Phân tích quan điểm của triết học Mác - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Con người là một thực thể sinh học: Về sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nguyễn Quốc Thái MSSV: 31211026314
Mã lớp HP: 21C1PHI51002318
Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người. Ý nghĩa lý
luận và thực tiễn.
Phần 1: Kiến thức cơ bản. [1]
1, Khái niệm con người: con người là thực thể sinh học – xã hội.
- Con người là một thực thể sinh học: Về sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là
sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. “Bản thân cái sự kiện là con người từ
loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly
khỏi những đặc tính vốn có của con vật”. Và là một bộ phận của giới tự nhiên. “Giới tự
nhiên... là thân thể vô cơ của con người,... đời sống thể xác và tinh thần của con người
gắn liền với giới tự nhiên”.
- Con người là một thực thể xã hội: “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà
thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật”. Nhờ có lao động sản xuất mà về mặt sinh học
con người có thể trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có
lý tính, có “bản năng xã hội”.
2, Bản chất của con người.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ thừa nhận bản năng sinh học của con người mà
còn thừa nhận con người còn là một thực thể xã hội và có các hoạt động xã hội. Hoạt
động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. Lao động đã góp phần
cải tạo bản năng sinh học của con người, làm cho con người trở thành con người đúng
nghĩa của nó. Trong hoạt động, con người không chỉ có các quan hệ lẫn nhau trong sản
xuất, mà còn có hàng loạt các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ đó ngày càng phát
triển phong phú, đa dạng, thể hiện những tác động qua lại giữa họ với nhau. Xã hội, xét
đến cùng, là sản phẩm của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa những con người. Tính xã
hội của con người chỉ có trong xã hội loài người, con người không thể tách khỏi xã hội và
đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với các động vật hay những tồn tại khác mang
tính sinh học. Như vậy, có thể hiểu con người là một thực thể sinh học mang đặc tính xã
hội. “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. 1
- Trong những điều kiện lịch sử cụ thể thì bản chất của con người được hình thành và thể
hiện ở những con người hiện thực. Các quan hệ xã hội tổng hòa tạo nên bản chất của con
người mà không phải là sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau.
- Một số các quan hệ xã hội: quan hệ quá khứ - hiện tại, vật chất - tinh thần, trực tiếp -
gián tiếp, tất nhiên - ngẫu nhiên, bản chất - hiện tượng, kinh tế - phi kinh tế, v.v.. và mỗi
quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau. Trong
đó mối quan hệ kinh tế giữ vai trò quyết định trong quá trình định hình bản chất.
- Ảnh hưởng của các quan hệ xã hội tới bản chất con người: Tất cả các quan hệ đều góp
phần hình thành nên bản chất của con người. Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc
nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo. Trong các quan hệ xã
hội cụ thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình, và
cũng trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất người của con người mới được phát
triển. Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có vai trò chi phối và quyết định các
phương diện khác của đời sống con người khiến cho con người không còn thuần túy là
một động vật mà là một động vật xã hội. Con người “bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã
hội”. Khía cạnh thực thể sinh vật là tiền đề trên đó thực thể xã hội tồn tại, phát triển và chi phối.
Phần 2: Kiến thức vận dụng. [2]
1, Ý nghĩa lý luận.
1.1, Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: mỗi một xã hội khác nhau thì có những điều kiện lịch sử - xã
hội khác nhau và có những quan hệ kinh tế nhất định trong thời đại đấy và nó là yếu tố
khách quan quy định quá trình tồn tại xã hội ở mỗi một thời kì nhất định. Cho nên
V.I.Lenin gọi đó là quyết định luận lịch sử.
- Cốt lõi vật chất của đạo đức, nhân cách là vấn đề lợi ích. Sự phát triển của con người nói
chung và bản chất nói riêng chỉ có thể phát triển dúng quy luật khi mỗi các nhân tự giác
nhận thức đúng đắn, giải quyết hài hòa mối quan hệ cá nhân – xã hội xét trên phương diện
lợi ích. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp cho mọi hoạt động của con người. Và lợi ích
xã hội là điều kiện và đóng vai trò định hướng cho việc thực hiện lợi ích cá nhân. 2
- Giải quyết hài hòa giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân là động lực của sự phát triển
nhân cách. Và nhân cách chỉ có thể được xác định đầy đủ khi đặt nó trong mối quan hệ
với các nhu cầu và lợi ích.
1.2, Các giá trị mới.
- Bản chất của con người là sự tổng hòa tạo thành các giá trị mới trong quá trình hình
thành mỗi cá nhân trong xã hội, bởi vì con người trong quá trình định hình được quyết
định bởi hai yếu tố tài và đức. Do vậy trong đời sống, mỗi cá nhân trong quá trình rèn
luyện mình không chỉ rèn luyện về tri thức mà còn rèn luyện về đạo đức. Có tài mà không
có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Chính vì vậy ta phải
phát triền một cách toàn diện trong quá trình trở thành con người mới, người làm chủ xã hội.
1.3, Nhân tố văn hóa của xã hội.
- Con người trong quá trình hình thành bản chất của mình chịu sự quy định bởi những yếu
tố thuộc về văn hóa của xã hội. Tức giá trị tinh thần trong đời sống xã hội sẽ tác động đến
hành vi, tình cảm, đạo đức của mỗi cá nhân và họ chịu hiệu quả của các yêu tố giáo dục
đến hình thành nhân cách mỗi con người.
- Văn hóa xã hội là tổng hòa các văn hóa cá nhân để định hình nên mỗi con người trong
xã hội. Tuy nhiên, đây không phải là phép cộng đơn giản như toán học mà là sự kết tinh
tinh hoa của nhiều thế hệ đã qua. Và mỗi cá nhân sinh ra được tiếp nhận, trưởng thành,
phát triển chịu sự quy định bởi những chuẩn mực, hệ quy chiếu, tiêu chí về văn hóa, xã
hội. Những chuẩn mực trong tổng thể văn hóa xã hội ấy là những yếu tố thuộc về pháp lý, đạo đức, thẩm mỹ...
- Được cấu thành từ những yếu tố cơ bản là tri thức, niềm tin, lý tưởng. Thế giới quan có
vị trí đặc biệt quan trọng trong nhân cách con người và với một thế giới quan đúng đắn sẽ
sẽ là cơ sở quan trong để xây dựng một nhân cách phát triển toàn diện.
2, Ý nghĩa thực tiễn. [2]
2.1, Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục đạo đức, chú trọng sức
khỏe, giáo dục thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. 3
- Nguồn nhân lực ở nước ta hiện chủ yếu chỉ là lao động bậc phổ thông, đơn giản, còn lao
động có trình độ chuyên môn cao lại rất ít. Từ đó, ta cần phải rà soát lại chương trình đào
tạo các trường, tăng cường thực hành giảm lý thuyết. Đề cao chất lượng hơn số lượng và
tập trung đầu tư vào các ngành nghề chất lượng cao: lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ
thông tin, năng lượng,... để giúp người lao động làm chủ khi cuộc cách mạng số hóa bùng nổ như hiện nay.
- Bởi con người cá nhân hay con người xã hội trong một dân tộc với tư cách là nguồn
nhân lực của đất nước. Chính vì vậy cho nên để phát triển con người trong quá trình hình
thành nên bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội thì chúng ta phải nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực bằng cách:
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời hiện đại, tiếp tục kế
thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.
+ Gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chính sách lương – thưởng,
bảo đảm an sinh xã hội với những quy định cụ thể trong ngành kinh tế về đảm bảo sức khỏe người lao động.,
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống, nuôi dưỡng về vật chất lẫn tinh thần của con người. Từ
đó phát triển một cách toàn diện.
2.2, Cần có cơ chế, chính sách hợp lý, đồng bộ để thu hút, sử dụng đối với sự phát
triển nguồn nhân lực.
- Là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước trong mọi giai đoạn
và đặc biệt là thời kỳ cách mạng. Nhà nước và các tổ chức sẽ phải có cơ chế, chính sách
để vận dụng ở những lĩnh vực, ngành nghề, cơ quan khác nhau để hổ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
2.3, Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với việc phát triển nguồn nhân lực.
- Bảo đảm sự quản lý của Nhà nước, điều hành của Chính phủ. Ban hành các cơ chế,
chính sách đãi ngộ, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực. Tránh việc “chảy máu chất xám”,
tất cả vì mục tiêu xây dựng đất nước dân chủ, văn minh, giàu đẹp, có vị thế ngày càng cao
trong cộng đồng quốc tế. 4
- Đảng và Nhà nước cần những chính sách đúng đắn trong trọng dụng nhân tài vì sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Chính phủ cần có những chính sách kết hợp thật tốt giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân
lực trong tổng thể nền kinh tế.
2.4, Mối quan hệ giữa môi trường làm việc với thực tiễn nền kinh tế - xã hội
- Tạo môi trường làm việc kết hợp với thực tiễn của nền kinh tế đất nước. Con người là
tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, chính vì vậy nếu môi trường làm việc tốt, thì sẽ thúc
đấy, kích thích người lao động trong quá trình làm việc, nâng cao năng suất làm việc. Môi
trường làm việc chuyên nghiệp, tránh trường hợp chảy máu chất xám như hiện nay trong
quá trình phát triển nguồn nhân lực.
3, Vận dụng thực tiễn.
Trong môi trường học tập giáo dục và đào tạo tại UEH, chúng ta được định hình bởi tổng
hòa những quan hệ xã hội ở đây. Tại UEH, môi trường mà không chỉ để học tập kiến thức
chuyên ngành phục vụ cho công việc, đây còn là nơi sinh viên có thể tham gia vào những
hoạt động cộng đồng, clb, đoàn, hội cũng như những sự kiện mà tại nơi đó chúng ta có thể
học được những kĩ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai mà không được dạy trên lớp
hoặc cho cuộc sống sau đại học. Đồng thời cũng là cơ hội để hoàn thiện bản thân, tu bổ
những thiếu xót trong tính cách và lối sống. Từ đó ta sẽ phát triển toàn diện với tư cách sẽ
là một phần định hình thành nên giá trị thương hiệu của UEH. Chúng ta ra trường và
khẳng định chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường trong quá trình đào tạo và bản thân
nhà tuyển dụng sử dụng chúng ta. Từ đó chúng ta thấy tự tin hơn về bản thân của mình
trong môi trường giáo dục phát triển. Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD&DT, năm 2021, Giáo trình Triết học Mác – Lênin(Không chuyên) (NXB.
Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr201, 202, 205)
[2] TS. Bùi Xuân Dũng (Chủ biên), TS, Phạm Thị Kiên, năm 2021, Nhân cách con người
Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay(Sách
chuyên khảo)(NXB. Chính trị Quốc gia sự thật, tr55-66, 144-155) 5