Phân tích những giá trị của Triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Triết học Mác - Lênin cung cấp những định hướng chung, có tính khái quát và phổ biến cho mọi hoạt động ở mọi lĩnh vực cụ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Phân tích những giá trị của Triết học Mác - Lênin trong thời đại ngày nay.
- Triết học Mác - Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng
cho con người trong nhận thức và thực tiễn
+ Triết học Mác - Lênin cung cấp những định hướng chung, có tính khái quát và phổ
biến cho mọi hoạt động ở mọi lĩnh vực cụ thể
+ Trong mỗi hoạt động cụ thể, cần tránh thái độ cực đoan hoặc thổi phồng vai trò của
triết học hoặc hạ thấp vai trò định hướng này của triết học
- Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và
cách mạng phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ
+ Trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phá triển, triết học Mác -
Lênin đóng vai trò là cơ sở lý luận - phương pháp luận cho các phát minh khoa học, cho sự
tích hợp và truyền bá tri thức khoa học hiện đại
+ Trong điều kiện quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, triết học Mác - Lênin là cơ sở thế
giới quản và phương pháp luận khoa học, cách mạng để phân tích xu hướng vận động, phát
triển chứa đựng tính phong phú và phức tạp của xã hội hiện đại
- Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dụng chủ
nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
+ Trong giai đoạn hiện nay, khi chủ nghĩa xã hội đang rơi vào khủng hoảng, thoái trào,
chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng chính là cơ sở thế giới
quan, phương pháp luận khoa học để xây dụng mô hình mới về chủ nghĩa xã hội
+ Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho đổi mới tư duy
lý luận (tinh thần cốt lõi của sự nghiệp đổi mới), là cơ sở cho việc nhận thức, xác định bối
cảnh thế giới và đất nước, xác định mô hình CNXH, con đường, bước đi lên CNXH ở nước ta
2. Chỉ ra đặc điểm, tính chất của vật chất; nguồn gốc bản chất của ý thức.
Đặc điểm, tính chất của vật chất:
Vật chất là phạm trù triết học:
Vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa
những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng. Mang đến quy chụp
chính xác nhất cho những tồn tại của vật chất. Nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận,
không sinh ra, không mất đi. Nó tồn tại với các vận động theo thời gian và không gian. Do
đó không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.
Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan:
- Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực. Nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào
ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất. Đưa ra tiêu
chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Trong đó, vật chất và ý
thức song song tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, vật chất phải là cái sinh ra và có trước.
Nó xuất hiện từ khi chưa xuất hiện loài người và chưa có cái gọi là ý thức.
- Con người có nhận thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại.
Như vậy để thấy rằng ý thức có mặt và vận động, phát triển sau đó. Qua đó vật chất mang
đến các chức năng, tác dụng cần thiết đối với con người. Đặc biệt là vẫn được phản ánh
thông qua mắt nhìn, tay sờ,… Tức là thông qua các tiếp cận từ cảm giác và nhu cầu từ ý thức.
Vật chất với tương quan về cảm giác:
Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác. Khi có ý thức, con người mới gọi tên
được các hình thành từ cảm giác đó. Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại. Phản
ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Từ đó mà sự tồn tại của vật chất là tất yếu dù
con người có nhu cầu đối với nó hay không. Nhưng với cảm giác, con người có thể nhận biết
được sự tồn tại và vận động của vật chất. Cũng từ đó mà thấy được giá trị đóng góp của vật
chất trong đời sống hay nhu cầu thực tế.
Nguồn gốc, bản chất của ý thức:
Nguồn gốc của ý thức:
Gồm 2 nguồn gốc: Tự nhiên và xã hội
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
: gồm bộ óc con người và tác động của thế giới khách quan
lên bộ óc người tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo.
+ Con người là kết quả phát triển lâu dài nhất của giới tự nhiên. Bộ óc người là nơi sản
sinh ra ý thức, là sản phẩm cao nhất của thế giới vật chất (14 tỷ noron thần kinh).
+ Tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người: thế giới khách quan được phản ánh
thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.
Phản ánh là thuộc tính chung của mọi đối tượng vật chất nhưng chỉ có phản ánh ở bộ não
người mới là hình thức phản ánh cao nhất (phản ánh năng động, sáng tạo), có sự kế thừa
phản ánh tâm lý động vật.
- Nguồn gốc xã hội của ý thức
: gồm lao động và ngôn ngữ
+ Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên,
làm biến đổi giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tồn tại của con người. Đó
là hoạt động chủ động, sáng tạo và có mục đích
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Từ
trong quá trình lao động, ngôn ngữ ra đời do nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin. Karl
Marx đã nói “Nó là cái vỏ vật chất của tư duy”. Ngôn ngữ gồm 2 bộ phận: vỏ ngôn ngữ là
vật chất, ruột bên trong là ý thức
Bản chất của ý thức:
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ
não con người thông qua hoạt động thực tiễn vì vậy mà bản chất của ý thức là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Và chính vì vậy, ý thức sẽ phản ánh thực tế khách quan thế giới của con người.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là những nội dung
mà ý thức đều xuất phát từ thực tiễn, những yếu tố xuất hiện trong thực tiễn sẽ là cơ sở để ý thức được hình thành
- Sự phán ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn cần sử dụng mà bắt
buộc phải tạo ra những giá trị, phát minh thiết kế hiện đại và hữu ích hơn để đáp ứng cho nhu
cầu thực tế của xã hội.
- Phản ánh ý thức là sự sáng tạo, vì phản ánh đó bao giớ cũng dựa trên hoạt động thực tiễn và
là sản phẩm của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất ý thức có tính xã hội.