Phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu

Thông tin:
15 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

58 29 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
MÔN : LÍ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Đề số 13 : Phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp
luật phong kiến.
Họ và tên :
Lớp : K11K
Mã sinh viên :
Hà Nội, năm 2024
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung
1. Pháp luật tư sản
1.1Khái niệm
1.2 Đặc điểm
1.3 Ưu , nhược điểm
2. Pháp luật phong kiến
2.1 Khái niệm
2.2 Đặc điểm
2.3 Ưu , nhược điểm
II. Phân tích điểm tiến bộ
1. Phân tích điểm tiến bộ
2. Nhận xét
III. Liên hệ với pháp luật Việt Nam
1.Đặc điểm pháp luật Việt Nam thời phong kiến
2. Đặc điểm pháp luật Việt Nam hiện nay
3.Những thành tựu và khó khăn củaViệt Nam trên con đường xây dựng CNXH
C. Kết luận
D. Danh mục tài liệu tham khảo
MỞ ĐẦU
-Tương ứng với kiểu nhà nước là một kiểu pháp luật đặc thù, thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị. Cuộc cách mạng tư sản nổ ra, Nhà nước tư sản ra đời cùng với
nó là sự ra đời của pháp luật tư sản. Sự ra đời của pháp luật tư sản là kết quả tất
yếu của cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản với giai cấp địa chủ vì một phương
thức sản xuất mới bằng máy móc và một nền dân chủ mới dựa trên một xã hội
công dân mà biểu tượng cao nhất là Nhà nước tư sản. Pháp luật tư sản hội tụ đầy
đủ các yếu tố được thừa nhận là kiểu pháp luật mới, tiến bộ hơn hẳn so với các
kiểu pháp luật trước, đã trở thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà nước
tư sản để quản lí xã hội. Xét ở góc độ tích cực, chúng ta phải khẳng định rằng cùng
với sự thay đổi của nhà nước tư sản, pháp luật tư sản đã dần trở thành một công cụ
điều tiết có hiệu quả của toàn xã hội. Ngoài ra, nó còn bảo vệ hiệu quả quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân mà chúng ta đều nhận thấy. Nó mang lại cho nền văn
minh nhân loại nhiều tiến bộ lớn.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung
1. Pháp luật tư sản
1.1 Khái niệm pháp luật tư sản
-Pháp luật tư sản là kiểu pháp luật thứ ba trong lịch sử xã hội loài người, ra đời gắn
liền với sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cách mạng dân chủ
tư sản và sự ra đời của nhà nước tư sản, là hệ thống các qui phạm pháp luật (các
qui tắc) có tính bắt buộc chung, do Nhà nước tư sản ban hành (hoặc thừa nhận) và
bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi
ích của giai cấp tư sản, là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã
hội chủ yếu phù hợp với ý chí và lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.
1.2 Đặc điểm
-Cũng như nhà nước tư sản, pháp luật tư sản là một bộ phận của kiến trúc thượng
tầng, là công cụ trực tiếp, quan trọng nhất để thực hiện chuyên chính tư sản.
-Pháp luật tư sản tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa và chịu sự chi phối có tính chất quyết định của các quan hệ đó. Theo Mác,
nhà nước, pháp luật, đạo đức, khoa học, nghệ thuật... thực chất chỉ là các loại hình
đặc biệt của nền sản xuất và vì thế phải tuân thủ quy luật phổ biến của nó.
-Quan hệ sản xuất tư bản là quan hệ sản xuất hàng hóa tồn tại dựa trên chế độ tư
hữu và bóc lột lao động làm thuê. Chính vì vậy, giai cấp tư sản đặc biệt quan tâm
đến việc duy trì và củng cố chế độ tư hữu, cạnh tranh tự do. Điều này không chỉ thể
hiện ở việc giai cấp tư sản biến việc bảo vệ chế độ tư hữu thành một trong những
chức năng cơ bản của nhà nước mà ở việc thể chế hóa nó thành pháp luật. Như
vậy, cơ sở kinh tế của pháp luật tư sản không thể là cái gì khác ngoài các quan hệ
hàng hóa - tiền tệ tư bản chủ nghĩa.
-Như vậy, pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản là bằng mọi giá phải
duy trì và củng cố chế độ tư hữu và sự chi phối không hạn chế của nó đối với các
yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị. Mác và Ăngghen đã vạch rõ bản chất của pháp
luật tư sản trong Tuyên ngôn đảng cộng sản như sau: "Pháp luật của các ông chỉ là
ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành pháp luật, cái ý chí mà nội dung là
do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định".
2.3 Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm
+Phát triển toàn diện cả về hình sự và dân sự, về những thiết chế nhà nước và thiết
chế về công dân;
+Thiết lập nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật;
+ Bãi bỏ các chế tài dã man trong luật hình sự của nhà nước phong kiến;
+Xây dựng đạo luật cơ bản của nhà nước là hiến pháp với yêu cầu các cơ quan nhà
nước kể cả nguyên thủ quốc gia phải hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp;
+Quy định các quyền tự do dân chủ của công dân các quyền con người trong
đạo luật bản của nhà nước... Nhà nước nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ các
quyền công dân và quyền con người;
+Thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân một cách hình thức;
+Thiết lập nghị viện quan đại diện của các tầng lớp dân trong hội, do
bầu cử thành lập nên, chức năng lập pháp giải quyết các vấn đề quan trọng
của đất nước;
+Kĩ thuật lập pháp phát triển cao hơn pháp luật phong kiến. Các bộ luật được xây
dựng theo từng lĩnh vực quan hệ xã hội như bộ luật hình sự, bộ luật dân sự, bộ luật
thương mại, bộ luật bầu cử, bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật tố tụng dân sự... (các bộ
luật thời phong kiến thường các bộ luật hỗn hợp cả hình sự lẫn dân- sự,
thương mại)
+Thay đổi mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật
-Nhược điểm
+Pháp luật sản đều kiểu pháp luật bóc lột được xây dựng trên sở của chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên vẫn tồn tại một đặc điểm là thể hiện ý chí của giai
cấp bóc lột trong xã hội, vẫn duy trì sự bất bình đẳng trong xã hội
2. Pháp luật phong kiến
2.1 Khái niệm
-Pháp luật phong kiến kiểu pháp luật ra đời, tồn tại, phát triển tiêu vong gắn
liền với kiểu nhà nước phong kiến, với phương thức sản xuất phong kiến.
2.2 Đặc điểm
-pháp luật phong kiến xác lập bảo vệ trật tự đẳng cấp đồng thời thừa nhận
bảo vệ những đặc quyền của các đẳng cấp trên trong xã hội
-pháp luật phong kiến dung túng cho việc sử dụng bạo lực và sự tuỳ tiện của những
kẻ có quyền lực trong xã hội
-pháp luật phong kiến quy định những hình phạt và cách thi hành hình phạt rất
man, hà khắc
-pháp luật phong kiến thiếu thong nhất chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo,
đạo đức phong kiến
II. Phân tích điểm tiến bộ
1. Phân tích điểm tiến bộ
-Thứ nhất, Pháp luật phong kiến là pháp luật đặc quyền về đẳng cấp còn
pháp luật tư sản quy định mọi công dân bình đẳng trước pháp luật
-Pháp luật phong kiến góp phần thiết lập và bảo vệ trật tự đẳng cấp trong xã hội
thông qua việc phân chia con người trong xã hội thành nhiều đẳng cấp khác nhau,
thậm chí trong mỗi tổ chức, cộng đồng, gia đình cũng đều có sự phân biệt về thứ
bậc. Mỗi đẳng cấp, thứ bậc có địa vị pháp lý và địa vị xã hội rất khác nhau. Ở các
nước phương Đông, các quan hệ đẳng cấp ( vua – tôi, trên – dưới, cha – con, anh –
em, chồng – vợ ) được quy định cụ thể trong pháp luật và được bảo vệ chặt chẽ.
Pháp luật công khai tuyên bố cho các đẳng cấp cao có những đặc quyền riêng nhất
định phụ thuộc vào chức tước danh vị, nguồn gốc xuất thân… của mỗi người.
-Ví dụ: như bộ luật Hồng Đức quy định tám hạng người có thể giảm hoặc miễn tội
khi phạm tội, trong đó chủ yếu là những người thuộc hoàng tộc hoặc những người
có chức vụ cao trong xã hội. Pháp luật tư sản cùng với sự ra đời của nó đã bao hàm
nhiều điểm tiến bộ hơn so với pháp luật phong kiến trong lĩnh vực này.
-Với sự ra đời của pháp luật tư sản lần đầu tiên trong lịch sử Pháp luật của nhân
loại, nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật được thiết lập. Nó được
ghi nhận trong Hiến pháp tư bản. Để thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân
trước pháp luật, luật bầu cử của hầu hết các Nhà nước tư sản đều qui định mọi
công dân đến tuổi mà pháp luật qui định đều có thể tham gia bầu cử hoặc ứng cử
vào nghị viện – cơ quan lập pháp và các hội đồng địa phương. Mọi công dân vi
phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật không phụ thuộc đó là công dân bình
thường hay người giữ chức vụ cao trong nhà nước. Nếu trong nhà nước phong kiến
“hình phạt không tới trượng phu, lễ nghi không tới thứ dân” thì trong Nhà nước tư
sản tổng thống – người đứng đầu nhà nước cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm
pháp lý.
-Ví dụ: Điều 2, khoản 4, Hiến pháp Hoa Kỳ qui định: “Tổng thống, phó tổng thống
và các quan chức dân sự hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ bị bãi nhiệm bằng thủ tục phế
truất vì bị luận tội và buộc tội phản bội Tổ Quốc, tham ô hay những tội danh sai
trái ở những mức độ khác nhau”. Trong lịch sử hình thành và phát triển Nhà nước
tư sản Hoa Kỳ ba lần đương kim tổng thống đã bị xét xử bằng thủ tục sát hạch theo
đó hạ nghị viện luận tội còn thượng nghị viện xét xử. Một trong ba vị tổng thống
đó là Richard Nixon đã phải xin từ chức trước thời hạn.
-Không chỉ thế pháp luật tư sản qui định và bảo vệ quyền công dân và các quyền
con người. Khác với pháp luật phong kiến nơi mà các quyền công dân và quyền
con người không được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, pháp luật tư sản ghi nhận
trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước các quyền cơ bản của công dân và
con người. Các quyền công dân và con người trong hiến pháp tư sản chia làm bốn
nhóm là: các quyền tự do cá nhân, các quyền kinh tế, các quyền về văn hóa xã hội,
các quyền về chính trị.
-Bên cạnh việc qui định các quyền pháp luật tư sản cũng qui định về các nghĩa vụ
của công dân. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc được qui định là nghĩa vụ thiêng liêng của
mỗi công dân, nghĩa vụ phục vụ quân đội trong một thời gian và theo cách thức mà
pháp luật qui định. Nghĩa vụ trung thành với tổ quốc, tôn trọng và tuân thủ hiến
pháp; pháp luật; nghĩa vụ đóng thuế. Nghĩa vụ của công chức thực hiện tròn bổn
phận của mình với danh dự của một công chức.
-Thứ hai, pháp luật tư sản bảo vệ chế độ tư hữu tư nhân, coi nó là thiêng liêng
và bất khả xâm phạm
-Quyền sở hữu là một trong những chế định hoàn thiện nhất của pháp luật tư sản.-
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp đã khẳng định
quyền sở hữu tư nhân là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Chỉ khi cần thiết vì lợi
ích chung sở hữu tư nhân mới buộc phải chuyển thành sở hữu nhà nước với sự đền
bù thỏa đáng. Hiến pháp của tất cả các nhà nước tư sản đã khẳng định lại vấn đề
này. Điều này chứng tỏ pháp luật tư sản đã đặc biệt coi trọng việc bảo vệ quyền sở
hữu tư nhân việc bảo vệ quyền sở hữu tư nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một
mặt quyền bảo vệ sở hữu tư nhân trước hết là bảo vệ tài sản cho giai cấp tư sản,
giai cấp có nhiều tài sản nhất trong xã hội. Mặt khác bảo vệ quyền sở hữu tư nhân
cũng là bảo vệ những điều kiện tiên quyết để xây dựng một xã hội thịnh vượng.
Trong một xã hội lành mạnh, quyền sở hữu tư nhân cần phải được Nhà nước bảo
vệ vì chú trọng điều kiện đó mới xây dựng được một xã hội dân giàu nước mạnh.-
Ngược lại đối với pháp luật phong kiến thì quyền sở hữu là thuộc về nhà nước mà
cụ thể là vua. Mọi đất đai hay con người… đều do vua cai trị và quản lý.
– Thứ ba, pháp luật tư sản phát triển toàn diện cân đối và đồng bộ hơn pháp
luật phong kiến
-Nếu pháp luật phong kiến chỉ phát triển về luật hình sự mà không phải về mặt luật
dân sự, chỉ phát triển các thiết chế về Nhà nước mà không phát triển về các thiết
chế về công dân thì pháp luật tư sản đã phát triển toàn diện cả về dân sự lẫn hình
sự, cả pháp luật điều chỉnh về bộ máy nhà nước, cả pháp luật điều chỉnh các quan
hệ của công dân.
-Hơn thế nữa trong xã hội tư bản do nền kinh tế thị trường phát triển trên luật
thương mại, luật kinh doanh, luật lao động, luật tài chính, luật ngân hàng, luật bảo
hiểm xã hội rất phát triển tạo ra một hệ thống pháp luật phát triển toàn diện, cân
đối và đồng bộ.
-Chức năng kinh tế và chức năng xã hội của nhà nước được tăng cường. Vì vậy,
mà vai trò của pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế và xã hội cũng được
tăng cường. Pháp luật tư sản không chỉ phát triển các nghành luật vật chất
(Substantive law) mà còn phát triển các nghành luật hình thức (Ajective law) như
luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
– Thứ tư, điều đặc biệt, pháp luật không những là công cụ để Nhà nước quản
lý xã hội mà còn là công cụ để giám sát, hạn chế quyền lực của bộ máy nhà
nước
-Có thể nói đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt pháp luật phong kiến với pháp luật
tư sản. Với nguyên tắc phân chia quyền lực và kiềm chế đối trọng trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy Nhà nước, pháp luật tư sản trở thành công cụ kiểm tra, giám
sát và kiềm chế sự lạm dụng quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước.
-Nếu trong Nhà nước phong kiến không có quy định nào hạn chế quyền lực của
nhà vua thì trong Nhà nước tư sản tổng thống hay vua đứng đầu nhà nước đều phải
hoạt động trong khuôn khổ quy định của hiến pháp và pháp luật. Thực tiễn là ở
Hoa Kỳ cho thấy các cuộc điều trần và điều tra của quốc hội đã đưa ra ánh sang
các hành động sai trái của chính quyền. Ví dụ: vụ điều trần tổng thống Richard
Nixon vì vụ Watergate trước thượng viện năm 1974, vụ điều tra Iran – Contra năm
1987. Quốc hội có thể sử dụng hiệu quả nhất quá trình giám sát đối với các cơ
quan và các chương trình của chính phủ thông qua quá trình chuẩn bị chi ngân
sách. Bằng việc cắt giảm các khoản tiền, Quốc hội có thể giải tán các cơ quan, cắt
giảm các trương trình hoặc buộc các cơ quan phải cung cấp các thông tin mà nó
yêu cầu.
-Ở các nước theo chính thể Cộng hòa nghị viện (Italia, Đức…), Cộng hòa lưỡng
tính (Pháp, Nga …), quân chủ lập hiến (Anh, Nhật, Thụy Điển, Hà lan, Bỉ, Tây
Ban Nha…) thì nghị viện có quyền bỏ phiếu không tín nhiệm buộc chính phủ phải
giải tán. Đây là cơ chế hữu hiệu mà hiến pháp đã tạo ra để hạn chế quyền lực chính
phủ.
– Thứ năm, kĩ thuật lập pháp của pháp luật tư sản phát triển cao hơn so với
pháp luật phong kiến
-Trong một thời gian khá dài nhà nước phong kiến thiếu một hệ thống pháp luật
thống nhất trong phạm vi toàn quốc, hầu như mỗi lãnh địa, mỗi địa phương đều có
pháp luật của riêng mình và những quy định có tính chất địa phương đó nhiều khi
có hiệu lực thực tế cao hơn những quy định của pháp luật trung ương vì thế tình
trạng “phép vua thua lệ làng”, tình trạng thiếu những quy định thống nhất giữa các
địa phương phổ biến trong Nhà nước phong kiến.
-Ta thấy các bộ luật thời kỳ phong kiến thường là các bộ luật tổng hợp tất cả các
quy phạm pháp luật hình sự, dân sự, thương mại, đất đai lẫn hôn nhân và gia đình
còn trong pháp luật tư sản các bộ luật được xây dựng để điều chỉnh từng lĩnh vực
quan hệ xã hội như bộ luật hình sự, bộ luật dân sự, bộ luật thương mai, bộ luật tố
tụng hình sự, bộ luật tố tụng dân sự, bộ luật đất đai, bộ luật hành chính, bộ luật bầu
cử. Vai trò hệ thống hóa và phép điển hình hóa pháp luật theo từng lĩnh vực riêng
làm cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật thuận tiện hơn cho các cơ quan Nhà
nước và các công dân.
– Thứ sáu, pháp luật tư sản đã thể hiện tính nhân đạo hơn so với pháp luật
phong kiến
-Trong pháp luật phong kiến mục đích hình phạt chủ yếu là gây đau đớn về mặt thể
xác và tinh thần cho con người, làm nhục, hạ thấp con người. Do vậy, trong xã hội
phong kiến các quan hệ xã hội bị hình sự hóa, nên pháp luật hình sự phong kiến
được quan tâm chú ý và phát triển hơn cả. Trong các quy định của pháp luật phong
kiến các biện pháp: chặt đầu, treo cổ, dìm xuống nước, tùng xẻo…được áp dụng
rộng rãi.
-Ví dụ: Ở Việt Nam, Hoàng Việt luật lệ quy định các hình thức thi hành án tử hình
là: Lăng trì (cắt, xẻo thịt phạm nhân cho đến chết, róc thịt phạm nhân, móc mắt
phạm nhân); trảm khiêu (chém bêu đầu); lục thi (chém băm xác nạn nhân).
-Pháp luật tư sản các quyền cơ bản của con người, sự nhân đạo hơn của pháp luật
tư sản hiện nay so với các kiểu pháp luật phong kiến ở chỗ nó không còn quy định
những hình phạt và cách thi hành hình phạt dã man, tàn bạo và hiện nay đã có 64
nước bỏ hình phạt này, những nước còn giữ hình phạt tử hình thì cũng chỉ là cách
ngồi trên ghế điện hoặc xử bắn. Nếu trong pháp luật phong kiến ngành luật hình sự
giữ vị trí then chốt thì trong pháp luật tư sản hiện nay thì vị trí đó đã thuộc về
ngành luật dân sự và hợp đồng trở thành chế định trung tâm của ngành luật này.
-Sự nhân đạo hơn của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến còn thể hiện ở
chỗ tính xã hội của nó thể hiện rộng rãi và rõ rệt hơn nhiều và có xu hướng thể hiện
ngày càng sâu sắc hơn. Trong pháp luật tư sản hiện đại, những quy định thể hiện ý
chí và bảo vệ lợi ích của người lao động, của đa số dân cư và của cộng đồng ngày
càng nhiều hơn như những quy định về chế độ phổ cập giáo dục bắt buộc cho công
dân, tiền mức lương tối thiểu…Hiện nay, trong một số lĩnh vực, pháp luật tỏ ra bảo
vệ khá hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ví dụ như lợi ích của
người tiêu dùng. Đặc biệt, pháp luật tư bản đã đóng góp khá tích cực vào công
cuộc toàn cầu hóa hiện nay, nhiều chế định pháp luật quốc tế quan trọng, nhất là
trong lĩnh vực thương mại quốc tế đã được hình thành dưới tác động của pháp luật
tư sản.
– Thứ bảy, có sự ra đời của Hiến pháp
-Hiến pháp tư sản là văn bản có giá trị cao nhất trong pháp luật tư sản. Ngành luật
hiến pháp chỉ mới có từ khi nhà nước tư sản ra đời. Từ trước đến nay nhà nước ở
chế độ chiếm hữu nô nệ và chế độ phong kiến không thể có hiến pháp bởi vì trong
các chế độ đó quyền lực của Vua là vô tận. Trong xã hội phong kiến chuyên chế
nhà nước nắm trong tay quyền lực nhà nước do trời ban và “thay trời trị vì thiên
hạ” với những quyền hành không giới hạn.
-Trong xã hội tồn tại một nền thống trị hà khắc tùy tiện. Điều đó có nghĩa rằng nhà
nước phong kiến đương nhiên không có và cũng không cần thiết đến một bản hiến
pháp qui định tổ chức quyền lực nhà nước Pháp luật tư sản ra đời gắn liền với Hiến
pháp và chủ nghĩa lập hiến. Chủ nghĩa lập hiến có nguồn gốc từ tư tưởng dùng
pháp luật làm công cụ hạn chế quyền lực nhà nước, đảm bảo mọi quyền lực nhà
nước đều xuất phát từ nhân dân. Nhân dân có thể dùng Hiến pháp làm công cụ
giám sát tối cao đối với mọi biểu hiện lạm dụng quyền lực từ các cơ quan công
quyền.
2. Nhận xét
-Pháp luật tư sản là kiểu pháp luật ra đời sau, nó loại bỏ những hạn chế và kế thừa
phát huy những đặc điểm tiến bộ của những kiểu pháp luật trước đó có thể thích
ứng và tồn tại trong xã hội mới.
-Ở nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay một người, pháp luật thể
hiện ý chí của nhà vua nên mang tính chuyên quyền, độc đoán. Trong khi đó, ở nhà
nước tư sản quyền lực được phân chia theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Vì thế
pháp luật tư sản thể hiện tính dân chủ hơn so với pháp luật phong kiến.
-Sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong lịch sử lập
pháp. Lần đầu tiên quyền tự do của con người được quy định trong văn bản hiến
pháp, mà có lẽ pháp luật phong kiến chưa bao giờ nghĩ đến. Sự ra đời của pháp luật
tư sản là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản với giai cấp địa chủ
vì một phương thức sản xuất mới bằng máy móc và một nền dân chủ mới dựa trên
một xã hội công dân mà biểu tượng cao nhất là Nhà nước tư sản. Pháp luật tư sản
hội tụ đầy đủ các yếu tố được thừa nhận là kiểu pháp luật mới, tiến bộ hơn hẳn so
với các kiểu pháp luật trước, đã trở thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà
nước tư sản để quản lí xã hội. Toàn bộ các quyền và nghĩa vụ đó tạo nên địa vị
pháp lý của công dân trong quan hệ bình đẳng với Nhà nước. Như vậy, “công dân”
trong xã hội tư bản chủ nghĩa khác với “thần dân” trong xã hội phong kiến
-Tuy nhiên,pháp luật phong kiến và tư sản đều là những kiểu pháp luật bóc lột
được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên vẫn tồn tại một
đặc điểm chung là thể hiện ý chí của giai cấp bóc lột trong xã hội, vẫn duy trì sự
bất bình đẳng trong xã hội
-Cùng với Nhà nước tư sản, pháp luật tư sản đã dần trở thành một công cụ điều tiết
có hiệu quả của toàn xã hội. chính vì vậy, không thể phủ nhận những gì mà pháp
luật tư sản đã mang đến cho loài người chúng ta. Song sự thay thế kiểu pháp luật
này bằng một kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu. sự ổn định
của xã hội tư sản hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào chức năng xã hội và tính hiệu
quả của pháp luật. Nó góp phần thúc đẩy cho một xã hội không ngừng phát triển và
một thành tựu khác đó là giá trị toàn cầu hoá của nó.
III. Liên hệ với pháp luật Việt Nam
1.Đặc điểm pháp luật Việt Nam thời phong kiến
-Pháp luật phong kiến Đại Việt hướng đến các giá trị nhân văn và quyền con người
trong xã hội thần dân. Đỉnh cao của truyền thống bảo vệ quyền con người được kết
tinh trong luật Hồng Đức thời Lê Sơ, trong đó có nhiều chế định pháp luật tiến bộ,
giàu tính nhân văn, nhiều quy định bảo vệ quyền con người.
-Quốc triều Hình luật áp dụng những hình phạt nghiêm khắc đối với việc vô cớ
cướp đoạt quyền sống của người khác, đồng thời quy định chặt chẽ đối với những
trường hợp phải chịu án tử hình. Bảo vệ quyền sống còn bao hàm cả bảo đảm nâng
cao mức sống của người dân, pháp luật có nhiều quy định nhằm bảo vệ sản xuất và
áp dụng những chế tài nghiêm khắc đối với những người vi phạm, kể cả các quan
chức.
-Đặc biệt, pháp luật cũng đã có nhiều quy định mang tính bảo vệ quyền lợi cho các
đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế như phụ nữ, người già, trẻ em, người thiểu
số… và cả những người do rủi ro mà lâm vào hoàn cảnh ốm đau không nơi nương
tựa. Bộ Quốc triều Hình luật là một minh chứng sinh động về truyền thống nhân
đạo, quý trọng con người của dân tộc Việt Nam. Đây là một bộ luật tiến bộ, có
nhiều giá trị quý báu và là một đóng góp của dân tộc Việt Nam vào giá trị quyền
con người chung của nhân loại.
-Mô hình kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống của Việt Nam đã dẫn tới một đặc
điểm: Quyền con người của cá nhân luôn gắn với lợi ích cộng đồng. Ở Việt Nam,
cá nhân gắn với cộng đồng vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện để bảo đảm thực hiện
quyền con người trong đời sống của xóm làng và dân tộc.
-Nếu như việc đề cao quyền và tự do cá nhân được coi là giá trị tiêu biểu của các
nước phương Tây thì ý thức cộng đồng chính là nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam.
-Tuy nhiên trong xã hội phong kiến Việt Nam, con người sống trong nghĩa vụ và
bổn phận, ý thức về quyền cá nhân không được phát triển. Mặt khác, nền quân chủ
chuyên chế chèn ép sự phát triển ý thức cá nhân. Nhà vua nắm quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Vì thế, trong quan hệ giữa Nhà nước với dân là quan hệ bất
bình đẳng: Nhà nước, đứng đầu là Vua - thiên tử - cai trị dân, còn dân phải có
nghĩa vụ với Nhà nước, nhà Vua
2. Đặc điểm pháp luật Việt Nam hiện nay
-Thứ nhất, pháp luật có tỉnh quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước đặc điểm riêng của pháp luật. Để thực hiện việc tổ
chức quản các mặt của đời sống hội, nhà nước cần pháp luật. Các quy
định pháp luật thể do nhà nước đặt ra, cũng thể được tạo nên từ việc nhà
nước thừa nhận các quy tắc xử sự sẵn trong hội như đạo đức, phong tục tập
quán, tín điều tôn giáo... Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước
-Thứ hai, pháp luật có tính quy phạm phổ biến
“Quy phạm” nghĩa là khuôn thước, khuôn mẫu, chuẩn mực. Các quy định của pháp
luật những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận thức hành vi của
mọi người, hướng dẫn cách xử sự cho nhân, tổ chức trong hội. Các chủ thể
khi vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì xử sự theo những khuôn
mẫu mà nhà nước đã nêu ra..
-Thứ ba, pháp luật có tính hệ thống
Bản thân pháp luật một hệ thống các quy phạm hay các quy tắc xử sự chung,
các nguyên tắc, các khái niệm pháp lí... Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội bằng
cậch tác động lên cách xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ hội đó, làm cho
q uan hệ phát triển theo chiều hướng nhà nước mong muốn. Mặc dù điều chỉnh các
quan hệ hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song các quy định của pháp luật
không tồn tại biệt lập giữa chúng mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau,
tạo nên một chỉnh thể thống nhất.
-Thứ tư, pháp luật có tính xác định về hình thức
Pháp luật được thể hiện trong những hình thức xác định như tập quán pháp, tiền lệ
pháp, văn bản quy phạm pháp luật. dạng thành văn, các quy định của pháp luật
được thể hiện một cách ràng, cụ thể, không trừu tượng, chung chung, bảo đảm
có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trên toàn xã hội.
3.Những thành tựu khó khăn củaViệt Nam trên con đường xây dựng
CNXH
- Trong những năm qua, cuộc đấu tranh giai cấp Việt Nam hiện nay đã đạt
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ ghĩa
xã hội, cụ thể là:
+ Đã xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an
ninh.
+ Đã củng cố và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Tuy nhiên, cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó
khăn, thách thức, cụ thể là:
+ Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách chống phá, lật đổ chế độ xã hội chủ
nghĩa.
+ Những tàn tích của chủ nghĩa tư bản còn tồn tại, có những biểu hiện tiêu cực.
+ Các mâu thuẫn xã hội mới nảy sinh, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời.
KẾT LUẬN
Khái niệm “công dân” lần đầu tiên được pháp luật tư sản đưa ra thể hiện tính
nhân đạo của pháp luật tư sản. Từ đây mỗi cá nhân, nếu có quan hệ với pháp lý với
một Nhà nước tư sản nào đó thì có quyền công dân và phải thực hiện những nghĩa
vụ với Nhà nước của mình. Cũng là lần đầu tiên, pháp luật tư sản chế định “ quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, bao gồm các quy phạm pháp luật quy định
quyền tự do, dân chủ của công dân trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa –
xã hội, tự do cá nhân, và những nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và xã hội.
Toàn bộ các quyền và nghĩa vụ đó tạo nên địa vị pháp lý của công dân trong quan
hệ bình đẳng với Nhà nước. Như vậy, “công dân” trong xã hội tư bản chủ nghĩa
khác với “thần dân” trong xã hội phong kiến. Đây được coi là điểm tiến bộ nhất
trong Pháp luật tư sản, chính điều đó làm cho pháp luật tư sản che bớt bản chất
thực sự của nó, làm cho nó một vỏ bọc bên ngoài mà pháp luật Phong kiến không
có được
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2019), Giáo trình lí luận chung Nhà nước và
Pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
2. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2019), Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình lí luận chung về Nhà nước và
Pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
4. Công ty Luật Minh Khuê ( https://luatminhkhue.vn/kieu-phap-luat-tu-san-la-
gi.aspx)
5. Luật Dương Gia (https://luatduonggia.vn/phap-luat-tu-san-la-gi-nhung-diem-
tien-bo-co-ban-cua-phap-luat-tu-san/ )
6. Studocu (https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/phap-
luat-dai-cuong
| 1/15

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
MÔN : LÍ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Đề số 13 : Phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến. Họ và tên : Lớp : K11K Mã sinh viên : Hà Nội, năm 2024 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I. Khái quát chung 1. Pháp luật tư sản 1.1Khái niệm 1.2 Đặc điểm
1.3 Ưu , nhược điểm 2. Pháp luật phong kiến 2.1 Khái niệm 2.2 Đặc điểm
2.3 Ưu , nhược điểm
II. Phân tích điểm tiến bộ
1. Phân tích điểm tiến bộ 2. Nhận xét
III. Liên hệ với pháp luật Việt Nam
1.Đặc điểm pháp luật Việt Nam thời phong kiến
2. Đặc điểm pháp luật Việt Nam hiện nay
3.Những thành tựu và khó khăn củaViệt Nam trên con đường xây dựng CNXH C. Kết luận
D. Danh mục tài liệu tham khảo MỞ ĐẦU
-Tương ứng với kiểu nhà nước là một kiểu pháp luật đặc thù, thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị. Cuộc cách mạng tư sản nổ ra, Nhà nước tư sản ra đời cùng với
nó là sự ra đời của pháp luật tư sản. Sự ra đời của pháp luật tư sản là kết quả tất
yếu của cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản với giai cấp địa chủ vì một phương
thức sản xuất mới bằng máy móc và một nền dân chủ mới dựa trên một xã hội
công dân mà biểu tượng cao nhất là Nhà nước tư sản. Pháp luật tư sản hội tụ đầy
đủ các yếu tố được thừa nhận là kiểu pháp luật mới, tiến bộ hơn hẳn so với các
kiểu pháp luật trước, đã trở thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà nước
tư sản để quản lí xã hội. Xét ở góc độ tích cực, chúng ta phải khẳng định rằng cùng
với sự thay đổi của nhà nước tư sản, pháp luật tư sản đã dần trở thành một công cụ
điều tiết có hiệu quả của toàn xã hội. Ngoài ra, nó còn bảo vệ hiệu quả quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân mà chúng ta đều nhận thấy. Nó mang lại cho nền văn
minh nhân loại nhiều tiến bộ lớn. NỘI DUNG I. Khái quát chung
1. Pháp luật tư sản
1.1 Khái niệm pháp luật tư sản
-Pháp luật tư sản là kiểu pháp luật thứ ba trong lịch sử xã hội loài người, ra đời gắn
liền với sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cách mạng dân chủ
tư sản và sự ra đời của nhà nước tư sản, là hệ thống các qui phạm pháp luật (các
qui tắc) có tính bắt buộc chung, do Nhà nước tư sản ban hành (hoặc thừa nhận) và
bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi
ích của giai cấp tư sản, là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã
hội chủ yếu phù hợp với ý chí và lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản. 1.2 Đặc điểm
-Cũng như nhà nước tư sản, pháp luật tư sản là một bộ phận của kiến trúc thượng
tầng, là công cụ trực tiếp, quan trọng nhất để thực hiện chuyên chính tư sản.
-Pháp luật tư sản tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa và chịu sự chi phối có tính chất quyết định của các quan hệ đó. Theo Mác,
nhà nước, pháp luật, đạo đức, khoa học, nghệ thuật... thực chất chỉ là các loại hình
đặc biệt của nền sản xuất và vì thế phải tuân thủ quy luật phổ biến của nó.
-Quan hệ sản xuất tư bản là quan hệ sản xuất hàng hóa tồn tại dựa trên chế độ tư
hữu và bóc lột lao động làm thuê. Chính vì vậy, giai cấp tư sản đặc biệt quan tâm
đến việc duy trì và củng cố chế độ tư hữu, cạnh tranh tự do. Điều này không chỉ thể
hiện ở việc giai cấp tư sản biến việc bảo vệ chế độ tư hữu thành một trong những
chức năng cơ bản của nhà nước mà ở việc thể chế hóa nó thành pháp luật. Như
vậy, cơ sở kinh tế của pháp luật tư sản không thể là cái gì khác ngoài các quan hệ
hàng hóa - tiền tệ tư bản chủ nghĩa.
-Như vậy, pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cấp tư sản là bằng mọi giá phải
duy trì và củng cố chế độ tư hữu và sự chi phối không hạn chế của nó đối với các
yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị. Mác và Ăngghen đã vạch rõ bản chất của pháp
luật tư sản trong Tuyên ngôn đảng cộng sản như sau: "Pháp luật của các ông chỉ là
ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành pháp luật, cái ý chí mà nội dung là
do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định"
. 2.3 Ưu, nhược điểm - Ưu điểm
+Phát triển toàn diện cả về hình sự và dân sự, về những thiết chế nhà nước và thiết chế về công dân;
+Thiết lập nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật;
+ Bãi bỏ các chế tài dã man trong luật hình sự của nhà nước phong kiến;
+Xây dựng đạo luật cơ bản của nhà nước là hiến pháp với yêu cầu các cơ quan nhà
nước kể cả nguyên thủ quốc gia phải hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp;
+Quy định các quyền tự do dân chủ của công dân và các quyền con người trong
đạo luật cơ bản của nhà nước... Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ các
quyền công dân và quyền con người;
+Thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân một cách hình thức;
+Thiết lập nghị viện là cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội, do
bầu cử thành lập nên, có chức năng lập pháp và giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước;
+Kĩ thuật lập pháp phát triển cao hơn pháp luật phong kiến. Các bộ luật được xây
dựng theo từng lĩnh vực quan hệ xã hội như bộ luật hình sự, bộ luật dân sự, bộ luật
thương mại, bộ luật bầu cử, bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật tố tụng dân sự... (các bộ
luật thời kì phong kiến thường là các bộ luật hỗn hợp cả hình sự lẫn dân- sự, thương mại)
+Thay đổi mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật -Nhược điểm
+Pháp luật tư sản đều là kiểu pháp luật bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên vẫn tồn tại một đặc điểm là thể hiện ý chí của giai
cấp bóc lột trong xã hội, vẫn duy trì sự bất bình đẳng trong xã hội
2. Pháp luật phong kiến 2.1 Khái niệm
-Pháp luật phong kiến là kiểu pháp luật ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong gắn
liền với kiểu nhà nước phong kiến, với phương thức sản xuất phong kiến. 2.2 Đặc điểm
-pháp luật phong kiến xác lập và bảo vệ trật tự đẳng cấp đồng thời thừa nhận và
bảo vệ những đặc quyền của các đẳng cấp trên trong xã hội
-pháp luật phong kiến dung túng cho việc sử dụng bạo lực và sự tuỳ tiện của những
kẻ có quyền lực trong xã hội
-pháp luật phong kiến quy định những hình phạt và cách thi hành hình phạt rất dã man, hà khắc
-pháp luật phong kiến thiếu thong nhất và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo, đạo đức phong kiến
II. Phân tích điểm tiến bộ
1. Phân tích điểm tiến bộ
-Thứ nhất, Pháp luật phong kiến là pháp luật đặc quyền về đẳng cấp còn
pháp luật tư sản quy định mọi công dân bình đẳng trước pháp luật

-Pháp luật phong kiến góp phần thiết lập và bảo vệ trật tự đẳng cấp trong xã hội
thông qua việc phân chia con người trong xã hội thành nhiều đẳng cấp khác nhau,
thậm chí trong mỗi tổ chức, cộng đồng, gia đình cũng đều có sự phân biệt về thứ
bậc. Mỗi đẳng cấp, thứ bậc có địa vị pháp lý và địa vị xã hội rất khác nhau. Ở các
nước phương Đông, các quan hệ đẳng cấp ( vua – tôi, trên – dưới, cha – con, anh –
em, chồng – vợ ) được quy định cụ thể trong pháp luật và được bảo vệ chặt chẽ.
Pháp luật công khai tuyên bố cho các đẳng cấp cao có những đặc quyền riêng nhất
định phụ thuộc vào chức tước danh vị, nguồn gốc xuất thân… của mỗi người.
-Ví dụ: như bộ luật Hồng Đức quy định tám hạng người có thể giảm hoặc miễn tội
khi phạm tội, trong đó chủ yếu là những người thuộc hoàng tộc hoặc những người
có chức vụ cao trong xã hội. Pháp luật tư sản cùng với sự ra đời của nó đã bao hàm
nhiều điểm tiến bộ hơn so với pháp luật phong kiến trong lĩnh vực này.
-Với sự ra đời của pháp luật tư sản lần đầu tiên trong lịch sử Pháp luật của nhân
loại, nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật được thiết lập. Nó được
ghi nhận trong Hiến pháp tư bản. Để thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân
trước pháp luật, luật bầu cử của hầu hết các Nhà nước tư sản đều qui định mọi
công dân đến tuổi mà pháp luật qui định đều có thể tham gia bầu cử hoặc ứng cử
vào nghị viện – cơ quan lập pháp và các hội đồng địa phương. Mọi công dân vi
phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật không phụ thuộc đó là công dân bình
thường hay người giữ chức vụ cao trong nhà nước. Nếu trong nhà nước phong kiến
“hình phạt không tới trượng phu, lễ nghi không tới thứ dân” thì trong Nhà nước tư
sản tổng thống – người đứng đầu nhà nước cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
-Ví dụ: Điều 2, khoản 4, Hiến pháp Hoa Kỳ qui định: “Tổng thống, phó tổng thống
và các quan chức dân sự hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ bị bãi nhiệm bằng thủ tục phế
truất vì bị luận tội và buộc tội phản bội Tổ Quốc, tham ô hay những tội danh sai
trái ở những mức độ khác nhau”. Trong lịch sử hình thành và phát triển Nhà nước
tư sản Hoa Kỳ ba lần đương kim tổng thống đã bị xét xử bằng thủ tục sát hạch theo
đó hạ nghị viện luận tội còn thượng nghị viện xét xử. Một trong ba vị tổng thống
đó là Richard Nixon đã phải xin từ chức trước thời hạn.
-Không chỉ thế pháp luật tư sản qui định và bảo vệ quyền công dân và các quyền
con người. Khác với pháp luật phong kiến nơi mà các quyền công dân và quyền
con người không được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, pháp luật tư sản ghi nhận
trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước các quyền cơ bản của công dân và
con người. Các quyền công dân và con người trong hiến pháp tư sản chia làm bốn
nhóm là: các quyền tự do cá nhân, các quyền kinh tế, các quyền về văn hóa xã hội,
các quyền về chính trị.
-Bên cạnh việc qui định các quyền pháp luật tư sản cũng qui định về các nghĩa vụ
của công dân. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc được qui định là nghĩa vụ thiêng liêng của
mỗi công dân, nghĩa vụ phục vụ quân đội trong một thời gian và theo cách thức mà
pháp luật qui định. Nghĩa vụ trung thành với tổ quốc, tôn trọng và tuân thủ hiến
pháp; pháp luật; nghĩa vụ đóng thuế. Nghĩa vụ của công chức thực hiện tròn bổn
phận của mình với danh dự của một công chức.
-Thứ hai, pháp luật tư sản bảo vệ chế độ tư hữu tư nhân, coi nó là thiêng liêng
và bất khả xâm phạm

-Quyền sở hữu là một trong những chế định hoàn thiện nhất của pháp luật tư sản.-
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp đã khẳng định
quyền sở hữu tư nhân là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Chỉ khi cần thiết vì lợi
ích chung sở hữu tư nhân mới buộc phải chuyển thành sở hữu nhà nước với sự đền
bù thỏa đáng. Hiến pháp của tất cả các nhà nước tư sản đã khẳng định lại vấn đề
này. Điều này chứng tỏ pháp luật tư sản đã đặc biệt coi trọng việc bảo vệ quyền sở
hữu tư nhân việc bảo vệ quyền sở hữu tư nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một
mặt quyền bảo vệ sở hữu tư nhân trước hết là bảo vệ tài sản cho giai cấp tư sản,
giai cấp có nhiều tài sản nhất trong xã hội. Mặt khác bảo vệ quyền sở hữu tư nhân
cũng là bảo vệ những điều kiện tiên quyết để xây dựng một xã hội thịnh vượng.
Trong một xã hội lành mạnh, quyền sở hữu tư nhân cần phải được Nhà nước bảo
vệ vì chú trọng điều kiện đó mới xây dựng được một xã hội dân giàu nước mạnh.-
Ngược lại đối với pháp luật phong kiến thì quyền sở hữu là thuộc về nhà nước mà
cụ thể là vua. Mọi đất đai hay con người… đều do vua cai trị và quản lý.
– Thứ ba, pháp luật tư sản phát triển toàn diện cân đối và đồng bộ hơn pháp luật phong kiến
-Nếu pháp luật phong kiến chỉ phát triển về luật hình sự mà không phải về mặt luật
dân sự, chỉ phát triển các thiết chế về Nhà nước mà không phát triển về các thiết
chế về công dân thì pháp luật tư sản đã phát triển toàn diện cả về dân sự lẫn hình
sự, cả pháp luật điều chỉnh về bộ máy nhà nước, cả pháp luật điều chỉnh các quan hệ của công dân.
-Hơn thế nữa trong xã hội tư bản do nền kinh tế thị trường phát triển trên luật
thương mại, luật kinh doanh, luật lao động, luật tài chính, luật ngân hàng, luật bảo
hiểm xã hội rất phát triển tạo ra một hệ thống pháp luật phát triển toàn diện, cân đối và đồng bộ.
-Chức năng kinh tế và chức năng xã hội của nhà nước được tăng cường. Vì vậy,
mà vai trò của pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế và xã hội cũng được
tăng cường. Pháp luật tư sản không chỉ phát triển các nghành luật vật chất
(Substantive law) mà còn phát triển các nghành luật hình thức (Ajective law) như
luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính.
– Thứ tư, điều đặc biệt, pháp luật không những là công cụ để Nhà nước quản
lý xã hội mà còn là công cụ để giám sát, hạn chế quyền lực của bộ máy nhà nước

-Có thể nói đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt pháp luật phong kiến với pháp luật
tư sản. Với nguyên tắc phân chia quyền lực và kiềm chế đối trọng trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy Nhà nước, pháp luật tư sản trở thành công cụ kiểm tra, giám
sát và kiềm chế sự lạm dụng quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
-Nếu trong Nhà nước phong kiến không có quy định nào hạn chế quyền lực của
nhà vua thì trong Nhà nước tư sản tổng thống hay vua đứng đầu nhà nước đều phải
hoạt động trong khuôn khổ quy định của hiến pháp và pháp luật. Thực tiễn là ở
Hoa Kỳ cho thấy các cuộc điều trần và điều tra của quốc hội đã đưa ra ánh sang
các hành động sai trái của chính quyền. Ví dụ: vụ điều trần tổng thống Richard
Nixon vì vụ Watergate trước thượng viện năm 1974, vụ điều tra Iran – Contra năm
1987. Quốc hội có thể sử dụng hiệu quả nhất quá trình giám sát đối với các cơ
quan và các chương trình của chính phủ thông qua quá trình chuẩn bị chi ngân
sách. Bằng việc cắt giảm các khoản tiền, Quốc hội có thể giải tán các cơ quan, cắt
giảm các trương trình hoặc buộc các cơ quan phải cung cấp các thông tin mà nó yêu cầu.
-Ở các nước theo chính thể Cộng hòa nghị viện (Italia, Đức…), Cộng hòa lưỡng
tính (Pháp, Nga …), quân chủ lập hiến (Anh, Nhật, Thụy Điển, Hà lan, Bỉ, Tây
Ban Nha…) thì nghị viện có quyền bỏ phiếu không tín nhiệm buộc chính phủ phải
giải tán. Đây là cơ chế hữu hiệu mà hiến pháp đã tạo ra để hạn chế quyền lực chính phủ.
– Thứ năm, kĩ thuật lập pháp của pháp luật tư sản phát triển cao hơn so với pháp luật phong kiến
-Trong một thời gian khá dài nhà nước phong kiến thiếu một hệ thống pháp luật
thống nhất trong phạm vi toàn quốc, hầu như mỗi lãnh địa, mỗi địa phương đều có
pháp luật của riêng mình và những quy định có tính chất địa phương đó nhiều khi
có hiệu lực thực tế cao hơn những quy định của pháp luật trung ương vì thế tình
trạng “phép vua thua lệ làng”, tình trạng thiếu những quy định thống nhất giữa các
địa phương phổ biến trong Nhà nước phong kiến.
-Ta thấy các bộ luật thời kỳ phong kiến thường là các bộ luật tổng hợp tất cả các
quy phạm pháp luật hình sự, dân sự, thương mại, đất đai lẫn hôn nhân và gia đình
còn trong pháp luật tư sản các bộ luật được xây dựng để điều chỉnh từng lĩnh vực
quan hệ xã hội như bộ luật hình sự, bộ luật dân sự, bộ luật thương mai, bộ luật tố
tụng hình sự, bộ luật tố tụng dân sự, bộ luật đất đai, bộ luật hành chính, bộ luật bầu
cử. Vai trò hệ thống hóa và phép điển hình hóa pháp luật theo từng lĩnh vực riêng
làm cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật thuận tiện hơn cho các cơ quan Nhà nước và các công dân.
– Thứ sáu, pháp luật tư sản đã thể hiện tính nhân đạo hơn so với pháp luật phong kiến
-Trong pháp luật phong kiến mục đích hình phạt chủ yếu là gây đau đớn về mặt thể
xác và tinh thần cho con người, làm nhục, hạ thấp con người. Do vậy, trong xã hội
phong kiến các quan hệ xã hội bị hình sự hóa, nên pháp luật hình sự phong kiến
được quan tâm chú ý và phát triển hơn cả. Trong các quy định của pháp luật phong
kiến các biện pháp: chặt đầu, treo cổ, dìm xuống nước, tùng xẻo…được áp dụng rộng rãi.
-Ví dụ: Ở Việt Nam, Hoàng Việt luật lệ quy định các hình thức thi hành án tử hình
là: Lăng trì (cắt, xẻo thịt phạm nhân cho đến chết, róc thịt phạm nhân, móc mắt
phạm nhân); trảm khiêu (chém bêu đầu); lục thi (chém băm xác nạn nhân).
-Pháp luật tư sản các quyền cơ bản của con người, sự nhân đạo hơn của pháp luật
tư sản hiện nay so với các kiểu pháp luật phong kiến ở chỗ nó không còn quy định
những hình phạt và cách thi hành hình phạt dã man, tàn bạo và hiện nay đã có 64
nước bỏ hình phạt này, những nước còn giữ hình phạt tử hình thì cũng chỉ là cách
ngồi trên ghế điện hoặc xử bắn. Nếu trong pháp luật phong kiến ngành luật hình sự
giữ vị trí then chốt thì trong pháp luật tư sản hiện nay thì vị trí đó đã thuộc về
ngành luật dân sự và hợp đồng trở thành chế định trung tâm của ngành luật này.
-Sự nhân đạo hơn của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến còn thể hiện ở
chỗ tính xã hội của nó thể hiện rộng rãi và rõ rệt hơn nhiều và có xu hướng thể hiện
ngày càng sâu sắc hơn. Trong pháp luật tư sản hiện đại, những quy định thể hiện ý
chí và bảo vệ lợi ích của người lao động, của đa số dân cư và của cộng đồng ngày
càng nhiều hơn như những quy định về chế độ phổ cập giáo dục bắt buộc cho công
dân, tiền mức lương tối thiểu…Hiện nay, trong một số lĩnh vực, pháp luật tỏ ra bảo
vệ khá hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ví dụ như lợi ích của
người tiêu dùng. Đặc biệt, pháp luật tư bản đã đóng góp khá tích cực vào công
cuộc toàn cầu hóa hiện nay, nhiều chế định pháp luật quốc tế quan trọng, nhất là
trong lĩnh vực thương mại quốc tế đã được hình thành dưới tác động của pháp luật tư sản.
– Thứ bảy, có sự ra đời của Hiến pháp
-Hiến pháp tư sản là văn bản có giá trị cao nhất trong pháp luật tư sản. Ngành luật
hiến pháp chỉ mới có từ khi nhà nước tư sản ra đời. Từ trước đến nay nhà nước ở
chế độ chiếm hữu nô nệ và chế độ phong kiến không thể có hiến pháp bởi vì trong
các chế độ đó quyền lực của Vua là vô tận. Trong xã hội phong kiến chuyên chế
nhà nước nắm trong tay quyền lực nhà nước do trời ban và “thay trời trị vì thiên
hạ” với những quyền hành không giới hạn.
-Trong xã hội tồn tại một nền thống trị hà khắc tùy tiện. Điều đó có nghĩa rằng nhà
nước phong kiến đương nhiên không có và cũng không cần thiết đến một bản hiến
pháp qui định tổ chức quyền lực nhà nước Pháp luật tư sản ra đời gắn liền với Hiến
pháp và chủ nghĩa lập hiến. Chủ nghĩa lập hiến có nguồn gốc từ tư tưởng dùng
pháp luật làm công cụ hạn chế quyền lực nhà nước, đảm bảo mọi quyền lực nhà
nước đều xuất phát từ nhân dân. Nhân dân có thể dùng Hiến pháp làm công cụ
giám sát tối cao đối với mọi biểu hiện lạm dụng quyền lực từ các cơ quan công quyền. 2. Nhận xét
-Pháp luật tư sản là kiểu pháp luật ra đời sau, nó loại bỏ những hạn chế và kế thừa
phát huy những đặc điểm tiến bộ của những kiểu pháp luật trước đó có thể thích
ứng và tồn tại trong xã hội mới.
-Ở nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay một người, pháp luật thể
hiện ý chí của nhà vua nên mang tính chuyên quyền, độc đoán. Trong khi đó, ở nhà
nước tư sản quyền lực được phân chia theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Vì thế
pháp luật tư sản thể hiện tính dân chủ hơn so với pháp luật phong kiến.
-Sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong lịch sử lập
pháp. Lần đầu tiên quyền tự do của con người được quy định trong văn bản hiến
pháp, mà có lẽ pháp luật phong kiến chưa bao giờ nghĩ đến. Sự ra đời của pháp luật
tư sản là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản với giai cấp địa chủ
vì một phương thức sản xuất mới bằng máy móc và một nền dân chủ mới dựa trên
một xã hội công dân mà biểu tượng cao nhất là Nhà nước tư sản. Pháp luật tư sản
hội tụ đầy đủ các yếu tố được thừa nhận là kiểu pháp luật mới, tiến bộ hơn hẳn so
với các kiểu pháp luật trước, đã trở thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà
nước tư sản để quản lí xã hội. Toàn bộ các quyền và nghĩa vụ đó tạo nên địa vị
pháp lý của công dân trong quan hệ bình đẳng với Nhà nước. Như vậy, “công dân”
trong xã hội tư bản chủ nghĩa khác với “thần dân” trong xã hội phong kiến
-Tuy nhiên,pháp luật phong kiến và tư sản đều là những kiểu pháp luật bóc lột
được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên vẫn tồn tại một
đặc điểm chung là thể hiện ý chí của giai cấp bóc lột trong xã hội, vẫn duy trì sự
bất bình đẳng trong xã hội
-Cùng với Nhà nước tư sản, pháp luật tư sản đã dần trở thành một công cụ điều tiết
có hiệu quả của toàn xã hội. chính vì vậy, không thể phủ nhận những gì mà pháp
luật tư sản đã mang đến cho loài người chúng ta. Song sự thay thế kiểu pháp luật
này bằng một kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu. sự ổn định
của xã hội tư sản hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào chức năng xã hội và tính hiệu
quả của pháp luật. Nó góp phần thúc đẩy cho một xã hội không ngừng phát triển và
một thành tựu khác đó là giá trị toàn cầu hoá của nó.
III. Liên hệ với pháp luật Việt Nam
1.Đặc điểm pháp luật Việt Nam thời phong kiến
-Pháp luật phong kiến Đại Việt hướng đến các giá trị nhân văn và quyền con người
trong xã hội thần dân. Đỉnh cao của truyền thống bảo vệ quyền con người được kết
tinh trong luật Hồng Đức thời Lê Sơ, trong đó có nhiều chế định pháp luật tiến bộ,
giàu tính nhân văn, nhiều quy định bảo vệ quyền con người.
-Quốc triều Hình luật áp dụng những hình phạt nghiêm khắc đối với việc vô cớ
cướp đoạt quyền sống của người khác, đồng thời quy định chặt chẽ đối với những
trường hợp phải chịu án tử hình. Bảo vệ quyền sống còn bao hàm cả bảo đảm nâng
cao mức sống của người dân, pháp luật có nhiều quy định nhằm bảo vệ sản xuất và
áp dụng những chế tài nghiêm khắc đối với những người vi phạm, kể cả các quan chức.
-Đặc biệt, pháp luật cũng đã có nhiều quy định mang tính bảo vệ quyền lợi cho các
đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế như phụ nữ, người già, trẻ em, người thiểu
số… và cả những người do rủi ro mà lâm vào hoàn cảnh ốm đau không nơi nương
tựa. Bộ Quốc triều Hình luật là một minh chứng sinh động về truyền thống nhân
đạo, quý trọng con người của dân tộc Việt Nam. Đây là một bộ luật tiến bộ, có
nhiều giá trị quý báu và là một đóng góp của dân tộc Việt Nam vào giá trị quyền
con người chung của nhân loại.
-Mô hình kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống của Việt Nam đã dẫn tới một đặc
điểm: Quyền con người của cá nhân luôn gắn với lợi ích cộng đồng. Ở Việt Nam,
cá nhân gắn với cộng đồng vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện để bảo đảm thực hiện
quyền con người trong đời sống của xóm làng và dân tộc.
-Nếu như việc đề cao quyền và tự do cá nhân được coi là giá trị tiêu biểu của các
nước phương Tây thì ý thức cộng đồng chính là nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam.
-Tuy nhiên trong xã hội phong kiến Việt Nam, con người sống trong nghĩa vụ và
bổn phận, ý thức về quyền cá nhân không được phát triển. Mặt khác, nền quân chủ
chuyên chế chèn ép sự phát triển ý thức cá nhân. Nhà vua nắm quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Vì thế, trong quan hệ giữa Nhà nước với dân là quan hệ bất
bình đẳng: Nhà nước, đứng đầu là Vua - thiên tử - cai trị dân, còn dân phải có
nghĩa vụ với Nhà nước, nhà Vua
2. Đặc điểm pháp luật Việt Nam hiện nay
-Thứ nhất, pháp luật có tỉnh quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước là đặc điểm riêng có của pháp luật. Để thực hiện việc tổ
chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội, nhà nước cần có pháp luật. Các quy
định pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, cũng có thể được tạo nên từ việc nhà
nước thừa nhận các quy tắc xử sự sẵn có trong xã hội như đạo đức, phong tục tập
quán, tín điều tôn giáo... Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước
-Thứ hai, pháp luật có tính quy phạm phổ biến
“Quy phạm” nghĩa là khuôn thước, khuôn mẫu, chuẩn mực. Các quy định của pháp
luật là những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận thức và hành vi của
mọi người, hướng dẫn cách xử sự cho cá nhân, tổ chức trong xã hội. Các chủ thể
khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì xử sự theo những khuôn
mẫu mà nhà nước đã nêu ra..
-Thứ ba, pháp luật có tính hệ thống
Bản thân pháp luật là một hệ thống các quy phạm hay các quy tắc xử sự chung,
các nguyên tắc, các khái niệm pháp lí... Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội bằng
cậch tác động lên cách xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội đó, làm cho
q uan hệ phát triển theo chiều hướng nhà nước mong muốn. Mặc dù điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song các quy định của pháp luật
không tồn tại biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau,
tạo nên một chỉnh thể thống nhất.
-Thứ tư, pháp luật có tính xác định về hình thức
Pháp luật được thể hiện trong những hình thức xác định như tập quán pháp, tiền lệ
pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Ở dạng thành văn, các quy định của pháp luật
được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng, chung chung, bảo đảm
có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trên toàn xã hội.
3.Những thành tựu và khó khăn củaViệt Nam trên con đường xây dựng CNXH
- Trong những năm qua, cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay đã đạt
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ ghĩa xã hội, cụ thể là:
+ Đã xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh.
+ Đã củng cố và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Tuy nhiên, cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó
khăn, thách thức, cụ thể là:
+ Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách chống phá, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.
+ Những tàn tích của chủ nghĩa tư bản còn tồn tại, có những biểu hiện tiêu cực.
+ Các mâu thuẫn xã hội mới nảy sinh, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời. KẾT LUẬN
Khái niệm “công dân” lần đầu tiên được pháp luật tư sản đưa ra thể hiện tính
nhân đạo của pháp luật tư sản. Từ đây mỗi cá nhân, nếu có quan hệ với pháp lý với
một Nhà nước tư sản nào đó thì có quyền công dân và phải thực hiện những nghĩa
vụ với Nhà nước của mình. Cũng là lần đầu tiên, pháp luật tư sản chế định “ quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, bao gồm các quy phạm pháp luật quy định
quyền tự do, dân chủ của công dân trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa –
xã hội, tự do cá nhân, và những nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và xã hội.
Toàn bộ các quyền và nghĩa vụ đó tạo nên địa vị pháp lý của công dân trong quan
hệ bình đẳng với Nhà nước. Như vậy, “công dân” trong xã hội tư bản chủ nghĩa
khác với “thần dân” trong xã hội phong kiến. Đây được coi là điểm tiến bộ nhất
trong Pháp luật tư sản, chính điều đó làm cho pháp luật tư sản che bớt bản chất
thực sự của nó, làm cho nó một vỏ bọc bên ngoài mà pháp luật Phong kiến không có được
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2019), Giáo trình lí luận chung Nhà nước và
Pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
2. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2019), Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình lí luận chung về Nhà nước và
Pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
4. Công ty Luật Minh Khuê ( https://luatminhkhue.vn/kieu-phap-luat-tu-san-la- gi.aspx)
5. Luật Dương Gia (https://luatduonggia.vn/phap-luat-tu-san-la-gi-nhung-diem-
tien-bo-co-ban-cua-phap-luat-tu-san/ )
6. Studocu (https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/phap- luat-dai-cuong