Phân tích nội dung quy luật thống nhất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quyđịnh có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
II. Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
1. Định nghĩa về các “mặt đối lập”, “mâu thuẫn biện chứng”, sự “thống
nhất” và “đấu tranh” của các mặt đối lập: – Mặt đối lập:
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy
định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan
trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Ví dụ:
+ Trong mỗi con người, các mặt đối lập là hoạt động ăn và hoạt động bài tiết.
+ Trong một lớp học, các mặt đối lập là hoạt động đoàn kết để cả lớp cùng lớn
mạnh và hoạt động cạnh tranh để trở thành sinh viên giỏi nhất lớp.
+ Trong sinh vật, các mặt đối lập là đồng hóa và dị hóa.
Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật.
– Mâu thuẫn biện chứng:
Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái mà các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên,
xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn
trong hiện thực và nguồn gốc phát triển của nhận thức.
Ta cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng với mâu thuẫn lô-gic hình thức. Mâu
thuẫn lô-gic hình thức chỉ tồn tại trong tư duy, xuất hiện do sai lầm trong tư duy.
– Sự “thống nhất” của các mặt đối lập:
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách
rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
Ví dụ: Trong mỗi con người, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết rõ ràng là các
mặt đối lập. Nhưng chúng phải nương tựa nhau, không tách rời nhau. Nếu có
hoạt động ăn mà không có hoạt động bài tiết thì con người không thể sống
được. Như vậy, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết thống nhất với nhau ở khía cạnh này.
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có
những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự “đồng nhất”
của các mặt đối lập. Do có sự đồng nhất của các mặt đối lập mà trong sự triển
khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hóa cho nhau.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của
chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn khi diễn ra sự
cân bằng của các mặt đối lập.
– Sự đấu tranh của các mặt đối lập:
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và
phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tùy thuộc
vào tính chất, mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập và điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh.
Ví dụ: Trong một lớp học, hoạt động đoàn kết và hoạt động cạnh tranh là các
mặt đối lập. Có những lúc hoạt động đoàn kết nổi trội hơn, nhưng có những lúc
hoạt động cạnh tranh lại nổi trội hơn. Như thế, hoạt động đoàn kết và hoạt động
cạnh tranh đang “đấu tranh” với nhau.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.
– Sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hương tác động
khác nhau của các mặt đối lập.
Hai xu hướng này tạo thành một loại mâu thuẫn đặc biệt. Như vậy, mâu thuẫn
biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “sự đấu tranh” của các mặt đối lập.
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật.
Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, ổn định tạm thời của sự vật. Còn sự đấu
tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động, phát triển.
– Đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các
mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo
khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng lớn lên, rộng ra và
đi đến trở thành đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt và đã hội đủ điều
kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ sự giải
quyết này mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật
cũ mất đi, thay thế bằng sự vật mới.
Ví dụ: Trong hoàn cảnh sống của bạn Lan đang tồn tại một mâu thuẫn. Đó là
mâu thuẫn giữa việc có tiền ít và muốn đi du lịch nhiều. Khi mâu thuẫn này
phát triển đến mức bạn Lan không đi du lịch nhiều thì không thể thấy hạnh
phúc, nên bạn Lan đã quyết tâm học tiếng Anh để đi kiếm tiền nhiều hơn. Kiếm
được tiền nhiều nghĩa là mâu thuẫn đã được giải quyết. Cuộc sống cũ ít hạnh
phúc của Lan được thay bằng cuộc sống mới nhiều hạnh phúc hơn.
– Như thế, sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Ta thấy rõ, không có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không có đấu tranh
giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời
nhau trong mâu thuẫn biện chứng.
Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và
tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn
định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự
vận động và phát triển.
3. Phân loại mâu thuẫn:
Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính phong phú, đa dạng đó được quy
định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác
động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
3.1. Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, ta có thể phân loại các
mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
– Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng
đối lập của cùng một sự vật. Ví dụ:
Mâu thuẫn giữa hoạt động ăn và hoạt động bài tiết là mâu thuẫn bên trong mỗi con người.
– Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong
mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác. Ví dụ:
Phòng A và phòng B đều đang phấn đấu để trở thành đơn vị kinh doanh xuất
sắc nhất của công ty X. Ở đây tồn tại mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B. Nếu
xét riêng đối với phòng A (hoặc phòng B), mâu thuẫn này là mâu thuẫn bên ngoài.
– Việc phân chia thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ mang
tính tương đối, tùy theo phạm vi xem xét. Cùng một mâu thuẫn nếu xét trong
mối quan hệ này là mâu thuẫn bên trong, nhưng xét trong mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên ngoài. Ví dụ:
Ở trên ta đã đưa ra các ví dụ về phòng A, phòng B của công ty X. Nếu xét trong
nội bộ phòng A thì mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B là mâu thuẫn bên
ngoài. Nhưng nếu xét trong nội bộ công ty X thì mâu thuẫn giữa phòng A và
phòng B là mâu thuẫn bên trong.
– Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận
đông, phát triển của sự vật. Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên
ngoài không ngừng tác động qua lại lẫn nhau.
Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết mâu
thuẫn bên ngoài. Việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong.
3.2. Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu
thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
– Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự
phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật. Mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong suốt
quá trình tồn tại của sự vật. Mâu thuẫn này được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất. Ví dụ:
Trong ví dụ về bạn Lan đã nêu ở trên, mâu thuẫn giữa việc có tiền ít và muốn
đi du lịch nhiều là mâu thuẫn cơ bản vì nó liên quan đến giá trị sống của bạn
Lan. Khi mâu thuẫn cơ bản này được giải quyết (tức là kiếm được nhiều tiền để
đi du lịch nhiều), cuộc sống mới nhiều hạnh phúc của Lan thay thế cho cuộc
sống cũ ít hạnh phúc. Như tế, sự vật đã thay đổi căn bản về chất.
– Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện
nào đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy
sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất. Ví dụ:
Mâu thuẫn giữa phòng A và phòng B trong nội bộ công ty X mà ta nêu ở trên là mâu thuẫn không cơ bản.
3.3. Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật
trong một giai đoạn nhất định, ta có mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
– Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giải đoạn phát triển
nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải
quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện để sự vật
chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mâu
thuẫn chủ yếu có thể là một hình thức biểu hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản,
hay là kết quả vận động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định.
Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản.
– Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn
phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu
thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu góp phần vào việc từng
bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
3.4. Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, ta chia mâu thuẫn trong xã
hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
– Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn
người có lợi ích cơ bản đối lập nhau.
Ví dụ: Mâu thuẫn giữa công nhân với giới chủ, giữa nông dân với địa chủ, giữa
thuộc địa với chính quốc.
– Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi
ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời.
Ví dụ: Mâu thuẫn giữa thành thị và nông thông, giữa lao động trí óc với lao động chân tay.
Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa trong việc
xác định đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đối
kháng phải bằng mâu thuẫn đối kháng. Giải quyết mâu thuẫn không đối kháng
thì phải bằng phương pháp đàm phán, hiệp thương…
III. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập làm sáng tỏ nguồn gốc
của sự vận động, phát triển của các sự vật và có ý nghĩa phương pháp luận
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
1. Để nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp
đúng cho hoạt động thực tiễn, ta phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật.
Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt,
những khuynh hướng trái ngược nhau, tức là tìm ra những mặt đối lập và tìm ra
những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa những mặt đối lập đó.
2. Phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn.
Khi phân tích mâu thuẫn, ta phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của
từng mâu thuẫn. Ta phải xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các
mâu thuẫn. Phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt
đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.
Chỉ có như vậy ta mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu
hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.
3. Để thúc đẩy sự vật phát triển, ta phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn,
không được điều hòa mâu thuẫn.
Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của
mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng giải quyết mâu
thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi.
Một mặt, ta phải chống thái độ chủ quan, nón vội. Mặt khác, ta phải cực kỳ
thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu
thuẫn đi đến chín muồi.
Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Do đó, ta
phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp
với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Phân tích nội dung và ý nghĩa - Mẫu 3
NỘI DUNG Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP?
Đây là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng, nói lên nguồn gốc động
lực của sự phát triển. Lê nin gọi quy luật này là hạt nhân của phép biệt chứng.
nghĩa là nắm bắt được quy luật này sẽ là cơsở để hiểu các quy luật khác và hiểu
được nguồn gốc vận động, phát triển của mọi hiện tượng. Nội dung ý nghĩa của
quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập như thế nào, ta cùng nhau nghiên cứu: I/ Nội dung quy luật: 1. Mâu thuẫn là gì:
Mâu thuẫn là sự liên hệ tác động lẫn nhau của các mặt đối lập trong bản thân
các sự vật hiện tượng và giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
2. Các mặt đối lập: là những mặt có xu hướng vận động trái ngược nhau trong
1 sự vật hoặc giữa sự vật này với sự vật khác.
Ví dụ: Trong tự nhiên, khi coi con người là 1 sự vật, thì giữa đồng hóa và dị
hóa, giữa biến dị và di truyền, hấp thụ và bài tiết là các mặt đối lập.
Hai mặt đối lập thống nhất với nhau trong cùng một sự vật tạo thành mâu thuẫn.
Ví dụ Khi coi một xã hội Tư bản là một sự vật, mâu thuẫn giữa Vô sản và Tư
sản, mâu thuẫn giữa Giai cấp bóc lột và bị bóc lột, Giai cấp thống trị và giai
cấp bị trị, sản xuất và tiêu dùng, là hai mặt đối lập.
Trong tư duy: biết và chưa biết, chân lý và sai lầm, biết sâu sắc và biết nông
cạn, là các mặt đối lập.
Hai sự vật đối lập: Ngành công nghiệp và nông nghiệp: đòi hỏi giữa nhu cầu
công nghiệp phải đáp ứng về máy móc và nông nghiệp mâu thuẫn về khả năng đáp ứng..
Kinh tế và quốc phòng: Kinh tế đáp ứng nhu cầu quốc phòng.
Lưu ý: 2 mặt đối lập biện chứng thống nhất với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng
Ví dụ: Tay trái, tay phải trong một con người.
Mọi sự vật đều có mâu thuẫn bên trong:
Do cấu trúc sự vật. Sự vật gồm những mặt giống, khác, và đối lập nhau.
Hai mặt đối lập trong 1 sự vật tạo nên mâu thuẫn. Mâu thuẫn ở đây mang tính khách quan.