Phân tích mối quan hệ giữa hậu phương và tuyền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

Phân tích mối quan hệ giữa hậu phương và tuyền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

Đề: Phân tích mối quan hệ giữa hậu phương và tuyền tuyến trong cuộc kháng
chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Anh chị có suy nghĩ gì về vấn đề này trong
giai đoạn hiện nay.
Bài làm
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi, hiệp định Giơne-vơ
được ký kết, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải phóng. Nhưng đế quốc Mĩ đã
lập ra chính quên tay sai ở miền Nam, ra sức ngăn cản ta thực thi hiệp định, khiến
đất nước tạm thời bị chia làm hai miền Nam-Bắc. Mục tiêu mà Đảng đề ra
lúc này là đánh đuổi Mĩ, giành hòa bình độc lập thống nhất tổ quốc. Để đạt được
mục tiêu ấy thì mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa hai miền Nam-Bắc là vô cùng
quan trọng, bởi đây là mối quan hệ giữa hậu phương lớn và tuyền tuyến lớn. Trên
phương diện chiến lược chiến tranh, lúc này miền Bắc đang thực hiện công cuộc
xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, đóng vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách
mạng chung của cả nước. Đây là nơi chi viện sức người sức của, vũ khí lương thực
cho tuyền tuyến, trực tiếp tác động đến cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam.
Miền Bắc với chính quyền Xã hội Chủ Nghĩa là thành quả chung và to lớn do nhân
dân cả nước đấu tranh để xây dựng do đó bảo vệ an ninh an toàn ở miền Bắc là
nhiệm vụ chung của cả nước. Nhưng để bảo vệ nhà nước mới thành lập, ngăn
không cho đế quốc Mĩ đe dọa đến thành quả mà nhân dân ta đã đánh đổi máu
xương mới giành được thì cần phải đấu tranh đánh đuổi chính quyền tay sai và Mĩ
khỏi miền Nam, đây cũng là điều tất yếu để chúng ta thống nhất đất nước. Vì vậy
miền Nam đống vai trò quyết định đến nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và thống nhất
đất nước. Chính vì thế, thời kỳ này, tuy chiến lược ở 2 miền là khác nhau, ở Bắc là
cách mạng xây dựng Xã hội Chủ nghĩa còn miền Nam là cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân thì Bắc-Nam vẫ có mối quan hệ gắn bó mật thiết không thể tách rời.
Đây là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hai nhiệm vụ ở hai miền phải được
tiến hành đồng thời, nếu thiếu đi một trong hai thì không thể hoàn thành thống nhất
đất nước và hoàn toàn độc lập được. Trên phương diện tính thần yêu nước, lòng
đoàn kết dân tộc. Miền Nam là máu là thịt của tổ quốc. Mối quan hệ giữa hai miền
Nam-Bắc là mối quan hệ anh em máu mủ ruột rà, đều là người con của dân tộc
Việt Nam. Bởi thế khi thấy miền Nam bị Mĩ xâm lược thì miền Bắc sẽ kiên quyết
đấu tranh để giành độc lập cho người anh em của mình. Lòng quyết tâm, truyền
thống đoàn kết ấy được thể hiện rõ qua những khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến,
tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không
thiếu một người”…
Trong giai đoạn hiện nay, dù chiến tranh đã qua đi, đất nước đi trên con
đường phát triển kinh tế xây dưng quốc gia giàu mạnh thì mối quan hệ khăng khít
tốt đẹp giữa hai miền Nam-Bắc vẫn không hề thay đổi. Sự gắn bó yêu thương ấy
thể hiện rõ ràng trong đại dịch Covid-19, khi thành phố HCM và các tỉnh khác ở
miền Nam bùng dịch, các y bác sĩ ở miền Bắc đã không ngại khó khăn vào miền
Nam chi viện, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết cùng vượt qua đại dịch, để không
ai bị bỏ lại phía sau.
| 1/2

Preview text:

Đề: Phân tích mối quan hệ giữa hậu phương và tuyền tuyến trong cuộc kháng

chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Anh chị có suy nghĩ gì về vấn đề này trong giai đoạn hiện nay.

Bài làm

Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi, hiệp định Giơne-vơ được ký kết, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải phóng. Nhưng đế quốc Mĩ đã lập ra chính quên tay sai ở miền Nam, ra sức ngăn cản ta thực thi hiệp định, khiến đất nước tạm thời bị chia làm hai miền Nam-Bắc. Mục tiêu mà Đảng đề ra

lúc này là đánh đuổi Mĩ, giành hòa bình độc lập thống nhất tổ quốc. Để đạt được

mục tiêu ấy thì mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa hai miền Nam-Bắc là vô cùng

quan trọng, bởi đây là mối quan hệ giữa hậu phương lớn và tuyền tuyến lớn. Trên

phương diện chiến lược chiến tranh, lúc này miền Bắc đang thực hiện công cuộc

xây dựng Xã hội Chủ nghĩa, đóng vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách

mạng chung của cả nước. Đây là nơi chi viện sức người sức của, vũ khí lương thực

cho tuyền tuyến, trực tiếp tác động đến cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam.

Miền Bắc với chính quyền Xã hội Chủ Nghĩa là thành quả chung và to lớn do nhân

dân cả nước đấu tranh để xây dựng do đó bảo vệ an ninh an toàn ở miền Bắc là

nhiệm vụ chung của cả nước. Nhưng để bảo vệ nhà nước mới thành lập, ngăn

không cho đế quốc Mĩ đe dọa đến thành quả mà nhân dân ta đã đánh đổi máu

xương mới giành được thì cần phải đấu tranh đánh đuổi chính quyền tay sai và Mĩ

khỏi miền Nam, đây cũng là điều tất yếu để chúng ta thống nhất đất nước. Vì vậy

miền Nam đống vai trò quyết định đến nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và thống nhất

đất nước. Chính vì thế, thời kỳ này, tuy chiến lược ở 2 miền là khác nhau, ở Bắc là

cách mạng xây dựng Xã hội Chủ nghĩa còn miền Nam là cách mạng dân tộc dân

chủ nhân dân thì Bắc-Nam vẫ có mối quan hệ gắn bó mật thiết không thể tách rời.

Đây là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hai nhiệm vụ ở hai miền phải được

tiến hành đồng thời, nếu thiếu đi một trong hai thì không thể hoàn thành thống nhất

đất nước và hoàn toàn độc lập được. Trên phương diện tính thần yêu nước, lòng

đoàn kết dân tộc. Miền Nam là máu là thịt của tổ quốc. Mối quan hệ giữa hai miền

Nam-Bắc là mối quan hệ anh em máu mủ ruột rà, đều là người con của dân tộc

Việt Nam. Bởi thế khi thấy miền Nam bị Mĩ xâm lược thì miền Bắc sẽ kiên quyết

đấu tranh để giành độc lập cho người anh em của mình. Lòng quyết tâm, truyền

thống đoàn kết ấy được thể hiện rõ qua những khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến,

tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không

thiếu một người”…

Trong giai đoạn hiện nay, dù chiến tranh đã qua đi, đất nước đi trên con

đường phát triển kinh tế xây dưng quốc gia giàu mạnh thì mối quan hệ khăng khít

tốt đẹp giữa hai miền Nam-Bắc vẫn không hề thay đổi. Sự gắn bó yêu thương ấy

thể hiện rõ ràng trong đại dịch Covid-19, khi thành phố HCM và các tỉnh khác ở

miền Nam bùng dịch, các y bác sĩ ở miền Bắc đã không ngại khó khăn vào miền

Nam chi viện, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết cùng vượt qua đại dịch, để không

ai bị bỏ lại phía sau.