Phân tích quyền đối với bất động sản liền kề | môn luật tài chính Việt Nam | trường Đại học Huế
1. Thế nào là quyền đối với bất động sản liền kề?2. Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập trên căn cứ nào?3.Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với những ai?4.Khi thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề thì cần tuân thủ nguyên tắc nào?5.Thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề6. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa, nước thải:7. Quyền về cấp, thoát nước qua BĐS liền kề8. Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác 9.Quyền về lối đi qua 10. Mắc đường dây tải điện, thông tinliên lạc qua BĐS khác 11. Chấm dứt quyền đối với bất đọngsản liền kề: Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lO M oARcPSD| 47110589
Phân tích quyền đối với bất động sản liền kề
1. Thế nào là quyền đối với bất động sản liền kề?
Căn cứ theo điều 245 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực
hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu
hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất
động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là
bất động sản hưởng quyền).
*Quyền đối với bất động sản liền kề theo quy định của Bộ
luật dân sự 2015 mang những đặc điểm cơ bản sau: -
Quyền này phải gắn liền với hai bất độngsản, một
bất động sản hưởng quyền và một bất động sản chịu
hưởng quyền. Bất động sản hưởng quyền là bất động sản
có những hạn chế bất tiện cho chủ sở hữu trong việc sử
dụng, vì thế mà cần đến sự “tạo điều kiện” của bất động
sản chịu hưởng quyền - Quyền này gắn với bất động sản
chứ không phải gắn với chủ sở hữu bất động sản. Vì vậy,
khi bất động sản đổi chủ thông qua các giao dịch dân sự
thì chủ mới sẽ là người được hưởng các quyền đó và chủ
cũ cũng chấm dứt quyền. -
Quyền đối với bất động sản liền kề không cógiá trị
kinh tế, không hướng đến việc khai thác giá trị của bất
động sản đó cho mục đích lợi nhuận. Quyền này được
xác lập với mục đích là tạo điều kiện cho sinh hoạt bình lO M oARcPSD| 47110589
thường của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền chứ
không phải là để người đó kiếm lời từ quyền của mình với
bất động sản liền kề.
2. Quyền đối với bất động sản liền kề được
xác lập trên căn cứ nào?
Theo Điều 246 Bộ luật dân sự 2015: Điều 246. Căn cứ xác
lập quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa
thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
3.Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu
lực đối với những ai?
Theo Điều 247 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định :
Điều 247. Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi
cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản
được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
4.Khi thực hiện quyền đối với bất động sản
liền kề thì cần tuân thủ nguyên tắc nào?
Điều 248 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về các nguyên
tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề như sau:
Điều 248. Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo
thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có
thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thácbất động
sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả
bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền. lO M oARcPSD| 47110589
2. Không được lạm dụng quyền đối với bấtđộng sản chịu hưởng quyền.
3. Không được thực hiện hành vi ngăn cảnhoặc làm cho
việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
* Giống như tính chất điển hình của các quan hệ dân
sự khác, việc thực hiện quyền giữa các chủ thể dân sự với
nhau sẽ theo thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự
nguyện, không trái pháp luật và đạo đạo đức xã hội. Tuy
nhiên, trong trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc
có thỏa thuận nhưng thỏa thuận đó không đi tới được
một sự thống nhất thì việc thực hiện quyền đối với bất
động sản liền kề trên thực tế sẽ được tiến hành theo các nguyên tắc sau:
- Đối với chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền:
Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
được đặt ra cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền
nhiều hơn so với chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng
quyền như một lẽ đương nhiên. Bởi lẽ, người này đang
thực hiện các quyền của mình trên một tài sản thuộc về
sở hữu của người khác. Vì vậy, yêu cầu đặt ra làm thế nào
để các quyền của “người đi nhờ” chỉ nằm trong giới hạn,
không xâm phạm đến quyền hợp pháp của chủ sở hữu
bất động sản chịu hưởng quyền. Đáp ứng yêu cầu này, hai
nguyên tắc cần thiết phải được đặt ra với chủ sở hữu bất
động sản chịu hưởng quyền là:
+ Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thạc bất động sản
hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất
động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng
quyền. + Không được lạm dụng quyền đối với bất động
sản chịu hưởng quyền. lO M oARcPSD| 47110589
Sự thiết lập của cả hai nguyên tắc này đều hướng đến
đảm bảo quyền cho chủ đất đích thực mà trên đó chủ sở
hữu bất động sản liền kề đang được hưởng quyền, đảm
bảo cho sự hưởng quyền này phải nằm trong giới hạn
đảm bảo các nhu cầu một cách hợp lý. Đối với chủ sở hữu
bất động sản chịu hưởng quyền: Không được thực hiện
hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối
với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Có thể thấy nguyên tắc với chủ sở hữu bất động sản chịu
hưởng quyền được đặt ra dưới dạng không hành động.
Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền không có
nghĩa vụ phải thực hiện bất kỳ một hành động “giúp đỡ”
gì cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền mà đơn
giản chỉ là “không làm gì cả”, nhằm tránh cản trở chủ sở
hữu bất động sản hưởng quyền thực hiện các quyền năng của mình.
5.Thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề không phải luôn bất
biến mà trong quá trình thực hiện sẽ có thể có những sự
thay đổi. Điều 249 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về
thay đổi việc thực hiện quyền đối với bấn động sản liền kề như sau:
Điều 249. Thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
Trường hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động
sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện
quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu
bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho
chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn
hợp lý. Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải lO M oARcPSD| 47110589
tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản
hưởng quyền phù hợp với thay đổi này.
* Cần lưu ý rằng thay đổi cần thông báo ở đây là phải thay
đổi liên quan đến việc “sử dụng, khai thác bất động sản
chịu hưởng quyền”. Còn những thay đổi khác không liên
quan ví dụ như chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền đổi
tên, đổi hình thức sử dụng đất, diện tích mảnh đất hưởng
quyền có thay đổi sau khi đo đạc lại... không ảnh hưởng
đến việc sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng
quyền thì không đặt ra trách nhiệm này.
Quy định về thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất
động sản liền kề đặt ra trách nhiệm cho cả bên hưởng
quyền và bên chịu hưởng quyền. -
Thứ nhất, Đối với chủ sở hữu bất động sảnhưởng
quyền: có trách nhiệm thông báo trước cho chủ sở hữu
bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý. -
Thứ hai, Đối với chủ sở hữu bất động sảnchịu hưởng
quyền: có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở
hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổi này.
6. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa, nước thải:
Quyền sở hữu của các chủ sở hữu được Nhà nước bảo hộ,
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho chủ sở hữu thực
hiện tốt quyền sử dụng tài sản của mình thì chủ sở hữu
cũng phải có nghĩa vụ đối với các chủ thể khác khi họ thực
hiện quyền sở hữu tài sản của họ mà phải nhờ đến sự giúp
đỡ của chủ sở hữu BĐS liền kề hoặc vì mục đích chung
phục vụ lợi ích cho nhà nước, cho xã hội.
Ngoài ra, trong quá trình sinh sống, để không làm ảnh
hưởng đến những chủ sở hữu BĐS liền kề và xung quanh, lO M oARcPSD| 47110589
chủ sở hữu nhà ở còn phải có nghĩa vụ trong việc thoát nước mưa, nước thải. –
Đối với nước mưa: Chủ sở hữu nhà, côngtrình xây
dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước
mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không
được chảy xuống BĐS của chủ sở hữu BĐS liền kề. ( Điều
250 Bộ luật Dân sự năm 2015). –
Đối với nước thải: Chủ sở hữu nhà, côngtrình xây
dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để
đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không
chảy tràn sang BĐS của chủ sở hữu BĐS liền kề, ra đường
công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.( Điều 251 Bộ luật dân sự năm 2015)
7. Quyền về cấp, thoát nước qua BĐS liền kề
Điều 252 Bộ luật Dan sự năm 2015 có quy định quyền về
cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề như sau:
Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc
cấp, thoát nước buộc phải qua một BĐS khác thì chủ sở
hữu BĐS có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát
nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức
thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước
chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ
vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu
BĐS có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát
nước không phải bồi thường thiệt hại.
*Đối với cuộc sống hàng ngày, nhu cầu về nước để dùng
và lối để thoát nước thảo là thiết yếu. Khi sử dụng quyền lO M oARcPSD| 47110589
này, chủ sở hữu cũng phải thỏa thuận với các chủ sở hữu
BĐS liền kề dành cho mình một lối cấp, thoát nước thích
hợp, đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường. Khi lắp
đặt ống dẫn, cống hoặc khơi rãnh phải đảm bảo hạn chế
mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu BĐS liền kề.
8. Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác
Điều 253 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền tưới
nước, tiêu nước trong canh tác như sau:
Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về
tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử
dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích
hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu
có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối
dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.
*Đây được coi là nhu cầu cấp thiết trong canh tác và trong
sản xuất. Khi người sử dụng đất canh tác có nhu cầu về
nước tưới, tiêu nước thì có quyền yêu cầu những người
sử dụng đất xung quanh phải để cho mình một lối dẫn
nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu. 9. Quyền về lối đi qua
Điều 253 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau: -
Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởicác bất
động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc
không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ
sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi
hợp lý trên phần đất của họ. lO M oARcPSD| 47110589
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi
là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể
của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt
hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải
đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác. -
Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiềucao của lối
đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi
lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về
lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác xác định. -
Trường hợp bất động sản được chia thànhnhiều
phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi
chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo
quy định trên mà không có đền bù.
10. Mắc đường dây tải điện, thông tinliên lạc qua BĐS khác
Điều 255 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về mắc
đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác như sau :
Chủ sở hữu BĐS có quyền mắc đường dây tải điện, thông
tin liên lạc qua BĐS của các chủ sở hữu khác một cách hợp
lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ
sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. * Trong
điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì đây là một trong
những quyền quan trọng và phổ biến nhằm nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho công dân. lO M oARcPSD| 47110589
11. Chấm dứt quyền đối với bất đọngsản liền kề:
Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền đối với
bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Bất động sản hưởng quyền và bất động sảnchịu hưởng
quyền thuộc sở hữu của một người
Chủ sở hữu hai bất động sản hưởng quyền và bất động
sản chịu hưởng quyền là một nên không tồn tại mối quan
hệ giữa hai chủ sở hữu hai bất động sản này dẫn đến việc
không phải đặt ra quy định về thực hiện bất động sản liền
kề. Trường hợp bất động sản hưởng quyền và bất động
sản chịu hưởng quyền thuộc sở hữu của cùng một người
thì không thể đặt ra vấn đề chủ sở hữu của bất động sản
này có quyền yêu cầu chủ sở hữu của bất động sản kia bởi
mặc dù là hai bất động sản riêng biệt liền kề nhưng cùng
thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của một người. Vì
thế, chủ sở hữu đó là người có toàn quyết sử dụng, định
đoạt, khai thác bất động sản.
– Việc sử dụng, khai thác bất động sản khôngcòn làm
phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
Quyền đối với bất động sản theo các phân tích ở trên là
quyền xuất phát từ nhu cầu của bất động sản hưởng
quyền, vì vậy khi nhu cầu đó không còn, quy định về
quyền đối với bất động sản không còn ý nghĩa dẫn đến
chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề. Quyền đối
với bất động sản liền kề được phát sinh dựa trên đặc tính
tự nhiên của hai thửa đất nhưng bên cạnh đó cũng phải
phụ thuộc nhu cầu của các chủ thể. Nếu việc chủ sở hữu
bất động sản liền kề không còn nhu cầu hưởng quyền từ lO M oARcPSD| 47110589
việc sử dụng, khai thác bất động sản liền kề thì quyền đối
với bất động sản liền kề cũng được chấm dứt.
– Theo thỏa thuận của các bên
Về bản chất, quyền đối với bất động sản liền kề phát sinh
do nhu cầu đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong việc
sử dụng đất. Do đó trường hợp các bên thống nhất thỏa
thuận không đặt ra quyền đối với bất sản liền kề thì thỏa
thuận đó sẽ được pháp luật tôn trọng miễn hông được
trái pháp luật và đạo đức xã hội.
– Trường hợp khác theo quy định của phápluật, có thể là
trường hợp theo Bản án, Quyết định của Tòa án khi mà
Tòa án nhận thấy có đủ căn cứ, lập luận để chấm dứt
quyền đối với bất động sản. Ngoài các căn cứ đã nêu
trên, quyền đối với tài sản có thể chấm dứt theo quy
định của pháp luật, đó có thể là việc thông qua: một
bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một quy định
mở của Bộ luật Dân sự 2015 bởi trong thực tiễn không
tránh khỏi trường hợp làm phát sinh những trường hợp
mới có thể làm căn cứ chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề khác.