Phân tích quan điểm của HỒ CHÍ MINH về độc lập dân tộc. Gía trị của quan điểm nêu trên đối với việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Phân tích quan điểm của HỒ CHÍ MINH về độc lập dân tộc. Gía trị của quan điểm nêu trên đối với việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 23022540
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN
-----
-----
BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TƯ ỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC
VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, TOÀN VẸN LÃNH THỔ NƯỚC TA
HÀ NỘI-2022
Họ và tên : Nguyễn Thị Ánh Dương
Mã sinh viên : 11200970
Lớp : LLTT1101(122)_42
Giảng viên : TS. Nguyễn Chí Thiện
lOMoARcPSD| 23022540
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 2
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc......................................... 2
1.1 Vấn đề độc lập dân tộc ............................................................................... 2
1.1.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất
cảcác dân tộc ................................................................................................. 2
1.1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do,cơm no, áo ấm và hạnh phúc
của nhân dân ................................................................................................ 3
1.1.3 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để 3
1.1.4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ........ 4
1.2 Về cách mạng giải phóng dân tộc ............................................................. 4
1.2.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con
đường cách mạng vô sản ............................................................................. 4
1.1.4 Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, .... 6
muốn thắng lợi phải do đảng cộng sản lãnh đạo ...................................... 6
1.2.3 Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn
kết dân tộc, lấy liên minh công- nông làm nền tảng ................................. 6
1.2.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc ................... 7
1.2.5 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương
pháp bạo lực cách mạng .............................................................................. 8
Chương 2 : Giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đối với
việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta ................................................ 9
2.1 Bối cảnh thời đại ........................................................................................ 9
2.2 Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trên tư tưởng Hồ Chí
Minh ................................................................................................................ 10
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 12
lOMoARcPSD| 23022540
1
PHN MỞ ĐU
Trong lịch sử phát triển của các dân tộc bao giờ cũng có các vĩ nhân mà sự xuất
hiện của họ gắn liền với những giai đoạn lịch sử đầy biến cố. Trong giai đoạn từ
18601870, chủ nghĩa đế quốc đã phát triển nhanh chóng ở các nước tư bản phương Tây
trong khi các nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Myanmar...vốn có
nền văn hóa phát triển sớm vẫn chìm sâu trong quan hệ sản xuất phong kiến trì trệ, lạc
hậu. Chủ nghĩa đế quốc đã chuyển từ mở rộng thị trường buôn bán sang mở rộng xâm
chiếm thuộc địa. Các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh lần lượt bị các đế quốc Anh,
Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha xâm lược. Đến giữa thế kỷ XIX, trước sự suy yếu của
chế độ phong kiến nhà Nguyễn, đế quốc Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Nhà Nguyễn
không có khả năng chống đỡ và nước ta nhanh chóng trở thành thuộc địa của Pháp. Tiếp
sau đó là gần một thế kỷ nhân dân ta phải sống dưới sự cai trị hà khắc, tàn bạo của đế
quốc Pháp và bọn địa chủ phong kiến.
Trước bối cảnh nước sôi lửa bỏng của dân tộc, ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến
Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước,
giải phóng dân tộc. Và sau 30 năm bôn ba trên khắp thế giới, ngày 28 tháng 1 năm 1941,
Nguyễn Tất Thành đã trở về nước thành lập một chính Đảng cách mạng chân chính ở Việt
Nam và Người đã cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa sự nghiệp
đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Cả cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước,
cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới
cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Trong bản Tuyên ngôn độc lập dân tộc Bác đã nêu
trước quảng trường Ba Đình, bản tuyên ngôn đầu tiên mà không ai không thể khắc ghi
trong lòng, đánh dấu mốc lịch sử về nền độc lập dân tộc Tổ quốc ta : “ Thà hi sinh tất cả,
quyết không chịu mất nước, quyết không chịu làm nô lệ. Việt Nam độc lập, dân giàu nước
mạnh, sánh vai với cường quốc năm châu”
Có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa xã hội
không đơn thuần chỉ là một câu chuyện lịch sử. Tư tưởng ấy đã thấm nhuần vào tiềm thức
của mỗi con người Việt Nam, sáng bừng giá trị mang ý nghĩa lớn lao không những ở hiện
tại mà ngay cả trong tương lai, đặc biệt là trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ nước ta.
lOMoARcPSD| 23022540
2
PHN NỘI DUNG
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1.1 Vấn đề độc lập dân tộc
1.1.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
Đôc lậ p tự do là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
Con  người khi sinh ra có quyền sống, quyền hưởng tự do, hạnh phúc. Họ lao động và đấu
tranh cũng nhằm hướng đến những quyền đó. Trải qua quá trình đấu tranh sinh tồn, con
người gắn bó với nhau trong một vùng địa lí nhất định, hình thành nên những vùng lãnh
thổ riêng với những phong cách lối sống riêng. Sự xâm lược của nước ngoài với những
chính sách thống trị, đàn áp khiến họ trở thành nô lệ, mất độc lập, tự do và họ phải ph
thuôc vào nước ngoài. Lịch sử loài người đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh chống 
lại sự xâm lược của của các nước đế quốc của các dân tộc trên thế giới để giành lại đôc 
lâp, tự do – quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Đối với dân tộc ta thì khát vọng được độc lập, tự do cũng là một khát vọng mãnh
liệt nhất cháy trong mỗi con người Việt Nam ta lúc bấy giờ . Dân tộc ta từ khi dựng nước
đã chứng kiến biết bao cuộc xâm lược. Khi có kẻ thù đến thì nhân dân ta không phân biệt
là già trẻ hay gái trai đồng sức đồng lòng kiên quyết chống lại và đứng lên giành cho bằng
được độc lập dân tộc. Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang
Trung…những cái tên gắn với những cuộc kháng chiến chống nhà Hán, Nam Hán, nhà
Tống, nhà Minh, nhà Thanh…đã trở thành bản anh hùng ca trong trang sử vẻ vang của
dân tôc ta. Rồi sau đó là cuộ c kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ ác liệ t, dù
kẻ thù mạnh  hơn ta nhiều lần nhưng toàn dân ta đã chiến đấu anh dũng, không ngại hi
sinh gian khổ để giành lại đôc lậ p, tự do cho dân tộ c. Hồ Chí Minh cũng đã nói: “ Tôi
chỉ có mộ t ham  muốn, ham muốn đến tôt bậ c là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độ c lậ p, dân ta được  hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo măc,
ai cũng được học hành”. Vào năm  1919, tại hội nghị Vécxây, Bác thay mặt cho nhóm
những người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi tới hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An
Nam với hai nội dung chính là đòi quyền bình đẳng về mặt pháp lý và đòi quyền tự do,
dân chủ. Bản yếu sách không được Hội nghị chấp nhận nhưng lần đầu tiên tư hưởng Hồ
Chí Minh về quyền của các dân tộc đặc biệt là quyền tự do và bình đẳng được hình thành.
Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng vào năm 1930 đã xác định mc tiêu chính trị của
Đảng là: Thứ nhất, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; Thứ hai, làm cho
nước Nam hoàn toàn được độc lập. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, kết thúc
bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới:
lOMoARcPSD| 23022540
3
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do
độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của
cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng
chiến tranh ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân
lí thời đại, một tuyên ngôn bất hủ “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Với tư tưởng
trên, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, đánh thắng đế quốc Mỹ, kí kết hiệp định Paris
và buộc chúng phải rút quân về nước.
Như vây có thể nói Hồ Chí Minh khẳng định: “độ c lậ p, tự do là quyền
thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tôc bị áp bức trên thế giới” đó là tư
tưởng hết sức  đúng đắn, không chỉ với đương thời mà cho đến nay tư tưởng đó vẫn là
chân lí của thời đại.
1.1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do,cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân
Theo Bác, độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do của nhân dân, Người đánh giá
cao học thuyết “ Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc lập, dân
quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam cũng phải
được tự do và bình đẳng về quyền lợi. “ Đó là lẽ phải không ai chối cãi được”. Trong
Chánh cương vắn tắt của Đảng, Người cũng đã xác định rõ ràng mc tiêu đấu tranh của
cách mạng: “ Làm cho nước Nam hoàn toàn được độc lập… dân chúng được tự do… thủ
tiêu hết những thứ quốc trái… thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công
chia cho dân cày nghèo.” Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, một lần nữa chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định “ Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc và tự do
thì độc lập cũng chng có nghĩa lý gì”
Ngoài tự do, độc lập còn phải gắn với cơm no, áo ấm, hạnh phúc của nhân dân. Sau
cách mạng tháng 8, Hồ Chí Minh khẳng định “ Chúng ta phải… Làm cho dân có ăn…”.
Có thể nói, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh, Người
luôn coi độc lập phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân.
1.1.3 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền độc lập thật sự. Người nhấn
mạnh: phải đấu tranh giành cho được độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải
là thứ "độc lập giả hiệu", "độc lập nửa vời", "độc lập hình thức". Người đã kiên quyết đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới để giành độc lập thật sự cho
dân tộc, cho đất nước.
lOMoARcPSD| 23022540
4
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn “ trên tất cả
các lĩnh vực”. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về ngoại
giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng.... , thì độc lập đó chẳng có ý
nghĩa gì. Trên tinh thần đó và trong hoàn cảnh đất nước ta sau Cách mạng Tháng Tám còn
gặp nhiều khó khăn, nhất là nạn thù trong giặc ngoài bao vây tứ phía, để bảo vệ nền độc
lập thật sự mới giành được, Người đã thay mặt Chính phủ kỷ với đại diện Chính phủ
Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, theo đó: “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của
mình, quân đội của mình, tài chính của mình”
1.1.4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Độc lập dân tộc gắn chặt với bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất nước là tư
tưởng chủ đạo, chi phối toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư
tưởng lớn này đã được thể hiện rõ trong Tuyên ngôn Độc lập mà cách đây 73 năm, ngày
2/9/1945, Người đã thông báo trước thế giới: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất
cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Sau cách mạng tháng 8/1945, miền Bắc bị quân của Tưởng Giới Thạch chiếm đóng,
miền Nam bị thực dân Pháp xâm lược. Trong hoàn cảnh đó, trong bức Thư gửi đồng bào
Nam Bộ( 1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn , song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Tháng 2 năm
1958, Người khăng định; “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Trong Di
chúc, Người cũng đã thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự
thống nhất nước nhà: “Dù khó khan gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn
thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất
Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Có thể khẳng định rằng tự tưởng độc
lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
1.2 Về cách mạng giải phóng dân tộc
1.2.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô
sản
Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta đã sử
dng nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau, sử dng
những vũ khí tư tưởng khác nhau.
lOMoARcPSD| 23022540
5
Tất cả các phong trào yêu nước vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mặc dù đã
diễn ra vô cùng anh dũng, với tinh thần "người trước ngã, người sau đứng dậy", nhưng rốt
cuộc đều bị thực dân Pháp dìm trong hiển máu. Đất nước lâm vào "tình hình đen tối tưởng
như không có đường ra". Đó là tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam
vào đầu thế kỷ XX. Nó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm một con đường cứu nước mới.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa, nhân dân
phải chịu cảnh lầm than. Hồ Chí Minh được chứng kiến các phong trào cứu nước của ông
cha. Người nhận thấy con đường của Phan Bội Châu chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước,
rước beo cửa sau" : con đường của Phan Châu Trinh cững chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng
thương" ; con đường cùa Hoàn Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng
cốt cách phong kiến.Chính vì thế, mặc dù rất khâm phc tinh thần cứu nước của ông
cha, nhưng Hồ Chí Minh không tán thành các con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm
một con đường mới
Trong khoảng 10 năm vượt qua các đại dưong, đến với nhân loại cần lao đang
tranh đấu ở nhiều châu lc và quốc gia trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp tìm
hiểu lý luận và khảo sát thực tiễn, nhất là ở ba nước tư bản phát triển : Anh. Pháp, Mỹ.
Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mạng tư
sản Mỹ ; đọc Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp, tìm hiểu cách
mạng tư sản Pháp. Người nhận thấy : "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa
cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong
thì nó tước lc công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa" Bởi lẽ đó, Người không đi
theo con đường cách mạng tư sản.
Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách
mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng
về sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và "mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng
chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
Người "hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba" bởi vì V.I.Lênin và Quốc tế
thứ ba đã "bênh vực cho các dân tộc bị áp bức". Người thấy trong lý luận của V.I.Lênin
một phương hướng mới để giải phóng dân tộc : con đường cách mạng vô sản.
Trong bài Cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh viết : "Chỉ có giải phóng giai cấp vô
sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp
của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới".
Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu
hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa
Mác Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định: "Muốn cứu
lOMoARcPSD| 23022540
6
nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản"... chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp
bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ"
1.1.4 Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt
Nam, muốn thắng lợi phải do đảng cộng sản lãnh đạo
Về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mệnh
trước hết “phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì
liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới
thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Sự ra đời, tồn tại và phát
triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.
Về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đảng Cộng sản
Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang
bản chất giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng dựa trên cơ sở Đảng
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nên tảng tư tưởng, thực hiện vai trò, sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân. Tuy số lượng ít so với dân số nhưng giai cấp công nhân có đầy đủ
phẩm chất và năng lực lãnh đạo đất nước thực hiện những mc tiêu của cách mạng.
Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam đấu tranh
giành lại nền độc lập dân tộc, xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh, nên được toàn thể nhân dân lao động và cả dân tộc thừa nhận và đi theo.
Đảng Cộng sản ở Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
1.2.3 Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc, lấy
liên minh công- nông làm nền tảng
Ngay từ khi tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã rất
lưu ý tới công tác tập hợp quần chúng, đưa họ vào những tổ chức yêu nước phù hợp với
đặc điểm của từng giới, lứa tuổi, giai cấp, tôn giáo... Bao trùm tất cả là tư tưởng muốn thu
nạp được đông đảo các tầng lớp nhân dân vào Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận cần
thu nạp được đông đảo quần chúng nhân dân, những người ít nhiều có tinh thần yêu nước,
Mặt trận cần là một tổ chức rộng rãi. Rộng rãi nhằm thực hiện đoàn kết được nhiều t
chức, nhiều lực lượng không phân biệt giàu nghèo, đảng phái, xu hướng chính trị... Người
lOMoARcPSD| 23022540
7
nói: “Mặt trận bao gồm tất cả những người yêu nước, không phân biệt khuynh hướng
chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, giai cấp xã hội, nam nữ và tuổi tác” . Khi Pháp quay trở lại
xâm lược Viêtn Nam lần hai, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( 12-1946) , Người
viết: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái,
dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Do
đó Mặt trận không chỉ thu hút được mọi tầng lớp lao động nghèo khổ, bị áp bức, mà còn
thu hút được cả tầng lớp trên không thuộc nhân dân lao động và một bộ phận phân hóa
trong hàng ngũ của kẻ thù. Trong Mặt trận, xương sống và sức mạnh chủ yếu của khối đại
đoàn kết là khối liên minh công nông làm nền tảng, Người nói: “Lực lượng chủ yếu trong
khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận
dân tộc thống nhất”
Mối quan hệ giữa Mặt trận với liên minh công nông phản ánh về mặt tổ chức xã
hội mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp. Trong đó, tách biệt hoặc nhấn mạnh
một chiều vai trò của Mặt trận hoặc liên minh công nông đều không đúng với biện chứng
của đời sống cách mạng, không đúng với nguyên tắc đoàn kết của Người. Tuyệt đối hóa
vai trò, vị trí của liên minh công nông, hạ thấp vai trò của Mặt trận sẽ dẫn đến cực đoan,
“tả khuynh” và bệnh cô lập, hẹp hòi. Ngược lại, nhấn mạnh, đề cao một chiều vai trò của
Mặt trận, xem nhẹ liên minh công nông sẽ dẫn tới hữu khuynh, vô chính phủ. Người từng
nói rằng: “Trong chính sách đoàn kết cần phải chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc,
hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc”
Tóm lại, lực lượng góp thành sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc là toàn dân, trong
đó lấy liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng được tập hợp trong một Mặt
trận thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn đã trả lời chỉ trên cơ sở tuân thủ
nguyên tắc này, đại đoàn kết dân tộc mới có sức sống bền vững và trường tồn.
1.2.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc
Đại hội VI Quốc tế cộng sản năm 1928 đã thông qua Những luận cương về phong
trào cách mạng trong các nước thuộc địa và nửa thuộc địa có viết: chỉ có thể thực hiện
hoàn toàn công cuộc giải phóng các nước thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng
lợi ở các nước tư bản tiên tiến. Quan điểm này làm giảm đi tính chủ động, sáng tạo của
nhân dân trong công cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc.
Đã từ rất sớm, Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ khăng khít , có tác động qua lại
lẫn nhau giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản của chính quốc- đây là mối quan
hệ bình đẳng. Năm 1924, tại đại hội V của Quốc tế cộng sản, Người nói: “ Vận mệnh của
giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm
lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”. Trong tác
phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Người cũng viết: “ Chủ nghĩa tư bản là một
lOMoARcPSD| 23022540
8
con đỉa có một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào
giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai
vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái còn lại kia vẫn tiếp tc hút máu của giai
cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tc sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”
Là một người dân thuộc địa, là người cộng sản và là người nghiên cứu rất kĩ về chủ
nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh cho rằng: cách mạng thuộc địa không những không ph
thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Những luận
điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh dựa trên các cơ sở sau: Thứ nhất, thuộc địa có một vị trí,
vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, là nơi duy trì sự tồn tại, phát
triển, là món mồi “ béo bở” cho chủ nghĩa đế quốc; Thứ hai, tinh thần đấu tranh cách
mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa, mà theo Người nó sẽ bùng lên mạnh
mẽ, hình thành một “lực lượng khổng lồ” khi được tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách
mạng
Với sự thắng lợi vào năm 1945 ở Việt Nam trong khi cách mạng vô sản ở chính
quốc chưa nổ ra và thắng lợi càng chứng minh luận điểm trên của Hồ Chí Minh là độc
đáo, sáng tạo, có giá trị lí luận và thực tiễn to lớn.
1.2.5 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách
mạng
Dựa trên cơ sở và quan điểm về bạo lực cách mạng của các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác- Lenin, Hồ Chí Minh đã vận dng sáng tạo để phù hợp với thực tiễn cách
mạng Việt Nam.
Dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. “ Trong cuộc đấu
tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống
lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”
Về hình thức bạo lực cách mạng, theo Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng ở đây là
bạo lực quần chúng với hai lực lượng chính trị và quân sự, hai hình thức đấu tranh: đấu
tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Trong cách mạng tháng 8 năm 1945, với hình thức
tổng khởi nghĩa của quần chúng nhân dân trong cả nước , chủ yếu dựa vào lực lượng
chính trị, kết hợp với lực lượng vũ trang, nhân dân ta giành thắng lợi, giành chính quyền
về tay nhân dân.
lOMoARcPSD| 23022540
9
Chương 2 : Giá trị của quan điểm H Chí Minh về độc lập dân tộc đối
với việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ớc ta
2.1 Bối cảnh thời đại
Ngày 2/9/1975, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chiến tranh đi qua để lại nhiều mất mát
nhưng thế hệ ông cha ta vẫn một lòng, đoàn kết, anh dũng đấu tranh. Sau độc lập, nước ta
đã tiến hành nhiều cải cách trong kinh tế, chính trị, xã hội và đạt được nhiều thành tựu to
lớn. Cho thấy, mỗi thế hệ con người Việt Nam đều mang trong mình trách nhiệm bảo vệ
tổ quốc theo cách riêng, trong bối cảnh riêng.
Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm
1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát
triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập
trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Mặc dù có sự phát triển về mặt kinh tế, Việt
Nam vẫn nằm trong bối cảnh của thế giới có nhiều tranh chấp căng thẳng chẳng hạn như
cuộc chiến tranh Nga và Ukraine gần đây. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng tranh chấp
biển Đông giữa những nước có đường bờ biển gần kề, trong đó có Việt Nam- Trung
Quốc, Trung Quốc tiếp tc gây căng thẳng ở biển Đông với việc đưa và hạ đặt giàn
khoan
HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lc địa của Việt Nam vào tháng 5 năm
2014. Với bối cảnh như vậy, tinh thần dân tộc với tư tưởng bảo vệ Tổ quốc của nước ta
được nâng cao hơn bao giờ hết, giữ vững tinh thần để sánh vai cùng với các cường quốc,
nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố Chỉ số Đổi mới Toàn cầu 2021
(GII) lần thứ 14. Theo GII 2021, Việt Nam đứng thứ 44/132 nền kinh tế. Việt Nam vẫn
đứng đầu trong nhóm 34 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp, trên Ấn Độ và Ukraine.
Đến nay, Việt Nam đang là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực quan
trọng như: Tổ chức Liên Hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC)... Qtrình hội nhập của Việt Nam có cả ở các cấp độ, phạm vi từ khu
vực (ASEAN) đến liên khu vực (APEC, ASEM) và tới toàn cầu (UN, WTO)... Với cương
vị là thành viên hoặc gánh vác những trọng trách lớn hơn: Ủy viên Không thường trực
Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, Chủ tịch ASEAN-2010, Tổng Thư
ASEAN (2013-2017), Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc (2014-2016)... Việt Nam
lOMoARcPSD| 23022540
10
đã thể hiện được trách nhiệm và hoàn thành xuất sắc nhiệm v của mình, được các
nước trên thế giới đánh giá rất cao.
2.2 Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trên tư tưởng Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng và bảo vệ chủ
quyền biên giới, biển, đảo quốc gia. Người thường xuyên nhắc nhở: “ Tăng cường quan
hệ, hữu nghị với các nước láng giềng bằng nhiều hình thức ngoại giao nhà nước đến việc
thiết lập quan hệ với chính quyền và nhân dân địa phương sống cùng đường biên giới, giải
quyết xung đột bằng đàm phán, thương lượng” để xây dựng biên giới, vùng biển, đảo hòa
bình, hữu nghị vững chắc lâu dài.
Vận dng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vùng
biển, đảo của Tổ quốc, Đảng, Nhà nước đã coi trọng và chủ động thiết lập mối quan hệ
hợp tác, hữu nghị với các nước có chung đường biên giới, vùng biển đảo nước ta. Những
năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc
phòng, an ninh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mang tính đột phá, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn biên giới, vùng biển ,đảo, chủ quyền nước ta do lịch sử để lại còn nhiều
vấn đề phức tạp dẫn đến tranh chấp,xung đột vũ trang. Hơn thế nữa, do điều kiện địa lý,
biên giới giữa nước ta và các nước khác là biên giới mở, mối quan hệ thân tộc, dân tộc hai
bên biên giới còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết. Vì vậy, những nảy sinh trên
biên giới như: xâm canh, xâm cư, nhu cầu hưởng lợi đặc quyền kinh tế từ những nguồn
nước bên sông, suối thậm chí là những khu vực chăn thả gia súc trên biên giới… cũng là
nguyên nhân dẫn đến những bất đồng trong quan hệ hai bên. Có thể kể đến dễ nhất là
những lần chúng ta bị động chạm bởi người anh em từ phía Bắc- Trung Quốc với khái
niệm “ Đường lưỡi bò” khi có toan tính cướp lấy Trường Sa, Hoàng Sa khỏi bản đồ Việt
Nam. Những lý lẽ, lập luận vô căn cứ và có phần sai lệch lịch sử sẽ không làm Đảng và
Nhà nước bị lung lay, tuy nhiên, chúng vẫn dấy lên những nguy hại về những vấn đề xung
đột trên biển,xung đột vũ trang. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nước ta vẫn muốn giữ một
mối quan hệ anh em, bạn bè đối với Trung Quốc, tuy nhiên, mọi thứ đều có giới hạn, mức
độ. Nếu Trung Quốc thực sự muốn làm càn, “một tay che bầu trời” thì bản thân Đảng và
Nhà nước ta sẽ không cho họ cơ hội lộng hành. Chúng ta luôn có sự hỗ trợ từ những
cường quốc, tổ chức lớn trên thế giới, những động thái ngoại giao chiến lược sẽ luôn là sự
bảo đảm cho Việt Nam . Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất chuộng hòa bình và suốt đời
phấn đấu cho hòa bình của các dân tộc trên thế giới, theo Người hòa bình phải gắn liền
với độc lập, tự do và chủ quyền đất nước và kiên trì quan điểm lấy đối thoại thay cho đối
đầu. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn giữ vững chủ trương giải quyết các vấn đề trên
bằng đối thoại trên cơ sở tôn trọng độc lập,chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và quan
lOMoARcPSD| 23022540
11
tâm đến lợi ích của nhau. Không những giữ được chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ mà còn
tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa các nước trên tuyến biên giới. Ngược lại, chính
quan hệ đoàn kết, hữu nghị sẽ tạo ra bầu không khí cởi mở, thông cảm và hiểu biết lẫn
nhau, giúp cho đàm phán , giải quyết mọi vấn đề trên thế giới được nhanh chóng, thuận
lợi.
Tuy nhiên, không gì nguy hiểm hơn giặc ngoài đó chính là giặc ta. Đã từng xuất
hiện và xảy ra những v việc, lùm xùm không hay về những cuộc biểu tình, những
phong trào chống phá Đảng, lật đổ chính quyền từ những con người, tổ chức giấu tên. Họ
vẫn luôn âm thầm kích động, kêu gọi những con người cùng chí hướng nhằm lật đổ Việt
Nam, luôn tỏ ra bất mãn với chế độ cộng sản ngày nay. Những ảo tưởng về một Sài Gòn
năm xưa là không có thật, một nước Mỹ thu nhỏ chỉ nên có ở trong quá khứ- nó chỉ nên là
một bức màn hay những viễn tưởng mơ hồ. Sự sai lệch trong suy nghĩ ngày phải được
chấn chỉnh, dẹp bỏ ngay từ lúc nó bắt đầu được khai phá. Bản thân mỗi con người Việt
Nam cũng nên khắc cốt ghi tâm “ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm”
và “ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”- Hai dòng chữ
này nhằm nhắc nhở bất kì ai trên mảnh đất hình chữ S này về công lao, sự hi sinh và khát
vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
PHN KẾT LUẬN
Thực tiễn ở Việt Nam đã cho chúng ta thấy, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đưa lại
độc lập cho dân tộc thực sự, mới tạo nên một khả năng khách quan để giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc, giải phóng con người một cách toàn diện, triệt để nhằm phát triển lực
lượng sản xuất, phát huy vai trò động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đảng và Nhà nước đã,
đang và sẽ tiếp tc tìm kiếm những hướng đi phù hợp nhằm giúp Việt Nam ngày càng
phát triển , dân tộc ta ngày càng trở nên ấm no, hạnh phúc. Với sự phát triển của khoa học
kĩ thuật cũng như việc tăng cường tinh thần hữu nghị, tham gia các hoạt động, tổ chức
trên thế giới thì Việt Nam dần sẽ càng trở nên lớn mạnh, tiên tiến và phát triển không
ngừng, đưa con người Việt Nam đến toàn thế giới.
lOMoARcPSD| 23022540
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dc và đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2016), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
2. PGS.TS Nguyễn Danh Tiên ( 2021), Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội-
tưởnglớn của chủ tịch Hồ Chí Minh
3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia
4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia
5. GS. TS Nguyễn Đình Chiến (2018) Nhìn lại sự kiện Hải Dương 981 và bài học
kinh nghiệm trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, truy cập lần cuối ngày 15
tháng 9 năm 2022, từ https://canhsatbien.vn/portal/nghien-cuu-trao-doi/nhin-lai-
sukien-hai-duong-981-va-bai-hoc-kinh-nghiem-trong-dau-tranh-bao-ve-chu-
quyenbien-dao
6. Nguyễn Hải Phong (2021), Cập nhật về Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu (GII)
của Việt Nam đến 2021, truy cập lần cuối ngày 15 tháng 9 năm 2022, từ
https://www.ipvietnam.gov.vn/wipo-tisc/-/asset_publisher/cJxYn3niVhqg/
content/cap-nhat-ve-chi-so-oi-moi-sang-tao-toan-cau-gii-cua-viet-nam-en-2021?
inheritRedirect=false
| 1/14

Preview text:

lOMoAR cPSD| 23022540
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ----- ----- BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC
LẬP DÂN TỘC. GIÁ TRỊ CỦA QUAN ĐIỂM NÊU TRÊN ĐỐI VỚI
VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, TOÀN VẸN LÃNH THỔ NƯỚC TA
Họ và tên : Nguyễn Thị Ánh Dương
Mã sinh viên : 11200970
Lớp : LLTT1101(122)_42
Giảng viên : TS. Nguyễn Chí Thiện HÀ NỘI-2022 lOMoAR cPSD| 23022540 Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 2
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc......................................... 2
1.1 Vấn đề độc lập dân tộc ............................................................................... 2
1.1.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất
cảcác dân tộc ................................................................................................. 2
1.1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do,cơm no, áo ấm và hạnh phúc
của nhân dân ................................................................................................ 3
1.1.3 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để 3
1.1.4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ........ 4
1.2 Về cách mạng giải phóng dân tộc ............................................................. 4
1.2.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con
đường cách mạng vô sản ............................................................................. 4
1.1.4 Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, .... 6
muốn thắng lợi phải do đảng cộng sản lãnh đạo ...................................... 6
1.2.3 Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn

kết dân tộc, lấy liên minh công- nông làm nền tảng ................................. 6
1.2.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc ................... 7
1.2.5 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương
pháp bạo lực cách mạng .............................................................................. 8
Chương 2 : Giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đối với
việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta ................................................ 9
2.1 Bối cảnh thời đại ........................................................................................ 9
2.2 Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trên tư tưởng Hồ Chí
Minh ................................................................................................................ 10
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 12 lOMoAR cPSD| 23022540 PHẦN MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển của các dân tộc bao giờ cũng có các vĩ nhân mà sự xuất
hiện của họ gắn liền với những giai đoạn lịch sử đầy biến cố. Trong giai đoạn từ
18601870, chủ nghĩa đế quốc đã phát triển nhanh chóng ở các nước tư bản phương Tây
trong khi các nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Myanmar...vốn có
nền văn hóa phát triển sớm vẫn chìm sâu trong quan hệ sản xuất phong kiến trì trệ, lạc
hậu. Chủ nghĩa đế quốc đã chuyển từ mở rộng thị trường buôn bán sang mở rộng xâm
chiếm thuộc địa. Các nước châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh lần lượt bị các đế quốc Anh,
Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha xâm lược. Đến giữa thế kỷ XIX, trước sự suy yếu của
chế độ phong kiến nhà Nguyễn, đế quốc Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Nhà Nguyễn
không có khả năng chống đỡ và nước ta nhanh chóng trở thành thuộc địa của Pháp. Tiếp
sau đó là gần một thế kỷ nhân dân ta phải sống dưới sự cai trị hà khắc, tàn bạo của đế
quốc Pháp và bọn địa chủ phong kiến.
Trước bối cảnh nước sôi lửa bỏng của dân tộc, ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến
Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước,
giải phóng dân tộc. Và sau 30 năm bôn ba trên khắp thế giới, ngày 28 tháng 1 năm 1941,
Nguyễn Tất Thành đã trở về nước thành lập một chính Đảng cách mạng chân chính ở Việt
Nam và Người đã cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa sự nghiệp
đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Cả cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước,
cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới
cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Trong bản Tuyên ngôn độc lập dân tộc Bác đã nêu
trước quảng trường Ba Đình, bản tuyên ngôn đầu tiên mà không ai không thể khắc ghi
trong lòng, đánh dấu mốc lịch sử về nền độc lập dân tộc Tổ quốc ta : “ Thà hi sinh tất cả,
quyết không chịu mất nước, quyết không chịu làm nô lệ. Việt Nam độc lập, dân giàu nước
mạnh, sánh vai với cường quốc năm châu”
Có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa xã hội
không đơn thuần chỉ là một câu chuyện lịch sử. Tư tưởng ấy đã thấm nhuần vào tiềm thức
của mỗi con người Việt Nam, sáng bừng giá trị mang ý nghĩa lớn lao không những ở hiện
tại mà ngay cả trong tương lai, đặc biệt là trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta. 1 lOMoAR cPSD| 23022540 PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
1.1 Vấn đề độc lập dân tộc
1.1.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc
Đôc lậ p tự do là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
Con ̣ người khi sinh ra có quyền sống, quyền hưởng tự do, hạnh phúc. Họ lao động và đấu
tranh cũng nhằm hướng đến những quyền đó. Trải qua quá trình đấu tranh sinh tồn, con
người gắn bó với nhau trong một vùng địa lí nhất định, hình thành nên những vùng lãnh
thổ riêng với những phong cách lối sống riêng. Sự xâm lược của nước ngoài với những
chính sách thống trị, đàn áp khiến họ trở thành nô lệ, mất độc lập, tự do và họ phải ph甃⌀
thuôc vào nước ngoài. Lịch sử loài người đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh chống ̣
lại sự xâm lược của của các nước đế quốc của các dân tộc trên thế giới để giành lại đôc ̣
lâp, tự do – quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.̣
Đối với dân tộc ta thì khát vọng được độc lập, tự do cũng là một khát vọng mãnh
liệt nhất cháy trong mỗi con người Việt Nam ta lúc bấy giờ . Dân tộc ta từ khi dựng nước
đã chứng kiến biết bao cuộc xâm lược. Khi có kẻ thù đến thì nhân dân ta không phân biệt
là già trẻ hay gái trai đồng sức đồng lòng kiên quyết chống lại và đứng lên giành cho bằng
được độc lập dân tộc. Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang
Trung…những cái tên gắn với những cuộc kháng chiến chống nhà Hán, Nam Hán, nhà
Tống, nhà Minh, nhà Thanh…đã trở thành bản anh hùng ca trong trang sử vẻ vang của
dân tôc ta. Rồi sau đó là cuộ
c kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ ác liệ t, dù
kẻ thù mạnh ̣ hơn ta nhiều lần nhưng toàn dân ta đã chiến đấu anh dũng, không ngại hi
sinh gian khổ để giành lại đôc lậ p, tự do cho dân tộ c. Hồ Chí Minh cũng đã nói: “ Tôi chỉ có mộ
t ham ̣ muốn, ham muốn đến tôt bậ
c là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độ c lậ
p, dân ta được ̣ hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo măc,
ai cũng được học hành”. Vào năm ̣ 1919, tại hội nghị Vécxây, Bác thay mặt cho nhóm
những người yêu nước Việt Nam tại Pháp gửi tới hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An
Nam
với hai nội dung chính là đòi quyền bình đẳng về mặt pháp lý và đòi quyền tự do,
dân chủ. Bản yếu sách không được Hội nghị chấp nhận nhưng lần đầu tiên tư hưởng Hồ
Chí Minh về quyền của các dân tộc đặc biệt là quyền tự do và bình đẳng được hình thành.
Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng vào năm 1930 đã xác định m甃⌀c tiêu chính trị của
Đảng là: Thứ nhất, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; Thứ hai, làm cho
nước Nam hoàn toàn được độc lập. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, kết thúc
bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: 2 lOMoAR cPSD| 23022540
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do
độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của
cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Năm 1965, đế quốc Mỹ tăng cường mở rộng
chiến tranh ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân
lí thời đại, một tuyên ngôn bất hủ “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Với tư tưởng
trên, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, đánh thắng đế quốc Mỹ, kí kết hiệp định Paris
và buộc chúng phải rút quân về nước.
Như vây có thể nói Hồ Chí Minh khẳng định: “độ c lậ p, tự do là quyền
thiêng liêng,̣ bất khả xâm phạm của tất cả các dân tôc bị áp bức trên thế giới” đó là tư
tưởng hết sức ̣ đúng đắn, không chỉ với đương thời mà cho đến nay tư tưởng đó vẫn là
chân lí của thời đại.
1.1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do,cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân
Theo Bác, độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do của nhân dân, Người đánh giá
cao học thuyết “ Tam dân” của Tôn Trung Sơn về độc lập và tự do: dân tộc độc lập, dân
quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam cũng phải
được tự do và bình đẳng về quyền lợi. “ Đó là lẽ phải không ai chối cãi được”. Trong
Chánh cương vắn tắt của Đảng, Người cũng đã xác định rõ ràng m甃⌀c tiêu đấu tranh của
cách mạng: “ Làm cho nước Nam hoàn toàn được độc lập… dân chúng được tự do… thủ
tiêu hết những thứ quốc trái… thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công
chia cho dân cày nghèo.” Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, một lần nữa chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định “ Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc và tự do
thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”
Ngoài tự do, độc lập còn phải gắn với cơm no, áo ấm, hạnh phúc của nhân dân. Sau
cách mạng tháng 8, Hồ Chí Minh khẳng định “ Chúng ta phải… Làm cho dân có ăn…”.
Có thể nói, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh, Người
luôn coi độc lập phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân.
1.1.3 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền độc lập thật sự. Người nhấn
mạnh: phải đấu tranh giành cho được độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, chứ không phải
là thứ "độc lập giả hiệu", "độc lập nửa vời", "độc lập hình thức". Người đã kiên quyết đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới để giành độc lập thật sự cho
dân tộc, cho đất nước. 3 lOMoAR cPSD| 23022540
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn “ trên tất cả
các lĩnh vực”. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về ngoại
giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng.... , thì độc lập đó chẳng có ý
nghĩa gì. Trên tinh thần đó và trong hoàn cảnh đất nước ta sau Cách mạng Tháng Tám còn
gặp nhiều khó khăn, nhất là nạn thù trong giặc ngoài bao vây tứ phía, để bảo vệ nền độc
lập thật sự mới giành được, Người đã thay mặt Chính phủ kỷ với đại diện Chính phủ
Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, theo đó: “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của
mình, quân đội của mình, tài chính của mình”
1.1.4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Độc lập dân tộc gắn chặt với bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất nước là tư
tưởng chủ đạo, chi phối toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư
tưởng lớn này đã được thể hiện rõ trong Tuyên ngôn Độc lập mà cách đây 73 năm, ngày
2/9/1945, Người đã thông báo trước thế giới: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất
cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Sau cách mạng tháng 8/1945, miền Bắc bị quân của Tưởng Giới Thạch chiếm đóng,
miền Nam bị thực dân Pháp xâm lược. Trong hoàn cảnh đó, trong bức Thư gửi đồng bào
Nam Bộ( 1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn , song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Tháng 2 năm
1958, Người khăng định; “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Trong Di
chúc, Người cũng đã thể hiện niềm tin tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng, vào sự
thống nhất nước nhà: “Dù khó khan gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn
thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất
Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Có thể khẳng định rằng tự tưởng độc
lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
1.2 Về cách mạng giải phóng dân tộc
1.2.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta đã sử
d甃⌀ng nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau, sử d甃⌀ng
những vũ khí tư tưởng khác nhau. 4 lOMoAR cPSD| 23022540
Tất cả các phong trào yêu nước vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mặc dù đã
diễn ra vô cùng anh dũng, với tinh thần "người trước ngã, người sau đứng dậy", nhưng rốt
cuộc đều bị thực dân Pháp dìm trong hiển máu. Đất nước lâm vào "tình hình đen tối tưởng
như không có đường ra". Đó là tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam
vào đầu thế kỷ XX. Nó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm một con đường cứu nước mới.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa, nhân dân
phải chịu cảnh lầm than. Hồ Chí Minh được chứng kiến các phong trào cứu nước của ông
cha. Người nhận thấy con đường của Phan Bội Châu chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước,
rước beo cửa sau" : con đường của Phan Châu Trinh cững chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng
thương" ; con đường cùa Hoàn Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng
cốt cách phong kiến.Chính vì thế, mặc dù rất khâm ph甃⌀c tinh thần cứu nước của ông
cha, nhưng Hồ Chí Minh không tán thành các con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường mới
Trong khoảng 10 năm vượt qua các đại dưong, đến với nhân loại cần lao đang
tranh đấu ở nhiều châu l甃⌀c và quốc gia trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp tìm
hiểu lý luận và khảo sát thực tiễn, nhất là ở ba nước tư bản phát triển : Anh. Pháp, Mỹ.
Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mạng tư
sản Mỹ ; đọc Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp, tìm hiểu cách
mạng tư sản Pháp. Người nhận thấy : "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là
cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong
thì nó tước l甃⌀c công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa" Bởi lẽ đó, Người không đi
theo con đường cách mạng tư sản.
Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách
mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng
về sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và "mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng
chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
Người "hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba" bởi vì V.I.Lênin và Quốc tế
thứ ba đã "bênh vực cho các dân tộc bị áp bức". Người thấy trong lý luận của V.I.Lênin
một phương hướng mới để giải phóng dân tộc : con đường cách mạng vô sản.
Trong bài Cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh viết : "Chỉ có giải phóng giai cấp vô
sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp
của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới".
Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu
hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa
Mác Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định: "Muốn cứu 5 lOMoAR cPSD| 23022540
nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản"... chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp
bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ"
1.1.4 Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt
Nam, muốn thắng lợi phải do đảng cộng sản lãnh đạo
Về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mệnh
trước hết “phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì
liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới
thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Sự ra đời, tồn tại và phát
triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đảng Cộng sản
Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang
bản chất giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng dựa trên cơ sở Đảng
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nên tảng tư tưởng, thực hiện vai trò, sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân. Tuy số lượng ít so với dân số nhưng giai cấp công nhân có đầy đủ
phẩm chất và năng lực lãnh đạo đất nước thực hiện những m甃⌀c tiêu của cách mạng.
Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam đấu tranh
giành lại nền độc lập dân tộc, xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh, nên được toàn thể nhân dân lao động và cả dân tộc thừa nhận và đi theo.
Đảng Cộng sản ở Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
1.2.3 Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc, lấy
liên minh công- nông làm nền tảng
Ngay từ khi tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã rất
lưu ý tới công tác tập hợp quần chúng, đưa họ vào những tổ chức yêu nước phù hợp với
đặc điểm của từng giới, lứa tuổi, giai cấp, tôn giáo... Bao trùm tất cả là tư tưởng muốn thu
nạp được đông đảo các tầng lớp nhân dân vào Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận cần
thu nạp được đông đảo quần chúng nhân dân, những người ít nhiều có tinh thần yêu nước,
Mặt trận cần là một tổ chức rộng rãi. Rộng rãi nhằm thực hiện đoàn kết được nhiều tổ
chức, nhiều lực lượng không phân biệt giàu nghèo, đảng phái, xu hướng chính trị... Người 6 lOMoAR cPSD| 23022540
nói: “Mặt trận bao gồm tất cả những người yêu nước, không phân biệt khuynh hướng
chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, giai cấp xã hội, nam nữ và tuổi tác” . Khi Pháp quay trở lại
xâm lược Viêtn Nam lần hai, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( 12-1946) , Người
viết: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái,
dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Do
đó Mặt trận không chỉ thu hút được mọi tầng lớp lao động nghèo khổ, bị áp bức, mà còn
thu hút được cả tầng lớp trên không thuộc nhân dân lao động và một bộ phận phân hóa
trong hàng ngũ của kẻ thù. Trong Mặt trận, xương sống và sức mạnh chủ yếu của khối đại
đoàn kết là khối liên minh công nông làm nền tảng, Người nói: “Lực lượng chủ yếu trong
khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”
Mối quan hệ giữa Mặt trận với liên minh công nông phản ánh về mặt tổ chức xã
hội mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai cấp. Trong đó, tách biệt hoặc nhấn mạnh
một chiều vai trò của Mặt trận hoặc liên minh công nông đều không đúng với biện chứng
của đời sống cách mạng, không đúng với nguyên tắc đoàn kết của Người. Tuyệt đối hóa
vai trò, vị trí của liên minh công nông, hạ thấp vai trò của Mặt trận sẽ dẫn đến cực đoan,
“tả khuynh” và bệnh cô lập, hẹp hòi. Ngược lại, nhấn mạnh, đề cao một chiều vai trò của
Mặt trận, xem nhẹ liên minh công nông sẽ dẫn tới hữu khuynh, vô chính phủ. Người từng
nói rằng: “Trong chính sách đoàn kết cần phải chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc,
hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc”
Tóm lại, lực lượng góp thành sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc là toàn dân, trong
đó lấy liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng được tập hợp trong một Mặt
trận thống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn đã trả lời chỉ trên cơ sở tuân thủ
nguyên tắc này, đại đoàn kết dân tộc mới có sức sống bền vững và trường tồn.
1.2.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc
Đại hội VI Quốc tế cộng sản năm 1928 đã thông qua Những luận cương về phong
trào cách mạng trong các nước thuộc địa và nửa thuộc địa có viết: chỉ có thể thực hiện
hoàn toàn công cuộc giải phóng các nước thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng
lợi ở các nước tư bản tiên tiến. Quan điểm này làm giảm đi tính chủ động, sáng tạo của
nhân dân trong công cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc.
Đã từ rất sớm, Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ khăng khít , có tác động qua lại
lẫn nhau giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản của chính quốc- đây là mối quan
hệ bình đẳng. Năm 1924, tại đại hội V của Quốc tế cộng sản, Người nói: “ Vận mệnh của
giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm
lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”. Trong tác
phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Người cũng viết: “ Chủ nghĩa tư bản là một 7 lOMoAR cPSD| 23022540
con đỉa có một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào
giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai
vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái còn lại kia vẫn tiếp t甃⌀c hút máu của giai
cấp vô sản, con vật vẫn tiếp t甃⌀c sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”
Là một người dân thuộc địa, là người cộng sản và là người nghiên cứu rất kĩ về chủ
nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh cho rằng: cách mạng thuộc địa không những không ph甃⌀
thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Những luận
điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh dựa trên các cơ sở sau: Thứ nhất, thuộc địa có một vị trí,
vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, là nơi duy trì sự tồn tại, phát
triển, là món mồi “ béo bở” cho chủ nghĩa đế quốc; Thứ hai, tinh thần đấu tranh cách
mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa, mà theo Người nó sẽ bùng lên mạnh
mẽ, hình thành một “lực lượng khổng lồ” khi được tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách mạng
Với sự thắng lợi vào năm 1945 ở Việt Nam trong khi cách mạng vô sản ở chính
quốc chưa nổ ra và thắng lợi càng chứng minh luận điểm trên của Hồ Chí Minh là độc
đáo, sáng tạo, có giá trị lí luận và thực tiễn to lớn.
1.2.5 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng
Dựa trên cơ sở và quan điểm về bạo lực cách mạng của các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác- Lenin, Hồ Chí Minh đã vận d甃⌀ng sáng tạo để phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. “ Trong cuộc đấu
tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống
lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”
Về hình thức bạo lực cách mạng, theo Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng ở đây là
bạo lực quần chúng với hai lực lượng chính trị và quân sự, hai hình thức đấu tranh: đấu
tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Trong cách mạng tháng 8 năm 1945, với hình thức
tổng khởi nghĩa của quần chúng nhân dân trong cả nước , chủ yếu dựa vào lực lượng
chính trị, kết hợp với lực lượng vũ trang, nhân dân ta giành thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân. 8 lOMoAR cPSD| 23022540
Chương 2 : Giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc đối
với việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta
2.1 Bối cảnh thời đại
Ngày 2/9/1975, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chiến tranh đi qua để lại nhiều mất mát
nhưng thế hệ ông cha ta vẫn một lòng, đoàn kết, anh dũng đấu tranh. Sau độc lập, nước ta
đã tiến hành nhiều cải cách trong kinh tế, chính trị, xã hội và đạt được nhiều thành tựu to
lớn. Cho thấy, mỗi thế hệ con người Việt Nam đều mang trong mình trách nhiệm bảo vệ
tổ quốc theo cách riêng, trong bối cảnh riêng.
Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm
1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát
triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập
trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Mặc dù có sự phát triển về mặt kinh tế, Việt
Nam vẫn nằm trong bối cảnh của thế giới có nhiều tranh chấp căng thẳng chẳng hạn như
cuộc chiến tranh Nga và Ukraine gần đây. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng tranh chấp
biển Đông giữa những nước có đường bờ biển gần kề, trong đó có Việt Nam- Trung
Quốc, Trung Quốc tiếp t甃⌀c gây căng thẳng ở biển Đông với việc đưa và hạ đặt giàn khoan
HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm l甃⌀c địa của Việt Nam vào tháng 5 năm
2014. Với bối cảnh như vậy, tinh thần dân tộc với tư tưởng bảo vệ Tổ quốc của nước ta
được nâng cao hơn bao giờ hết, giữ vững tinh thần để sánh vai cùng với các cường quốc,
nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố Chỉ số Đổi mới Toàn cầu 2021
(GII) lần thứ 14. Theo GII 2021, Việt Nam đứng thứ 44/132 nền kinh tế. Việt Nam vẫn
đứng đầu trong nhóm 34 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp, trên Ấn Độ và Ukraine.
Đến nay, Việt Nam đang là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực quan
trọng như: Tổ chức Liên Hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC)... Quá trình hội nhập của Việt Nam có cả ở các cấp độ, phạm vi từ khu
vực (ASEAN) đến liên khu vực (APEC, ASEM) và tới toàn cầu (UN, WTO)... Với cương
vị là thành viên hoặc gánh vác những trọng trách lớn hơn: Ủy viên Không thường trực
Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, Chủ tịch ASEAN-2010, Tổng Thư
ký ASEAN (2013-2017), Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc (2014-2016)... Việt Nam 9 lOMoAR cPSD| 23022540
đã thể hiện được trách nhiệm và hoàn thành xuất sắc nhiệm v甃⌀ của mình, được các
nước trên thế giới đánh giá rất cao.
2.2 Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trên tư tưởng Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng và bảo vệ chủ
quyền biên giới, biển, đảo quốc gia. Người thường xuyên nhắc nhở: “ Tăng cường quan
hệ, hữu nghị với các nước láng giềng bằng nhiều hình thức ngoại giao nhà nước đến việc
thiết lập quan hệ với chính quyền và nhân dân địa phương sống cùng đường biên giới, giải
quyết xung đột bằng đàm phán, thương lượng” để xây dựng biên giới, vùng biển, đảo hòa
bình, hữu nghị vững chắc lâu dài.
Vận d甃⌀ng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vùng
biển, đảo của Tổ quốc, Đảng, Nhà nước đã coi trọng và chủ động thiết lập mối quan hệ
hợp tác, hữu nghị với các nước có chung đường biên giới, vùng biển đảo nước ta. Những
năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc
phòng, an ninh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mang tính đột phá, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn biên giới, vùng biển ,đảo, chủ quyền nước ta do lịch sử để lại còn nhiều
vấn đề phức tạp dẫn đến tranh chấp,xung đột vũ trang. Hơn thế nữa, do điều kiện địa lý,
biên giới giữa nước ta và các nước khác là biên giới mở, mối quan hệ thân tộc, dân tộc hai
bên biên giới còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết. Vì vậy, những nảy sinh trên
biên giới như: xâm canh, xâm cư, nhu cầu hưởng lợi đặc quyền kinh tế từ những nguồn
nước bên sông, suối thậm chí là những khu vực chăn thả gia súc trên biên giới… cũng là
nguyên nhân dẫn đến những bất đồng trong quan hệ hai bên. Có thể kể đến dễ nhất là
những lần chúng ta bị động chạm bởi người anh em từ phía Bắc- Trung Quốc với khái
niệm “ Đường lưỡi bò” khi có toan tính cướp lấy Trường Sa, Hoàng Sa khỏi bản đồ Việt
Nam. Những lý lẽ, lập luận vô căn cứ và có phần sai lệch lịch sử sẽ không làm Đảng và
Nhà nước bị lung lay, tuy nhiên, chúng vẫn dấy lên những nguy hại về những vấn đề xung
đột trên biển,xung đột vũ trang. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nước ta vẫn muốn giữ một
mối quan hệ anh em, bạn bè đối với Trung Quốc, tuy nhiên, mọi thứ đều có giới hạn, mức
độ. Nếu Trung Quốc thực sự muốn làm càn, “một tay che bầu trời” thì bản thân Đảng và
Nhà nước ta sẽ không cho họ cơ hội lộng hành. Chúng ta luôn có sự hỗ trợ từ những
cường quốc, tổ chức lớn trên thế giới, những động thái ngoại giao chiến lược sẽ luôn là sự
bảo đảm cho Việt Nam . Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất chuộng hòa bình và suốt đời
phấn đấu cho hòa bình của các dân tộc trên thế giới, theo Người hòa bình phải gắn liền
với độc lập, tự do và chủ quyền đất nước và kiên trì quan điểm lấy đối thoại thay cho đối
đầu. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn giữ vững chủ trương giải quyết các vấn đề trên
bằng đối thoại trên cơ sở tôn trọng độc lập,chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau và quan 10 lOMoAR cPSD| 23022540
tâm đến lợi ích của nhau. Không những giữ được chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ mà còn
tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa các nước trên tuyến biên giới. Ngược lại, chính
quan hệ đoàn kết, hữu nghị sẽ tạo ra bầu không khí cởi mở, thông cảm và hiểu biết lẫn
nhau, giúp cho đàm phán , giải quyết mọi vấn đề trên thế giới được nhanh chóng, thuận lợi.
Tuy nhiên, không gì nguy hiểm hơn giặc ngoài đó chính là giặc ta. Đã từng xuất
hiện và xảy ra những v甃⌀ việc, lùm xùm không hay về những cuộc biểu tình, những
phong trào chống phá Đảng, lật đổ chính quyền từ những con người, tổ chức giấu tên. Họ
vẫn luôn âm thầm kích động, kêu gọi những con người cùng chí hướng nhằm lật đổ Việt
Nam, luôn tỏ ra bất mãn với chế độ cộng sản ngày nay. Những ảo tưởng về một Sài Gòn
năm xưa là không có thật, một nước Mỹ thu nhỏ chỉ nên có ở trong quá khứ- nó chỉ nên là
một bức màn hay những viễn tưởng mơ hồ. Sự sai lệch trong suy nghĩ ngày phải được
chấn chỉnh, dẹp bỏ ngay từ lúc nó bắt đầu được khai phá. Bản thân mỗi con người Việt
Nam cũng nên khắc cốt ghi tâm “ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm”
và “ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”- Hai dòng chữ
này nhằm nhắc nhở bất kì ai trên mảnh đất hình chữ S này về công lao, sự hi sinh và khát
vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. PHẦN KẾT LUẬN
Thực tiễn ở Việt Nam đã cho chúng ta thấy, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đưa lại
độc lập cho dân tộc thực sự, mới tạo nên một khả năng khách quan để giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc, giải phóng con người một cách toàn diện, triệt để nhằm phát triển lực
lượng sản xuất, phát huy vai trò động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đảng và Nhà nước đã,
đang và sẽ tiếp t甃⌀c tìm kiếm những hướng đi phù hợp nhằm giúp Việt Nam ngày càng
phát triển , dân tộc ta ngày càng trở nên ấm no, hạnh phúc. Với sự phát triển của khoa học
kĩ thuật cũng như việc tăng cường tinh thần hữu nghị, tham gia các hoạt động, tổ chức
trên thế giới thì Việt Nam dần sẽ càng trở nên lớn mạnh, tiên tiến và phát triển không
ngừng, đưa con người Việt Nam đến toàn thế giới. 11 lOMoAR cPSD| 23022540
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo d甃⌀c và đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2016), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. PGS.TS Nguyễn Danh Tiên ( 2021), Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội- tư
tưởnglớn của chủ tịch Hồ Chí Minh
3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia
4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia
5. GS. TS Nguyễn Đình Chiến (2018) Nhìn lại sự kiện Hải Dương 981 và bài học
kinh nghiệm trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, truy cập lần cuối ngày 15
tháng 9 năm 2022, từ https://canhsatbien.vn/portal/nghien-cuu-trao-doi/nhin-lai-
sukien-hai-duong-981-va-bai-hoc-kinh-nghiem-trong-dau-tranh-bao-ve-chu- quyenbien-dao
6. Nguyễn Hải Phong (2021), Cập nhật về Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu (GII)
của Việt Nam đến 2021, truy cập lần cuối ngày 15 tháng 9 năm 2022, từ
https://www.ipvietnam.gov.vn/wipo-tisc/-/asset_publisher/cJxYn3niVhqg/
content/cap-nhat-ve-chi-so-oi-moi-sang-tao-toan-cau-gii-cua-viet-nam-en-2021? inheritRedirect=false 12