Phân tích quan niệm của triết học mác lênin về mối quan hệ biện chứng , giữa cái riêng , cái chung và cái đơn nhất ? Lấy ví dụ minh hoạ ? ý nghĩa phương pháp luận đc rút ra từ mối quan hệ này ?

Phân tích quan niệm của triết học mác lênin về mối quan hệ biện chứng , giữa cái riêng , cái chung và cái đơn nhất ? Lấy ví dụ minh hoạ ? ý nghĩa phương pháp luận đc rút ra từ mối quan hệ này ? được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 7 : Phân tích quan niệm của triết học mác lênin về mối quan hệ biện
chứng , giữa cái riêng , cái chung và cái đơn nhất ? Lấy ví dụ minh hoạ ? ý
nghĩa phương pháp luận đc rút ra từ mối quan hệ này ?
+ Phân Tích :
Phạm trù cái riêng, cái chung , cái đơn nhất
- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật , một hiện tượng
nhất định
- Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt , các thuộc
tính , đặc điểm chỉ có ở một sự vật , hiện tượng ( một cái riêng ) nào đó
mà không lặp lại ở sự vật , hiện tượng nào khác
- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc
tính không những có ở một sự vật , hiện tượng , mà còn lặp lại trong
nhiều sự vật , hiện tượng ( nhiều cái riêng ) khác nữa
+Mối quan hệ :
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng , thông qua cái riêng mà biểu hiện
sự tồn tại của nó, nó không tồn tại biệt lập , tách rời cái riêng (tức là
cái chung không tách rời mỗi sự vật , hiện tượng riêng lẻ )
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung , không có cái
riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung
- Cái riêng là cái toàn bộ , phong phú , đa dạng hơn cái chung , còn cái
chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc , bản chất hơn cái riêng
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá lẫn nhau trong những
điều kiện xác định . Cái chung chuyển hoá thành cái đơn nhất khi nó là
cái đã cũ , lỗi thời , lạc hậu và không còn phù hợp . Cái đơn nhất
chuyển hoá thành cái chung khi nó là cái tiến bộ , cách mạng và ngày
càng trở nên phù hợp với quy luật khách quan .
+ Ví dụ :
1. Không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại
không tuân theo các quy tắc chung của thị trường (ví dụ quy tắc
cạnh tranh...). Nếu doanh nghiệp nào đó bất chấp các nguyên tắc
chung đó thì nó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường
2. Khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải
quyết mỗi vấn đề riêng cần phải xét đến những điểu kiện lịch sử, cụ
thể tạo nên cái đơn nhất (đặc thù) của nó. Cần tránh thái độ chung
chung, trừu tượng khi giải quyết mỗi vấn đề riêng.
+ ý nghĩa :
-Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng , thông qua cái riêng nên khi
xây dựng cái chung chúng ta phải xuất phát từ mỗi cái riêng, đồng thời
cũng không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người . Tránh
tuyệt đối hoá cái chung , xa rời cái riêng
- vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung không tồn tại ở bên ngoài
mối liên hệ dẫn đến cái chung cho nên để giải quyết cái riêng cũng phải
gắn với cái chung. Tránh tuyệt đối hoá cái riêng coi thường cái chung ,
tránh chủ nghĩa cá nhân cực đoan, tư tưởng địa phương cục bộ
- vì cái đơn nhất có thể chuyển hoá thành cái chung và ngược lại nên
cần phát hiện tạo điều kiện cho cái đơn nhất , cái mới , cái tiến bộ và
tích cực phát triển , phổ biến thành cái chung , đồng thời cần hạn chế ,
đấu tranh loại bộ , thủ tiêu những cái chung đã cũ , lạc hậu , khôbg còn
phù hợp
CÂU 8: PHÂN THÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT
QUẢ? Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN? VD MINH HOẠ
1. KHÁI NIỆM
· Nguyên nhân: là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau tạo ra một sự biến đổi
nhất định nào đó.
· Kết quả: là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do những tác động giữa
các mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây
ra.
2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NN VÀ KQ
· Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
· Mối liên hệ nhân quả mang tính phức tạp
· Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau
· Kết quả tác động trở lại với nguyên nhân
· Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra
· Một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau
· Nguyên nhân tạo ra kết quả nhưng kết quả này lại là nguyên nhân của một kết quả
khác
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
· Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải bắt đầu từ việc đi tìm
những nguyên nhân xuất hiện sự vật, hiện tượng
· Cần phải phân loại các nguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng đắn.
Kết hợp tạo ra nhiều nguyên nhân tích cực để thúc đẩy hình thành kết quả tích cực.
Triệt tiêu các nguyên nhân tiêu cực để hạn chế kết quả không mong muốn.
· Phải tìm ra những kết quả nào là kết quả chính, kết quả phụ, cơ bản và không cơ
bản.
· Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát
huy tác dụng, nhằm đạt mục đích đã đề ra. Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần
phải có tầm nhìn, điều chỉnh nguyên nhân ban đầu để định hướng kết quả trong
tương lai.
4. VÍ DỤ THỰC TIỄN
Ví dụ: Biết được về hiện tượng của thủy triều là sức hút của mặt trăng tạo nên làm
cho nước biển bị cuốn theo gây nên những đợt thủy triều tràn vào đất liền, người ta
có thể lợi dụng nó để tạo ra nguồn điện.
Đồng thời người ta sử dụng mối quan hệ nhân - quả của các hiện tượng tự nhiên để
thấy được những tác hại mà các hiện tượng đó gây ra.
Tóm lại, mối quan hệ nhân - quả dược thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực. Nhưng dù ở
lĩnh vực nào thì con người cũng phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu khắc phục, tránh
những hậu quả xấu do các tác động gây ra.
9. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức? Lấy ví dụ
minh họa? Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ này?
Khái niệm
- Nội dung: là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật, hiện
tượng.
-Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự
vật, hiện tượng ấy; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các
yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu
hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện
tượng.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
Nội dung và hình thức sẽ thống nhất và gắn bó với nhau. Mối quan hệ giữa
nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng.Trong đó nội dung sẽ
quyết định hình thức,còn hình thức sẽ tác động trả lại nội dung.
- Nội dung và hình thức thống nhất gắn bó với nhau:
+ Nội dung và hình thức là 2 phương diện cấu thành nên mỗi sự vật,hiện
tượng. Bất kì sự vật nào cũng có cả nội dung và hình thức. Không có
hình thức nào mà khôngchứa nội dung và cũng không nội dung nào mà
không tồn tại trong một hình thức nhất định.Vì vậy, nội dung và hình
thức không bao giờ tách rời nhau được.
+ Cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức
thể hiện, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung
khác nhau.
à Ví dụ:
+ Nội dung ca ngợi Thạch Sanh là người hiền lành,dũng cảm,trung thực
có thể biểu hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như truyện, nhạc, kịch,…
+ Nội dung cô tấm là người xinh đẹp,hiền hậu;với nội dung ông Trương
Ba là người lương thiện,ngay thẳng có thể được biểu hiện trong cùng một
hình thức đó là kịch.
- Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình
vận động phát triển của sự vật:
+ Nội dung sẽ có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi.Còn hình thức tương
đối bền vững,ổn định.
+ Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ
kéo theo sự biến đổi của hình thức cho phù hợp với nó. Khi nội dung biến
đổi thì hình thức buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới.
à Ví dụ: Sự phát triển sự sống (nội dung) của con bướm trải qua 4 hình
thức tồn tại nhất định:trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Mỗi hình
thức tồn tại phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sự sống.
- Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung:
+ Khi hình thức phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển
của nội dung.
+ Ngược lại,nếu không phù hợp, hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát
triển nội dung. Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột sâu
sắc. Nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình
thành.
à Ví dụ: Trong các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp đối kháng, lúc
đầu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, là hình thức phát
triển của nó. Nhưng do lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ
nhất định thì quan hệ sản xuất trở thành lạc hậu không còn phù hợp với
lực lượng sản xuất và bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Sự không phù hợp ấy tiếp tục tăng lên và cuối cùng dẫn đến xung
đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cho cách mạng xã
hội nổ ra. Cuộc cách mạng ấy thủ tiêu quan hệ sản xuất cũ và thay vào đó
quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng
sản xuất, nó trở thành yếu tố thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát
triển.
- Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho: trong điều kiện này
hay quan hệ này là nội dung thì trong điều kiện khác hay quan hệ
khác là hình thức, và ngược lại.
Ví dụ: Trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí màu
sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa tác phẩm là hình thức bên ngoài của tác
phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc trang trí màu sắc, kiểu chữ,
hình ảnh trên bìa của một tác phẩm như thế nào lại là nội dung công việc
của người họa sỹ trình bày, vẽ bìa.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Thứ nhất, không tách rời nội dung và hình thức hoặc tuyệt đối hoá một
trong hai mặt đó
+ Nếu tuyệt đối hoá hình thức,xem thường nội dung.
à Ví dụ: Trong cuộc sống,chúng ta chỉ coi trọng vật chất,xa hoa mà coi
nhẹ tâm hồn conngười.
+ Tuyệt đối hoá nội dung,xem thường hình thức.
à Ví dụ: Trong cuộc sống mà chỉ biết đến rèn luyện nhân cách,tâm hồn
mà không chú ý đến phương tiện vật chất tối thiểu thì cũng không được.
- Thứ hai, muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải tác động,
làm thay đổi nội dung của nó.
- Thứ ba: Phải theo dõi sát mối quan hệt giữa nội dung và hình thức.
Hình thức chỉ thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp với nội dung
nên để thúc đẩy sự vật,hiện tượng phát triển nhanh, cần chú ý theo dõi
mối quan hệ giữa nội dung đang phát triển với hình thức ít thay đổi, và
khi giữa nội dung với hình thức xuất hiện sự không phù hợp thì trong
những điều kiện nhất định, phải can thiệp vào tiến trình khách quan, đem
lại sự thay đổi cần thiết về hình thức để nó trở nên phù hợp với nội dung
đã phát triển và bảo đảm cho nội dung phát triển hơnnữa, không bị hình
thức cũ kìm hãm.
- Thứ tư, cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật: Một nội dung có
thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại nên cần sử dụng mọi hình
thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc phải cải biến các hình thức
vốn có, lấy hình thức này bổ sung, thay thế cho hình thức kia để làm cho
bất kỳ hình thứcnào cũng trở thành công cụ phục vụ nội dung mới.
Câu Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên? Lấy ví dụ10:
minh họa? Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ này?
Trả lời:
1. Khái niệm:
- Tất nhiên phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, do
nguyên nhân bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định trong điều
kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
- Ngẫu nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ không bản chất,
do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định nên thể xuất hiện,
thể không xuất hiện; thể xuất hiện thế này hoặc thể xuất hiện thế
khác.
2. Mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đêu tồn tại khách quan và đều có vai trò đối với
sự vận động, phát triển của sự vật, hiên tượng:
+ Tất nhiên đóng vai trò quyết định, chi phối sự phát triển
+ Ngẫu nhiên có thể làm sư phát triển diễn ra nhanh hay chậm
· dụ: Cây cam đang phát triển, cây cam sẽ cho ra quả cam là điều tất
nhiên. Nhưng trong quá trình phát triển, có con chim bay qua tặng cho
cây cam đống phân, cây cam sẽ phát triển nhanh hơn hoặc cây cam
gặp sâu bệnh, giông bão, cây cam kém phát triển => đó chính yếu
tố ngẫu nhiên có thể làm sự ptr diễn ra nhanh hoặc chậm.
- Tất nhiên ngẫu nhiên tồn tại thống nhất với nhau. Không cái tất
nhiên và ngẫu nhiên nào thuần túy:
+ Tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua số ngẫu
nhiên
+ Ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên
· dụ: Một đoạn đường xảy ra tai nạn . Nhưng đoạnngẫu nhiên
đường đó nhiều lần xảy ra tai nạn do đường đó không biển báo,
hẹp, trơn trượt sẽ xảy ra tai nạn => Tất nhiên này bộc lộtất nhiên
thông qua từng trường hợp tai nạn ngẫu nhiên.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể thay đổi vị trí cho nhau: Tất nhiên có thể
biến thành ngẫu nhiên và ngược lại.
· Ví dụ: trong hội nguyên thủy trao đổi sản phẩm là cái ngẫu nhiên
nhưng trong hội ngày này việc trao đổi đó lại điều tất nhiên
( dung tiền để đổi lấy thực phẩm)
- Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối: Trong mối
quan hệ này tất nhiên nhưng trong mối quan hệ khácngẫu nhiên
ngược lại
· dụ: Bạn A là học sinh xuất sắc trường B nên trường B ngẫu nhiên
học sinh giỏi là bạn A. Còn đối với bạn A do bạn A chăm chỉ học
tập nên có thành tích tốt, đấy lại là điều tất nhiên.
3. Ý nghĩa, phương pháp luận:
- Thứ nhất, tất nhiên nhất định phải xảy ra đúng như thế nên trong hoạt
động thực tiễn cần dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào ngẫu nhiên
và như vậy, nhiệm vụ của khoa học là tìm cho được mối liên hệ tất nhiên
của hiện thực khách quan.
- Thứ hai, tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy nên trong hoạt động
nhận thức chỉ thể chỉ ra được tất nhiên bằng cách nghiên cứu những
ngẫu nhiên mà tất nhiên phải đi qua.
- Thứ ba, ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển, thậm chí còn có
thể làm cho tiến trình phát triển của sự vật, hiện tượng đột ngột biến đổi;
do vậy, không nên bỏ qua ngẫu nhiên phải những phương án dự
phòng tường hợp các sự cổ ngâu nhiên xuất hiện bất ngờ.
- Thứ, ranh giới giữa tất nhiên với ngẫu nhiên chỉ tượng đối nên sau
khi nhận thức được các điều kiện có thể tạo ra sự chuyển hóa trên, có thể
tạo ra điều kiện thuận lợi để "biến" ngẫu nhiên phù hợp với thực tiên
thành tất nhiên và tất nhiên không phù hợp thực tiễn thành ngẫu nhiên.
- CÂU 11 : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện
tượng? Lấy ví dụ minh họa? ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối
quan hệ này ?
Bài làm
- *Khái niệm :
- Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên
tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự tồn tại, vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng đó ( cái ổn định ở bên trong )
- Hiện tượng là sự biểu hiện bên ngoài của những mặt, những mối liên
hệ thuộc bản chất trong những điều kiện nhất định ( cái biểu hiện ra bên
ngoài và thường xuyên biến đổi ), là cái dễ biến đổi hơn và là hình thức
thể hiện của bản chất đối tượng.
*Ví dụ minh họa :
+ Về bản chất thì nước ở trang thái là một chất lỏng, nhưng về hiện
tượng thì nước có thể tồn tại ở các dạng khác như rắn hoặc khí.
+ Về bản chất thì con người chúng ta giống nhau, nhưng về hiện tượng
thì mỗi người một vẻ ( làn da, mái tóc, đôi mắt,….)
*Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
+ Bản chất bộc lộ qua hiện tượng, hiện tượng là biểu hiện của bản chất.
+ Không có bản chất không bộc lộ qua hiện tượng, không có hiện tượng
không phản ánh bất kì một thuộc tính nào của bản chất.
- Bản chất và hiện tượng bao hàm mâu thuẫn
+ Bản chất là cái chung, cái tất yếu còn hiện tượng là cái riêng biệt, phong
phú và đa dạng. (vì cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng số
hiện tượng khác nhau tùy theo điều kiện và hoàn cảnh.)
+ Hiện tượng phản ánh bản chất, nhưng nhiều khi xuyên tạc, làm sai khác
bản chất.
+ Bản chất tương đối ổn định còn hiện tượng thường xuyên biến đổi.
- Hiện tượng tác động trở lại bản chất có thể dần dần làm cho bản chất bị tha
hóa, biến đổi.
- * Ý nghĩa phương pháp luận :
- Thứ nhất, muấn nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng ta phải
tìm hiểu về bản chất của nó. Nhận thức bản chất phải xuất phát từ
việc thông qua nhiều hiện tượng khác nhau.
- Nhận thức không dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu vào hiện tượng.
- Trong cuộc sống cần phân biệt hiện tượng thật giả.
- Vì bản chất là cái vốn có, khách quan của sự vật nên cần tìm bản chất
trong sự vật.
- Nếu con người có hiện tượng xấu thì cần loại bỏ.
- Nên chú ý vào bản chất thay vì hiện tượng.
* Phạm trù khả năng, hiện thực
- Khả năng phạm trù dùng để chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong
thực tế, nhưng sẽ xuất hiện tồn tại thực sự khi các điều kiện tương
ứng.
- Hiện thực là phạm trù dùng để chỉ những cái đang tồn tại trong thực tế.
dụ: Trước mắt chúng ta đầy đủ sắt, thép, gạch, gỗ, xi măng... -> Đó hiện
thực. Từ hiện thực ấy nảy sinh khả năng xuất hiện cái nhà -> Cái nhà trong trường
hợp này khả năng hiện chưa có, nhưng trong tương lai toàn bộ số vật liệu
trên sẽ biến thành cái nhà ấy trong điều kiện tương ứng, thích hợp.
* Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
- Thứ nhất: Khả năng hiện thực tồn tại trong sự thống nhất hữu với
nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự
vật. dụ, khả năng nổ ra cách mạng sản tăng lên tùy theo mức độ phát
triển của các mâu thuẫn trong lòng CNTB, khả năng đỏ đạt mức độ cao nhất
trong thời đế quốc chủ nghĩa... Do đó, muốn cho một khả năng nào đó
phát triển trở thành hiện thực thì phải tạo cho các điều kiện thích hợp.
Hoặc hiện thực VN một nước đang phát triển, khả năng trở thành nước
phát triển vào năm 2045.
- Thứ hai: Cùng trong những điều kiện nhất định, cùng một sự vật thể
tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ một khả năng. dụ, Việt
Nam hiện nay đang cùng tồn tại rất nhiều khả năng (những thuận lợi, thời cơ
và cả những khó khăn, thách thức) trong phát triển đất nước -> Điều đó, đòi
hỏi Đảng, Nhà nướcnhân dân ta phải nhận thứcđể chủ động tranh thủ
thời cơ, nguồn lực, vượt qua thách thức để kiên định mục tiêu độc lập dân
tộc và CNXH...
- Thứ ba: Ngoài những khả năng vốn sẵn có, trong những điều kiện mới thì
sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả
năng cũng thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện. dụ, Việt Nam vốn
một nước kém phát triển, thu nhập thấp, mức sống thấp nhưng phải trải qua
cuộc cạnh tranh quốc tế quyết liệt để hội nhập. Nếu VN không nhanh chóng
vươn lên thì khả năng càng tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong
khu vực và trên toàn thế giới...
- Thứ tư. Để khả năng biến thành hiện thực, thường cần không phải một điều
kiện màmột tập hợp những điều kiện. Ví dụ, để hạt thóc khả năng nảy
mầm, cần một tập hợp các điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…Hoặc
để cho CMXHCN nổ ra cần tập hợp các điều kiện: 1. Giai cấp thống trị trở
nên thối nát; 2. Giai cấp bị trị bị bần cùng quá mức bình thường; 3. Tính tích
cực của quần chúng nhân dân tăng lên đáng kể; 4. Giai cấp cách mạng có đủ
năng lực tiến hành những hành động cách mạng mạnh mẽ đủ sức đập tan
chính quyền của giai cấp thống trị....
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực, không được dựa vào khả
năng để định ra chủ trương, phương hướng hành động.
- Cần phải nhận thức được khả năng tiềm tàng trong sự vật để nắm bắt được
xu thế phát triển của nó.
Tích cực phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động nhận thức và thực tiễn để biến
khả năng thành hiện thực theo mục đích nhất định.
CÂU 13: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa
phương pháp luận? Vận dụng mối quan hệ này trong quá trình học tập của sinh
viên?
I. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức
- Khái niệm
+ : ‘’Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được Vật chất
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.’’ - do V.I. Lênin định nghĩa.
+ : Ý thức
· Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con
người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
· Ý thức là toàn bộ sản phẩm những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm
những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí
niềm tin, ... của con người trong cuộc sống.
· Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội, là kết
quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người và
có sự cải biến, sáng tạo.
- Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật
chất.
1) Vật chất quyết định ý thức:
+ Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
· Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính
thứ nhất.
· Ý thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý
thức là cái có sau, là tính thứ hai.
· Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người, thế giới khách
quan) và vật chất trong xã hội (lao động, ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức.
+ , vật chất quyết định nội dung của ý thức.Thứ hai
· Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội
dung của ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con
người.
· Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính
phong phú và độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các thế hệ.
+ , vật chất quyết định bản chất của ý thức.Thứ ba
· Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là
thế giới vật chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó.
Vậy nên vật chất là cơ sở để hình thành bản chất của ý thức.
+ , vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.Thứ tư
· Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật
chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
· Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về
thể chất lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội dung và hình
thức phản ánh.
Ví dụ: Tục ngữ có câu “Có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống đầy đủ
thì mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy nghĩ, đời sống
vật chất phải được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều
này đã chứng minh cho quan niệm vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất
quyết định ý thức.
2) Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
+ , tính độc lập tương đối của ý thứcThứ nhất
· Thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc
con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, không lệ
thuộc máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất.
+ , sự tác động của ý thức đối với vật chấtThứ hai
· Phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. (Vì chỉ thông qua thực
tiễn, ý thức ms bộc lộ vai trò và ý nghĩa của nó).
· Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn
cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống con người.
+ , vai trò của ý thứcThứ ba
· Thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, nó có thể
quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay
thất bại.
· Ý thức không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới mà nó trang bị cho
con người tri thức về hiện tượng khách quan để con người xác định mục
tiêu, kế hoạch, hành động nên làm. Sự tác động của ý thức đối với vật chất
diễn ra theo hai hướng:
Ø Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực
thúc đẩy vật chất phát triển.
Ø Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát
triển của vật chất.
+ , xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là Thứ tư
trong thời đại ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp.
· Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không thể
vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào
các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động.
Ví dụ: Có nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước, từ sau Đại hội VI, Đảng
ta chuyển nền kinh tế tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường để phát triển
đất nước như hôm nay. Điều này cho thấy ý thức đã phản ánh được thực tiễn và
đưa ra mục tiêu, phương hướng để tác động lại vật chất, tạo sự phát triển cho vật
chất.
II. Ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan. Mọi
nhận thức, hành động, chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất
phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có.
- Nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, không được gán cho đối
tượng cái mà nó không có.
- Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí. Không được lấy
tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.
- Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố
con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu
tính sáng tạo. Điều này đòi hỏi con người phải coi trọng ý thức, coi trọng vai trò
của tri thức, phải tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời phải tu dưỡng,
rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực của bản thân.
- Phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư
tưởng, coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đồng thời, phải giáo dục nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi
dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên nhân dân nói chung,
nhất là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hoá hiện nay;
coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, bảo
đảm sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.
- Phải nhận thức giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích, phải biết kết hợp hài
hòa lợi ích nhân, lợi ích tập thể, lợi íchhội; phải có độngtrong sáng, thái
độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi trong nhận thức hành động của
mình.
III. Vận dụng vào quá trình học tập của sinh viên
- Đầu tiên, vì nên nhận thức và hoạt động của mỗi cá vật chất quyết định ý thức
nhân phải . Bản thân phải nhận thức được các xuất phát từ thực tế khách quan điều
kiện thực tiễn ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống của mình để tôn trọng và hành
động theo quy luật khách quan.
Ví dụ:
· Trong học tập, sinh viên cần phải xác định được nội quy trường học, giờ
học, thời khóa biểu, những yếu tố thực tế để có ý thức chấp hành đúng quy
định, tham gia các tiết học đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ giảng viên đề
ra.
· Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, bản thân cần phải
nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh để thực hiện các phương pháp
phòng tránh dịch, tuân thủ quy tắc 5K, ở yên tại nhà để bảo vệ sức khỏe
chính mình, gia đình và cộng đồng.
- Thứ hai, nên cần phải ý thức cũng có sự tác động trở lại với vật chất phát huy
tính năng động, sáng tạo của ý thức. Cá nhân phải chủ động tìm kiếm và trau dồi
tri thức cho bản thân mình, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết, không quá phụ
thuộc vào người khác mà phải tự phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ.
Ví dụ:
· Trước mỗi giờ học, sinh viên phải chủ động xem trước giáo trình của ngày hôm đó
để đánh dấu những chỗ mình vẫn chưa hiểu.
· Trong giờ học cần thường xuyên tích cực phát biểu và thảo luận để hiểu rõ hơn
bài học.
· Sau giờ học, tìm thêm bài tập và tài liệu để luyện tập thêm, trau dồi thêm kiến
thức.
| 1/16

Preview text:

Câu 7 : Phân tích quan niệm của triết học mác lênin về mối quan hệ biện
chứng , giữa cái riêng , cái chung và cái đơn nhất ? Lấy ví dụ minh hoạ ? ý
nghĩa phương pháp luận đc rút ra từ mối quan hệ này ?
+ Phân Tích :
Phạm trù cái riêng, cái chung , cái đơn nhất
- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật , một hiện tượng nhất định
- Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt , các thuộc
tính , đặc điểm chỉ có ở một sự vật , hiện tượng ( một cái riêng ) nào đó
mà không lặp lại ở sự vật , hiện tượng nào khác

- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc
tính không những có ở một sự vật , hiện tượng , mà còn lặp lại trong
nhiều sự vật , hiện tượng ( nhiều cái riêng ) khác nữa
+Mối quan hệ :
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng , thông qua cái riêng mà biểu hiện
sự tồn tại của nó, nó không tồn tại biệt lập , tách rời cái riêng (tức là
cái chung không tách rời mỗi sự vật , hiện tượng riêng lẻ )

- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung , không có cái
riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung
- Cái riêng là cái toàn bộ , phong phú , đa dạng hơn cái chung , còn cái
chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc , bản chất hơn cái riêng
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá lẫn nhau trong những
điều kiện xác định . Cái chung chuyển hoá thành cái đơn nhất khi nó là
cái đã cũ , lỗi thời , lạc hậu và không còn phù hợp . Cái đơn nhất
chuyển hoá thành cái chung khi nó là cái tiến bộ , cách mạng và ngày
càng trở nên phù hợp với quy luật khách quan .
+ Ví dụ :
1. Không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại
không tuân theo các quy tắc chung của thị trường (ví dụ quy tắc
cạnh tranh...). Nếu doanh nghiệp nào đó bất chấp các nguyên tắc
chung đó thì nó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường

2. Khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải
quyết mỗi vấn đề riêng cần phải xét đến những điểu kiện lịch sử, cụ
thể tạo nên cái đơn nhất (đặc thù) của nó. Cần tránh thái độ chung
chung, trừu tượng khi giải quyết mỗi vấn đề riêng.
+ ý nghĩa :
-Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng , thông qua cái riêng nên khi
xây dựng cái chung chúng ta phải xuất phát từ mỗi cái riêng, đồng thời
cũng không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người . Tránh
tuyệt đối hoá cái chung , xa rời cái riêng

- vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung không tồn tại ở bên ngoài
mối liên hệ dẫn đến cái chung cho nên để giải quyết cái riêng cũng phải
gắn với cái chung. Tránh tuyệt đối hoá cái riêng coi thường cái chung ,
tránh chủ nghĩa cá nhân cực đoan, tư tưởng địa phương cục bộ

- vì cái đơn nhất có thể chuyển hoá thành cái chung và ngược lại nên
cần phát hiện tạo điều kiện cho cái đơn nhất , cái mới , cái tiến bộ và
tích cực phát triển , phổ biến thành cái chung , đồng thời cần hạn chế ,
đấu tranh loại bộ , thủ tiêu những cái chung đã cũ , lạc hậu , khôbg còn phù hợp

CÂU 8: PHÂN THÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT
QUẢ? Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN? VD MINH HOẠ
1. KHÁI NIỆM
· Nguyên nhân: là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau tạo ra một sự biến đổi nhất định nào đó.
· Kết quả: là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do những tác động giữa
các mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra.
2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NN VÀ KQ
· Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
· Mối liên hệ nhân quả mang tính phức tạp
· Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau
· Kết quả tác động trở lại với nguyên nhân
· Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra
· Một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau
· Nguyên nhân tạo ra kết quả nhưng kết quả này lại là nguyên nhân của một kết quả khác
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
· Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải bắt đầu từ việc đi tìm
những nguyên nhân xuất hiện sự vật, hiện tượng
· Cần phải phân loại các nguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng đắn.
Kết hợp tạo ra nhiều nguyên nhân tích cực để thúc đẩy hình thành kết quả tích cực.
Triệt tiêu các nguyên nhân tiêu cực để hạn chế kết quả không mong muốn.
· Phải tìm ra những kết quả nào là kết quả chính, kết quả phụ, cơ bản và không cơ bản.
· Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát
huy tác dụng, nhằm đạt mục đích đã đề ra. Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần
phải có tầm nhìn, điều chỉnh nguyên nhân ban đầu để định hướng kết quả trong tương lai.
4. VÍ DỤ THỰC TIỄN
Ví dụ: Biết được về hiện tượng của thủy triều là sức hút của mặt trăng tạo nên làm
cho nước biển bị cuốn theo gây nên những đợt thủy triều tràn vào đất liền, người ta
có thể lợi dụng nó để tạo ra nguồn điện.
Đồng thời người ta sử dụng mối quan hệ nhân - quả của các hiện tượng tự nhiên để
thấy được những tác hại mà các hiện tượng đó gây ra.
➢ Tóm lại, mối quan hệ nhân - quả dược thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực. Nhưng dù ở
lĩnh vực nào thì con người cũng phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu khắc phục, tránh
những hậu quả xấu do các tác động gây ra.
9. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức? Lấy ví dụ
minh họa? Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ này? Khái niệm
- Nội dung: là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng.
-Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự
vật, hiện tượng ấy; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các
yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu
hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
Nội dung và hình thức sẽ thống nhất và gắn bó với nhau. Mối quan hệ giữa
nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng.Trong đó nội dung sẽ
quyết định hình thức,còn hình thức sẽ tác động trả lại nội dung.
- Nội dung và hình thức thống nhất gắn bó với nhau:
+ Nội dung và hình thức là 2 phương diện cấu thành nên mỗi sự vật,hiện
tượng. Bất kì sự vật nào cũng có cả nội dung và hình thức. Không có
hình thức nào mà khôngchứa nội dung và cũng không nội dung nào mà
không tồn tại trong một hình thức nhất định.Vì vậy, nội dung và hình
thức không bao giờ tách rời nhau được.
+ Cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức
thể hiện, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau. à Ví dụ:
+ Nội dung ca ngợi Thạch Sanh là người hiền lành,dũng cảm,trung thực
có thể biểu hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như truyện, nhạc, kịch,…
+ Nội dung cô tấm là người xinh đẹp,hiền hậu;với nội dung ông Trương
Ba là người lương thiện,ngay thẳng có thể được biểu hiện trong cùng một hình thức đó là kịch.
- Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình
vận động phát triển của sự vật:
+ Nội dung sẽ có khuynh hướng chủ đạo là biến đổi.Còn hình thức tương
đối bền vững,ổn định.
+ Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ
kéo theo sự biến đổi của hình thức cho phù hợp với nó. Khi nội dung biến
đổi thì hình thức buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới.
à Ví dụ: Sự phát triển sự sống (nội dung) của con bướm trải qua 4 hình
thức tồn tại nhất định:trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Mỗi hình
thức tồn tại phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sự sống.
- Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung:
+ Khi hình thức phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung.
+ Ngược lại,nếu không phù hợp, hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát
triển nội dung. Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung đột sâu
sắc. Nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành.
à Ví dụ: Trong các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp đối kháng, lúc
đầu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, là hình thức phát
triển của nó. Nhưng do lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ
nhất định thì quan hệ sản xuất trở thành lạc hậu không còn phù hợp với
lực lượng sản xuất và bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Sự không phù hợp ấy tiếp tục tăng lên và cuối cùng dẫn đến xung
đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cho cách mạng xã
hội nổ ra. Cuộc cách mạng ấy thủ tiêu quan hệ sản xuất cũ và thay vào đó
quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng
sản xuất, nó trở thành yếu tố thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.
- Nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho: trong điều kiện này
hay quan hệ này là nội dung thì trong điều kiện khác hay quan hệ
khác là hình thức, và ngược lại.

Ví dụ: Trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí màu
sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa tác phẩm là hình thức bên ngoài của tác
phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc trang trí màu sắc, kiểu chữ,
hình ảnh trên bìa của một tác phẩm như thế nào lại là nội dung công việc
của người họa sỹ trình bày, vẽ bìa.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Thứ nhất, không tách rời nội dung và hình thức hoặc tuyệt đối hoá một trong hai mặt đó
+ Nếu tuyệt đối hoá hình thức,xem thường nội dung.
à Ví dụ: Trong cuộc sống,chúng ta chỉ coi trọng vật chất,xa hoa mà coi nhẹ tâm hồn conngười.
+ Tuyệt đối hoá nội dung,xem thường hình thức.
à Ví dụ: Trong cuộc sống mà chỉ biết đến rèn luyện nhân cách,tâm hồn
mà không chú ý đến phương tiện vật chất tối thiểu thì cũng không được.
- Thứ hai, muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải tác động,
làm thay đổi nội dung của nó.
- Thứ ba: Phải theo dõi sát mối quan hệt giữa nội dung và hình thức.
Hình thức chỉ thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp với nội dung
nên để thúc đẩy sự vật,hiện tượng phát triển nhanh, cần chú ý theo dõi
mối quan hệ giữa nội dung đang phát triển với hình thức ít thay đổi, và
khi giữa nội dung với hình thức xuất hiện sự không phù hợp thì trong
những điều kiện nhất định, phải can thiệp vào tiến trình khách quan, đem
lại sự thay đổi cần thiết về hình thức để nó trở nên phù hợp với nội dung
đã phát triển và bảo đảm cho nội dung phát triển hơnnữa, không bị hình thức cũ kìm hãm.
- Thứ tư, cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật: Một nội dung có
thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại nên cần sử dụng mọi hình
thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc phải cải biến các hình thức
vốn có, lấy hình thức này bổ sung, thay thế cho hình thức kia để làm cho
bất kỳ hình thứcnào cũng trở thành công cụ phục vụ nội dung mới.
Câu 10: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên? Lấy ví dụ
minh họa? Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ này? Trả lời: 1. Khái niệm:
- Tất nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, do
nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều
kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
- Ngẫu nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ không bản chất,
do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có
thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.
2. Mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đêu tồn tại khách quan và đều có vai trò đối với
sự vận động, phát triển của sự vật, hiên tượng:
+ Tất nhiên đóng vai trò quyết định, chi phối sự phát triển
+ Ngẫu nhiên có thể làm sư phát triển diễn ra nhanh hay chậm
· Ví dụ: Cây cam đang phát triển, cây cam sẽ cho ra quả cam là điều tất
nhiên. Nhưng trong quá trình phát triển, có con chim bay qua tặng cho
cây cam đống phân, cây cam sẽ phát triển nhanh hơn hoặc cây cam
gặp sâu bệnh, giông bão, cây cam kém phát triển => đó chính là yếu
tố ngẫu nhiên có thể làm sự ptr diễn ra nhanh hoặc chậm.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại thống nhất với nhau. Không có cái tất
nhiên và ngẫu nhiên nào thuần túy:
+ Tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số ngẫu nhiên
+ Ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên
· Ví dụ: Một đoạn đường xảy ra tai nạn là ngẫu nhiên. Nhưng đoạn
đường đó nhiều lần xảy ra tai nạn do đường đó không có biển báo,
hẹp, trơn trượt tất nhiên sẽ xảy ra tai nạn => Tất nhiên này bộc lộ
thông qua từng trường hợp tai nạn ngẫu nhiên.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể thay đổi vị trí cho nhau: Tất nhiên có thể
biến thành ngẫu nhiên và ngược lại.
· Ví dụ: trong xã hội nguyên thủy trao đổi sản phẩm là cái ngẫu nhiên
nhưng trong xã hội ngày này việc trao đổi đó lại là điều tất nhiên
( dung tiền để đổi lấy thực phẩm)
- Ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối: Trong mối
quan hệ này là tất nhiên nhưng trong mối quan hệ khác là ngẫu nhiên và ngược lại
· Ví dụ: Bạn A là học sinh xuất sắc trường B nên trường B ngẫu nhiên
có học sinh giỏi là bạn A. Còn đối với bạn A do bạn A chăm chỉ học
tập nên có thành tích tốt, đấy lại là điều tất nhiên.
3. Ý nghĩa, phương pháp luận:
- Thứ nhất, tất nhiên nhất định phải xảy ra đúng như thế nên trong hoạt
động thực tiễn cần dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào ngẫu nhiên
và như vậy, nhiệm vụ của khoa học là tìm cho được mối liên hệ tất nhiên
của hiện thực khách quan.
- Thứ hai, tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy nên trong hoạt động
nhận thức chỉ có thể chỉ ra được tất nhiên bằng cách nghiên cứu những
ngẫu nhiên mà tất nhiên phải đi qua.
- Thứ ba, ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển, thậm chí còn có
thể làm cho tiến trình phát triển của sự vật, hiện tượng đột ngột biến đổi;
do vậy, không nên bỏ qua ngẫu nhiên mà phải có những phương án dự
phòng tường hợp các sự cổ ngâu nhiên xuất hiện bất ngờ.
- Thứ tư, ranh giới giữa tất nhiên với ngẫu nhiên chỉ là tượng đối nên sau
khi nhận thức được các điều kiện có thể tạo ra sự chuyển hóa trên, có thể
tạo ra điều kiện thuận lợi để "biến" ngẫu nhiên phù hợp với thực tiên
thành tất nhiên và tất nhiên không phù hợp thực tiễn thành ngẫu nhiên.
- CÂU 11 : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện
tượng? Lấy ví dụ minh họa? ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ mối quan hệ này ? Bài làm - *Khái niệm :
- Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên
tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự tồn tại, vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng đó ( cái ổn định ở bên trong )
- Hiện tượng là sự biểu hiện bên ngoài của những mặt, những mối liên
hệ thuộc bản chất trong những điều kiện nhất định ( cái biểu hiện ra bên
ngoài và thường xuyên biến đổi ), là cái dễ biến đổi hơn và là hình thức
thể hiện của bản chất đối tượng. *Ví dụ minh họa :
+ Về bản chất thì nước ở trang thái là một chất lỏng, nhưng về hiện
tượng thì nước có thể tồn tại ở các dạng khác như rắn hoặc khí.
+ Về bản chất thì con người chúng ta giống nhau, nhưng về hiện tượng
thì mỗi người một vẻ ( làn da, mái tóc, đôi mắt,….)
*Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
+ Bản chất bộc lộ qua hiện tượng, hiện tượng là biểu hiện của bản chất.
+ Không có bản chất không bộc lộ qua hiện tượng, không có hiện tượng
không phản ánh bất kì một thuộc tính nào của bản chất.
- Bản chất và hiện tượng bao hàm mâu thuẫn
+ Bản chất là cái chung, cái tất yếu còn hiện tượng là cái riêng biệt, phong
phú và đa dạng. (vì cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng số
hiện tượng khác nhau tùy theo điều kiện và hoàn cảnh.)
+ Hiện tượng phản ánh bản chất, nhưng nhiều khi xuyên tạc, làm sai khác bản chất.
+ Bản chất tương đối ổn định còn hiện tượng thường xuyên biến đổi.
- Hiện tượng tác động trở lại bản chất có thể dần dần làm cho bản chất bị tha hóa, biến đổi.
- * Ý nghĩa phương pháp luận :
- Thứ nhất, muấn nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng ta phải
tìm hiểu về bản chất của nó. Nhận thức bản chất phải xuất phát từ
việc thông qua nhiều hiện tượng khác nhau.

- Nhận thức không dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu vào hiện tượng.
- Trong cuộc sống cần phân biệt hiện tượng thật giả.
- Vì bản chất là cái vốn có, khách quan của sự vật nên cần tìm bản chất trong sự vật.
- Nếu con người có hiện tượng xấu thì cần loại bỏ.
- Nên chú ý vào bản chất thay vì hiện tượng.
* Phạm trù khả năng, hiện thực
- Khả năng là phạm trù dùng để chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong
thực tế, nhưng sẽ xuất hiện và tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
- Hiện thực là phạm trù dùng để chỉ những cái đang tồn tại trong thực tế.
Ví dụ: Trước mắt chúng ta có đầy đủ sắt, thép, gạch, gỗ, xi măng... -> Đó là hiện
thực. Từ hiện thực ấy nảy sinh khả năng xuất hiện cái nhà -> Cái nhà trong trường
hợp này là khả năng vì nó hiện chưa có, nhưng trong tương lai toàn bộ số vật liệu
trên sẽ biến thành cái nhà ấy trong điều kiện tương ứng, thích hợp.
* Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
- Thứ nhất: Khả năng và hiện thực tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với
nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự
vật. Ví dụ, khả năng nổ ra cách mạng vô sản tăng lên tùy theo mức độ phát
triển của các mâu thuẫn trong lòng CNTB, khả năng đỏ đạt mức độ cao nhất
trong thời kì đế quốc chủ nghĩa... Do đó, muốn cho một khả năng nào đó
phát triển và trở thành hiện thực thì phải tạo cho nó các điều kiện thích hợp.
Hoặc hiện thực VN là một nước đang phát triển, khả năng trở thành nước phát triển vào năm 2045.
- Thứ hai: Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể
tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng. Ví dụ, ở Việt
Nam hiện nay đang cùng tồn tại rất nhiều khả năng (những thuận lợi, thời cơ
và cả những khó khăn, thách thức) trong phát triển đất nước -> Điều đó, đòi
hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải nhận thức rõ để chủ động tranh thủ
thời cơ, nguồn lực, vượt qua thách thức để kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH...
- Thứ ba: Ngoài những khả năng vốn sẵn có, trong những điều kiện mới thì
sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới, đồng thời bản thân mỗi khả
năng cũng thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện. Ví dụ, Việt Nam vốn là
một nước kém phát triển, thu nhập thấp, mức sống thấp nhưng phải trải qua
cuộc cạnh tranh quốc tế quyết liệt để hội nhập. Nếu VN không nhanh chóng
vươn lên thì khả năng càng tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong
khu vực và trên toàn thế giới...
- Thứ tư. Để khả năng biến thành hiện thực, thường cần không phải một điều
kiện mà là một tập hợp những điều kiện. Ví dụ, để hạt thóc có khả năng nảy
mầm, cần một tập hợp các điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…Hoặc
để cho CMXHCN nổ ra cần tập hợp các điều kiện: 1. Giai cấp thống trị trở
nên thối nát; 2. Giai cấp bị trị bị bần cùng quá mức bình thường; 3. Tính tích
cực của quần chúng nhân dân tăng lên đáng kể; 4. Giai cấp cách mạng có đủ
năng lực tiến hành những hành động cách mạng mạnh mẽ đủ sức đập tan
chính quyền của giai cấp thống trị....
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực, không được dựa vào khả
năng để định ra chủ trương, phương hướng hành động.
- Cần phải nhận thức được khả năng tiềm tàng trong sự vật để nắm bắt được
xu thế phát triển của nó.
Tích cực phát huy nhân tố chủ quan trong hoạt động nhận thức và thực tiễn để biến
khả năng thành hiện thực theo mục đích nhất định.
CÂU 13: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa
phương pháp luận? Vận dụng mối quan hệ này trong quá trình học tập của sinh viên?

I. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức - Khái niệm
+ Vật chất: ‘’Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.’’ - do V.I. Lênin định nghĩa. + Ý thức:
· Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con
người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
· Ý thức là toàn bộ sản phẩm những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm
những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí
niềm tin, ... của con người trong cuộc sống.
· Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội, là kết
quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người và
có sự cải biến, sáng tạo.
- Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
1) Vật chất quyết định ý thức:
+ Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
· Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất.
· Ý thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý
thức là cái có sau, là tính thứ hai.
· Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người, thế giới khách
quan) và vật chất trong xã hội (lao động, ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức.
+ Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
· Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội
dung của ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người.
· Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính
phong phú và độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các thế hệ. +
, vật chất quyết định bản chất của ý thức. Thứ ba
· Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là
thế giới vật chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó.
Vậy nên vật chất là cơ sở để hình thành bản chất của ý thức.
+ Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
· Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật
chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
· Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về
thể chất lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh.
Ví dụ: Tục ngữ có câu “Có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống đầy đủ
thì mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy nghĩ, đời sống
vật chất phải được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều
này đã chứng minh cho quan niệm vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
2) Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
+ Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức
· Thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc
con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, không lệ
thuộc máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất.
+ Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất
· Phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. (Vì chỉ thông qua thực
tiễn, ý thức ms bộc lộ vai trò và ý nghĩa của nó).
· Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn
cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống con người. + , vai trò của ý thức Thứ ba
· Thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, nó có thể
quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại.
· Ý thức không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới mà nó trang bị cho
con người tri thức về hiện tượng khách quan để con người xác định mục
tiêu, kế hoạch, hành động nên làm. Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
Ø Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực
thúc đẩy vật chất phát triển.
Ø Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất.
+ Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là
trong thời đại ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
· Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không thể
vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào
các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động.
Ví dụ: Có nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước, từ sau Đại hội VI, Đảng
ta chuyển nền kinh tế tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường để phát triển
đất nước như hôm nay. Điều này cho thấy ý thức đã phản ánh được thực tiễn và
đưa ra mục tiêu, phương hướng để tác động lại vật chất, tạo sự phát triển cho vật chất.
II. Ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan. Mọi
nhận thức, hành động, chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất
phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có.
- Nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, không được gán cho đối
tượng cái mà nó không có.
- Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí. Không được lấy
tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.
- Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố
con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu
tính sáng tạo. Điều này đòi hỏi con người phải coi trọng ý thức, coi trọng vai trò
của tri thức, phải tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời phải tu dưỡng,
rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực của bản thân.
- Phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư
tưởng, coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đồng thời, phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi
dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung,
nhất là trong điều kiện nền văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hoá hiện nay;
coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, bảo
đảm sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.
- Phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích, phải biết kết hợp hài
hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; phải có động cơ trong sáng, thái
độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi trong nhận thức và hành động của mình.
III. Vận dụng vào quá trình học tập của sinh viên
- Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động của mỗi cá
nhân phải xuất phát từ thực tế khách quan. Bản thân phải nhận thức được các điều
kiện thực tiễn
ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống của mình để tôn trọng và hành
động theo quy luật khách quan. Ví dụ:
· Trong học tập, sinh viên cần phải xác định được nội quy trường học, giờ
học, thời khóa biểu, những yếu tố thực tế để có ý thức chấp hành đúng quy
định, tham gia các tiết học đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ giảng viên đề ra.
· Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, bản thân cần phải
nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh để thực hiện các phương pháp
phòng tránh dịch, tuân thủ quy tắc 5K, ở yên tại nhà để bảo vệ sức khỏe
chính mình, gia đình và cộng đồng.
- Thứ hai, ý thức cũng có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phải phát huy
tính năng động, sáng tạo của ý thức
. Cá nhân phải chủ động tìm kiếm và trau dồi
tri thức cho bản thân mình, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết, không quá phụ
thuộc vào người khác mà phải tự phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ. Ví dụ:
· Trước mỗi giờ học, sinh viên phải chủ động xem trước giáo trình của ngày hôm đó
để đánh dấu những chỗ mình vẫn chưa hiểu.
· Trong giờ học cần thường xuyên tích cực phát biểu và thảo luận để hiểu rõ hơn bài học.
· Sau giờ học, tìm thêm bài tập và tài liệu để luyện tập thêm, trau dồi thêm kiến thức.