-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận lí luận cá nhân - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Tiểu luận lí luận cá nhân - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Tiểu luận lí luận cá nhân - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Tiểu luận lí luận cá nhân - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 40 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
-------- BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
ĐỀ 7: Anh/chị hãy phân biệt nhà nước đơn nhất và nhà
nước liên bang thông qua những ví dụ cụ thể về hai dạng
cấu trúc nhà nước này
Họ và tên sinh viên: Hoàng Việt Hà Lớp: K11A
Mã số sinh viên: 233801010011
Giảng viên bộ môn: Nguyễn Thu Hằng
Hà Nội, tháng 1 năm 2024 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU
Hình thức nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn trong đời sống nhà nước, kết quả của sự thống trị, đặc biệt là sự
thống trị về chính trị của giai cấp cầm quyền phụ thuộc rất lớn vào việc giai cấp đó
tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước như thế nào.
Là một trong ba yếu tố cấu thành hình thức nhà nước, hình thức cấu trúc nhà
nước là sự cấu tạo nhà nước và là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước thành các
đơn vị hành chính lãnh thổ, xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước
với nhau, giữa trung ương và địa phương. Nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang
là hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản có tính ổn định cao trong xác lập địa giới
hành chính lãnh thổ và vận hành quyền lực nhà nước so với các dạng hình hình thức
cấu trúc khác. Việc so sánh sự giống khác nhau giữa chúng sẽ giúp ta hiểu một cách
chi tiết các đặc điểm của từng hình thức cấu trúc đó cũng như các hình thức cấu trúc
không cơ bản khác. Và đây cũng chính là nội dung của đề tài “Phân biệt nhà nước
đơn nhất và nhà nước liên bang thông qua những ví dụ cụ thể về hai dạng cấu trúc
nhà nước này” em xin phép trình bày qua bài tiểu luận này, với ba mục tiêu chính
như sau: Thứ nhất, đưa ra cái nhìn tổng quát về hình thức cấu trúc nhà nước đơn
nhất và hình nhức cấu trúc nhà nước liên bang thông qua cơ sở lý luận của đề tài
bao gồm khái niệm, đặc trưng; Thứ hai, chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai hình
thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và hình thức cấu trúc nhà nước liên bang; Thứ ba,
đưa ra ví dụ cụ thể về hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và hình thức cấu trúc
nhà nước liên bang để phân biệt.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người
luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu
luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong nhận được
những góp ý từ thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin kính chúc cô sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy. II. NỘI DUNG
I. Khái quát về hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và hình thức cấu trúc nhà nước liên bang
1. Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất 1.1 Khái niệm
Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất :
Là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan nhà nước và hệ thống
pháp luật áp dụng thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Lãnh thổ được chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc lẫn nhau, các đơn
vị này không có thẩm quyền và thuộc tính như 1 thực thể có chủ quyền,
nhưng được phân cấp những quyền hạn nhất định. VD: cấp tỉnh, huyện, xã, … 1.2 Đặc trưng
Nhà nước đơn nhất có các đặc trưng sau:
Chủ quyền quốc gia do chính quyền trung ương nắm giữ;
Địa phương là những đơn vị hành chính – lãnh thổ không có chủ quyền;
Có một Hệ thống các cơ quan nhà nước (cơ quan quyền lực, cơ quan hành
chính, cơ quan cưỡng chế) thống nhất từ trung ương đến địa phương;
Có một hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn lãnh thổ.
Công dân có 1 quốc tịch (Ví dụ: Việt Nam, Ba Lan, Pháp, Nhật…)
Chính quyền gồm hai cấp cơ bản là trung ương và địa phương, quan hệ giữa
chính quyền trung ương với chính quyền địa phương là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới…
Các nhà nước đơn nhất tiêu biểu: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn quốc,
Nhật bản, Thái Lan, Pháp, Anh, Brunei Darussalam, Cu ba, Lào…
2. Hình thức cấu trúc nhà nước liên bang 2.1 Khái niệm
Hình thức cấu trúc nhà nước liên bang:
Là nhà nước có từ 2 hay nhiều nước thành viên hợp lại.
Có 2 hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan quản lý: 1 hệ thống chung cho
toàn liên bang và đồng thời mỗi nước thành viên cũng có chủ quyền riêng. 2.2 Đặc trưng
Nhà nước liên bang có các đặc trưng:
Chỉ có nhà nước liên bang mới có chủ quyền hoàn toàn, mới được đại diện
cho toàn quốc gia, dân tộc để thực hiện chủ quyền quốc gia và mới là chủ thể
độc lập của luật quốc tế. Các nhà nước thành viên phải phụ thuộc vào nhà nước liên bang;
Trong nhà nước liên bang có nhiều hệ thống cơ quan nhà nước, trong đó một
hệ thống là chung cho toàn liên bang, có thẩm quyền tối cao trên toàn lãnh
thổ, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong phạm vi bang đó;
Liên bang cũng có nhiều hệ thống pháp luật, nhiều bản hiến pháp, trong đó
một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có hiệu lực pháp lý cao nhất và
trên phạm vi toàn lãnh thổ liên bang, mỗi bang thành viên lại có một hệ
thống pháp luật, một bản hiến pháp riêng và chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi bang đó;
Sự phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang với các nhà nước thành viên
được thể hiện rõ trong cả ba lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp
Các nhà nước liên bang tiêu biểu: Cộng hòa Ấn Độ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên
bang Xô Viết, Liên bang Malaixia, Liên bang Nam Tư, Mexico, Đức…
II. Phân biệt hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và hình thức cấu trúc nhà nước liên bang
Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất
Hình thức cấu trúc nhà nước liên bang
Nhà nước đơn nhất là một nhà nước
Nhà nước liên bang là một nhà nước
duy nhất và nắm giữ toàn bộ chủ
do nhiều nhà nước hợp thành trong đó
quyền nhà nước trong phạm vi lãnh
có một nhà nước chung cho toàn liên thổ quốc gia.
bang và mỗi bang thành viên có một nhà nước riêng.
Chủ quyền quốc gia do chính quyền
Chỉ có nhà nước liên bang mới có chủ
trung ương nắm giữ; địa phương là
quyền hoàn toàn, mới được đại diện
những đơn vị hành chính - lãnh thổ
cho toàn quốc gia, dân tộc để thực không có chủ quyền.
hiện chủ quyền quốc gia và mới là chủ
thể độc lập của luật quốc tế. Các nhà
nước thành viên phải phụ thuộc vào nhà nước liên bang.
Cả nước có một hệ thống chính quyền
-Trong nhà nước liên bang có nhiều
và một hệ thống pháp luật, một bản
hệ thống cơ quan nhà nước, trong đó hiến pháp.
một hệ thống là chung cho toàn liên
bang, có thẩm quyền tối cao trên toàn
lãnh thổ, mỗi bang thành viên lại có
một hệ thống cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong phạm vi bang đó.
- Liên bang cũng có nhiều hệ thống
pháp luật, nhiều bản hiến pháp, trong
đó một hệ thống là chung cho toàn
liên bang, có hiệu lực pháp lý cao nhất
và trên phạm vi toàn lãnh thổ liên
bang, mỗi bang thành viên lại có một
hệ thống pháp luật, một bản hiến pháp
riêng và chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi bang đó.
Chính quyền bao gồm hai cấp chính là
Chính quyền bao gồm ba cấp chính là
trung ương và địa phương. Quan hệ
liên bang, bang và địa phương. Sự
giữa chính quyền trung ương với
phân chia quyền lực giữa nhà nước
chính quyền địa phương là quan hệ
liên bang với các nhà nước thành viên
giữa cấp trên và cấp dưới...
được thể hiện rõ trong cả ba lĩnh vực:
Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Tuy nhiên, sự phân biệt trên chỉ có ý nghĩa tương đối vì thực tế, trong nhà nước đơn
nhất có thể có yếu tố liên bang, ngược lại, trong nhà nước liên bang có thể có yếu tố
đơn nhất. Chẳng hạn, ở một số nhà nước liên bang, một số khu vực lãnh thổ đặt
dưới sự cai quản trực tiếp của chính quyền liên bang, ở đó chỉ có một hệ thống
chính quyền, công dân chỉ chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật (ví dụ,
Washington. D.c của Mỹ). Ngược lại, ở một số nhà nước đơn nhất, có những địa
phương, quyền lực nhà nước được tổ chức tương tự như một bang trong nhà nước
liên bang, riêng vấn đề chủ quyền quốc gia, an ninh lãnh thổ thuộc thẩm quyền của
chính quyền trung ương (Hồng Kông, Macao của Trung Quốc).
III. Phân biệt hình thức cấu trúc nhà nước Việt Nam và hình thức cấu trúc nhà
nước Hợp chủng quốc Hoa Kì
- Ví dụ về hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất là hình thức cấu trúc nhà nước Việt Nam
-Ví dụ về hình thức cấu trúc nhà nước liên bang là hình thức cấu trúc nhà nước Hợp chủng quốc Hoa Kì
Hình thức cấu trúc nhà nước Việt
Hình thức cấu trúc nhà nước Hợp Nam chủng quốc Hoa Kì
-Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
- Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang
Nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn được hợp thành từ:
nhất, có độc lập, chủ quyền
Tiểu bang (States): Hiện có 50
tiểu bang ở Hoa Kỳ. Mỗi tiểu
bang có chủ quyền độc lập và
có chính quyền riêng. Các tiểu
bang cũng có quyền tổ chức
các hệ thống pháp luật, giáo
dục, y tế và chính trị riêng biệt.
Quận liên bang (Federal
Districts): Ngoài 50 tiểu bang,
Hoa Kỳ còn có các quận liên
bang, trong đó có quận thủ đô Washington, D.C. Washington,
D.C. không thuộc vào bất kỳ
tiểu bang nào và là nơi đặt trụ
sở của chính phủ liên bang.
Lãnh thổ ổn định: Ngoài các
tiểu bang và quận liên bang, có
những lãnh thổ ổn định khác như Puerto Rico, Guam, American Samoa, U.S. Virgin Islands và Northern Mariana
Islands. Những lãnh thổ này có
mức độ tự trị khác nhau và
không được xem là tiểu bang.
- Ngoài hệ thống pháp luật liên bang,
mỗi bang đều có hệ thống pháp luật
- Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
riêng nhưng không được trái với Hiến
Nghĩa Việt Nam có một hệ thống
pháp của liên bang. Trong trường hợp
pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên
có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang và phạm vi toàn quốc.
luật bang hoặc luật địa phương, thì
luật liên bang sẽ có hiệu lực. Có
những giao dịch hoặc vấn đề chịu sự
điều tiết của riêng luật liên bang, riêng
luật bang, hoặc có thể cả luật biên bang và luật bang.
- Ví dụ, ở Hoa Kỳ không có những
quy định chung áp dụng cho cả liên
bang về thành lập công ty hoặc văn
phòng đại diện mà những quy định
này ở mỗi bang một khác.
Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống
nhất, không phân chia thành các tiểu
bang hoặc cộng hòa tự trị mà chia
thành các đơn vị hành chính trực
thuộc. Tương ứng mỗi đơn vị hành
chính là cơ quan hành chính Nhà
nước. Các đơn vị hành chính không có
chủ quyền quốc gia và đặc điểm như Nhà nước.
Nhà nước Việt Nam là tổ chức duy
nhất trong hệ thống chính trị có chủ
quyền quốc gia, là chủ thể quan hệ
quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại,
quyết định mọi vấn đề của đất nước.
Một hệ thống pháp luật thống nhất với
một Hiến pháp, hiệu lực Hiến pháp và
pháp luật trải rộng trên phạm vi toàn
quốc. Các cơ quan Nhà nước trong khi
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình có quyền ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật trên cơ sở cụ thể
hóa Hiến pháp, pháp luật, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.