Phân tích thay đổi người giám hộ - Luật dân sự | Trường đại học Luật, đại học Huế

Phân tích thay đổi người giám hộ - Luật dân sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

 

Môn:
Thông tin:
9 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích thay đổi người giám hộ - Luật dân sự | Trường đại học Luật, đại học Huế

Phân tích thay đổi người giám hộ - Luật dân sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

 

91 46 lượt tải Tải xuống
Đội 4
Phân tích thay đổi người giám hộ
1. Các trường hợp thay đổi người giám hộ
Các trường hợp cần thay đổi người giám hộ bao gồm:
Thứ nhất,người giám hộ không còn đủ điều kiện mà pháp luật quy định bắt buộc dành
cho người giám hộ vì có thể do người giám hộ bị kết án tù, không đảm bảo điều kiện về
đạo đức...
Thứ hai, người giám hộ nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực
hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi
dân sự, bị tuyên bố mất tích hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại.
Thứ ba,người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ như không chăm sóc,
không quản lý tốt tài sản của người được giám hộ. Sự vi phạm nghiêm trọng này phải
gây những thiệt hại nhất định cho người được giám hộ.
Thứ tư,người giám hộ đề nghị được thay đổi người khác nhận làm giám hộ.
Như vậy, trường hợp thứ tư phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện gồm: phải có người
nhận làm người giám hộ thay cho người giám hộ người giám hộ phải có yêu
cầu thay đổi. Khi người giám hộ không muốn thực hiện việc giám hộ đã người
sẵn sàng thay thế thì nên cho phép thay đổi người giám hộ để được đại diện cho
người đươc giám hộ tận tâm, nhiệt tình đương nhiên sẽ đem lại nhiều lợi ích cho
người được đại diện.
Việc thay đổi giám hộ đương nhiên thì sẽ xác định người giám hộ theo đúng thủ tục
thay đổi người giám hộ đương nhiên. Thủ tục này tuân thủ theo Điều 52 và Điều 53 Bộ
luật Dân sự năm 2015. Trường hợp thay đổi giám hộ cử, chỉ định giám hộ phải được
thực hiện theo Điều 54 Bộ luật Dân sự năm 2015. Trường hợp đăng giám hộ phải
thực hiện phù hợp với pháp luật về hộ tịch.
2. Quy định chung về giám hộ, người được giám hộ
- Giám hộ việc nhân, tổ chức (sau đây gọi chung người giám hộ) được pháp
luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi
chung là người được giám hộ).
- . Người được giám hộ bao gồm:
+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha,
mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án
hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không điều kiện chăm sóc, giáo dục
người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự.
+ Người chưa đủ mười lăm tuổi thuộc hai đối tượng trên này phải có người giám hộ.
- Một người thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ thể được một
người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà .
3. Giám sát việc giám hộ
- Người thân thích của người được giám hộ trách nhiệm cử người đại diện làm
người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc
thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người
giám hộ liên quan đến việc giám hộ.
- Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được
giám hộ; nếu không ai trong số những người này thì người thân thích của người
được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng
không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là
bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ.
- Trong trường hợp không người thân thích của người được giám hộ hoặc những
người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ thì Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ cử người giám sát việc giám hộ.
- Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
4. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
- Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ,
không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ
không điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó nếu cha, mẹ
yêu cầu, được xác định như sau:
- Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả
người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không đủ điều
kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;
- Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều
kiện làm người giám hộ thì ông nội, nội, ông ngoại, ngoại người giám hộ; nếu
không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì
bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.
5. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
- Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng người giám hộ; nếu
chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
- Trong trường hợp cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất
năng lực hành vi dân sự, còn người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ thì
người con cả người giám hộ; nếu người con cả không đủ điều kiện làm người
giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
- Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưavợ, chồng,
con hoặc vợ, chồng, con đều không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha,
mẹ là người giám hộ.
6. Cử người giám hộ
Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có
người giám hộ đương nhiên thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trú của
người được giám hộ trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm
nhận việc giám hộ.
- Thủ tục cử người giám hộ
+ Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi do cử người
giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được
giám hộ.
+ Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
7. Nghĩa vụ của người giám hộ
7.1 Đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
- Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp
luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổithể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự;
- Quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
7.2 Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám
tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp
luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự;
- Quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
7.3 Đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự
- Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
- Quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
8. Quyền của người giám hộ
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu
cần thiết của người được giám hộ;
+ Quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.
+ Thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ lợi ích của
người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế
chấp, đặt cọccác giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám
hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
+ Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người
khác.
+ Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến
tài sản của người được giám hộ đều hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện
vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
- Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản tài sản của người được giám
hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự
nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
9. Thay đổi người giám hộ
- Trường hợp thay đổi người giám hộ:
+ Người giám hộ không còn đủ các điều kiện giám hộ
+ Người giám hộ nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám
hộ chấm dứt hoạt động;
+ Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ
+ Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
- Trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người còn lại
người giám hộ đương nhiên; nếu không người giám hộ đương nhiên thì việc cử
người giám hộ được thực hiện theo quy định về cử người giám hộ.
- Chuyển giao giám hộ của người giám hộ được cử
+ Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện
việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình.
+ Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi do chuyển
giao và tình trạng tài sản của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Người cử
người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.
+ Trường hợp thay đổi người giám hộ vì lý do người giám hộ là cá nhân chết, bị Toà án
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; tổ
chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động thì người cử người giám hộ lập biên bản, ghi rõ
tình trạng tài sản của người được giám hộ, quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình
thực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiến của
người giám sát việc giám hộ.
+ Việc chuyển giao giám hộ phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú
của người giám hộ mới công nhận.
Chấm dứt giám hộ
1 khái niệm
Điều 62. Chấm dứt việc giám hộ
1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Người được giám hộ chết;
c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã
có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
Thứ nhất, người được giám hộ đã năng lực hành vi dân sự
đầy đủ. Bản chất của giám hộ để trợ giúp pháp đối với các
nhân năng lực hành vi dân sự không đầy đủ để các
nhân này được chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Do
đó, khi nhân được giám hộ đã đầy đủ năng lực hành vi dân
sự, tự chăm sóc được bản thân và tự mình tham gia vào mọi giao
dịch dân sự thì không cần thiết phải có người giám hộ.
Thứ hai, người được giám hộ chết. Trong trường hợp này, không
còn chủ thể cần chăm sóc, bảo vệ mọi quan hệ liên quan đến
chủ thể chấm dứt năng lực chủ thể nên đương nhiên quan hệ
giám hộ kết thúc.
Thứ ba, cha, mẹ của người được giám hộ người chưa thành
niên đã đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Đây trường hợp liên quan đến người được giám hộ người
chưa thành niên cha, mẹ đều bị tước quyền cha, mẹ đối với
con hoặc không đủ điều kiện chăm sóc con và yêu cầu người
giám hộ cho con. Do đó, khi cha, mẹ của đứa trẻ đã không còn
thuộc trường hợp không thể chăm sóc, bảo vệ cho con thì người
con đương nhiên không cần người giám hộ quan hệ giám hộ
cũng chấm dứt.
Thứ tư, người được giám hộ được nhận làm nuôi. Trong trường
hợp này, người giám hộ đã có bố mẹ nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng
không còn thuộc trường hợp người chưa thành niên cần
người giám hộ. Do đó, quan hệ giám hộ chấm dứt.
Hậu quả của việc chấm dứt
giám hộ
1. Thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ:
Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Người giám hộ có trách nhiệm thanh toán tài sản với người được giám
hộ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ.
Chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của
người được giám hộ cho người được giám hộ.
Trường hợp người được giám hộ chết:
Người giám hộ có trách nhiệm thanh toán tài sản với người thừa kế
hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ
trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ.
Chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của
người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ.
Nếu hết thời hạn mà chưa xác định được người thừa kế, người giám hộ
tiếp tục quản lý tài sản cho đến khi được giải quyết theo quy định của
pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư
trú của người được giám hộ.
2. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ của người giám hộ:
Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và
điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn
15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám
hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát
sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ
cho cha, mẹ của người được giám hộ.
Người giám hộ không còn quyền và nghĩa vụ đối với người được giám
hộ.
Người được giám hộ tự thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình.
3. Trách nhiệm của người giám hộ:
Người giám hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây
ra cho người được giám hộ trong thời gian giám hộ.
Lưu ý:
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà hậu quả của việc chấm dứt giám hộ
có thể khác nhau.
Ví dụ:Trường hợp: A là người giám hộ của B, một người bị mất năng lực
hành vi dân sự do tuổi già. Sau một thời gian, sức khỏe của B cải thiện
và B được giám định lại có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong
trường hợp này, việc giám hộ đối với B sẽ chấm dứt. A có trách nhiệm
thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao
dịch dân sự vì lợi ích của B cho B trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
chấm dứt việc giám hộ.
Tóm lại:
Hậu quả của việc chấm dứt giám hộ bao gồm: thanh toán tài sản và
chuyển giao quyền, nghĩa vụ, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của người
giám hộ, trách nhiệm của người giám hộ.
| 1/9

Preview text:

Đội 4
Phân tích thay đổi người giám hộ
1. Các trường hợp thay đổi người giám hộ
Các trường hợp cần thay đổi người giám hộ bao gồm:
Thứ nhất,người giám hộ không còn đủ điều kiện mà pháp luật quy định bắt buộc dành
cho người giám hộ vì có thể do người giám hộ bị kết án tù, không đảm bảo điều kiện về đạo đức...
Thứ hai, người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực
hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi
dân sự, bị tuyên bố mất tích hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại.
Thứ ba,người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ như không chăm sóc,
không quản lý tốt tài sản của người được giám hộ. Sự vi phạm nghiêm trọng này phải
gây những thiệt hại nhất định cho người được giám hộ.
Thứ tư,người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
Như vậy, trường hợp thứ tư phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện gồm: phải có người
nhận làm người giám hộ thay cho người giám hộ cũ và người giám hộ cũ phải có yêu
cầu thay đổi. Khi người giám hộ không muốn thực hiện việc giám hộ và đã có người
sẵn sàng thay thế thì nên cho phép thay đổi người giám hộ để có được đại diện cho
người đươc giám hộ tận tâm, nhiệt tình và đương nhiên sẽ đem lại nhiều lợi ích cho
người được đại diện.
Việc thay đổi giám hộ đương nhiên thì sẽ xác định người giám hộ theo đúng thủ tục
thay đổi người giám hộ đương nhiên. Thủ tục này tuân thủ theo Điều 52 và Điều 53 Bộ
luật Dân sự năm 2015. Trường hợp thay đổi giám hộ cử, chỉ định giám hộ phải được
thực hiện theo Điều 54 Bộ luật Dân sự năm 2015. Trường hợp đăng ký giám hộ phải
thực hiện phù hợp với pháp luật về hộ tịch.
2. Quy định chung về giám hộ, người được giám hộ
- Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp
luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi
chung là người được giám hộ).
- . Người được giám hộ bao gồm:
+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha,
mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án
hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục
người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự.
+ Người chưa đủ mười lăm tuổi thuộc hai đối tượng trên này phải có người giám hộ.
- Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một
người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà .
3. Giám sát việc giám hộ
- Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm
người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc
thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người
giám hộ liên quan đến việc giám hộ.
- Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được
giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người
được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng
không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là
bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ.
- Trong trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những
người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ thì Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ cử người giám sát việc giám hộ.
- Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
4. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
- Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ,
không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ
không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có
yêu cầu, được xác định như sau:
- Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả
là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều
kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;
- Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều
kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu
không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì
bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.
5. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
- Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu
chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
- Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất
năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì
người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người
giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
- Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng,
con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
6. Cử người giám hộ
Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có
người giám hộ đương nhiên thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của
người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.
- Thủ tục cử người giám hộ
+ Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người
giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
+ Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
7. Nghĩa vụ của người giám hộ
7.1 Đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
- Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp
luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
- Quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
7.2 Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám
tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp
luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự;
- Quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
7.3 Đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự
- Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
- Quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
8. Quyền của người giám hộ
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu
cần thiết của người được giám hộ;
+ Quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.
+ Thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của
người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế
chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám
hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
+ Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
+ Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến
tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện
vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
- Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự
nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
9. Thay đổi người giám hộ
- Trường hợp thay đổi người giám hộ:
+ Người giám hộ không còn đủ các điều kiện giám hộ
+ Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám
hộ chấm dứt hoạt động;
+ Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ
+ Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
- Trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người còn lại là
người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử
người giám hộ được thực hiện theo quy định về cử người giám hộ.
- Chuyển giao giám hộ của người giám hộ được cử
+ Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện
việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình.
+ Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyển
giao và tình trạng tài sản của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Người cử
người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.
+ Trường hợp thay đổi người giám hộ vì lý do người giám hộ là cá nhân chết, bị Toà án
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; tổ
chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động thì người cử người giám hộ lập biên bản, ghi rõ
tình trạng tài sản của người được giám hộ, quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình
thực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiến của
người giám sát việc giám hộ.
+ Việc chuyển giao giám hộ phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú
của người giám hộ mới công nhận. Chấm dứt giám hộ 1 khái niệm
Điều 62. Chấm dứt việc giám hộ
1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Người được giám hộ chết;
c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã
có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
Thứ nhất, người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ. Bản chất của giám hộ là để trợ giúp pháp lý đối với các
cá nhân có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ để các cá
nhân này được chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Do
đó, khi cá nhân được giám hộ đã đầy đủ năng lực hành vi dân
sự, tự chăm sóc được bản thân và tự mình tham gia vào mọi giao
dịch dân sự thì không cần thiết phải có người giám hộ.
Thứ hai, người được giám hộ chết. Trong trường hợp này, không
còn chủ thể cần chăm sóc, bảo vệ và mọi quan hệ liên quan đến
chủ thể chấm dứt năng lực chủ thể nên đương nhiên quan hệ giám hộ kết thúc.
Thứ ba, cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành
niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Đây là trường hợp liên quan đến người được giám hộ là người
chưa thành niên có cha, mẹ đều bị tước quyền cha, mẹ đối với
con hoặc không đủ điều kiện chăm sóc con và yêu cầu có người
giám hộ cho con. Do đó, khi cha, mẹ của đứa trẻ đã không còn
thuộc trường hợp không thể chăm sóc, bảo vệ cho con thì người
con đương nhiên không cần người giám hộ và quan hệ giám hộ cũng chấm dứt.
Thứ tư, người được giám hộ được nhận làm nuôi. Trong trường
hợp này, người giám hộ đã có bố mẹ nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng
và không còn thuộc trường hợp người chưa thành niên cần
người giám hộ. Do đó, quan hệ giám hộ chấm dứt.
Hậu quả của việc chấm dứt giám hộ
1. Thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ:
Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Người giám hộ có trách nhiệm thanh toán tài sản với người được giám
hộ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ.
Chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của
người được giám hộ cho người được giám hộ.
Trường hợp người được giám hộ chết:
Người giám hộ có trách nhiệm thanh toán tài sản với người thừa kế
hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ
trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ.
Chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của
người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ.
Nếu hết thời hạn mà chưa xác định được người thừa kế, người giám hộ
tiếp tục quản lý tài sản cho đến khi được giải quyết theo quy định của
pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư
trú của người được giám hộ.
2. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ của người giám hộ:
Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và
điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn
15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám
hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát
sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ
cho cha, mẹ của người được giám hộ.
Người giám hộ không còn quyền và nghĩa vụ đối với người được giám hộ.
Người được giám hộ tự thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình.
3. Trách nhiệm của người giám hộ:
Người giám hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây
ra cho người được giám hộ trong thời gian giám hộ. Lưu ý:
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà hậu quả của việc chấm dứt giám hộ có thể khác nhau.
Ví dụ:Trường hợp: A là người giám hộ của B, một người bị mất năng lực
hành vi dân sự do tuổi già. Sau một thời gian, sức khỏe của B cải thiện
và B được giám định lại có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong
trường hợp này, việc giám hộ đối với B sẽ chấm dứt. A có trách nhiệm
thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao
dịch dân sự vì lợi ích của B cho B trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
chấm dứt việc giám hộ. Tóm lại:
Hậu quả của việc chấm dứt giám hộ bao gồm: thanh toán tài sản và
chuyển giao quyền, nghĩa vụ, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của người
giám hộ, trách nhiệm của người giám hộ.