Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Đề: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và rút ra ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ này. Bản thân đã vận dụng vào học tập và cuộc sống như thế nào? Cho ví dụ minh họa việc vận dụng này. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

KIỂM TRA GIỮA KỲ
Môn: Triết học Mác – Lênin
Họ và tên: Trần Thị Phương Linh
Mã số sinh viên: K214081843
Lớp: K21408C (Thứ 6 – Ca 2)
Giảng viên hướng dẫn: Mạch Thị Khánh Trinh
Đề: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và rút ra ý nghĩa phương pháp
luận từ mối quan hệ này. Bản thân đã vận dụng vào học tập và cuộc sống như thế
nào? Cho ví dụ minh họa việc vận dụng này.
Bài làm
1. Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng,
trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
a) Vật chất quyết định ý thức
- Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứ
nhất. Ý thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý
thức là cái có sau, là tính thứ hai.
Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan)
và vật chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức.
- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung
của ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người.
Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính
phong phú và độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các thế hệ.
- Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.
Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là thế
giới vật chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó. Vậy
nên vật chất là cơ sở để hình thành bản chất của ý thức.
- Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật
chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về
thể chất lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội dung và hình thức
phản ánh.
Ví dụ: Tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống đầy đủ thì
mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy nghĩ, đời sống vật chất phải
được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều này đã chứng minh
cho quan niệm vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
b) Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
- Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế
giới vật chất vào trong đầu óc con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống”
riêng, không lệ thuộc máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất.
- Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện,
hoàn cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống con người.
- Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người,
nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay
thất bại. Ý thức không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới mà nó trang bị cho con
người tri thức về hiện tượng khách quan để con người xác định mục tiêu, kế hoạch,
hành động nên làm. Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất
phát triển.
Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật
chất.
- Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời
đại ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không thể vượt quá tính
quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách
quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động.
Ví dụ: Có nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước, từ sau Đại hội VI, Đảng ta
chuyển nền kinh tế tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường để phát triển đất
nước như hôm nay. Điều này cho thấy ý thức đã phản ánh được thực tiễn và đưa ra
mục tiêu, phương hướng để tác động lại vật chất, tạo sự phát triển cho vật chất.
2. Ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan. Mọi nhận
thức, hành động, chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực
tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Cần phải tránh chủ nghĩa
chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí. Không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho
chiến lược và sách lược cách mạng.
- Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con
người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng
tạo. Điều này đòi hỏi con người phải coi trọng ý thức, coi trọng vai trò của tri thức,
phải tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm
chất đạo đức, ý chí, nghị lực của bản thân.
- Phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích, kết hợp hài hòa lợi ích
cá nhân với lợi ích tập thể, xã hội dựa trên thái độ khách quan.
3. Vận dụng vào học tập và cuộc sống của bản thân tôi.
- Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động của tôi phải xuất
phát từ thực tế khách quan. Bản thân tôi phải nhận thức được các điều kiện thực tiễn
ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống của mình để tôn trọng và hành động theo quy luật
khách quan.
Ví dụ: Trong học tập, tôi cần phải xác định được nội quy trường học, giờ học, thời
khóa biểu, những yếu tố thực tế để có ý thức chấp hành đúng quy định, tham gia các
tiết học đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ giảng viên đề ra.
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tôi nhận thức được sự
nguy hiểm của dịch bệnh để thực hiện các phương pháp phòng tránh dịch, tuân thủ quy
tắc 5K, ở yên tại nhà để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Thứ hai, ý thức cũng có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phải phát huy tính
năng động, sáng tạo của ý thức. Tôi phải chủ động tìm kiếm và trau dồi tri thức cho
bản thân mình, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết cho bản thân, không quá phụ thuộc
vào người khác mà phải tự phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ.
Ví dụ: Trước mỗi giờ học, tôi phải chủ động xem trước giáo trình của ngày hôm đó để
đánh dấu những chỗ mình vẫn chưa hiểu. Trong giờ học tôi thường xuyên tích cực
phát biểu và thảo luận để hiểu rõ hơn bài học. Sau giờ học tôi sẽ tìm thêm bài tập và tài
liệu để luyện tập thêm, trau dồi thêm kiến thức. Ngoài ra để cải thiện kỹ năng mềm tôi
cũng tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào của các tổ chức xã
hội.
Không chỉ bồi dưỡng kiến thức, tôi còn cố gắng rèn luyện đạo đức, phẩm chất
của mình qua việc đọc sách, tập yoga, tham gia các buổi trao đổi, thảo luận.
- Thứ ba, tôi phải tiếp thu chọn lọc các ý kiến mới, không để bản thân thụ động, bảo thủ,
không chủ quan trước mọi tình huống.
Ví dụ: Khi tham gia thảo luận nhóm, tôi sẽ lắng nghe và tiếp thu những điều hay mà
các thành viên góp ý cho mình để hoàn thành công việc theo kế hoạch. Hay khi đăng
ký học phần, tôi không chủ quan vào năng lực của mình mà đăng ký quá nhiều môn
tránh cho bản thân không kham nổi.
Trong cuộc sống, trước khi đánh giá một người nào đó, tôi phải tiếp xúc với
người đó và lắng nghe những đánh giá của những người xung quanh về người đó,
không thể chủ quan “trông mặt mà bắt hình dong”, không thể chỉ dựa vào cảm xúc cá
nhân mà đánh giá người đó.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ
không chuyên lý luận chính trị), NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr.172 –
182.
| 1/5

Preview text:

KIỂM TRA GIỮA KỲ
Môn: Triết học Mác – Lênin
Họ và tên: Trần Thị Phương Linh
Mã số sinh viên: K214081843
Lớp: K21408C (Thứ 6 – Ca 2)
Giảng viên hướng dẫn: Mạch Thị Khánh Trinh
Đề: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và rút ra ý nghĩa phương pháp
luận từ mối quan hệ này. Bản thân đã vận dụng vào học tập và cuộc sống như thế
nào? Cho ví dụ minh họa việc vận dụng này. Bài làm
1. Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng,
trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
a) Vật chất quyết định ý thức
- Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
 Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứ
nhất. Ý thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý
thức là cái có sau, là tính thứ hai.
 Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan)
và vật chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức.
- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
 Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung
của ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người.
 Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính
phong phú và độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các thế hệ.
- Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.
 Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là thế
giới vật chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó. Vậy
nên vật chất là cơ sở để hình thành bản chất của ý thức.
- Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
 Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật
chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
 Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về
thể chất lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh.
Ví dụ: Tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống đầy đủ thì
mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy nghĩ, đời sống vật chất phải
được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều này đã chứng minh
cho quan niệm vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
b) Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
- Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế
giới vật chất vào trong đầu óc con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống”
riêng, không lệ thuộc máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất.
- Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện,
hoàn cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống con người.
- Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người,
nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay
thất bại. Ý thức không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới mà nó trang bị cho con
người tri thức về hiện tượng khách quan để con người xác định mục tiêu, kế hoạch,
hành động nên làm. Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất phát triển.
Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất.
- Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời
đại ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không thể vượt quá tính
quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách
quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động.
Ví dụ: Có nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước, từ sau Đại hội VI, Đảng ta
chuyển nền kinh tế tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường để phát triển đất
nước như hôm nay. Điều này cho thấy ý thức đã phản ánh được thực tiễn và đưa ra
mục tiêu, phương hướng để tác động lại vật chất, tạo sự phát triển cho vật chất.
2. Ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan. Mọi nhận
thức, hành động, chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực
tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Cần phải tránh chủ nghĩa
chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí. Không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho
chiến lược và sách lược cách mạng.
- Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con
người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng
tạo. Điều này đòi hỏi con người phải coi trọng ý thức, coi trọng vai trò của tri thức,
phải tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm
chất đạo đức, ý chí, nghị lực của bản thân.
- Phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích, kết hợp hài hòa lợi ích
cá nhân với lợi ích tập thể, xã hội dựa trên thái độ khách quan.
3. Vận dụng vào học tập và cuộc sống của bản thân tôi.
- Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động của tôi phải xuất
phát từ thực tế khách quan. Bản thân tôi phải nhận thức được các điều kiện thực tiễn
ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống của mình để tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Ví dụ: Trong học tập, tôi cần phải xác định được nội quy trường học, giờ học, thời
khóa biểu, những yếu tố thực tế để có ý thức chấp hành đúng quy định, tham gia các
tiết học đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ giảng viên đề ra.
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tôi nhận thức được sự
nguy hiểm của dịch bệnh để thực hiện các phương pháp phòng tránh dịch, tuân thủ quy
tắc 5K, ở yên tại nhà để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Thứ hai, ý thức cũng có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phải phát huy tính
năng động, sáng tạo của ý thức. Tôi phải chủ động tìm kiếm và trau dồi tri thức cho
bản thân mình, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết cho bản thân, không quá phụ thuộc
vào người khác mà phải tự phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ.
Ví dụ: Trước mỗi giờ học, tôi phải chủ động xem trước giáo trình của ngày hôm đó để
đánh dấu những chỗ mình vẫn chưa hiểu. Trong giờ học tôi thường xuyên tích cực
phát biểu và thảo luận để hiểu rõ hơn bài học. Sau giờ học tôi sẽ tìm thêm bài tập và tài
liệu để luyện tập thêm, trau dồi thêm kiến thức. Ngoài ra để cải thiện kỹ năng mềm tôi
cũng tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào của các tổ chức xã hội.
Không chỉ bồi dưỡng kiến thức, tôi còn cố gắng rèn luyện đạo đức, phẩm chất
của mình qua việc đọc sách, tập yoga, tham gia các buổi trao đổi, thảo luận.
- Thứ ba, tôi phải tiếp thu chọn lọc các ý kiến mới, không để bản thân thụ động, bảo thủ,
không chủ quan trước mọi tình huống.
Ví dụ: Khi tham gia thảo luận nhóm, tôi sẽ lắng nghe và tiếp thu những điều hay mà
các thành viên góp ý cho mình để hoàn thành công việc theo kế hoạch. Hay khi đăng
ký học phần, tôi không chủ quan vào năng lực của mình mà đăng ký quá nhiều môn
tránh cho bản thân không kham nổi.
Trong cuộc sống, trước khi đánh giá một người nào đó, tôi phải tiếp xúc với
người đó và lắng nghe những đánh giá của những người xung quanh về người đó,
không thể chủ quan “trông mặt mà bắt hình dong”, không thể chỉ dựa vào cảm xúc cá
nhân mà đánh giá người đó.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ
không chuyên lý luận chính trị), NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr.172 – 182.