Phân tích luận điểm “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng ý nghĩa gì” Làm rõ ý nghĩa luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Phân tích luận điểm “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng ý nghĩa gì” Làm rõ ý nghĩa luận điểm đối với Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 45568214
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: ỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài: Phân tích luận điểm “Nước độc lập mà người dân không
được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng ý nghĩa gì”
Làm rõ ý nghĩa luận điểm đối với Việt Nam hiện nay
Lớp học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh_38
Giáo viên: Phạm Hồng Sơn
Họ và tên sinh viên: Đinh Hoàng Hiệp
Mã sinh viên: 11212202
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2023
lOMoARcPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
2
lOMoARcPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
3
MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 4
PHẦN 2. NỘI DUNG ........................................................................................... 4
I. Quan điểm của C.Mác và Leenin về độc lập dân tộc ................................. 4
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa
hội ....................................................................................................................... 5
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc ......................................... 5
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ...................................... 6
III. Hạnh phúc, tự do là thước đo giá tr của độc lập dân tộc ...................... 7
IV. Liên hệ với sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay ............................... 8
V. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam để kế thừa và phát triển tư ....... 11
tưởng độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc ............................................... 11
PHẦN 3. KẾT LUẬN ......................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 12
lOMoARcPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
4
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
“Tôi lớn lên khi đất nước không còn chia Bắc Nam
Chẳng biết chiến tranh là gì
Chỉ được nghe trong những câu chuyện của cha…”
Những dòng này đánh thức một tâm hồn trẻ tràn đầy mò về qkhứ, một quá
khứ đầy khó khăn và đau thương, nhưng đã mang lại cho tôi một niềm tự hào
những giá trị quý báu. Đó một thời kỳ đặc biệt, khi mình đã sống trong một
nước đoàn kết, không còn chia lẻ, không phải đối mặt với hậu quả của chiến
tranh.
Nhưng bên cạnh niềm tự hào, chúng ta luôn cảm nhận được một trách nhiệm lớn
lao. Thế hệ trẻ không phải nhân chứng của thời kỳ đó, nhưng chúng ta đang tiếp
tục xây dựng và bảo vệ những giá trị mà cha ông đã đánh đổi bằng máu và nước
mắt. Bởi độc lập dân tộc với một đất nước chủ nghĩa xã hội là chưa đủ và không
phải mục đích duy nhất, cuối cùng mà đất nước đó hướng đến.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là những vấn đề quan trọng được thể hiện rõ
ràng xuyên suốt quá trình hoạt động Cách mạng của Chủ tịch, Người khẳng
định: “Nước độc lập người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc
lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.”
Sau đây những phân tích dựa trên sở “Phân tích mối quan hệ giữa độc lập
dân tộc với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tưởng Hồ Chí Minh” về
luận điểm “Nước độc lập người dân không được hưởng hạnh phúc tdo, thì
độc lập cũng chẳng nghĩa gì” làm ý nghĩa của luận điểm này đối với
Việt Nam hiện nay.
PHẦN 2. NỘI DUNG
I. Quan điểm của C.Mác và Leenin về độc lập dân tộc
Mác Ăngghen nêu ra các quan điểm tính chất phương pháp luận đgiải
quyết các vấn đề dân tộc. Trên cơ sở đó, cùng với sự phân tích hai xu hướng của
vấn đdân tộc, V.I.Lênin đã nêu ra "Cương lĩnh dân tộc" tạo sở cho đường lối,
chính sách dân tộc cho các Đảng cộng sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa với
lOMoARcPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
5
ba nội dung cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự
quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây được coi là cương lĩnh dân tộc
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Độc lập dân tộc phải đi đôi với liên kết dân tộc.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận không thể tách rời
trong cương lĩnh cách mạng của giai câp công nhân; là tuyên ngôn về vấn đề dân
tộc của đảng cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc. Cương lĩnh đã trở thành cơ
sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các đảng cộng sản
và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn với chủ
nghĩa xã hội
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
a. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất c các dân tộc
Căn cứ vào những quyền tự do, bình đẳng quyền con người những quyền
mà không ai có thể xâm phạm được” đã được ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập
của cách mạng Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền Dân quyền của Cách
mạng Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định những giá trị thiêng liêng,
bất biến vquyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đằng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do...
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
b. Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, hạnh phúc của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, đc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Người đánh
giá cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn vđộc lập tự do: dân tộc độc
lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, người luôn coi độc lập gắn liền với tự do,
hạnh phúc cho nhân dân, như Người từng bộc bạch đầy tâm huyết: “Tôi ch
một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành”.
c. Độc lập dân tc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải độc lập thật sự, hoàn toàn triệt để
trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyền
lOMoARcPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
6
tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng,...
thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì.
d. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nht và toàn vẹn lãnh thổ
Có thể khẳng định rằng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất T quốc,
toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Hồ Chí Minh. Người luôn luôn băn khoăn, day dứt khi sự nghiệp đấu tranh thống
nhất đất nước chưa hoàn thành. Người nói: “Mỗi ngày Tổ quốc chưa thống
nhất, đồng bào còn chịu nhiều gian khổ, một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không
yên”. Cho dù không được chứng kiến ngày toàn thắng của dân tộc, non sông thu
về một mối, nhưng trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh thể hiện niềm tin tưởng sắt đá:
“Dù khó khăn, gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi.
Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.
Đồng bào Nam-Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân
tộc và dân chủ, độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ và hơn nữa độc lập dân tộc cũng phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh
phúc cho nhân dân. Vậy nên khi nêu lên mục tiêu giải phóng dân tộc, Người cũng
đã định hướng đến mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Khi đề cao mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không coi đó là mục tiêu cuối
cùng của cách mạng, tiền đề cho cuộc cách mạng tiếp theo cách mạng
hội chủ nghĩa. Vì vậy, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân càng sâu sắc, triệt để
thì càng tạo ra những tiền đề thuận lợi, sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Vả lại, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã được Hồ Chí Minh
khẳng định là con đường cách mạng vô sản, vì vậy bản thân cuộc cách mạng này
ngay từ đầu đã mang tính định hướng hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc vậy
không những tiền đề còn nguồn sức mạnh to lớn cho cách mạng hội
chủ nghĩa.
Không những vậy, chủ nghĩa xã hội còn là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân
tộc vững chắc. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là “độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh
phúc cho nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân, trước hết là nhân dân lao động”, “chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân
đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau thuốc,…Tóm
lOMoARcPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
7
lại xã hội ngày càng tiên tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt đó
là chủ nghĩa xã hội.”
Chủ nghĩa hội xóa bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột
người do chế độ chiếm hưu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Nhờ đó, nó xóa bỏ
sở kinh tế sinh ra ách áp bức con người về chính trị sự dịch của con người
về tinh thần, ý thức và tư tưởng. Chỉ ch nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt
tới mục tiêu phục vụ lợi ích quyền lực của mọi người lao động, làm cho mọi
thành viên của cộng đồng dân tợt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu
trong tương quan với các dân tộc khác trong thế giới ngày càng phát triển mạnh
mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác. Toàn bộ khả năng
và điều kiện đảm bảo chỉ có thể được tìm thấy và giải quyết bằng con đường phát
triển chủ nghĩa xã hội.
III. Hạnh phúc, tự do là thước đo giá trị của độc lập dân tộc
Có thể thấy, 3 vấn đề Độc lập – Tự do Hạnh phúc phải luôn gắn liền với nhau,
không thể tách rời. Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện nước thuộc địa như Việt
Nam thì trước hết phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhưng nếu nước độc lập
dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì đó vẫn độc lập kiểu cũ,
vậy độc lập đó cũng chẳng có nghĩa lý gì. Bởi, hạnh phúc tự do chínhthước đo
giá trị của độc lập dân tộc.
Muốn có hạnh phúc, tự do thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Người nhấn mạnh chỉ trong chế độ hội chnghĩa thì mỗi người mới điều
kiện để cải thiện đời sống, phát huy tính cách sở trường riêng của mình, điều
kiện phát triển toàn diện. Hạnh phúc, tự do theo quan điểm Hồ Chí Minh là người
dân phải được hưởng đầy đủ đời sống vật chất tinh thần do chủ nghĩa hội
đem lại. Đời sống vật chất phải được xây dựng dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại, ai cũng cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Người dân từ chỗ ăn,
mặc, chỗ đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc. Người đủ ăn thì
khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm.
Tuy vậy, ngoài việc tăng trưởng kinh tế, thu nhập cao, ăn ngon, mặc đẹp thì chủ
nghĩa xã hội còn phải gắn với việc không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của
nhân dân. Chủ nghĩa xã hội giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa bản về
mặt giải phóng con người khỏi mọi áp bức, c lột đem lại cho con người hạnh
lOMoARcPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
8
phúc, tự do. Vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của tư tưởng, văn hóa, đạo
đức, lối sống. Con người hạnh phúc trong chế độ hội chủ nghĩa phải là
những con người được giáo dục và có đạo đức. Chế độ xã hội chủ nghĩa mang lại
hạnh phúc cho con người phải là chế độ xa lạ với chủ nghĩa nhân, với những
gì phản văn hóa và đạo đức. Bác cho rằng, đời sống văn hóa tinh thần chính là lẽ
sinh tồn và mc đích cuộc sống của chúng ta. Trong kháng chiến ác liệt, Bác cũng
nhấn mạnh “không sthiếu, chỉ skhông ng bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng
dân không yên”.
thể thấy, quyền sống, quyền độc lập, tự do quyền u cầu hạnh phúc đã
được chủ tịch Hồ Chí Minh cụ thể hóa bằng những quyền cơ bản như: mỗi người
dân đều “có quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, quyền tự do thân thể,
quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình, quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào, có quyền bầu cử, ứng cử,... Công dân
đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn quyền bình đẳng với đàn ông vcác mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội gia đình. Nhà nước chú trọng đặc biệt việc
giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục”.
Nhìn chung, độc lập chính là nền tảng của tự do, hạnh phúc, con người độc lập,
tự do thì mới hạnh phúc; ngược lại, quyền mưu cầu hạnh phúc gắn chặt với
quyền tự do, độc lập của mỗi người. Hạnh phúc là một hành trình tự do đi các giá
trị khi đạt được những giá trị, thỏa mãn với những thứ trở thành giá trị của
mình, đó chính là hạnh phúc.
IV. Liên hệ với sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, trong chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động
người chủ duy nhất. Đó skhác biệt về chất giữa chủ nghĩa hội với các
chế độ xã hội trước đó. Chế độ dân chủ là chế độ nhân dân làm chủ, dân chủ
là vấn đề thuộc bản chất của nhà nước ta. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ xã hội chủ
nghĩa phải được phát huy trên tất cả các lĩnh vực, phải được thể chế bằng pháp
luật, nâng cao trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí. Thực
hiện được như thế thì độc lập mới thật sự có ý nghĩa, thật sự vững chắc.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân đã được
Đảng Nhà nước ta vận dụng, cụ thể hóa trong Hiến pháp, Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội (bổ sung, phát triển năm 2011),
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 5 năm và kế hoạch hằng năm;
lOMoARcPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
9
thể hiện trong từng chế độ, chính sách phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn
hóa, hội của đất nước, một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
Thực tế cho thấy, các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - hội của
Đảng và Nhà nước trong gần 35 năm đổi mới đã luôn hướng tới mục tiêu không
ngừng “nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” như Văn kiện Đại
hội XII của Đảng đã khẳng định. Theo đó, đời sống nhân dân tiếp tục được cải
thiện; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết
quả tích cực; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng...
Chính phủ đề ra Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (giai đoạn
2016 - 2020) với số vốn tngân sách trung ương 41.449 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhà
nước còn bố trí 44.214 tỷ đồng để thực hiện chính sách giảm nghèo thường xuyên,
hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng…; 70% người dân Việt Nam
đã được bảo đảm về mặt kinh tế, trong đó, 13% thuộc tầng lớp khá giả theo chuẩn
thế giới,... chính là những con số “biết nói”, góp phần từng bước đặt nền móng
cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gần đây, Đảng và Chính phủ đã quyết định
triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho những đối tượng cận kề bcùng đối diện
với nguy cơ nghèo đói. Chúng bao gồm những h gia đình nghèo, hộ gia đình cận
kề bờ nghèo đối tượng được bảo trợ hội - những người thu nhập dưới
mức 1 triệu đồng một tháng trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm
2020. Tổng số tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đã đạt tới 62 nghìn tỷ đồng,
tổng số hộ gia đình được hỗ trợ là 2.244.000 hộ. Ủy ban Trung ương Mặt trận T
quốc Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống
dịch COVID-19, kêu gọi các quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhân trong và
ngoài nước cùng đồng bào Việt Nam nước ngoài, với tình cảm trách nhiệm
đồng lòng tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Tổng số tiền hiện
vật đã được ủng hộ lên đến gần 1.600 tỷ đồng.
Những biện pháp này không chỉ đảm bảo cuộc sống của nhân dân giúp họ vượt
qua khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, mà còn thể hiện chính sách nhân văn
của Đảng, Nhà nước Chính phủ, đồng thời thể hiện sự chăm sóc kịp thời đối
với người nghèo những người mất việc làm. Điều này là minh chứng ràng
cho bản chất tốt đẹp của xã hi.
lOMoARcPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
10
Để duy trì ổn định xã hội và khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân, để đảm bảo
rằng nhân dân không còn phải đối mặt với đói nghèo và sự thiếu hạnh phúc, chúng
ta cần thực hiện các chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước
và Chính phủ trong kinh tế nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội. Chúng
ta cần thực hiện chúng một cách hiệu quả để trở thành động lực quan trọng để
củng cố đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng sở vững chắc để ngăn chặn đánh
bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch và phản động.
Trong tình hình đó, chúng ta không thể quên rằng chăm lo đời sống của nhân dân
trung tâm nhiệm vụ chính trị, thước đo và tiêu chí đánh giá việc thực hiện
trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân. Để tiếp tục học tập và thực
hành tưởng, đạo đức phong cách của Hồ Chí Minh, đặc biệt việc xây dựng
ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy tính dân chủ và chăm sóc đời sống của nhân
dân theo tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta cần tập trung
thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Một trong những nhiệm vụ đó nâng cao nhận thức và cụ thể hóa việc học tập
thực hành tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chí Minh, đặc biệt về
việc chăm sóc đời sống của nhân dân, để kết nối nhiệm vchính trị của các
quan, địa phương, tổ chức nhân. Tích hợp nhiệm vụ này vào chương trình
kế hoạch cụ thể của quan, địa phương, đơn vị nhân hằng năm, hằng
quý, nhất là thành chuyên đề sinh hoạt tại chi bộ gắn với nhiệm vụ chuyên môn,
bảo đảm sự thống nhất trong nhận thức và hành động của mỗi cấp ủy và mỗi cán
bộ, đảng viên.
Hai là, gắn thực hiện nội dung chăm lo đời sống nhân dân với việc tập trung giải
quyết những vấn đề trọng tâm, cấp bách tại mỗi địa phương, quan đơn vị.
Điều này cần diễn ra thông qua việc thực hiện các kế hoạch, dự án tương ứng với
tình hình thực tế của mỗi địa phương, đặc biệt những vùng còn khó khăn dân
nghèo. Cần phải kết hợp công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng với các cuộc
vận động phong trào thi đua yêu nước, nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ
chính trị năm 2020 trong các năm tiếp theo. Điều này cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến" trong nội bộ xã hội.
Ba là, chú trọng việc lựa chọn, xây dựng và tuyên truyền sâu rộng những cá nhân
tập thể điển hình, những cách làm hay trong việc học tập thực hành tưởng
đạo đức của Bác Hồ về sự tận tâm tận lực phục vụ nhân dân. Điều này sẽ
lOMoARcPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
11
tạo sự lan tỏa trong cộng đồng thúc đẩy các nhân tập thể khác cũng
chuyển đổi học hỏi từ những gương mẫu xuất sắc. Ngoài ra, cần tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát áp dụng hình thức kỷ luật nghiêm ngặt đối với
những quan, địa phương, đơn vị, và cá nhân không hoàn thành nhiệm v chăm
lo đời sống của nhân dân. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự hiệu quả trong việc thực
hiện chính sách và nâng cao lòng tin ca nhân dân đối với Đảng và chế độ.
Thứ tư, chúng ta cần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn với
sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa hiện đại
hóa đang diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Điều này đòi hỏi sự
tham gia của nguồn lực con người. Chúng ta cần trang bị những con người với
kiến thức cơ bản mạnh mẽ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, hiểu
biết về công nghệ, khoa học và kỹ thuật trong quá trình sản xuất, và hình thành
phong cách lao động công nghiệp, lao động sáng tạo. Đây là nhiệm vụ quan trọng
để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiện đại hóa của đất nước.
V.Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam để kế thừa và phát triển
tư tưởng độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã một sự may mắn,
chính vì vậy mỗi công dân cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà,
giữ vững nền độc lập, tdo, hạnh phúc của dân tộc. Trước hết, là một công dân,
nòng cốt thế hệ trẻ, cần không ngừng nỗ lực rèn luyện để dựng xây Tổ
quốc. Thế hệ trẻ là mầm non tương lai của đất nước, là những người đóng vai trò
quan trọng trong việc đưa đất nước phát triển sau này, vậy nên việc học tập tốt và
tu dưỡng đạo đức, tác phong là một điều vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó, là một công dân, cần biết yêu thương, sẻ chia với những người xung
quanh. Một đất nước, một hội chỉ thực sự phát triển hạnh phúc khi những
hạt nhân trong xã hội biết yêu thương, đoàn kết, gắn bó với nhau vượt qua bất kỳ
khó khăn, thử thách nào. Giống như khia, thế hệ ông cha ta đã không tiếc thân
mình, đổ mồ hôi xương máu để đem lại nền độc lập, tự do hạnh phúc cho
dân tộc như ngày hôm nay. Ngoài ra, là một công dân, con người ta cần biết tự
hào phát huy truyền thống của dân tộc. Hãy tự hào về những giá trị văn hóa,
tinh thần ca đất ớc phát huy, giữ gìn cũng nphát triển chúng, mang những
nét cổ truyền ấy đi xa hơn trên thế giới này, để bạn bè khắp năm châu đều biết đến
Việt Nam.
lOMoARcPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
12
PHẦN 3. KẾT LUẬN
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến tới một hội công
bằng thực sự nguồn sáng soi đường cho chúng ta trong việc thấu hiểu ý nghĩa
của độc lập, tự do và hạnh phúc. Trong cuộc hành trình đối với tư tưởng của Bác
Hồ, chúng ta thấy rằng độc lập quốc gia không chỉ đơn thuần việc giành được
tự do chính trị và giải phóng đất nước khỏi ách thống tr ngoại quốc. Độc lập thực
sự đích thân nói lên ý nghĩa khi nhân dân được hưởng cuộc sống an lành, hạnh
phúc, và được làm chủ đất nước.
Sau bao nhiêu năm đổi mới, chúng ta đã lĩnh hội phát huy tưởng của Bác
Hồ. Đảng nhân dân đã cùng nhau phấn đấu để xây dựng và phát triển chủ nghĩa
hội trên lãnh thổ quốc gia. Chúng ta không chỉ thay đổi kinh tế còn cải thiện
chính trị, hội văn hóa để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân.
Nhân dân đã trải qua sthay đổi tích cực, đón nhận cuộc sống ấm no hạnh phúc
quyền phát huy tiềm năng, sáng tạo của mình để đóng góp vào sự đổi mới
và xây dựng đất nước.
Do vậy, chúng ta phải giữ vững niềm tin vào con đường mà Bác Hồ đã chọn, duy
trì mục tiêu độc lập dân tộc xây dựng chủ nghĩa hội trong giai đoạn cách
mạng hiện nay. Chúng ta cần tiếp tục quá trình đổi mới, công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước, cũng như tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Từ đây, chúng
ta có thể tiến về một xã hội xã hội chủ nghĩa, nơi mà dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ văn minh thực strở thành hiện thực. Đó sứ mệnh tưởng
chúng ta tiếp tục thể hiện, để bước qua các thách thức và phấn đấu cho một
tương lai tươi sáng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo trình Tưởng Hồ Chí Minh (2019)- Bộ giáo dục và đào tạo
2. Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Hỏi và đáp về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh -NXB
Chínhtrị quốc gia Hà Nội, 2012
4. http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/doc-lap-tu-do-hanh-phuc-tu-khat-vong-
den-hien-thuc-37112.html
lOMoARcPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
13
5. https://123docz.net/document/4869077-phan-tich-luan-diem-neu-nuoc-doc-
lap-ma-dan-khong-duoc-huong-hanh-phuc-tu-do-thi-doc-lap-cung-chang-
coy-nghia-gi.html
6. https://dangcongsan.vn/thoi-su/thu-tuong-ban-hanh-quyet-dinh-ve-thuc-
hien-goi-ho-tro-62-nghin-ty-dong-553605.html
| 1/13

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45568214
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài: Phân tích luận điểm “Nước độc lập mà người dân không
được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng ý nghĩa gì”
Làm rõ ý nghĩa luận điểm đối với Việt Nam hiện nay Lớp học phần:
Tư tưởng Hồ Chí Minh_38 Giáo viên: Phạm Hồng Sơn
Họ và tên sinh viên: Đinh Hoàng Hiệp Mã sinh viên: 11212202
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2023 lOMoAR cPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202 2 lOMoAR cPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202 MỤC LỤC Nội dung
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 4
PHẦN 2. NỘI DUNG ........................................................................................... 4

I. Quan điểm của C.Mác và Leenin về độc lập dân tộc ................................. 4
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã
hội ....................................................................................................................... 5
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc ......................................... 5
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ...................................... 6
III. Hạnh phúc, tự do là thước đo giá trị của độc lập dân tộc ...................... 7
IV. Liên hệ với sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay ............................... 8
V. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam để kế thừa và phát triển tư ....... 11
tưởng độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc ............................................... 11

PHẦN 3. KẾT LUẬN ......................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 12 3 lOMoAR cPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202 PHẦN 1. MỞ ĐẦU
“Tôi lớn lên khi đất nước không còn chia Bắc Nam
Chẳng biết chiến tranh là gì
Chỉ được nghe trong những câu chuyện của cha…”
Những dòng này đánh thức một tâm hồn trẻ tràn đầy tò mò về quá khứ, một quá
khứ đầy khó khăn và đau thương, nhưng đã mang lại cho tôi một niềm tự hào và
những giá trị quý báu. Đó là một thời kỳ đặc biệt, khi mình đã sống trong một
nước đoàn kết, không còn chia lẻ, và không phải đối mặt với hậu quả của chiến tranh.
Nhưng bên cạnh niềm tự hào, chúng ta luôn cảm nhận được một trách nhiệm lớn
lao. Thế hệ trẻ không phải là nhân chứng của thời kỳ đó, nhưng chúng ta đang tiếp
tục xây dựng và bảo vệ những giá trị mà cha ông đã đánh đổi bằng máu và nước
mắt. Bởi độc lập dân tộc với một đất nước chủ nghĩa xã hội là chưa đủ và không
phải mục đích duy nhất, cuối cùng mà đất nước đó hướng đến.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là những vấn đề quan trọng được thể hiện rõ
ràng và xuyên suốt quá trình hoạt động Cách mạng của Chủ tịch, Người khẳng
định: “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc
lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.”
Sau đây là những phân tích dựa trên cơ sở “Phân tích mối quan hệ giữa độc lập
dân tộc với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh” về
luận điểm “Nước độc lập mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” và làm rõ ý nghĩa của luận điểm này đối với Việt Nam hiện nay. PHẦN 2. NỘI DUNG
I. Quan điểm của C.Mác và Leenin về độc lập dân tộc
Mác và Ăngghen nêu ra các quan điểm có tính chất phương pháp luận để giải
quyết các vấn đề dân tộc. Trên cơ sở đó, cùng với sự phân tích hai xu hướng của
vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã nêu ra "Cương lĩnh dân tộc" tạo cơ sở cho đường lối,
chính sách dân tộc cho các Đảng cộng sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa với 4 lOMoAR cPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
ba nội dung cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự
quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây được coi là cương lĩnh dân tộc
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Độc lập dân tộc phải đi đôi với liên kết dân tộc.
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận không thể tách rời
trong cương lĩnh cách mạng của giai câp công nhân; là tuyên ngôn về vấn đề dân
tộc của đảng cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc. Cương lĩnh đã trở thành cơ
sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các đảng cộng sản
và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
a. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
Căn cứ vào những quyền tự do, bình đẳng và quyền con người – “những quyền
mà không ai có thể xâm phạm được” đã được ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập
của cách mạng Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách
mạng Pháp năm 1791, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định những giá trị thiêng liêng,
bất biến về quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đằng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do...
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
b. Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, hạnh phúc của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do của nhân dân. Người đánh
giá cao học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc
lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, người luôn coi độc lập gắn liền với tự do,
hạnh phúc cho nhân dân, như Người từng bộc bạch đầy tâm huyết: “Tôi chỉ có
một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
c. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyền 5 lOMoAR cPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng,...
thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì.
d. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Có thể khẳng định rằng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc,
toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Hồ Chí Minh. Người luôn luôn băn khoăn, day dứt khi sự nghiệp đấu tranh thống
nhất đất nước chưa hoàn thành. Người nói: “Mỗi ngày mà Tổ quốc chưa thống
nhất, đồng bào còn chịu nhiều gian khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không
yên”. Cho dù không được chứng kiến ngày toàn thắng của dân tộc, non sông thu
về một mối, nhưng trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh thể hiện niềm tin tưởng sắt đá:
“Dù khó khăn, gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi.
Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.
Đồng bào Nam-Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Chính vì trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân
tộc và dân chủ, độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ và hơn nữa độc lập dân tộc cũng phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh
phúc cho nhân dân. Vậy nên khi nêu lên mục tiêu giải phóng dân tộc, Người cũng
đã định hướng đến mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Khi đề cao mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không coi đó là mục tiêu cuối
cùng của cách mạng, mà là tiền đề cho cuộc cách mạng tiếp theo cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Vì vậy, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân càng sâu sắc, triệt để
thì càng tạo ra những tiền đề thuận lợi, sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Vả lại, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đã được Hồ Chí Minh
khẳng định là con đường cách mạng vô sản, vì vậy bản thân cuộc cách mạng này
ngay từ đầu đã mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc vì vậy
không những là tiền đề mà còn là nguồn sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Không những vậy, chủ nghĩa xã hội còn là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân
tộc vững chắc. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là “độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh
phúc cho nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, trước hết là nhân dân lao động”, “chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân
đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc,…Tóm 6 lOMoAR cPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
lại xã hội ngày càng tiên tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt đó
là chủ nghĩa xã hội.”
Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột
người do chế độ chiếm hưu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Nhờ đó, nó xóa bỏ
cơ sở kinh tế sinh ra ách áp bức con người về chính trị và sự nô dịch của con người
về tinh thần, ý thức và tư tưởng. Chỉ có chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt
tới mục tiêu phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi người lao động, làm cho mọi
thành viên của cộng đồng dân tộ vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu
trong tương quan với các dân tộc khác trong thế giới và ngày càng phát triển mạnh
mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác. Toàn bộ khả năng
và điều kiện đảm bảo chỉ có thể được tìm thấy và giải quyết bằng con đường phát
triển chủ nghĩa xã hội.
III. Hạnh phúc, tự do là thước đo giá trị của độc lập dân tộc
Có thể thấy, 3 vấn đề Độc lập – Tự do – Hạnh phúc phải luôn gắn liền với nhau,
không thể tách rời. Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện nước thuộc địa như Việt
Nam thì trước hết phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhưng nếu nước độc lập
mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì đó vẫn là độc lập kiểu cũ, và vì
vậy độc lập đó cũng chẳng có nghĩa lý gì. Bởi, hạnh phúc tự do chính là thước đo
giá trị của độc lập dân tộc.
Muốn có hạnh phúc, tự do thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Người nhấn mạnh chỉ trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều
kiện để cải thiện đời sống, phát huy tính cách và sở trường riêng của mình, có điều
kiện phát triển toàn diện. Hạnh phúc, tự do theo quan điểm Hồ Chí Minh là người
dân phải được hưởng đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần do chủ nghĩa xã hội
đem lại. Đời sống vật chất phải được xây dựng dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Người dân từ chỗ có ăn,
có mặc, có chỗ ở đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc. Người đủ ăn thì
khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm.
Tuy vậy, ngoài việc tăng trưởng kinh tế, thu nhập cao, ăn ngon, mặc đẹp thì chủ
nghĩa xã hội còn phải gắn với việc không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của
nhân dân. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về
mặt giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột đem lại cho con người hạnh 7 lOMoAR cPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
phúc, tự do. Vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của tư tưởng, văn hóa, đạo
đức, lối sống. Con người có hạnh phúc trong chế độ xã hội chủ nghĩa phải là
những con người được giáo dục và có đạo đức. Chế độ xã hội chủ nghĩa mang lại
hạnh phúc cho con người phải là chế độ xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, với những
gì phản văn hóa và đạo đức. Bác cho rằng, đời sống văn hóa tinh thần chính là lẽ
sinh tồn và mục đích cuộc sống của chúng ta. Trong kháng chiến ác liệt, Bác cũng
nhấn mạnh “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.
Có thể thấy, quyền sống, quyền độc lập, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc đã
được chủ tịch Hồ Chí Minh cụ thể hóa bằng những quyền cơ bản như: mỗi người
dân đều “có quyền làm việc, có quyền nghỉ ngơi, có quyền tự do thân thể, có
quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình, có quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào, có quyền bầu cử, ứng cử,... Công dân
đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nhà nước chú trọng đặc biệt việc
giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục”.
Nhìn chung, độc lập chính là nền tảng của tự do, hạnh phúc, con người có độc lập,
tự do thì mới có hạnh phúc; ngược lại, quyền mưu cầu hạnh phúc gắn chặt với
quyền tự do, độc lập của mỗi người. Hạnh phúc là một hành trình tự do đi các giá
trị và khi đạt được những giá trị, thỏa mãn với những thứ trở thành giá trị của
mình, đó chính là hạnh phúc.
IV. Liên hệ với sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, trong chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động
là người chủ duy nhất. Đó là sự khác biệt về chất giữa chủ nghĩa xã hội với các
chế độ xã hội trước đó. Chế độ dân chủ là chế độ mà nhân dân làm chủ, dân chủ
là vấn đề thuộc bản chất của nhà nước ta. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ xã hội chủ
nghĩa phải được phát huy trên tất cả các lĩnh vực, phải được thể chế bằng pháp
luật, nâng cao trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân trí. Thực
hiện được như thế thì độc lập mới thật sự có ý nghĩa, thật sự vững chắc.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống nhân dân đã được
Đảng và Nhà nước ta vận dụng, cụ thể hóa trong Hiến pháp, Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011),
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 5 năm và kế hoạch hằng năm; 8 lOMoAR cPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
thể hiện trong từng chế độ, chính sách phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn
hóa, xã hội của đất nước, vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thực tế cho thấy, các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng và Nhà nước trong gần 35 năm đổi mới đã luôn hướng tới mục tiêu không
ngừng “nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” như Văn kiện Đại
hội XII của Đảng đã khẳng định. Theo đó, đời sống nhân dân tiếp tục được cải
thiện; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết
quả tích cực; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng...
Chính phủ đề ra Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (giai đoạn
2016 - 2020) với số vốn từ ngân sách trung ương là 41.449 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhà
nước còn bố trí 44.214 tỷ đồng để thực hiện chính sách giảm nghèo thường xuyên,
hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng…; 70% người dân Việt Nam
đã được bảo đảm về mặt kinh tế, trong đó, 13% thuộc tầng lớp khá giả theo chuẩn
thế giới,... chính là những con số “biết nói”, góp phần từng bước đặt nền móng
cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gần đây, Đảng và Chính phủ đã quyết định
triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho những đối tượng cận kề bờ cùng đối diện
với nguy cơ nghèo đói. Chúng bao gồm những hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cận
kề bờ nghèo và đối tượng được bảo trợ xã hội - những người có thu nhập dưới
mức 1 triệu đồng một tháng trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm
2020. Tổng số tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đã đạt tới 62 nghìn tỷ đồng, và
tổng số hộ gia đình được hỗ trợ là 2.244.000 hộ. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống
dịch COVID-19, kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và
ngoài nước cùng đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, với tình cảm và trách nhiệm
đồng lòng tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Tổng số tiền và hiện
vật đã được ủng hộ lên đến gần 1.600 tỷ đồng.
Những biện pháp này không chỉ đảm bảo cuộc sống của nhân dân và giúp họ vượt
qua khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, mà còn thể hiện chính sách nhân văn
của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, đồng thời thể hiện sự chăm sóc kịp thời đối
với người nghèo và những người mất việc làm. Điều này là minh chứng rõ ràng
cho bản chất tốt đẹp của xã hội. 9 lOMoAR cPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
Để duy trì ổn định xã hội và khuyến khích sự sáng tạo của nhân dân, để đảm bảo
rằng nhân dân không còn phải đối mặt với đói nghèo và sự thiếu hạnh phúc, chúng
ta cần thực hiện các chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước
và Chính phủ trong kinh tế nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội. Chúng
ta cần thực hiện chúng một cách hiệu quả để trở thành động lực quan trọng để
củng cố đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng cơ sở vững chắc để ngăn chặn và đánh
bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch và phản động.
Trong tình hình đó, chúng ta không thể quên rằng chăm lo đời sống của nhân dân
là trung tâm nhiệm vụ chính trị, là thước đo và tiêu chí đánh giá việc thực hiện
trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân. Để tiếp tục học tập và thực
hành tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chí Minh, đặc biệt là việc xây dựng
ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy tính dân chủ và chăm sóc đời sống của nhân
dân theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta cần tập trung
thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Một trong những nhiệm vụ đó là nâng cao nhận thức và cụ thể hóa việc học tập
và thực hành tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chí Minh, đặc biệt là về
việc chăm sóc đời sống của nhân dân, để kết nối nhiệm vụ chính trị của các cơ
quan, địa phương, tổ chức và cá nhân. Tích hợp nhiệm vụ này vào chương trình
và kế hoạch cụ thể của cơ quan, địa phương, đơn vị và cá nhân hằng năm, hằng
quý, nhất là thành chuyên đề sinh hoạt tại chi bộ gắn với nhiệm vụ chuyên môn,
bảo đảm sự thống nhất trong nhận thức và hành động của mỗi cấp ủy và mỗi cán bộ, đảng viên.
Hai là, gắn thực hiện nội dung chăm lo đời sống nhân dân với việc tập trung giải
quyết những vấn đề trọng tâm, cấp bách tại mỗi địa phương, cơ quan và đơn vị.
Điều này cần diễn ra thông qua việc thực hiện các kế hoạch, dự án tương ứng với
tình hình thực tế của mỗi địa phương, đặc biệt là những vùng còn khó khăn và dân
cư nghèo. Cần phải kết hợp công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng với các cuộc
vận động và phong trào thi đua yêu nước, nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ
chính trị năm 2020 và trong các năm tiếp theo. Điều này cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến" trong nội bộ xã hội.
Ba là, chú trọng việc lựa chọn, xây dựng và tuyên truyền sâu rộng những cá nhân
và tập thể điển hình, những cách làm hay trong việc học tập và thực hành tư tưởng
và đạo đức của Bác Hồ về sự tận tâm và tận lực phục vụ nhân dân. Điều này sẽ 10 lOMoAR cPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
tạo sự lan tỏa trong cộng đồng và thúc đẩy các cá nhân và tập thể khác cũng
chuyển đổi và học hỏi từ những gương mẫu xuất sắc. Ngoài ra, cần tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát và áp dụng hình thức kỷ luật nghiêm ngặt đối với
những cơ quan, địa phương, đơn vị, và cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ chăm
lo đời sống của nhân dân. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự hiệu quả trong việc thực
hiện chính sách và nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ.
Thứ tư, chúng ta cần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn với
sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đang diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Điều này đòi hỏi sự
tham gia của nguồn lực con người. Chúng ta cần trang bị những con người với
kiến thức cơ bản mạnh mẽ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, hiểu
biết rõ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật trong quá trình sản xuất, và hình thành
phong cách lao động công nghiệp, lao động sáng tạo. Đây là nhiệm vụ quan trọng
để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiện đại hóa của đất nước.
V.Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam để kế thừa và phát triển
tư tưởng độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn,
chính vì vậy mỗi công dân cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà,
giữ vững nền độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc. Trước hết, là một công dân,
mà nòng cốt là thế hệ trẻ, cần không ngừng nỗ lực và rèn luyện để dựng xây Tổ
quốc. Thế hệ trẻ là mầm non tương lai của đất nước, là những người đóng vai trò
quan trọng trong việc đưa đất nước phát triển sau này, vậy nên việc học tập tốt và
tu dưỡng đạo đức, tác phong là một điều vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó, là một công dân, cần biết yêu thương, sẻ chia với những người xung
quanh. Một đất nước, một xã hội chỉ thực sự phát triển và hạnh phúc khi những
hạt nhân trong xã hội biết yêu thương, đoàn kết, gắn bó với nhau vượt qua bất kỳ
khó khăn, thử thách nào. Giống như khi xưa, thế hệ ông cha ta đã không tiếc thân
mình, đổ mồ hôi và xương máu để đem lại nền độc lập, tự do và hạnh phúc cho
dân tộc như ngày hôm nay. Ngoài ra, là một công dân, con người ta cần biết tự
hào và phát huy truyền thống của dân tộc. Hãy tự hào về những giá trị văn hóa,
tinh thần của đất nước và phát huy, giữ gìn cũng như phát triển chúng, mang những
nét cổ truyền ấy đi xa hơn trên thế giới này, để bạn bè khắp năm châu đều biết đến Việt Nam. 11 lOMoAR cPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202 PHẦN 3. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến tới một xã hội công
bằng thực sự là nguồn sáng soi đường cho chúng ta trong việc thấu hiểu ý nghĩa
của độc lập, tự do và hạnh phúc. Trong cuộc hành trình đối với tư tưởng của Bác
Hồ, chúng ta thấy rằng độc lập quốc gia không chỉ đơn thuần là việc giành được
tự do chính trị và giải phóng đất nước khỏi ách thống trị ngoại quốc. Độc lập thực
sự đích thân nói lên ý nghĩa khi nhân dân được hưởng cuộc sống an lành, hạnh
phúc, và được làm chủ đất nước.
Sau bao nhiêu năm đổi mới, chúng ta đã lĩnh hội và phát huy tư tưởng của Bác
Hồ. Đảng và nhân dân đã cùng nhau phấn đấu để xây dựng và phát triển chủ nghĩa
xã hội trên lãnh thổ quốc gia. Chúng ta không chỉ thay đổi kinh tế mà còn cải thiện
chính trị, xã hội và văn hóa để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân.
Nhân dân đã trải qua sự thay đổi tích cực, đón nhận cuộc sống ấm no hạnh phúc
và có quyền phát huy tiềm năng, sáng tạo của mình để đóng góp vào sự đổi mới
và xây dựng đất nước.
Do vậy, chúng ta phải giữ vững niềm tin vào con đường mà Bác Hồ đã chọn, duy
trì mục tiêu độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn cách
mạng hiện nay. Chúng ta cần tiếp tục quá trình đổi mới, công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước, cũng như tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Từ đây, chúng
ta có thể tiến về một xã hội xã hội chủ nghĩa, nơi mà dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ và văn minh thực sự trở thành hiện thực. Đó là sứ mệnh và lý tưởng
mà chúng ta tiếp tục thể hiện, để bước qua các thách thức và phấn đấu cho một tương lai tươi sáng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh (2019)- Bộ giáo dục và đào tạo
2. Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Hỏi và đáp về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh -NXB
Chínhtrị quốc gia Hà Nội, 2012
4. http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/doc-lap-tu-do-hanh-phuc-tu-khat-vong- den-hien-thuc-37112.html 12 lOMoAR cPSD| 45568214
Đinh Hoàng Hiệp - 11212202
5. https://123docz.net/document/4869077-phan-tich-luan-diem-neu-nuoc-doc-
lap-ma-dan-khong-duoc-huong-hanh-phuc-tu-do-thi-doc-lap-cung-chang- coy-nghia-gi.html
6. https://dangcongsan.vn/thoi-su/thu-tuong-ban-hanh-quyet-dinh-ve-thuc-
hien-goi-ho-tro-62-nghin-ty-dong-553605.html 13