Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập? Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nội dung quy luật này?
*Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Thứ nhất: Mặt đối lậpMặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biếnđổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Triết học Mác-Lenin (THML1)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45438797
Bài tập thảo luận tuần 6
Câu 1.Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập? Ý nghĩa phương pháp luận
được rút ra từ nội dung quy luật này?
*Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Thứ nhất: Mặt đối lập
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến
đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật.
Thứ hai: Mâu thuẫn biện chứng
Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái mà các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau
Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn
biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và nguồn gốc phát triển của nhận thức.
Chúng ta cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng với mâu thuẫn logic hình thức. Mâu thuẫn logic hình thức chỉ tồn
tại trong tư duy, xuất hiện do sai lầm trong tư duy
Thứ ba: Sự thống nhất của các mặt đối lập
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự
tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những
nhân tố giống nhau đó là sự “đồng nhất” của các mặt đối lập. Do có sự đồng nhất của các mặt đối lập mà trong
sự triển khai của chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
-Mối liên hệ phổ biến: khi phạm vi bao quát của mối liên hệ không chỉ giới hạn ở các đối tượng vật chất, mà
được mở rộng sang cả liên hệ giữa các đối tượng tinh thần và giữa chúng với đối tượng vật chất sinh ra chúng
*Ý nghĩa phương pháp luận :
- Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động giữa sự vật đó với sự vật khác.
- Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái cơ bản nhất cửa sự vật, hiệntượng.
- Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản chất đó trong tổng thể các mối liên hệ
của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, - Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, nguỵ biện. lOMoAR cPSD| 45438797
Câu 2. Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định? Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nội dung quy luật này?
Nội dung quy luật phủ định của phủ định
- Khái niệm phủ định nói chung là sự bài trừ, loại bỏ một sự vật nhất định nào đó.
- Phủ định biện chứng là sự thay thế sự vật cũ bằng sự vật mới cao hơn, tiến bộ hơn.
* Đặc trưng của phủ định biện chứng
- Tính khách quan: Phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định, là kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong của
sự vật tồn tại khách quan
- Tính kế thừa: Đây là đặc trưng cơ bản nhất của phủ định biện chứng. Phủ định biện chứng là quá trình cái
mớira đời phủ định cái cũ, nhưng cái mới chỉ phủ định mặt lạc hậu, lỗi thời của cái cũ, đồng thời kế thừa
những giá trị của cái cũ. Do đó, phủ định biện chứng là sự phủ định nhưng đồng thời cũng là sự khẳng định.
*Ý nghĩa phương pháp luận :
- Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức đúng đắn về khuynh hướng của sự vận động, phát triển
- Giúp chúng ta hiểu rõ về cái mới & về sự tất thắng của cái mới
- Phải biết kế thừa tinh hoa của cái cũ nhằm thúc đẩy sự vật phát triển
Câu 3. Phân tích nội dung quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
Vận dụng trong quá trình học tập của sinh viên?
Khái niệm chất : Chất là tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là tổng hợp các thuộc tính làm cho sự vật
là nó, khác với cái khác
Khái niệm lượng : Lượng là tính quy định vốn có của sự vật về mặt độ lớn, quy mô, trình độ phát triển, tốc độ
vận động, biểu thị bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó
Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
- Bất kỳ một sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng. Sự thay đổi về lượng có thể chưa
làm thay đổi ngay lập tức sự thay đổi về chất của sự vật mà có sự tích luỹ dần dần.
+ Độ: Là phạm trù dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay
đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất.
+ Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
+ Bước nhảy: Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của
sự vật gây nên trước đó lOMoAR cPSD| 45438797
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển.
Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất:
Chất và lượng là hai mặt đối lập nằm trong một thể thống nhất (được giới hạn trong một độ nhất định)=> Khi
lượng thay đổi đến điểm nút => chất phải thay đổi.
* Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng.
Sau khi ra đời, chất mới sẽ làm thay đổi lượng của sự vật:
+ Thay đổi quy mô tồn tại của sự vật.
+ Thay đổi nhịp điệu, tốc độ vận động và phát triển của sự vật đó.
Ý nghĩa phương pháp luận Trong hoạt động
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải khắc phục được tư tưởng nôn nóng “tả khuynh ” và tư
tưởng bảo thủ “ hữu khuynh ”
- Cần phải biết vận động linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể.