Phân tích tài chính công ty cổ phần Vinhomes | Bài tập nhóm môn phân tích tài chính
Phân tích tài chính công ty cổ phần Vinhomes | Tiểu luận môn phân tích tài chính được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44919514
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
-------- -------- BÀI TẬP NHÓM 1
MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Chủ đề: Phân tích tài chính công ty cổ phần Vinhomes
Lớp học phần: NHTC1108(223)_03
Giảng viên: TS. Đỗ Hồng Nhung Hồ Quang Minh 11206081 Hà Huy Chiến 11220082
Nguyễn Đức Hiếu 11218960 Nguyễn Văn Trung 11208236 Nguyễn Hải Duy 11211686
Hà Nội, Ngày 24 Tháng 01 Năm 2024 lOMoAR cPSD| 44919514 lOMoAR cPSD| 44919514
Phần I: Tổng quan về doanh nghiệp
1. Giới thiệu sơ lược
Vinhomes là nhà phát triển bất động sản thương mại lớn nhất Việt Nam. Được thành lập
như một công ty con của Vingroup, công ty đã được tách ra vào năm 2018 và 10% cổ
phần được bán trong một đợt IPO. Sau ngày giao dịch đầu tiên, Vinhomes đã trở thành
công ty đại chúng lớn thứ hai tại Việt Nam sau công ty mẹ Vingroup.
Vinhomes phát triển bất động sản tại 40 thành phố trên khắp Việt Nam và sở hữu 16.000
ha (62 sq mi) đất tại Việt Nam. Công ty cũng là một trong những chủ sở hữu của tòa nhà
cao nhất Việt Nam, Landmark 81.
Vinhomes đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam
và được biết đến như một trong những thương hiệu uy tín trong ngành.
2. Lịch sử công ty 2008:
Tiền thân của Vinhomes: CTCP đô thị BIDV-PP được thành lập với vốn điều lệ đăng kí
ban đầu là 300 tỷ đồng 2011:
Trở thành công ty đại chúng và nhận Quyết định về việc chấp thuận đăng ký giao dịch cổ
phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (UPCOM) với mã chứng khoán NHN. Khởi
công dự án khu đô thị phức hợp cao cấp Vinhomes Times City (Hà Nội) với hơn 12.000 căn hộ 2018:
-Đổi tên thành Công ty Cổ phần Vinhomes, tăng vốn điều lệ lên 28.365 tỷ đồng và niêm
yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), hiện nằm trong Top
3 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường Việt Nam
-Ra mắt mô hình Đại đô thị đẳng cấp quốc tế và mở bán hai dự án Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Smart City. 2019:
-Quy hoạch lại các dòng sản phẩm thành các dòng thương hiệu gồm Vinhomes Diamond,
Vinhomes Ruby, Vinhomes Sapphire và nâng cấp các dự án VinCity thành các Đại dự án
thông minh mang thương hiệu Vinhomes
-Chính thức mở bán Đại dự án thứ ba – Vinhomes Grand Park tại Quận 9, Thành phố Hồ
Chí Minh với tỷ lệ hấp thụ vượt trội lOMoAR cPSD| 44919514
-Mở bán tổ hợp căn hộ đẳng cấp Vinhomes Symphony liền kề khu đô thị sinh thái sang
trọng Vinhomes Riverside ở phía Đông Thủ đô Hà Nội
-Đẩy mạnh chiến lược bán buôn, nhất là tại ba Đại dự án, để nhanh chóng phát triển hệ
sinh thái nhà ở, thương mại, mua sắm, dịch vụ đẳng cấp và phong phú các lựa chọn cho cộng đồng cư dân 3. Sản phẩm
Các dự án của Vinhomes thường bao gồm khu đô thị đa dạng, căn hộ chung cư, biệt thự,
và các tiện ích đẳng cấp.
-Bất động sản cao cấp: Vinhomes chủ yếu phát triển các dự án bất động sản cao cấp, bao
gồm căn hộ chung cư, biệt thự, và khu đô thị đa chức năng. Những dự án này thường có
quy mô lớn và được thiết kế với các tiêu chuẩn cao về kiến trúc, tiện ích, và dịch vụ.
-Đa dạng về sản phẩm: Vinhomes không chỉ tập trung vào việc phát triển căn hộ chung
cư mà còn cung cấp nhiều loại hình bất động sản khác nhau, từ biệt thự đến những khu
đô thị đa chức năng. Điều này mang lại sự đa dạng cho nhóm khách hàng và đáp ứng nhu
cầu của một phạm vi rộng lớn người mua.
-Tiện ích và Dịch vụ: Vinhomes thường xuyên tập trung vào việc cung cấp các tiện ích và
dịch vụ đẳng cấp như hệ thống an ninh, công viên, trường học, bệnh viện, siêu thị, hồ bơi,
và các khu vui chơi giải trí. Điều này giúp tạo ra không gian sống toàn diện và thuận lợi cho cư dân.
Thị trường chính của Vinhomes là nhóm khách hàng có thu nhập cao, tìm kiếm không
gian sống sang trọng và tiện nghi, vì vậy công ty không ngại tung ra những chiến lược
tiếp thị rất mạnh tay, nhiều ưu đãi để thu hút khách hàng.
4. Các đối thủ cạnh tranh
Sun Group: Là một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam, Sun Group cũng hoạt
động mạnh mẽ trong lĩnh vực bất động sản cao cấp. Các dự án như Sun Grand City Thuy
Khue Residence và Sun Grand City Ancora Residence là những ví dụ.
Novaland Group: Tập đoàn Novaland cũng là một đối thủ cạnh tranh, với nhiều dự án bất
động sản cao cấp tại các khu vực trọng điểm như quận 1 và quận 2 tại TP.Hồ Chí Minh.
Nam Long Group: Tập đoàn này tập trung vào nhiều phân khúc bất động sản, bao gồm cả
bất động sản cao cấp. Dự án Akari City và Valora Fuji tại TP.Hồ Chí Minh là một số dự án tiêu biểu.
Ciputra Group: Nếu nhìn xem tại Hà Nội, Ciputra Group là một đối thủ có uy tín, với dự
án khu đô thị Ciputra nổi tiếng. lOMoAR cPSD| 44919514
Phần II: Tổng quan về môi trường vĩ mô
1. Thực trạng của môi trường vĩ mô trong giai đoạn phân tích
a. Môi trường kinh tế
Tăng Trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 (đơn vị: %)
Nhìn chung, dù có xảy ra những khó khăn như tình trạng lạm phát trên toàn cầu hay dịch
Covid 19 hoàng hành, môi trường kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2022 được
đánh giá là thuận lợi.
Cụ thể thì trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm đáng kể do sự ảnh hưởng tử
dịch bệnh và các chính sách giãn cách xã hội được thực hiện trong khoảng thời gian này,
nhưng Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021 và 2022, với tốc
độ tăng trưởng vượt mức của giai đoạn 2018, 2019.
Năm 2020, đại dịch toàn cầu Covid-19 tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và thị trường
bất động sản. Nguồn cung tiếp tục khan hiếm, giảm còn hơn 90.000 sản phẩm (tương
đương 50% năm 2018). Công tác triển khai, mở bán, ra mắt dự án… phải dừng hoặc lùi
vô thời hạn, giao dịch sụt giảm. Cuối năm 2020, các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất
cực thấp, nhà nước triển khai nhiều gói kích cầu nhằm hấp dẫn nhà đầu tư. lOMoAR cPSD| 44919514
Đầu năm 2021, thị trường đón nhận hàng loạt cơn sốt đất trên diện rộng. Số lượng các
nhà đầu tư bất động sản tham gia thị trường tăng cao chưa từng có, tỷ lệ thuận với số
lượng các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. Trái phiếu doanh nghiệp nở
rộ, doanh nghiệp bất động sản chiếm tới 27,7% tổng khối lượng phát hành.
Song, giá bất động sản bị đẩy quá cao, không phù hợp nhu cầu người dân. Nguyên nhân
do áp lực tăng giá đầu vào như vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc, nhân công, giá đất,
chi phí vốn,... và lạm phát tăng cao đã gây áp lực lên giá thành bất động sản.
Giá bất động sản có giảm trong những tháng cuối năm 2022 nhưng vẫn gấp nhiều lần so
với thời điểm 2018. Cắt lỗ chỉ đúng với nhà đầu tư ngắn hạn.
b. Môi trường chính trị pháp luật
Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2022 với sự trầm lắng của thị trường condotel cùng sự ra
đời, phát triển của trái phiếu BĐS và sự thăng hoa của thị trường BĐS cao cấp.
Đặc biệt có thể kể đến năm 2019, bắt đầu giai đoạn đại dịch COVID-19, cả nước tập
trung vào chương trình phòng chống dịch, rất nhiều dự án không được triển khai, thị
trường đi vào khó khăn. Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng vẫn hiện
hữu. Do đó, các sản phẩm BĐS trở thành nơi đầu tư cơ hội, nhất là các sản phẩm cao cấp.
Kết quả kéo theo là giá các sản phẩm BĐS cao cấp hoàn thiện tăng ngoài dự kiến. lOMoAR cPSD| 44919514
Đồng hành với nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư thứ cấp, các nhà đầu tư phát triển đã
tăng cường khởi công các dự án cao cấp, quy mô lớn như là một cơ hội. Các nhà đầu tư
phát triển tiến hành phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn cho các dự án
BĐS cao cấp, lớn về quy mô, giá trị cao về sản phẩm. Hệ quả là, thị trường BĐS giai
đoạn 2019 đến đầu 2022 không những không suy giảm mà còn tăng trưởng.
Tổ Công tác của Chính phủ có thể đề xuất một số cơ chế đặc thù nhằm tháo gỡ cho
những dự án cấp thiết, phù hợp với phần lớn nhu cầu của xã hội. Cơ chế cho các dự án
thương mại cao cấp nếu chuyển đổi thành sản phẩm phù hợp với đại bộ phận người dân.
Bổ sung ưu tiên cấp nguồn vốn và điều chỉnh chính sách để khơi thông nguồn vốn cho
những dự án có tính chất nêu trên.
Đẩy nhanh hơn tiến độ chỉnh sửa luật, nội dung sửa cần bám sát thực tế, phải thực sự tháo
gỡ được điểm nghẽn đang hiện hữu. Nếu còn vướng mắc thì còn phải sửa, không nên vội
vã phê duyệt, nhất là luật đất đai. Đồng thời quá trình sửa luật cần thường xuyên được
cập nhật, công khai để xã hội nắm bắt, củng cố niềm tin cho thị trường, nhà đầu tư.
c. Môi trường văn hóa xã hội
Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong giai đoạn 2018-2022 đã giúp GDP bình quân đầu
người của Việt Nam tăng từ 2.580 USD năm 2018 lên 3.710 USD năm 2022. Điều này đã
dẫn đến sự gia tăng thu nhập của người dân, dẫn đến nhu cầu cho việc đầu tư bất động
sản như hình thức tài sản tích trữ
Đi cùng với đó là xu hướng làm việc, lập nghiệp tại các thành phố lớn của nhiều người,
dẫn đến nhu cầu nhà ở tại các thành phố trung tâm như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh tăng đáng kể
d. Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã phát triển mạnh mẽ
trong giai đoạn 2018- 2022. Mạng internet, điện thoại di động, thương mại điện tử, dịch
vụ streaming,... đã trở nên phổ biến, thay đổi cách thức người tiêu dùng tiếp cận thông tin, dịch vụ. lOMoAR cPSD| 44919514
Hơn thế nữa, công nghệ dịch vụ cũng có những bước phát triển đáng kể, giúp nâng cao
chất lượng và trải nghiệm dịch vụ cho người tiêu dùng. Ví dụ, công nghệ AI đã được ứng
dụng trong dịch vụ chăm sóc khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin và
giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn. các ứng dụng chỉ đường được sử dụng rộng rãi, đi
kèm mời hình ảnh ba chiều được chụp lại, cho phép cảm nhận không gian rõ ràng hơn.
Phần III: Tổng quan về ngành bất động sản
1. Thực trạng về ngành bất động sản ở Việt Nam
-Giai đoạn 1995 – 1998: Khởi động và tăng trưởng
Năm 1995 đánh dấu cột mốc phát triển đặc biệt đối với Việt Nam khi cùng lúc chính thức
bình thường hóa quan hệ với Mỹ và gia nhập vào cộng đồng các nước Đông Nam Á
(ASEAN). Đây là giai đoạn phát triển thành công vì Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra những bước tiến
vượt bậc, làm thay đổi cả nền kinh tế.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam đạt tăng trưởng trên 9% vào các năm
1995 (9,54%) và 1996 (9,34%), tương ứng với chỉ số GDP bình quân đầu người đạt mức
277 USD (1995) và 324 USD (1996). Lạm phát được kiểm soát từ mức 12,7% (năm
1995) xuống mức 4,5% (1996) và 3,6% (1997).
Đây cũng là khoảng thời gian tăng trưởng nhanh của bất động sản. GDP tăng trưởng
mạnh khiến người dân tin vào tương lai sáng lạn của nền kinh tế đã thúc đẩy giá nhà đất tăng cao.
Do bắt đầu mở cửa hội nhập, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ xảy ra năm 1997-1998
ở khu vực châu Á cũng có tác động nhất định đến nền kinh tế Việt Nam. Số liệu của Tổng
cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tế đến năm 1998 chỉ ở mức 5,76%, trong khi đó
lạm phát năm này lên 9,2%. Tuy nhiên, do độ mở cửa chưa cao và mặt khác có sự chủ
động ứng phó từ trong nước nên Việt Nam không bị cuốn vào vòng xoáy và còn vượt qua
được cuộc khủng hoảng này.
-Giai đoạn 1998 – 2008: Làm quen với các cơn sốt đất
Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đánh dấu việc Việt Nam hội nhập kinh tế,
đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (năm 2001) và Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2006). Việt Nam thời điểm này được ví như “con
hổ” kinh tế trong tương lai gần, với chỉ số GDP bình quân đầu người đạt 396 USD vào năm 2.000. lOMoAR cPSD| 44919514
Thị trường bất động sản cũng bắt đầu chuyển mình vào năm 2000 và bùng nổ trong giai
đoạn 2001-2002, với tăng trưởng GDP lần lượt đạt 6,79% năm 2.000 và 6,89% năm
2001. Kinh tế đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất vào các năm 2004 – 2007 khi bình
quân GDP tăng trưởng 8,23%, dòng vốn nước ngoài liên tục rót vào thị trường.
Các chính sách của Nhà nước cũng góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản và thổi
bùng cơn sốt giá. Giao dịch và giá nhà trong những năm này đều tăng cao trong khi bất
động sản trở thành kênh đầu tư thu hút rất nhiều tầng lớp tham gia.
Với 2 cơn sốt nhà đất vào các năm 2001-2003 và 2007-2008, giá nhà đất tăng lên nhiều
lần, hoàn toàn vượt khỏi tầm với của những người có thu nhập từ thấp đến trung bình tại
các thành phố lớn như Hà Nội hay TP HCM.
-Giai đoạn 2008 – 2018: Thị trường biến động chưa từng có
Khoảng thời gian này, thị trường bất động sản chứng kiến mọi cung bậc của vòng tròn
khủng hoảng – hồi phục – bùng nổ – giảm tốc (dấu hiệu của khủng hoảng) xuất hiện
trong cùng một thập niên. Giữa năm 2008, chu kỳ kinh tế một lần nữa lao dốc, bắt nguồn
từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, kéo theo đó là chu kỳ thoái trào của thị trường bất động sản.
Thời điểm này tại Việt Nam, giá nhà đất lao dốc, biên độ giảm ước tính 30-40% chỉ trong thời gian ngắn.
Tồn kho bất động sản năm 2012 lên tới trên 100.000 tỷ đồng. Nợ xấu của nhiều doanh
nghiệp bất động sản có nguy cơ tăng vọt. Lạm phát thực sự bùng nổ khiến Ngân hàng
Nhà nước phải thắt chặt các chính sách tiền tệ. Kể từ năm 2012, cơ quan quản lý nhà
nước đã nỗ lực ban hành nhiều chính sách và các gói kích cầu kinh tế nhằm thu hút đầu
tư và tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Kết quả là, thị trường bắt đầu có những chuyển biến tích cực.
Việc khối doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư phát triển các dự án Nhà ở xã
hội, nhà ở thương mại giá rẻ được giảm nghĩa vụ tài chính cùng với gói tín dụng 30.000
tỷ đồng được đưa ra đã từng bước giúp thị trường bất động sản dần phục hồi dù tồn kho
vẫn chưa được giải quyết hết.
Năm 2013 – 2014 thị trường lúc này đã ấm dần, bắt đầu tan băng, xu hướng đi lên tương
đối mạnh mẽ. Đồng thời, những người quan tâm đến bất động sản cũng chứng kiến sự
bùng nổ ở các phân khúc bất động sản cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng.
Ấn tượng nhất là phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, ngôi nhà thứ hai, tạo ra một
diện mạo hoàn toàn mới cho các tỉnh thành có vị trí địa lý và thiên nhiên ưu đãi như Bà
Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng… lOMoAR cPSD| 44919514
-Giai đoạn 2018 đến nay: Đà giảm tốc mạnh dần – thách thức nhiều hơn
Từ năm 2018, đà giảm tốc của thị trường bất động sản dần lộ diện với sự sụt giảm nguồn
cung kéo dài sang năm 2019-2020, tiêu thụ tài sản có dấu hiệu chững lại và thấp dần. Sự
giảm tốc này do các hoạt động rà soát, kiểm tra pháp lý những dự án bất động sản diễn ra
hàng loạt, khiến thời gian chuẩn bị thủ tục cho các dự án địa ốc bị kéo dài. Song song đó,
Covid-19 diễn biến phức tạp như một cú đánh bồi, càng khiến cho thị trường bất động
sản diễn biến chậm chạp và thận trọng hơn trước.
Số liệu mới nhất của World Bank cho thấy, nền kinh tế Việt Nam có nền tảng mạnh mẽ và
khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn
ở mức cao trong hai năm trở lại đây. Theo số liệu sơ bộ, GDP thực tăng khoảng 7% trong
năm 2019, gần với tỷ lệ tăng trưởng năm 2018 và Việt Nam là một trong những quốc gia
có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, Việt Nam
cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có
các biện pháp đối phó chủ động ở cả cấp trung ương và địa phương.
2. Thách thức và khó khăn của ngành bất động sản
Biến động giá đất và nhà: Giá đất và nhà ở Việt Nam thường xuyên biến động do nhiều
yếu tố như tăng trưởng kinh tế, chính sách quy hoạch, và nguồn cung cầu. Điều này có
thể tạo ra sự không ổn định và rủi ro cho các nhà đầu tư và người mua.
Chính sách quy hoạch: Chính sách quy hoạch thường xuyên thay đổi và có thể ảnh hưởng
đáng kể đến giá trị đất đai và khả năng phát triển dự án. Sự không chắc chắn trong quy
hoạch có thể tạo ra những thách thức cho các doanh nghiệp bất động sản.
Nguồn cung và cầu không đồng đều: Trong một số đô thị lớn, nhu cầu cao còn nguồn
cung có thể không đủ, dẫn đến áp lực tăng giá và khả năng tiếp cận nhà ở của người dân.
Tài chính và lãi suất: Chi phí vay mượn có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng đầu tư và
phát triển dự án. Các biến động về lãi suất và tài chính có thể tạo ra khó khăn cho việc gặt hái lợi nhuận.
Chất lượng xây dựng và an toàn công trình: Đôi khi, chất lượng xây dựng không đảm
bảo, và an toàn công trình cũng là một vấn đề. Điều này có thể gây lo ngại cho người
mua và làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
Thách thức về pháp lý: Một số vấn đề pháp lý, như tranh chấp quyền sở hữu đất đai và
quyền sử dụng đất, có thể tạo ra những rủi ro và trở ngại cho các dự án bất động sản. việc
giá đất thị trường hiện này vượt xa ra khỏi tầm quy định của các chính sách, bộ luật cũng
khiến việc định giá các Bất động sản trở nên khó khăn lOMoAR cPSD| 44919514
Phát triển bền vững: Yêu cầu ngày càng cao về phát triển bền vững và xanh cũng là một
thách thức, đặc biệt là khi cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định mới. Các thành
phố trung ương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là trung tâm thu hút nguồn lao
động từ các tỉnh, trong khi đó cơ sở hạ tầng lại không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu.
Việc phát triển Bất Động Sản và phát triển xanh có lẽ vẫn sẽ chưa thể tìm được giao điểm trong thời gian gần.
Tác động của đại dịch COVID-19: Đại dịch COVID-19 đã tạo ra nhiều thách thức cho
ngành bất động sản, từ giảm nhu cầu cho đến khó khăn trong quá trình triển khai dự án.
3. Triển vọng của ngành Bất động sản
Quan sát chuyển động thị trường thời gian qua, có thể thấy rõ bất động sản chuyển động
tích cực nhờ hiệu ứng thông tin chính sách hỗ trợ. Nhưng hiện tại đỉnh của thông tin đã
qua đi, câu chuyện chính của thị trường năm 2024 có lẽ sẽ là mức độ hiệu quả của chính
sách hỗ trợ lẫn kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp đến đâu và diễn biến tâm lý thị trường
như thế nào. Giới chuyên gia vẫn kỳ vọng thị trường bất động sản năm 2024 có nhiều
"điểm sáng" và có sự tăng trưởng trở lại từ nửa cuối năm.
Cơ sở trước tiên cho niềm tin này là Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về quản
lý sử dụng đất, chỉ đạo hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai và các luật có liên quan bảo đảm
tính đồng bộ, thống nhất. Theo đó, Luật Đất đai sửa đổi đã chính thức được thông qua
vào sáng 18/1/2024 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. Luật Nhà ở và
Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi được thông qua trước đó tại Kỳ họp thứ 6, Quốc
hội khóa XV, tháng 11/2023. Cả 3 luật đều có hiệu lực thi hành từ 01/01/2025.
Đồng thời, từ Trung ương đến địa phương đang nỗ lực tháo gỡ "vướng mắc pháp lý" cho
hàng trăm dự án bất động sản.
Trong công điện ban hành ngày 17/12, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo
tiếp tục rà soát, có giải pháp thiết thực, hiệu quả thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với
các doanh nghiệp bất động sản; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng
thương mại để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn
vốn tín dụng thuận lợi hơn, kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, dòng tiền...
Thực tế, càng về cuối năm, tăng trưởng tín dụng càng có chuyển biến tích cực. Theo số
liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân
hàng đạt khoảng 13,5%. Tín dụng liên quan đến bất động sản là động lực chính của tổng
tăng trưởng tín dụng trong nhiều năm qua. Việc các dự án chào bán vào cuối năm cùng
với đó là lãi suất giảm có thể tiếp tục là động lực hỗ trợ thúc đẩy nhu cầu tín dụng quay trở lại. lOMoAR cPSD| 44919514
Trong khi đó, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tính đến cuối
tháng 11/2023 đạt 1.022.532 tỷ đồng, tăng 28.614 tỷ đồng so với thời điểm cuối tháng 10,
theo báo cáo tình hình nhà ở và thị trường bất động sản quý IV/2023 được Bộ Xây dựng công bố vừa qua.
Đây là lần tăng đầu tiên sau 4 lần chỉ số này liên tục giảm. Chỉ số tâm lý thị trường đầu
năm 2024 tăng lên nhờ mức độ hài lòng về thị trường, niềm tin rằng giá bất động sản sẽ
tăng tốt trong tương lai, khả năng mua nhà, đánh giá về tình hình thị trường, chính sách và lãi suất đều tăng.
Chuyên gia của Batdongsan.com.vn nhìn nhận việc tâm lý người mua, bán bất động sản
tích cực hơn sẽ là cơ hội cho thị trường năm 2024 phát triển và khắc phục các khó khăn
còn tồn đọng trong năm 2023.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn đánh giá thị trường bất
động sản Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ khởi sắc từ quý II - quý IV/2025. Ông kỳ vọng
giai đoạn này ghi nhận sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, nguồn tiền đầu tư vào lĩnh vực bất
động sản tăng trưởng. Tiềm lực tài chính của chủ đầu tư và môi trường tiền tệ cải thiện
dẫn đến sự phục hồi về nguồn cung và thanh khoản trên diện rộng, giá bất động sản trong
giai đoạn này cũng sẽ cải thiện đồng thời với nguồn cung và thanh khoản.
Trong báo cáo triển vọng mới đây, CTCP Chứng khoán MB (MBS) dự báo phân khúc bất
động sản trung cấp sẽ là điểm sáng phục hồi trong năm 2024 khi những tín hiệu tích cực
đã xuất hiện trong nửa cuối 2023. Việc thiếu hụt nguồn cung và lãi suất về mức thấp sẽ
kích thích nhu cầu tại phân khúc này nhờ nhu cầu ở thực lớn.
"Trong giai đoạn tăng trưởng 2017 - nửa đầu 2022 của thị trường bất động sản, các chủ
đầu tư tập trung triển khai các dự án cao cấp dẫn tới nguồn cung phân khúc trung cấp
thiếu hụt. Hiện nay, căn hộ cao cấp chiếm tới trên 90% tổng nguồn cung tại một số thành
phố lớn như TP.HCM. Nhờ nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu hiện hữu, chúng tôi đánh giá lOMoAR cPSD| 44919514
căn hộ trung cấp (giá bán khoảng 50 triệu đồng/m2) phù hợp với nhu cầu ở thực sẽ là
điểm sáng phục hồi trong năm 2024", chuyên viên MBS nhấn mạnh.