Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Phép biện chứng duy vật là một học thuyết khoa học, là linh hồn của chủ nghĩaMác, là đỉnh cao của tư duy khoa học mà nhân loại đã đạt được thông qua bộ óc thiên tàicủa C.Mác vào giữa thế kỉ XIX. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ tên: Hoàng Khánh Linh MSSV: 31221022710 TIỂU LUẬN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Đề: Anh (Chị) hãy phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc,
động lực của sự vận động và phát triển, đồng thời vận dụng lý luận này vào hoạt
động nhận thức và thực tiễn của bản thân. PHẦN MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật là một học thuyết khoa học, là linh hồn của chủ nghĩa
Mác, là đỉnh cao của tư duy khoa học mà nhân loại đã đạt được thông qua bộ óc thiên tài
của C.Mác vào giữa thế kỉ XIX. Phép biện chứng duy vật ra đời dựa trên cơ sở thành tựu
khoa học tự nhiên (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỉ XIX) cùng với phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản đã cung cấp thực
tiễn cho C.Mác và Ph.Ănghen đúc kết, kiểm nghiệm lý luận của mình.
Phép biện chứng duy vật có ba quy luật, trong đó quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập được xem là quy luật quan trọng nhất của phép biện
chứng, là hạt nhân của phép biện chứng, đây là nguồn gốc của sự vật động và phát triển của sự vật.
Thông qua việc tìm hiểu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, ta
cũng nắm rõ nguyên lý về sự phát triển, động lực của phát triển, hay còn gọi là mâu
thuẫn biện chứng, theo quan điểm của phép biện chứng duy vật. NỘI DUNG
1. Quan điểm biện chứng duy vật về động lực của phát triển (mâu thuẫn biện chứng)
1.1 Các khái niệm và phạm trù liên quan 1
- Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Vận động theo
khuynh hướng đi lên mới gọi là phát triển.
- Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và
chuyển hóa của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong
quá trình vận động, phát triển của chúng. Trong phép biện chứng duy vật,
mâu thuẫn biện chứng là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập. với nghĩa như vậy, mâu thuẫn là cái tồn tại khách quan, vốn có của
bất cứ một sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Nhân tố tạo nên mâu thuẫn là các mặt đối lập. Mặt đối lập là những mặt,
những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng là
điều kiện, tiền đề để tồn tại của nhau trong một sự vật, trong một quan hệ.
Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Các
mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái
ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
- Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu
tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
1.2 Tính chất mâu thuẫn biện chứng:
- Khác với mâu thuẫn logic (là mâu thuẫn của các tư tưởng sai lầm), mâu
thuẫn biện chứng có tính chất:
- Tính khách quan, phố biến của mâu thuẫn: biểu hiện ở chỗ mọi sự vật, hiện
tượng thuộc mọi lĩnh vực trong thế giới đều chưa đựng trong mình các mặt
đối lập, chúng tạo thành mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng đó, tồn
tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính đa dạng phong phú của mâu thuẫn: biểu hiện ở chỗ, mỗi sự vật, hiện
tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu
hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau; chúng giữ
vị trí, vai trò khác nhau đối mặt với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật.
Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau.
1.3 Quá trình vận động của mâu thuẫn 2
- Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động
khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy. mâu thuẫn
biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt
đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời
nhau, trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.
- Tính thống nhất của các mặt đối lập: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là
khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định
lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện
chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau, sự tồn tại của mặt này phải lấy
sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Các mặt đối lập tồn tại không tách rời
nhau nên giữa chúng bao giờ ũng có những nhân tố giống nhau, gọi là sự
đồng nhất của các mặt đối lập.
- Tính đấu tranh của các mặt đối lập: là sự tác động qua lại, bài trừ, phủ định
của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú,
đa dạng, tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể của sự vật, hiện tượng.
- Trong quan hệ giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối,
còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện và tạm thời.
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
Thứ nhất, vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, cho
nên trong hoạt động thực tiễn phải thừa nhận tính khách quan của mâu
thuẫn; từ đó nhận thức và giải quyết mâu thuẫn một cách đúng đắn, phù
hợp với điều kiện khách quan cụ thể. Muốn phát hiện mâu thuẫn, cần
tìm ra các mặt đối lập tồn tại trong thể thống nhất bên trong sự vật, hiện tượng.
Thứ hai, trong quá trình phân tích mâu thuẫn cần phải biết phân tích cụ
thể một mâu thuẫn để đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó cho phù hợp.
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh
giữa các mặt đối lập, không điều hòa, thủ tiêu, xóa nhòa mâu thuẫn;
song cũng không nóng vội, chủ quan, tuyệt đối hóa đấu tranh của hai
mặt đối lập mà bỏ qua sự thống nhất vốn có của chúng. 3
- Nếu mâu thuẫn không được giải quyết thì không có sự phát triển. Khi có
vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải
điều tra, nghiên cứu các mâu thuẫn đó.
- Giải quyết mâu thuẫn là để phát triển, nhưng phải quyết mâu thuẫn khi có
điều kiện chín mùi, không nên giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi
chưa có điều kiện, cũng không để cho việc giải quyết mâu thuẫn xảy ra tự
phát, phải cố gắng thúc đẩy tạo ra điều kiện chín mùi của mâu thuẫn và giải quyết.
2. Vận dụng thực tiễn
Quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát triển.
Hay nói cách khác, bản chất của sự phát triển chính là tìm ra và giải quyết
các mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng. Trong thực tế, mâu thuẫn luôn
luôn tồn tại và mang tính phổ biến được hình thành từ những cấu trúc thuộc
tính vốn có của sự vật hiện tượng.
Từng giai đoạn trong đời người đều có những mâu thuẫn khác nhau.
Hiện tại, là một sinh viên năm nhất, việc học tập và trau dồi kiến thức, kĩ
năng đối của tôi cũng là một quá trình tăng trưởng, và nó chịu sự tác động
của quy luật mâu thuẫn. Mâu thuẫn chủ yếu của bản thân tôi chủ yếu về
quan điểm “có nên cố gắng hết sức” hay “chỉ cần vừa đủ là được”. Bản
thân tôi là một người rất dễ học hỏi, đạt được thành tựu và cảm thấy mọi
thứ sẽ luôn đạt được chỉ cần bản thân bỏ ra chút cố gắng. Vì vậy liệu nên
thấy vừa lòng với việc bỏ ra chút cố gắng đã có thể đạt 9 điểm, đã hơn rất
nhiều người, hay cố gắng hết sức để được 10 điểm, 9 và 10 ở đây cũng
giống như những thành tựu trong cuộc sống của tôi. Và tôi nhận thấy quan
điểm này là mâu thuẫn chủ yếu mà bản thân mình cần giải quyết.
Trước hết, mục tiêu của bản thân tôi là sau này sẽ trở thành một
người thật sự xuất sắc, về cả tài chính và cuộc sống, công việc thì trở thành
một quản lý ở cấp bậc cao của một công ty. Giữa việc cố gắng một chút để
đạt được điều đó và vẫn còn rất nhiều thời gian vui chơi, hoặc cố gắng thật
nhiều dành trọn thời gian nhưng không biết kết quả có cao hơn như vậy
nhiều bao nhiêu, là một suy nghĩ cản trở trong tâm trí tôi. Khi xác định
được vấn đề và trở ngại, tôi sẽ dành thời gian để tìm cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách: 4
Đầu tiên, nên thử tham gia một cuộc thi học thuật mang tính thử
thách của trường Đại học, đặt ra mục tiêu mang tính thử thách như đạt giải,
để bản thân cố gắng hết sức và nhìn nhận kết quả. Sau đó sẽ nhìn nhận lại
quá trình mình cố gắng, có cảm thấy khi cố gắng hết sức rồi đạt kết quả đó
sẽ thấy rất vui, không hối hận gì hay không. Cuối cùng so sánh với việc
nếu mình không cố gắng hết sức, bỏ thời gian ra để giải trí thì liệu nó sẽ
giúp ích gì bản thân ngoài việc cảm thấy “giải trí” ngay lúc đó. Việc so
sánh nhiều lần như vậy sẽ khiến bản thân tôi thấy rõ tôi nên đi theo hướng
nào giữa 2 quan điểm như vậy.
Qua những điều đã nói ở trên, có thể thấy việc vận dụng nhuần
nhuyễn quy luật mâu thuẫn vào thực tiễn đời sống nói chung và việc học
tập nói riêng là vô cùng cần thiết với học sinh, sinh viên. Điều đó là nền
tảng sự phát triển của bản thân mỗi sinh viên và cũng quyết định thành
bại trong sự nghiệp và cuộc sống sau này. Là sinh viên, ta cần phải biết
cách áp dụng những điểm có lợi của quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập vào học tập và lao động để hoàn thành mục tiêu của mình. PHẦN KẾT LUẬN
Phép biện chứng về động lực của phát triển đóng một vai trò to lớn
trong hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn. Mâu thuẫn luôn tồn tại
trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn
ấy có thể là mẫu thuẫn giữa các yếu tố nội tại trong bản thân sự vật hoặc
mâu thuẫn giữa các sự vật với nhau. Triết học Mác – Lenin đã chỉ ra,
mâu thuẫn là một tất yếu khách quan, mang tính phổ biến và có đa dạng
các loại mâu thuẫn. Nắm được linh hồn của quy luật mâu thuẫn sẽ giúp
ta hình thành thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, tư duy khoa
học để khám phá bản chất của sự vật và giải quyết đúng đắn, tận gốc các
mâu thuẫn nảy sinh trong sự vận động và phát triển của sự vật hiện 5 tượng. 6