ trên toàn thế giới. Chính
vì vậy, Chủ nghĩa xã hội được coi là xu thế tất yếu của thời đại và phù hợp với
hoàn cảnh, lợi ích của nhân dân Việt Nam; và chỉ khi đi theo chủ nghĩa xã hội,
cuộc cách mạng mới giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để
Xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa chính là xây dựng tiềm lực phát triển
toàn diện trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chủ nghĩa xã hội
giúp đất nước phát triển mạnh mẽ, có khả năng tự bảo vệ những thành quả cách
mạng, từ đó tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ, củng cố nền độc lập dân tộc ngày
một vững mạnh. Chủ nghĩa xã hội càng chín muồi, mạnh mẽ thì các tiềm lực đất
nước cũng sẽ được củng cố và phát triển, càng có điều kiện để củng cốc nền độc
lập tự do dân tộc. Đồng thời, viêc đi theo Chủ nghĩa xã hội cũng giúp ta trở thành
tấm gương sáng cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang,
sẽ giành được độc lập và định hướng đất nước đi theo con đường dân chủ; hạn
chế được những cuộc chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ được nền hòa bình trên thế giới.
B. Độc lập dân tộc phải gắn liền với hạnh phúc, tự do
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hai mục tiêu cốt lõi mà cách mạng Việt
Nam phải thực hiện là giành được độc lập dân tộc và đảm bao nhân dân có được
cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Quan điểm này đã trở thành phương châm xuyên
suốt của cách mạng Việt Nam. Với Người, “Nước độc lập tự do mà người dân
không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”
1. Ý nghĩa của “Độc lập- Tự do- Hạnh phúc”
Sau cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, vào ngày 2 tháng 9 năm
1945 lịch sử tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn 8 lOMoAR cPSD| 23022540
độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, kết thúc chế độ phong
kiến kéo dài hàng nghìn năm, lập ra nhà nước dân chủ đầu tiên ở khu vực Đông
Nam Á. Cũng kể từ đó, 6 chứ “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” trở thành tiêu ngữ,
được nằm trang trọng ngay dưới Quốc hiệu Việt Nam
“Tự do” được Người lấy từ khẩu hiệu của Pháp “Tự do, bình đẳng, bác
ái”. Ở đây Người không chỉ đề cập đến một quốc gia được độc lập trên danh
nghĩa, mà người dân của nước đó cũng được độc lập: có quyền tự do ngôn luận,
được cống hiến xây dựng và phát triển đất nước, xã hội.Còn “Hạnh phúc” Người
nói đến ở đây muốn truyền tải thông điệp “mỗi người đều có quyền mưu cầu
hạnh phúc, phải chủ động, tích cực đấu tranh giành hạnh phúc đó” Thông điệp
này được truyền tải và được đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng, ủng hộ
“Tự do”, “Hạnh phúc” là kết quả của “Độc lập”, nhưng là “Độc lập dân
tộc” gắn liền với Chủ nghĩa xã hội vì “Chỉ có Chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân
loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do,
bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì
mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”
2. Mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là đảm bảo đem lại một cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước tuy giành được độc
lập nhưng hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề, nhân dân phải sống trong cảnh
khốn khó cùng cực. Không chỉ phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm lăm le mà ta
còn phải đối mặt với những vấn đề trong nước: nạn đói (nạn đói năm 1945 cướp
đi sinh mạng của hàng triệu người con đất Việt), nạn dốt (hơn 95% dân số lúc bấy
giờ mù chữ) cùng các tệ nạn xã hội khác. Chính vì vậy ngay trong cuộc học đầu
tiên của Chính phủ lâm thời, Người đã nêu ra vấn đề cấp bách hàng đầu của bộ
máy nhà nước chính là chăm lo cho đời sống nhân dân: chống giặc đói, giặc dốt,
xóa bỏ các tệ nạn xã hội, giảm sưu thuế,…. Người chú trọng phát triển cả về văn
hóa giáo dục, cho mở các lớp bình dân học vụ nhằm xóa nạn mù chữ; huy động
tăng gia sản xuất, “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất
nữa… Đó là cách thiết thực của chúng ra để giữu vững quyền tự do, độc lập”, mở
những hũ gạo cứu đói kêu gọi nhường cơm sẻ áo trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc chăm lo cho nhân dân có một cuộc
sống ấm no, hạnh phúc, quan tâm đến đời sống nhân dân là một trong những mục
tiêu hàng đầu đặc biệt quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng. Người
khẳng định Đảng ta, Nhà nước ta cũng vì dân mà ra, nhờ dân mà tồn tại, luôn đặt
lợi ích của dân lên hàng đầu, vậy nên “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh”. Quan điểm này của Người mang
lại giá trị cao cả, là phương châm phát triển Đảng và Nhà nước không chỉ lúc bấy 9 lOMoAR cPSD| 23022540
giờ mà còn có giá trị to lớn trong việc định hướng con đường xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở các thế hệ mai sau
3. Đảng và Nhà nước có chính sách an sinh xã hội, giúp đỡ những tầng lớp xã
hội dễ bị tổn thương
Không chỉ khắc phục những hậu quả mà đất nước phải gánh chịu sau
chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan tâm đến tầng lớp xã hội dễ bị tổn
thương. Người chỉ rõ họ là những người thuộc chế độ cũ, là nạn nhận của tệ nạn
từ xã hôi như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, thuốc phiện,…, và nhiệm vụ của Nhà
nước là giáo dục giúp họ cải tạo, dắt họ bước ra khỏi bóng tối và trở thành một
người lao động lương thiện, tham gia góp sức vào công cuộc xây dựng đất nước.
Không chỉ tầng lớp xã hội dẽ bị tổn thương mà Người còn dành sự quan tâm đặc
biệt đến những thương binh, gia đình liệt sỹ, những người có công với đất nước
trong công cuộc tham gia giành độc lập, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của
dân tộc, bởi với Người, đó là “những người đã hy sinh một phần xương máu của
mình”, có công lớn với Tổ quốc. Đồng thời, Người cũng đề cao vai trò của những
người phụ nữ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng tham gia vào công cuộc cách
mạng của đất nước, và thực sự đề cao cũng như quan tâm đến quyền bình đẳng của phụ nữ.
Hơn ai hết, Người thấu hiểu và thông cảm với những hy sinh mất mát,
khó khăn gian khổ mà nhân dân phải gánh chịu trong suốt những năm tháng lầm
than, chịu sự áp bức bóc lột từ thời phong kiến, vậy nên Người quan niệm: “hứa
với dân, sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc”
C. Ý nghĩa của luận điểm đối với tình hình Việt Nam hiện nay
1. Đối với sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam
Cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới
trong lịch sử dân tộc: kỷ nguyên của đất nước được độc lập, thống nhất, phát triển
đất nước theo định hướng con đường chủ nghĩa xã hội mà ở đó, người dân được
quyền làm chủ, và tất cả phải vì lợi ích của nhân dân.
a. Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1986
Sau khi giành được độc lập ở miền Bắc, đất nước ta lại tiếp tục trường
kì kháng chiến, đấu tranh giải phóng miền Nam khỏi sự xâm lược của đế quốc
Mỹ. 20 năm trường kì, anh dũng kháng chiến với biết bao sự hy sinh cao cả, miền
Nam chính thức giành được độc lập, đất nước thống nhất trọn vẹn; cách mạng
Việt Nam chuyển mình qua một giai đoạn mới, bỏ qua Chủ nghĩa tư bản để tiến
thẳng lên Chủ nghĩa xã hội. Trong thời gian này, nền kinh tế của đất nước rơi vào
khủng hoảng trầm trọng, bế tắc: khủng hoảng, lạm phát tăng cao, người dân phải
chịu cảnh nghèo đói, trông chờ vào sự viện trợ các thực, nhu yếu phẩm từ nước
ngoài, bộ máy nhà nước làm việc kém hiệu quả, khiến cho nhân dân tuy được độc 10 lOMoAR cPSD| 23022540
lập tự do nhưng chưa thực sự được hưởng hạnh phúc, chưa có một cuộc sống đầy
đủ, nhu cầu thiết yếu đều chưa được đáp ứng. Nhìn nhận rõ vấn đề và tuân theo
phương châm của Hồ Chủ tịch, Đảng và Nhà nước đã thực hiện công cuộc đổi
mới đất nước vào năm 1986, lấy dân làm gốc, phát triển kinh tế. Đây là cơ sở đặc
biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng trong thời kỳ đổi mới để
nhân dân được hưởng một cuộc sống đầy đủ, ấm no. Cuộc cải cách, đổi mới đất
nước toàn diện này được nhân dân hết sức ủng hộ, tham gia đóng góp nhiệt tình
b. Giai đoạn 1986 đến nay
Thực tế cho thấy rằng, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước đã bước sang năm thứ 37 nhưng vẫn không ngừng đổi mới, phát
triển, luôn hướng tới mục tiêu không ngừng “nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân” và đã đạt được một số thành tựu nhất định
Nền kinh tế ta ngày càng phát triển, điển hình là về mặt thương mại,
hợp tác ngoại giao, đầu tư. Tính đến năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu nước ta
đạt 732,6 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 371,85 tỷ USD và nhập khẩu đạt 360,65
tỷ USD. Đồng thời bên cạnh đó về mảng thương mại quốc tế, trong giai đoạn
2017-2023, vốn FDI năm 2022 tuy chỉ đạt 27,72 tỷ USD nhưng giải ngân với con
số kỷ lục 22,4 tỷ USD, là một con sốn đầy triển vọng cho nền kinh tế Việt Nam
trong chặng đường nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, mở ra cơ hội hội
nhập với nền kinh tế quốc tế. Để làm được điều đó, ta không thể không kể đến
các đường lối, chính sách hết sức sáng suốt, toàn diện những nỗ lực về mọi mặt
của Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế luôn cố gắng giữ ổn định để đảm bảo cuộc
sống ấm no, đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người dân
Bên cạnh nâng cao đời sống về vật chất, còn phải nâng cao cả về đời
sống tinh thần của nhân dân. Trên tinh thần công bằng, hòa bình và làm bạn với
các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã luôn duy trì phát triển những mối quan hệ
ấy, hội nhập và giao lưu văn hóa cũng được chú trọng, đẩy mạnh. Điều này không
chỉ giúp ta được mở mang mà còn tạo cơ hội học hỏi, tiếp cận với những sự tiến
bộ, thông minh hiện đại, hòa nhập nhưng không hòa tan. Ngoài ra, việc thực hiện
chính sách giảm nghèo bền vững cũng được Chính phủ chú trọng với mục tiêu
“hạn chế tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an
sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa
bàn nghèo, tạo điều kiện bền cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các
dịch vụ xã hội cơ bản,…” (theo Nghị quyết Quốc hội đề ra)
Đặc biệt trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát, Đảng và Chính
phủ đã có những chính sách nhằm hỗ trợ những đối tượng, các hộ gia đình nghèo
và cận nghèo, tầng lớp dễ bị tổn thương với các nguyên tắc: đảm bảo việc hỗ trợ
công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để bị lợi dụng, trục lợi chính sách;
hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không 11 lOMoAR cPSD| 23022540
đảm bảo mức sống tối thiếu. Tổng số tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đạt đến
con số 62 nghìn tỷ đồng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức
“Lễ phát động toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19” và thu
được số tiền, hiện vật gần 1600 tỷ đồng ủng hộ đến từ các cá nhân, đơn vị doanh
nghiệp trong và ngoài nước. Với việc thực hiện chính sách kịp thời, chính xác,
hiệu quả, Đảng và Nhà nước không chỉ đảm bảo được đời sống an sinh của người
dân, ổn định trật tự xã hội mà còn lấy được thiện cảm của dân, thể hiện được sự
tốt đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa. Khi nào dân còn khổ, còn đói nghèo chưa ấm
no, đầy đủ hạnh phúc là khi đó bộ máy điều hành nhà nước chưa hoàn thành tốt
trách nhiệm, vai trò của mình
2. Trách nhiệm, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước trong tình hình Việt Nam hiện nay
Đời sống của nhân dân chính là thước đo, tiêu chí rõ ràng và khách
quan nhất đánh giá mức độ thực hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước. Chính
vì vậy, để hoàn thành tròn vai trò, tiếp tục học và làm việc theo tấm gương, phong
cách Hồ Chí Minh, tiếp tục “Phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư
tưởng Hồ Chí Minh”, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Một là, nâng cao nhận thức, cụ thể hóa mục tiêu, việc học tập và làm
theo tư tưởng của Hồ Chí Minh. Việc thực hiện chăm lo, đảm bảo đời sống của
nhân dân không chỉ nằm ở Đảng và Nhà nước, các bộ và cơ quan ban ngành mà
còn gắn liền với các chính quyền, đơn vị và các cá nhân tại địa phương. Không
chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, các đơn vị, chính quyền còn phải đảm
bảo nhận thức, tư tưởng của mỗi cán bộ được đồng nhất, thực hiện trọn vẹn trách nhiệm của mình.
Hai là, phát huy sức mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hiểu một cách
khác, đó chính là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tất cả quyền lực của nhà
nước thuộc về nhân dân, dân chủ phải được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc; đảm
bảo mọi quyền lợi, lợi ích của nhân dân theo phương châm “dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra”. Việc phát huy tính dân chủ của xã hội được đẩy mạnh
nhưng không được tách rời khỏi hệ thống Luật pháp, Hiến pháp hiện hành của đất
nước, nhờ thế mà an sinh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo mà quyền lợi của
nhân dân không bị mất đi.
Ba là, gắn liền công cuộc chăm lo đời sống nhân dân với giải quyết vấn
đề còn tồn đọng ở một số địa phương, vùng miền, cơ quan đơn vị. Phát động
những phong trào thi đua yêu nước, ngăn chặn những hoạt động chống phá, suy
thoái về tư tưởng, đạo đức, biểu hiện của sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ. Đồng thời, đẩy mạnh việc kiểm tra, khiển trách nhắc nhở những cá
nhân, tập thể, cơ quan đơn vị không hoàn thành tốt nhiệm vụ, vai trò trách nhiệm 12 lOMoAR cPSD| 23022540
được giao; khen thưởng, động viên các đơn vị hoàn thành tốt tiếp tục phát huy,
làm tăng lòng din của dân vào Đảng và Nhà nước
Bốn là, không ngừng phát triển xã hội toàn diện trên nhiều mặt. Thời
đại 4.0 ngày nay có tác động rất lớn đối với đời sống và sản xuất của nhân dân,
những tiến bộ khoa học ngày càng nhiều; sự nghiệp này được thực hiện bởi
nguồn lực chính là con người. Họ là những người có tri thức, có kỹ năng, tay
nghề cao, ham muốn học hỏi những tiến bộ của nhân loại, vậy nên Đảng và Nhà
nước cần chú trọng đầu tư vào giáo dục, văn hóa xã hội, trang bị kiến thức nền
tảng, mở thêm nhiều quỹ tài trợ để phục vụ cho việc đào tạo, cải thiện chất lượng
nguồn lực của đất nước. Chỉ nhờ có thế, chất lượng đời sống nhân dân mới được
cải thiện và ngày càng phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau.
3. Nhiệm vụ của nhân dân trong công cuộc duy trì nền hòa bình, độc lập tự
do của đất nước
Giành được nền hòa bình độc lập, có được sự tự do, ấm no hạnh phúc
như ngày hôm nay, đất nước ta đã phải trải qua nhiều mất mát hy sinh, trải qua
những tháng ngày chiến tranh khốc liệt, mưa bom bão đạn của cha ông ta. Nhiệm
vụ của chúng ta chính là bảo vệ toàn vẹn nền hòa bình ấy và tiếp tục ngày càng
phát triển đất nước, đưa đất nước hội nhập với thế giới. Bên cạnh sự nỗ lực không
ngừng của Đảng và Nhà nước với những chính sách, phong trào phát động thi
đua, không thể không kể đến vai trò và trách nhiệm của nhân dân. Nếu chỉ trông
cậy vào Đảng và Nhà nước mà không có sự tham gia, ủng hộ góp sức của nhân
dân thì công cuộc phát triển cũng không mang lại hiệu quả
Nhân dân cần đồng lòng với Đảng và Nhà nước, đóng góp hết sức mình
trong công cuộc phát triển đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Những chính sách
được đề ra cần thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ nhưng không kém phần
linh hoạt sáng tạo để đem lại hiệu quả cao nhất.
Nắm quyền dân chủ trong tay, nhân dân được tự do thể hiện ý kiến,
quan điểm, đóng góp, đề xuất với Đảng và Nhà nước nhưng sự tự do phải nằm
trong khuôn khổ, tuân thủ theo Hiến pháp và Pháp luật. Việc đảm bảo làm việc
theo đúng Hiến pháp và Pháp luật sẽ giúp đảm bảo trật tự an toàn xã hội, rèn
luyện tính tự giác trong toàn thể nhân dân và giúp công cuộc phát triển đất nước ngày càng hiệu quả hơn
Hơn hết, một đất nước chỉ thực sự độc lập và phát triển khi công dân
trong một nước biết chia sẻ, yêu thương và đùm bọc lẫn nhãu. Ta phải đoàn kết,
gắn bó, hỗ trợ và giúp đỡ nhau vượt qua những giai đoạn khó khăn, vượt qua thử
thách của thời đại. Đồng thời, ta cũng cần tự hào phát huy các truyền thống văn
hóa tốt đẹp của cha ông ta, nhất là trong thời đại các quốc gia trên thế giới thực
hiện hội nhập văn hóa, để giúp ta hội nhập nhưng không hòa tan, vừa tiếp thu 13 lOMoAR cPSD| 23022540
được những thứ mới mẻ tiến bộ, vừa giữ lại được bản sắc dân tộc để quảng bá với
bạn bè trên toàn thế giới 14 lOMoAR cPSD| 23022540 KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng, việc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và
phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa, chung quy lại cũng chỉ hướng tới một mục tiêu mà
Hồ chủ tịch luôn mong muốn: mong muốn dân tộc được độc lập tự do, có một đời
sống vật chất đầy đủ, đời sống tinh thần luôn được phong phú đa dạng. Độc lập phải đi
liền với tự do, đi liền với hạnh phúc, đó là ba quyền tự nhiên mà ai cũng được hưởng
một cách bình đẳng, công bằng.
Tiếp thu, thừa hưởng tư tưởng đó từ Người, Đảng và Nhà nước đã triển khai
thực hiện những chính sách, đường lối để phát triển kinh tế- xã hội, đáp ứng nguyện
vọng của nhân dân về mọi mặt trong đời sống xã hội, đảm bao nhân dân có một cuộc
sống như ý. Bởi vai trò, vị trí của quần chúng nhân dân đối với cuộc cách mạng và xây
dựng phát triển đất nước được đề cao và Người hiểu rõ hơn ai hết về vai trò đó
Thông qua những nhận xét và phân tích trên, ta có thể thấy luận điểm “Nước
độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chả nghĩa
lý gì” của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang một giá trị to lớn, đóng góp vị trí quan trọng
trong việc định hướng sự phát triển, xây dựng và hội nhập của đất nước. Luận điểm
này trở thành kim chỉ nam, được Nhà nước và Đảng làm theo để đảm bảo sự hạnh
phúc, độc lập của dân tộc, đất nước 15 lOMoAR cPSD| 23022540
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc Đại học-không chuyên ngành lý luận chính trị)
2. http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/2389-quan-diem-ho-chi-
minh-ve-nhiem-vu-cham-lo-doi-song-am-no-hanh-phuc-cho-nhan-dan.html
3. https://baochinhphu.vn/danh-gia-toan-dien-chinh-sach-ho-tro-nguoi-dan-gap-kho-khan-
do-covid-19-102221021164542841.htm
4. https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/0/103067/de-bao-dam-cho-doc-lap-dan-toc-gan-lien-
voi-cnxh-o-viet-nam-dieu-kien-tien-quyet-la-phai-xac-lap-cung-co-giu-vung-va-
phathuy-vai-tro-lanh-dao-cua-dang
5. https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-
su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-90-nam-lich-su-dang/hoi-nghi-
banchap-hanh-trung-uong-dang-chu-truong-dat-nhiem-vu-giai---phong-dan-toc-len- hangdau-535464.html
6. https://baochinhphu.vn/doc-lap-dan-toc-phai-duoc-gan-lien-voi-tu-do-va-hanh-phuc-
cua-nhan-dan-10223082217261956.htm
7. https://thanhnien.vn/hieu-dung-ve-gia-tri-doc-lap-tu-do-hanh-phuc-1851468839.htm
8. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/6789/tu-tuong-ho-chi- minh-ve-chu-nghia-xa-hoi.aspx 16