Phân tích sự biến đổi về chức năng và quan hệ của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vai trò của giáo dục gia đình trong xã hội Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn Hệ thống thông tin quản lý

Phân tích sự biến đổi về chức năng và quan hệ của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vai trò của giáo dục gia đình trong xã hội Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Hệ thống thông tin quản lý được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Thông tin:
10 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích sự biến đổi về chức năng và quan hệ của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vai trò của giáo dục gia đình trong xã hội Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn Hệ thống thông tin quản lý

Phân tích sự biến đổi về chức năng và quan hệ của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vai trò của giáo dục gia đình trong xã hội Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Hệ thống thông tin quản lý được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

132 66 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 45834641
Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................. 2
NỘI DUNG .................................................................................................................................................. 2
I. LÝ LUẬN ................................................................................................................................................. 2
1. Khái niệm gia đình: ............................................................................................................................ 2
2. Sự biến đổi về chức năng và quan hệ ................................................................................................ 3
2.1. Sự biến đổi về chức năng.................................................................................................................. 3
2.2. Sự biến đổi về quan hệ gia đình ....................................................................................................... 5
II. VAI TRÒ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY ............................... 7
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................. 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 9
lOMoARcPSD| 45834641
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt hàng thế kỷ, gia đình ở Việt Nam được coi là một bức tranh phản
ánh sâu sắc về những giá trị truyền thống, tình thân thương và sự đoàn kết. Gia đình
không chỉ nơi con người chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc, còn nơi
truyền đạt tri thức, truyền thống, đạo đức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây
nơi con người hình thành những giá trị về tôn trọng, lòng hiếu thảo tình yêu
thương đối với gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, khi hội Việt Nam bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa
hội, các gia đình đã phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Cách mạng mang theo
nhiều biến đổi, mở ra một thời kỳ mới với sphân bổ tài nguyên và cơ hội một cách
công bằng hơn, nhưng cũng đặt ra những áp lực thách thức cho các gia đình.
Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển từ nông nghiệp đến công nghiệp sau đó hiện
đại hóa, chức năng của gia đình đã trải qua sự biến đổi mạnh mẽ. Gia đình không
còn chỉ nơi cung cấp tài sản bảo vệ hội, còn phải đối mặt với nhiều áp
lực khác nhau như cần phải thích nghi với cuộc sống đô thị, đòi hỏi có trách nhiệm
với việc nuôi dạy con cái trong môi trường phức tạp hơn.
Hệ thống giáo dục cũng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống gia
đình hội. Vai trò của giáo dục gia đình không chỉ việc truyền đạt kiến thức
bản, còn việc hình thành đạo đức, giáo dục công dân, và phát triển duy
sáng tạo đồng thời nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhân cách
và nhận thức của thế hệ trẻ.
Trong bối cảnh hội Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu sự biến đổi về chức
năng và quan hệ của gia đình cũng như vai trò của giáo dục gia đình không chỉ giúp
chúng ta hiểu hơn về sự phát triển của hội, còn cung cấp cơ hội để tìm kiếm
giải pháp cho những thách thức hội mà đất nước đang đối diện. Xuất phát từ
tình hình thực tế trên, bằng việc nghiên cứu đề tài Phân tích sự biến đổi về chức
năng quan hệ của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chnghĩa
hội. Vai trò của giáo dục gia đình trong xã hội Việt Nam hiện nay” chúng ta có thể
định hình một hướng phát triển bền vững cho gia đình và hội Việt Nam trong
tương lai.
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN
1. Khái niệm gia đình:
Gia đình không chỉ đơn thuần một nhóm người sống chung dưới một mái
nhà, còn là một cộng đồng đặc biệt ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại
lOMoARcPSD| 45834641
3
phát triển của xã hội. C. Mác và Ph. Ăngghen khi đề cập đến gia đình đã cho rằng "
Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái
tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh
sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình.”
Gia đình sở hình thành từ hai mối quan hệ bản: quan hệ hôn nhân
(giữa vợ chồng) quan hhuyết thống (giữa cha mẹ con cái). Những mối
quan hệ này không tồn tại độc lập mà được đặt trong bối cảnh sgắn bó, kết nối,
tương tác lẫn nhau. Các quan hệ này được quy định bởi nghĩa vụ, quyền lợi, và trách
nhiệm của từng thành viên, thường được thể hiện thông qua cả pháp lý và đạo đức.
Ngoài hai mối quan hệ bản là quan hệ hôn nhân quan hhuyết thống,
gia đình còn bao gồm nhiều mối quan hệ khác, như quan hệ giữa ông cháu
chắt, anh chị em với nhau, cô, dì, chú, bác với cháu, và nhiều quan hệ tình thân khác
nữa. Ngày nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, quan hệ cha mẹ nuôi (người đỡ
đầu) với con nuôi (được công nhận bằng thủ tục pháp lý) cũng được thừa nhận trong
phạm vi quan hệ gia đình.
2. Sự biến đổi về chức năng và quan hệ
Trong giai đoạn tiến tới chủ nghĩa xã hội, gia đình Việt Nam đã trải qua một
loạt biến đổi đa chiều. Những sự thay đổi này không chỉ xuất phát từ các yếu tố bên
ngoài như sự phát triển của kinh tế thị trường, sự định hướng xã hội chủ nghĩa, quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, liên quan đến sự phát triển của kinh tế tri thức,
còn bao gồm sự lan tỏa của xu hướng toàn cầu hóa hội nhập quốc tế. Đồng
thời, chính sách và hướng dẫn tĐảng Nhà nước vgia đình cũng tác động
đáng kể vào sự biến đổi này.
Những biến đổi trong gia đình không chỉ ảnh hưởng đến quy cấu trúc
còn đề cập đến chức năng mối quan hệ bên trong gia đình. Sự thay đổi y
cũng đồng thời mang theo động lực mới, góp phần vào sự phát triển toàn diện của
xã hội.
2.1. Sự biến đổi về chức năng
a. Biến đổi chức năng tái sản xuất con người
Trước đây, dưới tác động của phong tục nhu cầu sản xuất nông nghiệp,
trong gia đình Việt Nam truyền thống, mối quan tâm đến con cái thường được thể
hiện qua ba phương diện chính: cần phải con, số lượng càng đông càng tốt,
nhất thiết phải con trai đđảm bảo sự nối dõi. Tuy nhiên, hiện nay, nhu cầu này
đã trải qua sự biến đổi đáng kể: mức sinh con của phụ nữ giảm, số lượng con mong
muốn giảm đi, và nhu cầu phải có con trai của các cặp vợ chồng cũng giảm đi.
lOMoARcPSD| 45834641
4
Nhờ tiến bộ trong lĩnh vực y học hiện đại, ngày nay, việc quản lý sinh con đã
trở nên hiệu quả hơn gia đình sự tự quyết định lớn hơn về việc sinh đẻ. Gia
đình có khả năng tự quyết định về số lượng con và thời điểm sinh con dựa trên các
tiến bộ khoa học và kiến thức y học. Ngoài ra, chính sách về quản lý dân số của Nhà
nước cũng đang thực hiện sđiều chỉnh, phợp với tình hình dân số và nhu cầu về
sức lao động của xã hội. Từ những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, Nhà nước đã thực
hiện và khuyến khích rộng rãi việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật tránh thai
và kiểm soát dân số thông qua Chương trình Vận động Sinh đẻ có kế hoạch.
b. Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Quá trình công nghiệp hóa đã tách rời gia đình và nơi làm việc về mặt không
gian, dẫn đến sự suy giảm hoặc mất đi chức năng sản xuất truyền thống của gia đình.
Đồng thời, chức năng tiêu dùng gia đình đã trở nên quan trọng hơn. Trong quá trình
này, gia đình đã trải qua hai giai đoạn chuyển đổi chính:
Thứ nhất chuyển từ sản xuất đáp ứng nhu cầu gia đình sang sản xuất đáp ứng
nhu cầu thị trường. Gia đình trước đây thường sản xuất để tự tiêu thụ, nhưng bây giờ
đã chuyển sang sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người khác và của xã hội. Các gia
đình nông thôn dường như không còn đơn vtự cung tự cấp đã bắt đầu cung
ứng sản phẩm ra thị trường.
Thứ hai chuyển từ tự sản xuất tự tiêu thụ sang tiêu dùng sản phẩm thị trường.
Gia đình hiện nay thường không tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà mua hàng hóa
dịch vtừ thị trường. Điều này đã làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng
quan trọng trong xã hội.
Gia đình không chỉ thực hiện việc tiêu dùng hàng ngày n nơi nghỉ
ngơi, vui chơi giải trí. Họ tiêu dùng sản phẩm hàng hóa dịch vụ hội, ảnh
hưởng đến sản xuất, tiền tệ sự phát triển của hội. Gia đình trở thành nơi tiêu
dùng hàng hóa và dịch vụ văn hóa sau những giờ làm việc.
c. Biến đổi chức năng giáo dục ( xã hội hóa )
Trong giai đoạn Công nghiệp hóa Hiện đại hóa (CNH - HĐH), nhu cầu về
nguồn lao động tay nghề ngày càng tăng. Điều này đồng nghĩa với việc tiêu chuẩn
của việc nuôi dưỡng con cái cũng trở nên cao hơn. hội đặt kỳ vọng lớn đối với
chất lượng giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Sự quan tâm đầu vào giáo dục con cái sự biến đổi tùy thuộc vào nhiều
yếu tố, bao gồm điều kiện gia đình, vị trí địa yếu tvăn hóa. Trong các khu vực
thành thị, cha mẹ thường quan tâm nhiều hơn đến việc học của con so với vùng nông
lOMoARcPSD| 45834641
5
thôn. dụ, Tây Bắc, tỷ lệ cha mẹ quan tâm ít hơn so với các vùng khác,
người Hmông thường tỷ lquan tâm thấp nhất. Những cha mẹ trình độ học
vấn cao và thu nhập cao thường có mức quan tâm caon đến việc học của con cái.
Trẻ em độ tuổi 7-14 thường nhận được sự quan tâm cao hơn so với trẻ độ tuổi
15 - 17.
Trong thời kỳ phong kiến, vấn đề giáo dục thường do người đàn ông - người
đóng vai trò gia trưởng thực hiện, chỉ có nam giới được đi học. Tuy nhiên, ngày
nay, với sự tăng cường quyền bình đẳng giới, cả nam lẫn nữ đều được đưa đến trường
học. Gia đình hiện đại đã chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho việc giáo dục, và phụ
nữ trong gia đình xã hội được tôn trọng nhiều quyền hơn, đặc biệt trong
việc giáo dục con cái.
Trong bối cảnh hội đang thay đổi nhanh chóng và tốc độ CNH - HĐH ngày
càng gia tăng, cuộc sống ngày càng trở nên hối hả hơn. Sự tập trung vào khía cạnh
kinh tế ưu tiên vấn đề kinh tế đã làm mờ nhạt đi các giá trị truyền thống của gia
đình, thậm chí gây ra những hệ lụy xấu. Chăm sóc giáo dục trẻ em trong gia
đình đang đối mặt với nhiều thách thức, với tình trạng trẻ em bỏ học, lang thang,
phạm tội, hoặc rơi vào các tệ nạn xã hội đang gia tăng.
d. Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
Trong thời đại ngày nay, sự bền vững của gia đình không chỉ dựa vào sự ràng
buộc của các mối quan hệ vtrách nhiệm và nghĩa vụ giữa vợ chồng, cha mẹ và con
cái, còn phụ thuộc vào mối quan htình cảm hòa hợp giữa họ. Hạnh phúc
nhân sự tự do của từng thành viên trong gia đình cũng trở nên quan trọng hơn.
Trước đây, việc đặt lợi ích gia đình trên hết được ưu tiên hơn so với tình cảm
nhân. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đôi lứa hạnh phúc nhân được coi trọng.
Mặc việc ly hôn thể gây hậu quả cho con cái, nhưng khi hạnh phúc của cặp
đôi không còn, họ có thể sẵn sàng tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý.
Hiện nay, gia đình đã nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của việc chia sẻ
trách nhiệm trong đời sống gia đình. Gia đình nơi mọi người chia sẻ nhận
lời động viên từ nhau, cũng như nơi thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.
Mặc dù các gia đình hiện đại có nhiều đặc điểm mới, như sống ở đô thị, việc làm,
học vấn cao mức sống cao, nhưng vẫn còn sự bất đẳng giới giữa nam nữ. Nhiều
phụ nữ vẫn cảm thấy họ không được ngang bằng nam giới, đặc biệt trong việc chia
sẻ và lắng nghe.
2.2. Sự biến đổi về quan hệ gia đình
a. Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
lOMoARcPSD| 45834641
6
Dưới tác động của chế thị trường, sự lan tỏa của khoa học công nghệ
hiện đại cùng với quá trình toàn cầu hóa, gia đình ngày nay phải đối mặt với một
loạt thách thức tác động phức tạp. Những tác động này đã mạnh mẽ thay đổi
cấu và giá trị truyền thống của gia đình, gây ra nhiều hệ lụy và tác động đáng kể đến
cuộc sống gia đình hiện đại.
Trong bối cảnh này, quan hvợ chồng trở nên lỏng lẻo hơn, thể hiện qua sự
gia tăng đáng kể trong tỷ lệ ly hôn, ly thân, và ngoại tình. Các vấn đề liên quan đến
quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, cũng như việc
chung sống mà không kết hôn, đã trở thành những hiện tượng quen thuộc. Những bi
kịch gia đình, thảm án, cảm giác cô đơn của người già và vấn đề bạo hành trong gia
đình và xâm hại tình dục đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Giá trị truyền thống của gia đình đã trở nên ít được coi trọng, và kiểu gia đình
truyền thống đang bị lung lay, phá vỡ. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng quan sát sự
gia tăng của các hộ gia đình đơn thân, độc thân, hôn nhân đồng tính và việc sinh con
ngoài giá thú. Điều này phản ánh sự thích nghi của gia đình với môi trường hội
đang thay đổi và sự đa dạng trong cơ cấu gia đình.
Sức ép từ cuộc sống hiện đại, bao gồm công việc căng thẳng, không ổn định,
di chuyển thường xuyên, đã khiến cho hôn nhân trở nên khó khăn với nhiều người.
Nhiều hiện tượng như bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, ngoại tình, và sống thử gây
rạn nứt phá hoại sự bền vững của gia đình, khiến cho trở nên mong manh
dễ tan vỡ hơn bao giờ hết.
Hơn nữa, những tnạn như trẻ em lang thang, nghiện hút, buôn bán phụ
nữ qua biên giới đang tạo ra mối đe dọa nguy lớn đối với sự ổn định của các
gia đình. Điều này đặt ra một thách thức đáng kể cho xã hội và yêu cầu sự đoàn kết
và hỗ trợ từ các cơ quan chức năng và tổ chức xã hội.
Trong quá khứ, người chồng thường đóng vai trò trụ cột, giữ quyền lực gia
đình. Người chồng thường người sở hữu tài sản của gia đình quyền quyết
định về các vấn đề quan trọng, thậm chí bao gồm quyền quyết định việc dạy dỗ hoặc
trừng phạt con cái. Tuy nhiên, xã hội Việt Nam hiện nay, sự bình đẳng giữa nam
ntrong gia đình đã dần trở nên ràng hơn. Không còn một hình gia đình
duy nhất người chồng giới đóng vai trò chủ chốt. Ngoài hình truyền thống
với người chồng người đứng đầu gia đình, còn tồn tại ít nhất hai hình khác.
Đó hình người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình hình cả hai vợ chồng
cùng làm chủ gia đình.
lOMoARcPSD| 45834641
7
Sự thay đổi trong cơ cấu gia đình này phản ánh sự phát triển và thích nghi của
gia đình với sự thay đổi trong hội giúp thể hiện tính đa dạng sự tiến bộ trong
nhận thức về vai trò của mỗi thành viên trong gia đình.
b. Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hoá của gia đình.
Trong thời đại ngày nay, mối quan hgiữa các thế hệ các giá trị văn hóa
gia đình đang biến đổi không ngừng. Trong gia đình truyền thống, trẻ em thường
được sinh ra lớn lên trong shướng dẫn giáo dục chặt chtừ ông bà cha
mẹ, bắt đầu từ khi còn nhỏ tuổi. Tuy nhiên, trong gia đình hiện đại, việc giáo dục trẻ
thường phụ thuộc nhiều vào trường học, và thiếu đi sự hướng dẫn từ ông bà và cha
mẹ. Ngược lại, người cao tuổi trong gia đình truyền thống thường sống cùng với con
cháu, đáp ứng nhu cầu tâm và tình cảm của họ. Tuy nhiên, khi quy gia đình
thay đổi, người cao tuổi thể phải đối mặt với cảm giác đơn thiếu thốn về
tình cảm.
Những thay đổi trong mô hình gia đình tiêu biểu cho thấy ràng thách thức
lớn nhất gia đình Việt Nam đang phải đối mặt xung đột giữa các thế hệ, xuất
phát từ sự khác biệt về tuổi tác khi họ sống chung với nhau. Người cao tuổi thường
đề cao các giá trị truyền thống và có chiều hướng bảo thủ, đôi khi thậm chí ép buộc
quan điểm của họ lên thế hệ trẻ. Trái lại, thế hệ trẻ thường đặt sự ưu tiên vào các giá
trị hiện đại và thể không coi trọng những yếu tố truyền thống. Gia đình càng đông
thế hệ, xung đột giữa các thế hệ càng trở nên phức tạp.
Trong hội ngày nay, ngày càng nhiều hiện tượng trước đây ít hoặc
không tồn tại xuất hiện như bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, ngoại tình và thậm chí
sống thử. Những hiện tượng này đã gây rạn nứt đe dọa tính bền vững của gia đình.
Ngoài ra, những vấn đề ntrẻ em lang thang, nghiện ngập và buôn bán phụ nữ qua
biên giới cũng đang tạo ra nhiều nguy cơ đe dọa tới sự đoàn kết trong gia đình.
II. VAI TRÒ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
HIỆN NAY
Giáo dục gia đình một phần quan trọng của hệ thống giáo dục Việt Nam
hiện nay. Gia đình vẫn tiếp tục đóng vai trò tạo nền tảng quan trọng cho shình
thành của con người và hội. Tuy nhiên, giáo dục gia đình đang phải đối mặt với
nhiều thách thức và thay đổi trong thời đại hiện đại.
Tầm quan trọng của Giáo dục Gia đình trong Giáo dục Việt Nam hiện nay
Gia đình tiếp tục được xem "trường học đầu tiên" của mọi người Việt
Nam. Gia đình là nơi con người học hỏi các giá trị về lòng yêu thương, sự tôn trọng,
lOMoARcPSD| 45834641
8
đạo đức. cung cấp môi trường tốt để phát triển các kỹ năng hội duy
cần thiết cho cuộc sống. Việc tôn trọng truyền thống giá trị văn hóa của dân tộc
qua gia đình vẫn rất quan trọng để duy ttính đa dạng sự đoàn kết trong hội
Việt Nam.
Thách thức và Thay đổi trong Giáo dục Gia đình
Tuy tầm quan trọng của giáo dục gia đình vẫn được thừa nhận, nhưng gia đình
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Cuộc sống hiện đại, với áp lực
công việc cuộc sống nhanh chóng, đôi khi làm cho gia đình ít thời gian đ
tương tác dành squan tâm đúng mức cho con cái. Điều này thể ảnh hưởng
đến việc truyền đạt giá trị và giáo dục đạo đức.
Hơn nữa, sự thay đổi trong giáo dục hiện đại, với sự phát triển của công nghệ
tiến bộ trong giáo dục hình thức, đã đặt ra những thách thức mới cho gia đình.
Con cái thường tiếp xúc với nhiều thông tin và giá trị từ nhiều nguồn khác nhau, và
gia đình phải giúp họ xây dựng khnăng lựa chọn phân tích thông tin một cách
đúng đắn.
Tương lai của Giáo dục Gia đình trong Giáo dục Việt Nam
Giáo dục gia đình vẫn cần được thúc đẩy và thúc đầu trong xã hội Việt Nam.
Việc tạo ra chương trình giáo dục gia đình cung cấp nguồn thông tin tài liệu
hữu ích cho các gia đình sẽ giúp tăng cường vai trò của gia đình trong việc hình
thành nhân cách và giáo dục đạo đức của con cái. Ngoài ra, sự hợp tác giữa nhà
trường và gia đình cũng là một yếu tố quan trọng. Nhà trường có thể hỗ trợ gia đình
trong việc giáo dục đạo đức giúp phụ huynh hiểu hơn về quy trình giáo dục
trường học để họ có thể hỗ trợ con cái một cách tốt nhất.
Tóm lại, giáo dục gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng trong giáo dục Việt
Nam hiện nay, nhưng đang phải đối mặt với nhiều thách thức thay đổi trong
xã hội hiện đại. Để đảm bảo rằng giáo dục gia đình tiếp tục đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành nhân cách giáo dục đạo đức của thế hệ trẻ, cần shợp tác
và sự tập trung vào việc cải thiện chất lượng giáo dục gia đình.
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, gia đình Việt Nam đã trải qua một
sự thay đổi toàn diện do tác động của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố khách quan
chủ quan. Sự phát triển của kinh tế thị trường, sự định hướng hội chủ nghĩa,
lOMoARcPSD| 45834641
9
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến sự phát triển của tri thức kinh
tế, xu hướng toàn cầu hóa hội nhập quốc tế, cùng với các cách mạng trong lĩnh
vực khoa học và công nghệ, các chính sách hướng dẫn từ Đảng Nhà nước
về gia đình đã thúc đẩy sự thay đổi này.
Gia đình Việt Nam trong thời kỳ này đã thích nghi với những biến đổi bằng
cách điều chỉnh quy mô, cấu trúc, chức năng và quan hệ gia đình. Quy mô gia đình
hiện nay thường thu nhỏ hơn so với quá khứ, với ít thành viên hơn, nhằm đáp ứng
nhu cầu và điều kiện mới của thời đại. Tuy nhiên, quá trình này cũng gây ra một số
phản ứng chưa được giải quyết hoàn toàn.
Trong thời kỳ chuyển đổi lên chủ nghĩa hội, chức năng của gia đình đã thay
đổi ở nhiều khía cạnh. Gia đình không chỉ là nơi sản xuất và tái sản xuất con người,
mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý kinh tế và tổ chức tiêu dùng, giáo
dục (xã hội hóa) thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, đồng thời duy trì bảo tồn c
mối quan hệ tình cảm trong gia đình.
Từ những thay đổi này, Đảng Nhà nước đã xác định hướng đi bản để
xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Gia đình vẫn là một phần quan trọng trong sự phát triển xã hội, đặc biệt về mặt giáo
dục và duy trì các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc thúc đẩy vai trò của
giáo dục gia đình là một trong những mục tiêu quan trọng để đảm bảo sự phát triển
bền vững của xã hội Việt Nam trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Hoàng Chí Bảo (2021).Giáo trình “Chủ nghĩa hội khoa
học”(dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc
gia sự thật, Hà Nội.
2. Trần Thị Minh Thi, “Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay
vàmột số khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Cộng sản ngày 10 tháng 06 năm 2020
lOMoARcPSD| 45834641
10
3. Phan Thuận (2018). “Chức năng gia đình sự biến đổi ttiếp cận
lýthuyếtcấu trúc chức năng”, Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình, số 7-2018
4. Phạm Việt Tùng, “Sự biến đổi gia đình Việt Nam dưới góc nhìn
hộihọc”, Tạp chí VHNT số 319, tháng 1-2011
5. https://www.xaydungdang.org.vn/nhan-quyen-va-cuoc-song/xay-
dung-hegia-tri-gia-dinh-viet-nam-trong-tinh-hinh-moi-18303
| 1/10

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45834641 Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................. 2
NỘI DUNG .................................................................................................................................................. 2
I. LÝ LUẬN ................................................................................................................................................. 2
1. Khái niệm gia đình: ............................................................................................................................ 2
2. Sự biến đổi về chức năng và quan hệ ................................................................................................ 3
2.1. Sự biến đổi về chức năng.................................................................................................................. 3
2.2. Sự biến đổi về quan hệ gia đình ....................................................................................................... 5
II. VAI TRÒ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY ............................... 7
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................. 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 9 lOMoAR cPSD| 45834641 LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt hàng thế kỷ, gia đình ở Việt Nam được coi là một bức tranh phản
ánh sâu sắc về những giá trị truyền thống, tình thân thương và sự đoàn kết. Gia đình
không chỉ là nơi mà con người chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn là nơi
truyền đạt tri thức, truyền thống, và đạo đức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây là
nơi con người hình thành những giá trị về tôn trọng, lòng hiếu thảo và tình yêu
thương đối với gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, khi xã hội Việt Nam bước vào giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, các gia đình đã phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Cách mạng mang theo
nhiều biến đổi, mở ra một thời kỳ mới với sự phân bổ tài nguyên và cơ hội một cách
công bằng hơn, nhưng cũng đặt ra những áp lực và thách thức cho các gia đình.
Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển từ nông nghiệp đến công nghiệp và sau đó là hiện
đại hóa, chức năng của gia đình đã trải qua sự biến đổi mạnh mẽ. Gia đình không
còn chỉ là nơi cung cấp tài sản và bảo vệ xã hội, mà còn phải đối mặt với nhiều áp
lực khác nhau như cần phải thích nghi với cuộc sống đô thị, đòi hỏi có trách nhiệm
với việc nuôi dạy con cái trong môi trường phức tạp hơn.
Hệ thống giáo dục cũng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống gia
đình và xã hội. Vai trò của giáo dục gia đình không chỉ là việc truyền đạt kiến thức
cơ bản, mà còn là việc hình thành đạo đức, giáo dục công dân, và phát triển tư duy
sáng tạo đồng thời nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhân cách
và nhận thức của thế hệ trẻ.
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu sự biến đổi về chức
năng và quan hệ của gia đình cũng như vai trò của giáo dục gia đình không chỉ giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của xã hội, mà còn cung cấp cơ hội để tìm kiếm
giải pháp cho những thách thức và cơ hội mà đất nước đang đối diện. Xuất phát từ
tình hình thực tế trên, bằng việc nghiên cứu đề tài “ Phân tích sự biến đổi về chức
năng và quan hệ của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Vai trò của giáo dục gia đình trong xã hội Việt Nam hiện nay
” chúng ta có thể
định hình một hướng phát triển bền vững cho gia đình và xã hội Việt Nam trong tương lai. NỘI DUNG I. LÝ LUẬN
1. Khái niệm gia đình:
Gia đình không chỉ đơn thuần là một nhóm người sống chung dưới một mái
nhà, mà còn là một cộng đồng đặc biệt có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và 2 lOMoAR cPSD| 45834641
phát triển của xã hội. C. Mác và Ph. Ăngghen khi đề cập đến gia đình đã cho rằng "
Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái
tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh
sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình.”
Gia đình có cơ sở hình thành từ hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ hôn nhân
(giữa vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (giữa cha mẹ và con cái). Những mối
quan hệ này không tồn tại độc lập mà được đặt trong bối cảnh sự gắn bó, kết nối, và
tương tác lẫn nhau. Các quan hệ này được quy định bởi nghĩa vụ, quyền lợi, và trách
nhiệm của từng thành viên, thường được thể hiện thông qua cả pháp lý và đạo đức.
Ngoài hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống,
gia đình còn bao gồm nhiều mối quan hệ khác, như quan hệ giữa ông bà và cháu
chắt, anh chị em với nhau, cô, dì, chú, bác với cháu, và nhiều quan hệ tình thân khác
nữa. Ngày nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, quan hệ cha mẹ nuôi (người đỡ
đầu) với con nuôi (được công nhận bằng thủ tục pháp lý) cũng được thừa nhận trong
phạm vi quan hệ gia đình.
2. Sự biến đổi về chức năng và quan hệ
Trong giai đoạn tiến tới chủ nghĩa xã hội, gia đình Việt Nam đã trải qua một
loạt biến đổi đa chiều. Những sự thay đổi này không chỉ xuất phát từ các yếu tố bên
ngoài như sự phát triển của kinh tế thị trường, sự định hướng xã hội chủ nghĩa, quá
trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, liên quan đến sự phát triển của kinh tế tri thức,
mà còn bao gồm sự lan tỏa của xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đồng
thời, chính sách và hướng dẫn từ Đảng và Nhà nước về gia đình cũng có tác động
đáng kể vào sự biến đổi này.
Những biến đổi trong gia đình không chỉ ảnh hưởng đến quy mô và cấu trúc
mà còn đề cập đến chức năng và mối quan hệ bên trong gia đình. Sự thay đổi này
cũng đồng thời mang theo động lực mới, góp phần vào sự phát triển toàn diện của xã hội.
2.1. Sự biến đổi về chức năng
a. Biến đổi chức năng tái sản xuất con người
Trước đây, dưới tác động của phong tục và nhu cầu sản xuất nông nghiệp,
trong gia đình Việt Nam truyền thống, mối quan tâm đến con cái thường được thể
hiện qua ba phương diện chính: cần phải có con, số lượng càng đông càng tốt, và
nhất thiết phải có con trai để đảm bảo sự nối dõi. Tuy nhiên, hiện nay, nhu cầu này
đã trải qua sự biến đổi đáng kể: mức sinh con của phụ nữ giảm, số lượng con mong
muốn giảm đi, và nhu cầu phải có con trai của các cặp vợ chồng cũng giảm đi. 3 lOMoAR cPSD| 45834641
Nhờ tiến bộ trong lĩnh vực y học hiện đại, ngày nay, việc quản lý sinh con đã
trở nên hiệu quả hơn và gia đình có sự tự quyết định lớn hơn về việc sinh đẻ. Gia
đình có khả năng tự quyết định về số lượng con và thời điểm sinh con dựa trên các
tiến bộ khoa học và kiến thức y học. Ngoài ra, chính sách về quản lý dân số của Nhà
nước cũng đang thực hiện sự điều chỉnh, phù hợp với tình hình dân số và nhu cầu về
sức lao động của xã hội. Từ những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, Nhà nước đã thực
hiện và khuyến khích rộng rãi việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật tránh thai
và kiểm soát dân số thông qua Chương trình Vận động Sinh đẻ có kế hoạch.
b. Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Quá trình công nghiệp hóa đã tách rời gia đình và nơi làm việc về mặt không
gian, dẫn đến sự suy giảm hoặc mất đi chức năng sản xuất truyền thống của gia đình.
Đồng thời, chức năng tiêu dùng gia đình đã trở nên quan trọng hơn. Trong quá trình
này, gia đình đã trải qua hai giai đoạn chuyển đổi chính:
Thứ nhất chuyển từ sản xuất đáp ứng nhu cầu gia đình sang sản xuất đáp ứng
nhu cầu thị trường. Gia đình trước đây thường sản xuất để tự tiêu thụ, nhưng bây giờ
đã chuyển sang sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người khác và của xã hội. Các gia
đình nông thôn dường như không còn là đơn vị tự cung tự cấp mà đã bắt đầu cung
ứng sản phẩm ra thị trường.
Thứ hai chuyển từ tự sản xuất tự tiêu thụ sang tiêu dùng sản phẩm thị trường.
Gia đình hiện nay thường không tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà mua hàng hóa
và dịch vụ từ thị trường. Điều này đã làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng trong xã hội.
Gia đình không chỉ thực hiện việc tiêu dùng hàng ngày mà còn là nơi nghỉ
ngơi, vui chơi và giải trí. Họ tiêu dùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ xã hội, ảnh
hưởng đến sản xuất, tiền tệ và sự phát triển của xã hội. Gia đình trở thành nơi tiêu
dùng hàng hóa và dịch vụ văn hóa sau những giờ làm việc.
c. Biến đổi chức năng giáo dục ( xã hội hóa )
Trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH - HĐH), nhu cầu về
nguồn lao động có tay nghề ngày càng tăng. Điều này đồng nghĩa với việc tiêu chuẩn
của việc nuôi dưỡng con cái cũng trở nên cao hơn. Xã hội đặt kỳ vọng lớn đối với
chất lượng giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Sự quan tâm và đầu tư vào giáo dục con cái có sự biến đổi tùy thuộc vào nhiều
yếu tố, bao gồm điều kiện gia đình, vị trí địa lý và yếu tố văn hóa. Trong các khu vực
thành thị, cha mẹ thường quan tâm nhiều hơn đến việc học của con so với vùng nông 4 lOMoAR cPSD| 45834641
thôn. Ví dụ, ở Tây Bắc, có tỷ lệ cha mẹ quan tâm ít hơn so với các vùng khác, và
người Hmông thường có tỷ lệ quan tâm thấp nhất. Những cha mẹ có trình độ học
vấn cao và thu nhập cao thường có mức quan tâm cao hơn đến việc học của con cái.
Trẻ em ở độ tuổi 7-14 thường nhận được sự quan tâm cao hơn so với trẻ ở độ tuổi 15 - 17.
Trong thời kỳ phong kiến, vấn đề giáo dục thường do người đàn ông - người
đóng vai trò gia trưởng thực hiện, và chỉ có nam giới được đi học. Tuy nhiên, ngày
nay, với sự tăng cường quyền bình đẳng giới, cả nam lẫn nữ đều được đưa đến trường
học. Gia đình hiện đại đã chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho việc giáo dục, và phụ
nữ trong gia đình và xã hội được tôn trọng và có nhiều quyền hơn, đặc biệt trong việc giáo dục con cái.
Trong bối cảnh xã hội đang thay đổi nhanh chóng và tốc độ CNH - HĐH ngày
càng gia tăng, cuộc sống ngày càng trở nên hối hả hơn. Sự tập trung vào khía cạnh
kinh tế và ưu tiên vấn đề kinh tế đã làm mờ nhạt đi các giá trị truyền thống của gia
đình, và thậm chí gây ra những hệ lụy xấu. Chăm sóc và giáo dục trẻ em trong gia
đình đang đối mặt với nhiều thách thức, với tình trạng trẻ em bỏ học, lang thang,
phạm tội, hoặc rơi vào các tệ nạn xã hội đang gia tăng.
d. Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
Trong thời đại ngày nay, sự bền vững của gia đình không chỉ dựa vào sự ràng
buộc của các mối quan hệ về trách nhiệm và nghĩa vụ giữa vợ chồng, cha mẹ và con
cái, mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ tình cảm hòa hợp giữa họ. Hạnh phúc cá
nhân và sự tự do của từng thành viên trong gia đình cũng trở nên quan trọng hơn.
Trước đây, việc đặt lợi ích gia đình trên hết được ưu tiên hơn so với tình cảm cá
nhân. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đôi lứa và hạnh phúc cá nhân được coi trọng.
Mặc dù việc ly hôn có thể gây hậu quả cho con cái, nhưng khi hạnh phúc của cặp
đôi không còn, họ có thể sẵn sàng tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý.
Hiện nay, gia đình đã nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của việc chia sẻ
và trách nhiệm trong đời sống gia đình. Gia đình là nơi mọi người chia sẻ và nhận
lời động viên từ nhau, cũng như nơi thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.
Mặc dù các gia đình hiện đại có nhiều đặc điểm mới, như sống ở đô thị, có việc làm,
học vấn cao và mức sống cao, nhưng vẫn còn sự bất đẳng giới giữa nam và nữ. Nhiều
phụ nữ vẫn cảm thấy họ không được ngang bằng nam giới, đặc biệt trong việc chia sẻ và lắng nghe.
2.2. Sự biến đổi về quan hệ gia đình
a. Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng 5 lOMoAR cPSD| 45834641
Dưới tác động của cơ chế thị trường, sự lan tỏa của khoa học và công nghệ
hiện đại cùng với quá trình toàn cầu hóa, gia đình ngày nay phải đối mặt với một
loạt thách thức và tác động phức tạp. Những tác động này đã mạnh mẽ thay đổi cơ
cấu và giá trị truyền thống của gia đình, gây ra nhiều hệ lụy và tác động đáng kể đến
cuộc sống gia đình hiện đại.
Trong bối cảnh này, quan hệ vợ chồng trở nên lỏng lẻo hơn, thể hiện qua sự
gia tăng đáng kể trong tỷ lệ ly hôn, ly thân, và ngoại tình. Các vấn đề liên quan đến
quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, cũng như việc
chung sống mà không kết hôn, đã trở thành những hiện tượng quen thuộc. Những bi
kịch gia đình, thảm án, cảm giác cô đơn của người già và vấn đề bạo hành trong gia
đình và xâm hại tình dục đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Giá trị truyền thống của gia đình đã trở nên ít được coi trọng, và kiểu gia đình
truyền thống đang bị lung lay, phá vỡ. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng quan sát sự
gia tăng của các hộ gia đình đơn thân, độc thân, hôn nhân đồng tính và việc sinh con
ngoài giá thú. Điều này phản ánh sự thích nghi của gia đình với môi trường xã hội
đang thay đổi và sự đa dạng trong cơ cấu gia đình.
Sức ép từ cuộc sống hiện đại, bao gồm công việc căng thẳng, không ổn định,
và di chuyển thường xuyên, đã khiến cho hôn nhân trở nên khó khăn với nhiều người.
Nhiều hiện tượng như bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, ngoại tình, và sống thử gây
rạn nứt và phá hoại sự bền vững của gia đình, khiến cho nó trở nên mong manh và
dễ tan vỡ hơn bao giờ hết.
Hơn nữa, những tệ nạn như trẻ em lang thang, nghiện hút, và buôn bán phụ
nữ qua biên giới đang tạo ra mối đe dọa và nguy cơ lớn đối với sự ổn định của các
gia đình. Điều này đặt ra một thách thức đáng kể cho xã hội và yêu cầu sự đoàn kết
và hỗ trợ từ các cơ quan chức năng và tổ chức xã hội.
Trong quá khứ, người chồng thường đóng vai trò trụ cột, giữ quyền lực gia
đình. Người chồng thường là người sở hữu tài sản của gia đình và có quyền quyết
định về các vấn đề quan trọng, thậm chí bao gồm quyền quyết định việc dạy dỗ hoặc
trừng phạt con cái. Tuy nhiên, ở xã hội Việt Nam hiện nay, sự bình đẳng giữa nam
và nữ trong gia đình đã dần trở nên rõ ràng hơn. Không còn một mô hình gia đình
duy nhất mà người chồng giới đóng vai trò chủ chốt. Ngoài mô hình truyền thống
với người chồng là người đứng đầu gia đình, còn tồn tại ít nhất hai mô hình khác.
Đó là mô hình người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. 6 lOMoAR cPSD| 45834641
Sự thay đổi trong cơ cấu gia đình này phản ánh sự phát triển và thích nghi của
gia đình với sự thay đổi trong xã hội và giúp thể hiện tính đa dạng và sự tiến bộ trong
nhận thức về vai trò của mỗi thành viên trong gia đình.
b. Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hoá của gia đình.
Trong thời đại ngày nay, mối quan hệ giữa các thế hệ và các giá trị văn hóa
gia đình đang biến đổi không ngừng. Trong gia đình truyền thống, trẻ em thường
được sinh ra và lớn lên trong sự hướng dẫn và giáo dục chặt chẽ từ ông bà và cha
mẹ, bắt đầu từ khi còn nhỏ tuổi. Tuy nhiên, trong gia đình hiện đại, việc giáo dục trẻ
thường phụ thuộc nhiều vào trường học, và thiếu đi sự hướng dẫn từ ông bà và cha
mẹ. Ngược lại, người cao tuổi trong gia đình truyền thống thường sống cùng với con
cháu, đáp ứng nhu cầu tâm lý và tình cảm của họ. Tuy nhiên, khi quy mô gia đình
thay đổi, người cao tuổi có thể phải đối mặt với cảm giác cô đơn và thiếu thốn về tình cảm.
Những thay đổi trong mô hình gia đình tiêu biểu cho thấy rõ ràng thách thức
lớn nhất mà gia đình Việt Nam đang phải đối mặt là xung đột giữa các thế hệ, xuất
phát từ sự khác biệt về tuổi tác khi họ sống chung với nhau. Người cao tuổi thường
đề cao các giá trị truyền thống và có chiều hướng bảo thủ, đôi khi thậm chí ép buộc
quan điểm của họ lên thế hệ trẻ. Trái lại, thế hệ trẻ thường đặt sự ưu tiên vào các giá
trị hiện đại và có thể không coi trọng những yếu tố truyền thống. Gia đình càng đông
thế hệ, xung đột giữa các thế hệ càng trở nên phức tạp.
Trong xã hội ngày nay, ngày càng có nhiều hiện tượng mà trước đây ít hoặc
không tồn tại xuất hiện như bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, ngoại tình và thậm chí
sống thử. Những hiện tượng này đã gây rạn nứt và đe dọa tính bền vững của gia đình.
Ngoài ra, những vấn đề như trẻ em lang thang, nghiện ngập và buôn bán phụ nữ qua
biên giới cũng đang tạo ra nhiều nguy cơ đe dọa tới sự đoàn kết trong gia đình.
II. VAI TRÒ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
Giáo dục gia đình là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục ở Việt Nam
hiện nay. Gia đình vẫn tiếp tục đóng vai trò tạo nền tảng quan trọng cho sự hình
thành của con người và xã hội. Tuy nhiên, giáo dục gia đình đang phải đối mặt với
nhiều thách thức và thay đổi trong thời đại hiện đại.
Tầm quan trọng của Giáo dục Gia đình trong Giáo dục Việt Nam hiện nay
Gia đình tiếp tục được xem là "trường học đầu tiên" của mọi người ở Việt
Nam. Gia đình là nơi con người học hỏi các giá trị về lòng yêu thương, sự tôn trọng, 7 lOMoAR cPSD| 45834641
và đạo đức. Nó cung cấp môi trường tốt để phát triển các kỹ năng xã hội và tư duy
cần thiết cho cuộc sống. Việc tôn trọng truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc
qua gia đình vẫn rất quan trọng để duy trì tính đa dạng và sự đoàn kết trong xã hội Việt Nam.
Thách thức và Thay đổi trong Giáo dục Gia đình
Tuy tầm quan trọng của giáo dục gia đình vẫn được thừa nhận, nhưng gia đình
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Cuộc sống hiện đại, với áp lực
công việc và cuộc sống nhanh chóng, đôi khi làm cho gia đình có ít thời gian để
tương tác và dành sự quan tâm đúng mức cho con cái. Điều này có thể ảnh hưởng
đến việc truyền đạt giá trị và giáo dục đạo đức.
Hơn nữa, sự thay đổi trong giáo dục hiện đại, với sự phát triển của công nghệ
và tiến bộ trong giáo dục hình thức, đã đặt ra những thách thức mới cho gia đình.
Con cái thường tiếp xúc với nhiều thông tin và giá trị từ nhiều nguồn khác nhau, và
gia đình phải giúp họ xây dựng khả năng lựa chọn và phân tích thông tin một cách đúng đắn.
Tương lai của Giáo dục Gia đình trong Giáo dục Việt Nam
Giáo dục gia đình vẫn cần được thúc đẩy và thúc đầu trong xã hội Việt Nam.
Việc tạo ra chương trình giáo dục gia đình và cung cấp nguồn thông tin và tài liệu
hữu ích cho các gia đình sẽ giúp tăng cường vai trò của gia đình trong việc hình
thành nhân cách và giáo dục đạo đức của con cái. Ngoài ra, sự hợp tác giữa nhà
trường và gia đình cũng là một yếu tố quan trọng. Nhà trường có thể hỗ trợ gia đình
trong việc giáo dục đạo đức và giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về quy trình giáo dục
trường học để họ có thể hỗ trợ con cái một cách tốt nhất.
Tóm lại, giáo dục gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng trong giáo dục Việt
Nam hiện nay, nhưng nó đang phải đối mặt với nhiều thách thức và thay đổi trong
xã hội hiện đại. Để đảm bảo rằng giáo dục gia đình tiếp tục đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức của thế hệ trẻ, cần sự hợp tác
và sự tập trung vào việc cải thiện chất lượng giáo dục gia đình. KẾT LUẬN
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, gia đình Việt Nam đã trải qua một
sự thay đổi toàn diện do tác động của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố khách quan
và chủ quan. Sự phát triển của kinh tế thị trường, sự định hướng xã hội chủ nghĩa, 8 lOMoAR cPSD| 45834641
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến sự phát triển của tri thức kinh
tế, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với các cách mạng trong lĩnh
vực khoa học và công nghệ, và các chính sách và hướng dẫn từ Đảng và Nhà nước
về gia đình đã thúc đẩy sự thay đổi này.
Gia đình Việt Nam trong thời kỳ này đã thích nghi với những biến đổi bằng
cách điều chỉnh quy mô, cấu trúc, chức năng và quan hệ gia đình. Quy mô gia đình
hiện nay thường thu nhỏ hơn so với quá khứ, với ít thành viên hơn, nhằm đáp ứng
nhu cầu và điều kiện mới của thời đại. Tuy nhiên, quá trình này cũng gây ra một số
phản ứng chưa được giải quyết hoàn toàn.
Trong thời kỳ chuyển đổi lên chủ nghĩa xã hội, chức năng của gia đình đã thay
đổi ở nhiều khía cạnh. Gia đình không chỉ là nơi sản xuất và tái sản xuất con người,
mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý kinh tế và tổ chức tiêu dùng, giáo
dục (xã hội hóa) và thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, đồng thời duy trì và bảo tồn các
mối quan hệ tình cảm trong gia đình.
Từ những thay đổi này, Đảng và Nhà nước đã xác định hướng đi cơ bản để
xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Gia đình vẫn là một phần quan trọng trong sự phát triển xã hội, đặc biệt về mặt giáo
dục và duy trì các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc thúc đẩy vai trò của
giáo dục gia đình là một trong những mục tiêu quan trọng để đảm bảo sự phát triển
bền vững của xã hội Việt Nam trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
GS.TS. Hoàng Chí Bảo (2021).Giáo trình “Chủ nghĩa xã hội khoa
học”(dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 2.
Trần Thị Minh Thi, “Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay
vàmột số khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Cộng sản ngày 10 tháng 06 năm 2020 9 lOMoAR cPSD| 45834641 3.
Phan Thuận (2018). “Chức năng gia đình và sự biến đổi từ tiếp cận
lýthuyếtcấu trúc chức năng”, Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình, số 7-2018 4.
Phạm Việt Tùng, “Sự biến đổi gia đình Việt Nam dưới góc nhìn xã
hộihọc”, Tạp chí VHNT số 319, tháng 1-2011 5.
https://www.xaydungdang.org.vn/nhan-quyen-va-cuoc-song/xay-
dung-hegia-tri-gia-dinh-viet-nam-trong-tinh-hinh-moi-18303 10