-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân Tích Môi Trường Hanoitourist - môn Quản lý học | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Preview text:
I/ Giới thiệu doanh nghiệp
- Tên Doanh nghiệp: Công ty Lữ hành Hanoitourist – Tổng Công ty Du lịch Hà Nội
- Trụ sở : 18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Tên viết tắt: Hanoitourist
- Giấy phép thành lập : Quyết định số 99/2004/QĐ-TTg ngày 01/6/2004 của
Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 106/2004/QĐ-UB ngày 12/7/2004
của UBND Thành phố Hà Nội.
- Tên giao dịch quố tế: HANOITOURIST CORPORATION – LIMITED COMPANY
- Email: vanphong@hanoitourist.com.vn
- Website: www.hanoitourist.com.vn
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa Du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu được – một hiện tượng phố biến trong xã hội. Du lịch Việt Nam đang có
những bước triển biến rõ rệt, lượng khách Du lịch trong nước và nước ngoài ngày càng gia
tăng. Ngành đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế nước nhà và góp phần không nhỏ
vào việc thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, cải thiện đời sống
của nhân dân. Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên
thế giớinhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công
nghiệp không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết
công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra
toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây
dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc nghiên cứu về du lịch trở
nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều
này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Việt Nam
đạt được những thành tựu mới, khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa
du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du
lịch khu vực và thế giới
Ngày 25/3/1963 Công ty du lịch Hà Nội – Hanoitourist (tiền thân của tổng công ty
du lich Hà Nội) được thành lập. Ngày 12/7/2004 UBND thành phố Hà Nội ra quyết
định thành lập tổng ông ty du lịch Hà Nội, thí điểm theo mô hình công ty mẹ -
công ty con, trên cơ sở tập hợp một số doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn thành
phố với mục tiêu tập trung xây dựng một tổng công ty lớn có thương hiệu mạnh
hoạt động đa ngành nghề đa sở hữu, có sức cạnh tranh cao và hội nhập kinh tế
quốc tế hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển ngành du lịch và nền kinh tế thủ đô.
Tổng Công ty Du lịch Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước có vị thế hàng đầu trong
các lĩnh vực: kinh doanh lữ hành quốc tế, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, xuất
khẩu lao động… với hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Lữ hành
Hanoitourist nhiều năm liền đạt danh hiệu “Top ten Lữ hành quốc tế” của Tổng cục
Du lịch và hạng A1 “Top five” trong số ít các công ty lữ hành có số lượng khách
Việt Nam đi nước ngoài đông nhất của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam
(Vietnamairlines)… Trong xu thế hội nhập, để không ngừng đáp ứng nhu cầu tham
quan, học tập, khảo sát, tham dự hội chợ, triển lãm, hội thảo, giao lưu và hợp tác
ngày càng cao của Quý khách, với phương châm “Tất cả vì sự hài lòng của khách
hàng”, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới Quý khách các chương trình “Vòng
quanh Thế giới” và "Đất nước muôn màu".
II/ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG QUẢN LÍ
1, MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Môi trường vĩ mô đề cập đến các yếu tố nguồn lực và thể chế bên ngoài, có thể tác
động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động marketing và kinh doanh của doanh
nghiệp. Chúng bao gồm yếu tố về nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, chính trị, văn hóa,…
Trong giai đoạn 2011-2016, hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành
Hanoitourist chịu khá nhiều tác động từ môi trường kinh doanh quốc tế, ta sẽ phân
tích ảnh hưởng của những nhân tố này đến hoạt động của công ty
1.1, Môi trường kinh tế
Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh và rõ nét đã mang đến cả cơ hội và
thách thức đối với công ty.
Nến kinh tế liên tục phát triển những năm gần đây (Giai đoạn 2016 - 2019, GDP trung bình là 6,8 % /năm.
- Năm 2020, do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh làm tăng trưởng kinh tể của Việt
Nam rơi xuống mức thấp nhất thập kỉ (2.91%).
- Tương đối thấp khoảng 2750USD / năm và bị sụt giảm nghiêm trọng trong tình hình dịch bệnh
Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức
với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến
động về kinh tế, doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động về từng
yếu tố của thị trường du lịch, về nguồn khách,... để đưa ra các giải pháp, các chính
sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ
hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang phục hồi của nền kinh tế thế giới. Tốc
độ tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh và là nghành
được đầu tư mũi nhọn
1.2, Môi trường chính trị - pháp luật Tình hình chính trị:
+ Cũng đề cập đến vai trò, vị trí của sự ổn định chính trị đối với quá
trình phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam, trả lời phỏng vấn phóng viên Đài Tiếng
nói Việt Nam, Tiến sĩ kinh tế người Pháp Philippe Delalande khẳng định: Sự ổn
định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam
có thể kiên trì chính sách phát triển kinh
tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hòa bình và thịnh
vượng. Nếu nhìnsang một số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Xin-ga-po,
thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước trong khu vực đều trải qua các cuộc
đảo chính hay khủng hoảng chính trị.
Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự
gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. Tiến sĩ Philippe Delalande cho
rằng: Thành công của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị.
+ Ổn định chính trị, nền tảng để phát triển đất nước, chính là điều mà mỗi người
trong chúng ta cần nhận thức một cách đầy đủ để có hành động đúng đắn, sáng
suốt. Sự ổn định chính trị chỉ được xây dựng vững chắc trên nền tảng lòng tin của
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành của Nhà nước
- Định hướng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
- Chính sách mở rộng hội nhập và thu hút vốn đầu tư
- Chính sách khắc phục, hỗ trợ tối đa nhằm kích cầu du lịch nhanh
chóng phục hồi sau dịch covid
- Các chính sách về phòng chống dịch bệnh
- Chính sách thuế: 4 loại thuế cơ bản: Thuế môn bài, thuế giá trị gia
tăng, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân. Những kết quả đạt được của
thuế TNDN thể hiện qua những mặt sau:
+Thứ nhất, thuế TNDN là khoản thu quan trọng, chiếm khoảng 23 - 24%
tổng số thu thuế của Việt Nam.
+Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy
SXKD pháttriển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của
Nhà nước. Các ưu đãi đó thường được áp dụng dưới hình thức miễn giảm thuế
TNDN hay một số loại thuế khác trong một thời hạn nhất định sau đầu tư, hay áp
dụng thuế suất khác nhau tuỳ theo
vùng hoặc ngành nghề. Ví dụ: miễn thuế TNDN, áp dụng thuế suất 10%
hoặc 15% TNDN đối với một số trường hợp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn, đặc biệt khó khăn.
+Thứ ba, chính sách thuế TNDN ngày càng công khai, minh bạch, đơn giản, đồng
bộ với hệ thống pháp luật có liên quan và phù hợp với thực tiễn, góp phần đảm bảo
quyền lợi và tạo thuận lợi cho DN.
+Thứ tư, chính sách ưu đãi thuế TNDN đã quy định phù hợp với thông lệ quốc tế
chung và tiến trình phát triển của đất nước.
- Đạo luật liên quan: Việc Quốc hội quyết định tiếp tục cắt giảm 22 ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện nhằm góp phần xóa bỏ rào cản trong hoạt động
kinh doanh; bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong
những ngành, nghề mà luật không cấm.Riêng dịch vụ đòi nợ thuê, Luật chính thức
cấm dịch vụ kinh doanh đòi nợ từ 1/1/2021. Bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu
hạ tầng nằm trong danh sách đề xuất nhận ưu đãi đặc biệt, với các hoạt động như
thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải tập trung; xây dựng, kinh doanh kết
cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng
trong khu kinh tế; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp
thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân
bay, nhà ga và công trình kết cấu hạ
tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định… 9 đối tượng
không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, trong đó bao gồm: Sĩ quan, hạ
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viênchức quốc phòng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt
Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; Cán bộ lãnh
đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để
quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;….. Theo qui định của
Luật PPP 2020, chỉ còn 7 loại hợp đồng
thực hiện đầu tư theo phương thức PPP, gồm: Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển
giao (BOT); Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO); Xây dựng – Sở hữu –
Kinh doanh (BOO); Kinh doanh – Quản lý (O&M); Xây dựng – Chuyển giao –
Thuê dịch vụ (BTL); Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BLT); hỗn hợp –
kết hợp nhiều loại hợp đồng. Điều 4 Luật PPP quy định 5 nhóm lĩnh vực đầu tư
theo phương thức PPP, gồm: giao thông vận tải; lưới điện, nhà máy điện (trừ nhà
máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật
Điện lực); thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất
thải; y tế; giáo dục – đào tạo và hạ tầng công nghệ thông tin. Điều khoản chia sẻ
rủi ro hấp dẫn nhà đầu tư Một trong những quy định được giới chuyên gia đánh giá
là điểm đột phá và hấp dẫn nhất trong thu hút nguồn lực từ giới đầu tư tư nhân là
cơ chế chia sẻ rủi ro vớidoanh nghiệp trong các dự án PPP. Theo đó, Điều 84 của
Luật quy định, khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong
phương ántài chính tại hợp đồng dự án PPP, Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP
chia sẻ với Nhà nước 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế đó và doanh thu
đạt ở mức 125% doanh thu trong phương án tài chính. Nhà nước chia sẻ với nhà
đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần giảm thu giữa doanh thu thực tế và
doanh thu cam kết tại hợp đồng đối với dự án PPP đáp ứng được một số điều kiện nhất
1.3, Môi trường công nghệ
Công nghệ ngày càng phát triển, quảng cáo tiếp thị giúp các công ty du lịch thay
đổi và cập nhật những hình ảnh mới nhất về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng
1.4, Môi trường văn hóa – xã hôi
Là cơ sở tạo ra sản phẩm du lịch và tìm hiểu hành vi tiêu dùng của khách du lịch.
Phâm tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo , sắc tộc, học vấn
và ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến tiêu dùng du lịch. Môi trươgf văn hóa – xã
hội hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành nên
thói quen cư xử của khách hàng trên thị trường. Văn hóa quy định cách thức mà
kinh doanh có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài, văn hóa ảnh hưởng đến việc
hình thành và phát triển nền văn hóa bên trong của doanh nghiệp
Quy mô dân số: số dân đứng thứ 14 thế giới và đứng thứ 2 trong khu vực
- Cơ cấu tuổi: mỗi một độ tuổi lại có một xu hướng đi du lịch với mục đích khác nhau
- Sự thân thiện, hiếu khách, cởi mở
- Các lễ hội văn hoá truyền thống
1.5, Môi trường tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông
biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng, sự trong
sạch của môi trưởng, nước và không khí,... Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn
luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người (đặc biệt là các yếu tố
của môi trường sinh thái), mặt khác nó cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan
trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, vận tải
và đặc biệt trong lĩnh vực của công ty Hanoitourist.
Nhìn chung các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên các mắt:
-Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp
-Tác động đến dung lượng và cơ cấu thị trường hàng tiêu dùng
-Tác động đến việc làm và thu nhập của các tầng lớp dân cư, do đó ảnh hưởng đến
sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hóa
--->Trong môi trường như vậy, thì chiến lược kinh doanh dịch vụ du lịch của công
ty lữ hành Hanoitourist là ưu tiên phát triển các dịch vụ nhằm khai thác tốt các điều
kiện và lợi thế của môi trường tự nhiên trên cơ sở đảm bảo sự duy trì, tái tạo, đặc
biệt nếu có thể góp phần tăng cường hơn nữa các điều kiện tự nhiên
2. Môi trường vi mô
Là những lực lượng có quan hệ trực tiếp tới bản thân doanh nghiệp và các khả
năng phục vụ thị trường của nó.
2.1.Đối thủ cạnh tranh :
Là một yếu tố không thể thiếu, vì đối thủ cạnh tranh luôn là người đồng hành cùng
doanh nghiệp và cũng là những người đưa doanh nghiệp đến với khó khăn bất cứ
lúc nào. Hoạt động du lịch vốn bị cạnh tranh khá gay gắt bởi các đối thủ trong và
ngoài nước. Tuy nhiên, Hanoitourist vẫn luôn đạt được mức tăng trưởng và doanh
thu tương đối cao so với các đối thủ. Sản phẩm du lịch như thế nào; chất lượng sản
phẩm ra làm sao; các gói tour, chương trình khuyến mãi, hậu mãi của doanh nghiệp
có đủ sức hấp dẫn khách hàng hay không; giá cả liệu có phải chăng hay không, đó
là những vấn đề mà các doanh nghiệp trong ngành du lịch luôn phải đau đầu suy
nghĩ để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Trong quá trinh cạnh tranh nảy lửa
này, Hanoitourist đặt ra những mục tiêu quan trọng sau: Thứ nhất, phải vô địch trên
sân nhà. Thứ hai, thương hiệu và giá trị của Hanoitourist phải xuất hiện, được
khẳng định và gây được tiếng vang lớn tại các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
2.2.Sức ép từ phía các nhà cung cấp
Là các tổ chức, cá nhân xã hội cho phép cung cấp các nguồn lực cần thiết cho
doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh tạo ra sản phẩm và dịch vụ du lịch. Tất cả
những người tham gia vào việc cung cấp nguồn lực trong du lịch và ngoai du lịch
đều được coi là nhà cung ứng của doanh nghiệp du lịch. Số lượng, chất lượng, tầm
quan trọng của các nhà cung ứng ( số lượng, năng lực, điểm mạnh, điểm yếu, các
mối quan hệ ) với doanh nghiệp phải được chỉ ra rõ ràng, và việc phân tích các nhà
cung ứng này phải có sự thiết thực và có liên hệ chặt chẽ với từng loại doanh nghiệp du lịch.
Ví dụ: Nhà cung ứng chính của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng khác
với nhà cung ứng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Nhà cung ứng chinh của
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lại là các nhà kinh doanh khách sạn, nhà hàng,
vận chuyển, điểm du lịch… Khi phân tích các nhà cung ứng cần liệt kê các nhà
cung ứng theo thứ tự quan trọng đối với sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp, trong
mỗi chủng loại dịch vụ lại liệt kê cụ thể từng nhà cung ứng với các tiêu chí, chất
lượng dịch vụ, hàng hóa, giá cả, độ tin cậy, mối quan hệ, quyền mặc cả cao hay
thấp. Ví dụ đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trước hết phải liệt kê các loại
hình của nhà cung ứng như vận chuyển, lưu trú, giải trí, tham quan, dịch vụ công,
ngân hàng, bảo hiểm, y tế,… Sau đó liệt kê phân tích từng nhà cung ứng của mỗi
loại hình dịch vụ và đưa vào danh sách lựa chọn của doanh nghiệp. Nhà cung ứng
cũng có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp, nó đảm bảo cho hoạt động của
doanh nghiệp được tiến hanh ổn định theo kế hoạch đã được vạch ra từ trước. Tuy
nhiên công tác đối với nhà quản lý doanh nghiệp dịch vụ là phải tìm hiểu, lựa chọn
nhà cung cấp xem nhà cung cấp nào đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa dịch vụ
cho doanh nghiệp mình như: số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian.
Chính vì thế, công ty chịu sức ép lớn từ nhà cung cấp.
2.3. Sức ép về các sản phẩm thay thế
Trong tương lai sản phẩm thay thế của Hanoitourist sẽ có xu hướng gia tăng. Với
nhiều hình thức tổ chức các chương trinh du lịch mới do các doanh nghiệp lữ hành
khác tiến hành như: du lịch sinh thai, nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm… sẽ tạo nên
một sức ép rất lớn với các sản phẩm du lịch hiện hành của công ty. Điều đó đòi hỏi
công ty phải tích cực nghiên cứu, triển khai các loại sản phẩm khác của minh.
Đồng thời tích cực nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện những sản phẩm đang lưu hành
trên thị trường của công ty. Chỉ có vậy mới có thể giảm thiểu được sức ép của các
sản phẩm thay thế với Hanoitourist 2.4.Khách hàng
Là người sẽ tiêu thụ và sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp, hay nói cách khác
khách hàng chính là đối tượng mua các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Đây
là yếu tố quyết định dễ nhận thấy cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch. Khi phân
tích khách du lịch phải làm rõ số lượng khách du lịch hiện tại? Từ đâu tới? Cơ cấu
khách xếp theo các tiêu chí: động cơ và mục đích của chuyến đi, phương tiện vận
chuyển, độ tuổi, giới tinh, quốc gia, địa phương. Loại chương trinh du lịch nào
khách thường mua? Họ ở đâu? Mua theo hình thức nào? Mua khi nào? Đi du lịch
vào thời gian nào, yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định, các lợi ích nào mà khách
du lịch đang tìm kiếm? Khi phân tích thị trường khách du lịch các câu hỏi thưởng
trực mà chúng ta phải trả lời: ai, bao nhiêu, cái gì, ở đâu, bao giờ, thế nào, tại sao?
Chính vì vậy để đảm bảo “đầu ra” được thường xuyên thì doanh nghiệp cần chú
trọng đến việc lựa chọn các mặt hàng, phương thức bán hàng, phương thức phục
vụ, các hình thức thanh toan để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng mà mình
đang phục vụ. Nhà nghiên cứu quản trị hoạc nổi tiếng người Mỹ Peter Drucker đã
nói: “Mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp là khách hàng”
Mọi kế hoạch và hành động của công ty Hanoitourist phải tập trung phục vụ khách
hàng chu đáo, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng với dịch vụ tốt nhất,
đáng tin cậy và được thực hiện một cách trung thực nhằm giữ vững khách hàng
hiện có đồng thời phát triển khách hàng tiềm năng 3.Môi Trường Nội Bộ
Nhằm đánh giá mọi nhân tố nội sinh để xác định những điểm mạnh và yếu điểm bên trong của tổ chức
3.1 Thực Trạng Nguồn Tài Chính
Vốn Tổng Công Ty : 13.82 tỷ
Hanoitourist có đủ khả năng chi trả các khoản đầu tư,các khoản nợ ngắn hạn nhờ
vào nguồn vốn được bảo toàn và phát triển.Các nguồn vốn của công ty minh bạch
được kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn,tài sản,quỹ đầu tư,tình hình công
nợ,lương và nộp ngân sách….tuân thủ các chế độ kế toán tài chính theo quy định của nhà nước.
3.2 Thực Trạng Nguồn Nhân Sự
- Tổng số lao động trực thuộc hơn 4000 người
- Tổng Công ty lớn mạnh gồm 38 Công ty thành viên, Công ty liên doanh liên kết
với nước ngoài và trong nước, Công ty cổ phần, Đơn vị phụ thuộc….
- Trình độ : Hanoitourist chú trọng triển khai công tác đào tạo cán bộ đội ngũ nhân
viên nhằm mục đích nâng cao trình độ nghiệp vụ,thái độ phục vụ khách hàng
chuyên nghiệp,tinh thần gắn kết giữa các thành viên trong công ty,tinh thần trách
nhiệm của mỗi cá nhân.Nhờ vậy công ty sở hữu một đội ngũ nhân viên, có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao,thông thạo tiếng anh,yêu nghề tận tâm với công việc,có
nhiều kinh nghiệm trong nghành dịch vụ và du lịch.Công ty quan tâm tới môi
trường làm việc và chế độ lương thưởng cho nhân viên nhằm tạo điều kiện cho
người lao động phát huy hết năng lực để bảo vệ và phát triển thương hiệu Lữ hành
Nhờ tập trung đào tạo nguồn nhân lực hiện nay tổng công ty đã có cho mình
nguồn nhân lực đa dạng,phục vụ nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn thành phố và các tỉnh.
3.3 Uy Tín,Danh tiếng,Thương Hiệu
Một trong những công ty đi đầu về nghành dịch vụ ở Việt Nam,Hanoitourist kinh
doanh hiệu quả hầu hết các dịch vụ trong các lĩnh vực du lịch quốc tế,du lịch nước
ngoài và trong nước.Luôn chú trọng đầu tư chất lượng dịch vụ,đa dạng hóa các sản
phẩm Lữ hành,đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng,chú trọng chính vào các
nghành Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa, Kinh doanh khách sạn, Vận chuyển
khách du lịch, Kinh doanh các dịch vụ du lịch, Đầu tư, Liên doanh liên kết với các
tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và dịch vụ du lịch.
Trong ngành du lịch Việt Nam, Công ty Dịch vụ Lữ hành Hanoitourist là doanh
nghiệp lữ hành luôn tiên phong với những sáng tạo đột phá, tăng trưởng bền vững,
khẳng định vững chắc vị trí hàng đầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung cách
phục vụ và hiệu quả kinh doanh. Đó là cơ sở để Lữ hành Hanoitourist liên tục vinh
dự đón nhận hàng loạt giải thưởng, danh hiệu uy tín,được công nhận và khẳng định
vị thế thương hiệu trong nghành
-Đạt giải top 10 công ty uy tín nghành du lịch-lữ hành năm 2019
-Nỗ lực hoạt động đã mang lại cho Tổng Công ty nhiều Huân chương và danh hiệu
cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1980; năm 2010 ), Huân chương
Lao động hạng Hai (năm 1985); Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2002), 2
Cờ Luân lưu của Chính phủ, 1 Cờ thi đua của Bộ Văn hoá, Thông tin, Thể thao và
Du lịch (năm 1990), 4 Cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành phố Hà Nội, 4 Cờ thi
đua của Tổng cục Du lịch Việt Nam và nhiều bằng khen, danh hiệu khác…
III/ Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty 1.Điểm mạnh
Hanoitourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh
nghiệp dẫn đầu về du lịch với những đóng góp tích cực cho nền du lịch cả nước
với nhiều loại hình dịch vụ như: lưu trú, khách sạn, các dịch vụ vui chơi giải trí,
thương mai, xuất nhập khẩu, thuế quan, vận chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ
du lịch lữ hành và khách sạn,… Những năm gần đây Hanoitourist luôn chủ động
đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh. Dựa trên tiềm lực vững mạnh và tầm nhìn vào
tương lai của ngành du lịch Việt Nam, công ty luôn phấn đấu mở rộng thị trường
và hướng Việt Nam sánh vai, vươn tầm với du lịch châu Á. Sự chủ động, linh hoạt,
nhạy bén là những chìa khóa vàng giúp công ty vượt qua khó khăn và bình ổn phát
triển tiến tới một công ty du lịch đạt chuẩn quốc tế. Tổng công ty đã đưa ra các
chiến thuật ứng phó, phù hợp với tình hình công ty, những biện pháp, chiến lược
kinh doanh nhằm hạn chế tối đa rủi ro, tổn thất, giữ vững tốc độ phát triển. 2.Điểm yếu
Là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực du lịch, mang trong mình thương hiệu uy
tín trên thị trường, giá cả tương đối cao so với các công ty du lịch khác nên chưa
phù hợp với đa số người dân. 3.Cơ hội
- Sự hỗ trợ tối đa từ phía Nhà nước, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hội nhập thế giới
- Việt Nam đang thiết lập mối quan hệ tốt với nhiều quốc gia, nhiều thủ tục giấy tờ
phức tạp đã được đơn giản hóa, đặc biệt như miễn visa cho các nước: Nhật, Nga,
Singapore, Malaysia, Thailand… Những việc làm này đã tạo ra một bước đà vô
cùng thuận lợi để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tạo ra cơ hội lớn để
Hanoitourist thành công phát huy thế mạnh của mình, xứng đáng là người anh cả trong ngành.
- Việc nền kinh tế, chính trị Việt Nam luôn ở thế ổn định và phát triển cũng là một
yếu tố giúp công ty luôn ở trạng thái cân bằng, ít biến động.
- Quan trọng hơn là Việt Nam được ưu ái khi có rất nhiều địa điểm tham quan du
lịch đẹp, những thắng cảnh nổi tiếng, những bãi biển xanh màu nước trong veo,…
Điều này giúp công ty khai thác được vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên Việt Nam
cũng như mang lại giá trị lợi nhuận kinh tế cho công ty. Góp phần mang du lịch
Việt Nam vươn xa hơn là hình ảnh những con người Việt dân giã chân chất hồn
nhiên thân thiện mến khách. Bởi thế tạo nên một hình ảnh đất nước Việt Nam đẹp
cả về cảnh vật đẹp cả về con người, tạo nên lượng du khách đông cho Hanoitourist
nói riêng và các công ty du lịch khác nói chung. 4.Thách thức
- Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự căng thẳng giữa hai nước Nga và Ukaraina
làm cho ngành du lịch nói chung, công ty Hanoitourist nói riêng bị ảnh hưởng ít nhiều.
- Các trận đại dịch liên tiếp nổ ra cùng các vấn đề xã hội cũng là các thách thức mà
ngành du lịch cùng công ty Hanoitourist phải đối măt.
- Một số người dân còn chưa có ý thức xây dựng hình ảnh Việt Nam xanh sạch
đẹp, người Việt Nam văn hóa, lịch sự, mến khách cùng với vấn đề tắc đường, ô
nhiễm, gây cản trở lớn cho công ty nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
- Sự ra đời của các đối thủ cạnh tranh vô cùng lớn mạnh trong nhành du lịch tạo
nên một thương trường khốc liệt. - Ma Trận SWOT (S) nội lực tốt (W) giá cả còn cao
Biết tận dụng ngoại lực
(O) giao lưu hội nhập giữa các nước
(T) – biến động kinh tế
trong khu vực và thế giới - dịch bệnh
- nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn -