Phân tích quan điểm Triết học Mác về con người - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của toàn nhân loại. Lịchsử con người được hình thành từ xưa đến nay, cùng với việc đi tìmhiểu thế giới xung quanh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING TIỂU LUẬN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ
CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.
Giảng viên: Cô Nguyễn Thị Thu Hà
Mã lớp học phần: 21C1PHI51002323
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thảo Vy
Khóa – Lớp: K47 – KQ001 MSSV: 31211023316
TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................1
B. NỘI DUNG.....................................................................................1
1. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ CON
NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI...............................................1
1.1. Con người là thực thể sinh học – xã hội..........................1
1.2. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản
thân con người............................................................................2
1.3. Con người vừa là chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm
của lịch sử....................................................................................2
1.4. Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã
hội.................................................................................................3
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MÁC -
LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI....................3
2.1. Ý nghĩa lý luận....................................................................3
2.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................4
C. KẾT LUẬN......................................................................................5
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................6 A. LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của toàn nhân loại. Lịch
sử con người được hình thành từ xưa đến nay, cùng với việc đi tìm
hiểu thế giới xung quanh, con người cũng đã không ngừng tìm hiểu
về chính bản thân mình. Chỉ khi chủ nghĩa Mác ra đời và phát triển
một cách có hệ thống, vấn đề con người mới được đặt ra và giải
quyết một cách khoa học và có tính cách mạng. Những tư tưởng của
Mác về bản chất con người (trong tác phẩm “Luận cương về
Feuerbach”) có liên quan trực tiếp đến chiến lược phát triển con
người của nước ta hiện nay. Nó tương ứng với lý thuyết và thực hành
khi phát triển và đào tạo con người mới. Thực tế ở Việt Nam trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đòi hỏi những
người phải giỏi giang, vừa lòng người, hài hòa về mọi mặt, đặc biệt là
sự phát triển hoàn thiện về nhân cách. Quan điểm chủ nghĩa Mác -
Lênin về con người và bản chất con người ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc đối với quá trình xây dựng và phát triển con người ở Việt Nam hiện nay. B. NỘI DUNG
1. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ CON
NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
1.1. Con người là thực thể sinh học – xã hội
Con người theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là một sinh
vật có tính xã hội, phát triển ở một trình độ cao nhất của giới tự
nhiên và của lịch sử xã hội. Về mặt sinh học, con người là một sản
phẩm, một thực thể sinh vật trong giới tự nhiên. Về mặt thể xác, con
người sống bằng những sản phẩm tự nhiên dưới nhiều các hình thức
khác nhau. Con người là một bộ phận của giới tự nhiên có quan hệ
với giới tự nhiên, thống nhất với giới tự nhiên, bởi giới tự nhiên là
“thân thể vô cơ của con người”. 1
Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội.
Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản
xuất. Con người sống, tồn tại và phát triển dựa vào lao động sản
xuất, từ các hoạt động cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các sản phẩm
nhằm đáp ứng yêu của của mình và chính nhờ lao động mà con
người trở thành thực thể của xã hội. Sản phẩm của sự tác động qua
lại lẫn nhau giữa những con người đó chính là xã hội. Cũng nhờ có
lao động và giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện và phát triển.
Ngôn ngữ và tư duy của con người là một trong những biểu hiện rõ
nhất phương diện con người là một thực thể xã hội.
1.2. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
Chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự
phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã
hội loài người và của chính bản thân con người. Mác đã khẳng định
tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của các ông
là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và
làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con người
như đang tồn tại. Con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân
con người, nhưng con người, khác với con vật, không thụ động để
lịch sử làm mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.
1.3. Con người vừa là chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm của lịch sử
Con người còn là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là
thuộc tính xã hội tối cao của con người. Sau quá trình tiến hóa, con
người dần tách khỏi con vật, tách dần khỏi giới tự nhiên và trở thành
chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội nhờ việc chế tạo ra công cụ lao
động và thực hiện việc lao động sản xuất. Tuy nhiên con người không
thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn của mình, mà là phải dựa vào
những điều kiện do quá khứ, kế thừa những giá trị của thế hệ trước
trong những hoàn cảnh mới. 2
Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong điều kiện tự
nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần, có quan hệ trực
tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người và xã hội. Con người
là một bộ phận của giới tự nhiên, phụ thuộc và cải biến các nguồn
lực tự nhiên để tồn tại và phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của
mình những đồng thời con người cũng phải thích nghi, tuân theo các
quy luật của giới tự nhiên.
Con người để có thể tồn tại và phát triển được cần phải có môi
trường xã hội. Môi trường xã hội giúp cho con người trở thành một
thực thể xã hội và mang bản chất xã hội, là điều kiện và tiền đề để
con người có thể thực hiện quan hệ với giới tự nhiên ở quy mô rộng
lớn và hữu hiệu hơn. Môi trường xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và
quyết định đến con người.
1.4. Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử
nhất định con người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển.
Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, được hình
thành và thể hiện ở những con người hiện thực. Các quan hệ xã hội
có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau.
Tất cả các quan hệ đó đều góp phần hình thành lên bản chất của con
người. Các quan hệ xã hội thay đổi thì bản chất con người cũng sẽ
thay đổi theo. Trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định, con người
mới có thể bộc lộ và phát triển được bản chất thực sự của mình. Các
quan hệ xã hội khi đã hình thành có vai trò chỉ phối và quyết định
các phương diện khác của đời sống con người. Con người “bẩm sinh
đã là sinh vật có tính xã hội”. 3
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MÁC -
LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
2.1. Ý nghĩa lý luận
Để lý giải những vấn đề khoa học về con người không chỉ đơn
thuần nghiên cứu từ bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản, có
tính quyết định phải xuất phát từ bản tính xã hội của con người, từ
quan hệ kinh tế xã hội của con người. Động lực cơ bản của sự phát
triển và tiến bộ xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con
người. Chính vì vậy, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người,
vì con người chính là nguồn động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển và
tiến bộ của xã hội. Để con người phát huy được năng lực sáng tạo
của mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là điều kiện, môi
trường, hoàn cảnh. Phải tạo ra được điều kiện khách quan thuận lợi
và phát huy vai trò chủ quan để con người phát huy được vai trò
năng lực sáng tạo của mình.
Sự nghiệp giải phóng con người phải hướng vào sự nghiệp giải
phóng các quan hệ xã hội. qua đó thể hiện bản chất tốt đẹp của cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa so với các hình thái kinh tế xã hội. Chỉ
có chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải phóng và phát triển con người.
Qua đó phải đẩy mạnh hơn nữa cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa để
giải phóng và phát triển con người
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là nền tảng cơ bản,
một cơ sở lý luận vững chắc để Đảng và nhà nước có thể vận dụng
để xây dựng lên những chủ trương, lý luận phát triển con người ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đó chính là cơ cở để qua đó có
thể đưa ra những chủ trương đúng đắn nhằm phát huy hết vai trò,
bản chất của con người, phát huy được tốt đa vai trò là động lực của
sự phát triển của cũng như tiên bộ của xã hội loài người nói chung và đất nước nói riêng. 4
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Con người với vị trí là trung tâm, là động lực của cuộc cách
mạng, việc phát huy vai trò của con người chính là việc phát huy tính
tích cực, tự giác, sáng tạo trong quá trình hoạt động, khắc phục
những khuyết điểm của con người trên nhiều các phương diện khác nhau.
Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
tiếp tục nhấn mạnh và bổ sung: “Xây dựng nền văn hóa và con người
Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân, thiện, mỹ, thấm
nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học... hoàn
thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi
trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ,
năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ
công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự
hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân
mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước”.
Nó có ý nghĩa thực tiễn đối với việc phát triển con người giàu tính
nhân văn trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa truyền thống và lịch sử
dân tộc; phát triển con người gắn liền với việc cải thiện thể chất,
phát triển trí lực và nhân cách, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Đảng cần có những chủ
trương, chính sách để bảo vệ quyền con người, phát triển con người
trong xã hội. Con người chính là nhân tố hạt nhân tạo nên xã hội, con
người có phát triển, có tiến bộ mới thì xã hội mới tiến bộ được. Phát
triển năng lực tư duy sáng tạo của người trong xã hội, phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo,
hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa…
Áp dụng các quy luật vào thực tế ta thấy nhu cầu con người về
sinh học và nhu cầu xã hội như nhu cầu, ăn mặc, ở, tái sản xuất xã
hội, tình cảm, thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần, con người 5
khi đó mới có thể phát triển một cách toàn diện phát huy hết khả
năng sáng tạo. Cần khắc phục các nhược điểm của con người. Việc
đề cao nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm, trong
điều kiện nền kinh tế thị trường đang thúc đẩy sự phát triển lực
lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra cơ sở vật chất
và văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú. Lợi ích cá nhân
ngày càng được chú ý, tạo cơ hội mới để phát triển cá nhân.
Chú trọng đến công tác giáo dục, đào tạo con người nhằm nâng
cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực. Tạo ra một môi trường tốt
để con người có thể phát triển một cách toàn diện. Để phát triển, con
người cần phải tu dưỡng, rèn luyện kết hợp với các hoạt động thực
tiễn, giáo dục và sự tự giáo dục. Phát triển sự tự do cho con người,
thực hiện việc giải phong người khỏi áp bức, bóc lột trong xã hội, giải
quyết các vấn đề việc làm, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người… C. KẾT LUẬN
Có thể nói, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người là
nền tảng tư tưởng cơ bản, “kim chỉ nam” định hướng cho các hoạt
động chính trị, xã hội văn hóa và tư tưởng, là tiền đề lý luận và
phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển của khoa học xã hội.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người được thể hiện
qua khái niệm và bản chất của con người: con người là thực thể sinh
học – xã hội; con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản
thân con người; con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản
phẩm của lịch sử và bản chất của con người là sự tổng hòa của các
mối quan hệ. Đó chính là một trong những nhiệm vụ trong tâm , có ý
nghĩa quyết định tới sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người là
là yếu tố căn bản đầu làm điều kiện để Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội… 6 7
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình triết học Mác - Lênin.
[2] C. Mác và Ph Ăngghen: toàn tập, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3] Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006.
[4] Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên
soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004.
[5] Tư tưởng chính trị của C. Mác, Ph Ăngghen, V. Lê nin và Hồ Chí
Minh, NXB Chính trị quốc gia sự thật.
[6] Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên
soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004.
[7] Một số vấn đề Triết học Mác - Lênin: Lý luận và thực tiễn (tái bản
có bổ sung), Lê Doãn Tá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003.
[8] Triết học Mác - Lênin (tập III), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, năm 1994 (xuất bản lần thứ ba).
[9] Triết học Mác - Lênin (tập II), Vụ Công tác Chính trị - Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 1996.