-
Thông tin
-
Hỏi đáp
PHÂN TÍCH THIẾT CHẾ KINH TẾ | Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Phân tích thiết chế kinh tế" là một khía cạnh quan trọng được thảo luận trong môn học "Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần này, sinh viên sẽ tìm hiểu về cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống kinh tế trong bối cảnh chủ nghĩa Mác - Lênin. Phân tích này tập trung vào việc đánh giá các cơ cấu, quy trình và chính sách kinh tế với mục tiêu tối ưu hóa sự phân phối tài nguyên và phát triển kinh tế xã hội. Sinh viên sẽ tiếp cận các nguyên lý và phương pháp phân tích từ góc độ triết học và thực tiễn, từ đó hiểu sâu hơn về vai trò của thiết chế kinh tế trong phát triển của một quốc gia dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin. Mục tiêu của phần này là giúp sinh viên phát triển khả năng phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp kinh tế trong bối cảnh lịch sử và triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Kinh tế chính trị Mác - Lênin (XH&NV-ĐHQGHCM) 19 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
PHÂN TÍCH THIẾT CHẾ KINH TẾ | Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Phân tích thiết chế kinh tế" là một khía cạnh quan trọng được thảo luận trong môn học "Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần này, sinh viên sẽ tìm hiểu về cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống kinh tế trong bối cảnh chủ nghĩa Mác - Lênin. Phân tích này tập trung vào việc đánh giá các cơ cấu, quy trình và chính sách kinh tế với mục tiêu tối ưu hóa sự phân phối tài nguyên và phát triển kinh tế xã hội. Sinh viên sẽ tiếp cận các nguyên lý và phương pháp phân tích từ góc độ triết học và thực tiễn, từ đó hiểu sâu hơn về vai trò của thiết chế kinh tế trong phát triển của một quốc gia dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin. Mục tiêu của phần này là giúp sinh viên phát triển khả năng phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp kinh tế trong bối cảnh lịch sử và triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (XH&NV-ĐHQGHCM) 19 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 41487147
PHÂN TÍCH THIẾT CHẾ KINH TẾ I. Định nghĩa
- Thiết chế kinh tế là hệ thống quy định xã hội hình thành nền kinh tế quốc dân
để thỏa mãn nhu cầu của đời sống xã hội, nhờ nó xã hội được cung cấp đầy
đủ về vật chất và dịch vụ.
- Nói cụ thể hơn thiết chế kinh tế là các bộ quy tắc, các luật, các lệ điều chỉnh,
chế định các hành vi, các hoạt động, các quan hệ kinh tế; là bộ công cụ để điều
chỉnh các chủ thể tham gia hành vi kinh tế. Nội hàm của thiết chế kinh tế bao
gồm những luật lệ quy định về các mối quan hệ và hoạt động kinh tế hiện hành
và cả những tập tục, lề thói đã có từ ngàn đời, bao gồm các luật lệ, quy định về
các mối quan hệ và hoạt động kinh tế hiện hành và cả những tập tục, lề thói đã
có từ ngàn đời, bao gồm các luật, lệ, quy tắc thành văn và cả những luật lệ,
quy tắc bất thành văn trong các quan hệ và hoạt động kinh tế.
- Thực tế cho thấy thiết chế kinh tế là những bộ quy tắc do con người lập nên,
quy định và ràng buộc các hành vi, cách ứng xử kinh tế tuỳ ý trong hoạt động
tương tác của con người trong xã hội. Trong một xã hội nhất định, con người
không thể làm những gì người ta thích mà phải luôn luôn tuân theo một trật tự
được thiết lập để điều chỉnh hành vi cá nhân của con người và các chủ thể
trong kinh tế. Có những bộ quy tắc, luật lệ, trật tự do con người làm nên khơi
dậy sức sáng tạo và giải phóng sức lao động của mọi con người đã làm cho xã hội phát triển. II.
Cơ cấu, cấu trúc, bộ phận
- Các thành tố cấu thành thiết chế kinh tế thị trường quy định hướng xã hội chủ nghĩa
1. Các bộ quy tắc , chế định , luật pháp … với tư cách là các chuẩn mực cho hành
vi của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .
- Trong hệ thống quy tắc, chế định, luật pháp lại bao gồm :
+ Thiết chế chính thức (bắt buộc mọi chủ thể phải thực hiện) thường được quy
định bằng các văn bản quy phạm pháp luật như chế độ về sở hữu ,quản lý phân
phối, về chủ thể kinh doanh, về tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước về các loại thị trường
+ Thiết chế phi chính thức (không bắt buộc) chủ yếu có tính chất ngầm định
như các phong tục, tập quán xã hội, các thỏa ước cộng đồng.
2. Các chủ thể tham gia kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gồm
các doanh nghiệp; các tổ chức kinh tế; các tổ chức chính trị, xã hội; xã hội
nghề nghiệp,… các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và hoạt động của các tổ chức này. lOMoAR cPSD| 41487147
- Các chủ thể tham gia kinh tế gồm:
+ Nhà nước: lực lượng quan trọng không thể thiếu nhằm đảm bảo cho sự ổn định
và phát triển của nền kinh tế thị trường .Nhà nước có các chức năng như: xây dựng
và bảo vệ hoàn thiện thiết chế; cung cấp các hàng hóa công cộng; kiểm soát độc
quyền ;khắc phục tình trạng thị trường không đảm bảo bộ phận thiết chế kinh tế hệ
thống luật pháp và chính sách, bộ máy quản lý của Nhà nước, các quy tắc của cộng
đồng và các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế.
+ Doanh nghiệp: các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, là tế bài chủ thể của
nền kinh tế thị trường mà sự phát triển của nó có ý nghĩa to lớn ảnh hưởng đến sự
tồn vong, phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình phát triển các tế bào kinh tế này
vừa phụ thuộc vào thể chế kinh tế, vừa góp phần không nhỏ vào xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế
+ Các tổ chức xã hội như: các hội các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, các thành viên
của mặt trận tổ quốc VN, các tổ chức đoàn thể… họ là chủ thể phi sản xuất kinh
doanh nằm ngoài hệ thống cơ quan nhà nước và tồn tại song song với thể chế nhà
nước. Đây là hệ thống các tổ chức và quan hệ công dân, cộng đồng để thực hiện hóa
và củng cố lợi ích của họ. Các tổ chức này phối hợp với NN bảo đảm cho an hệ giữa
NN và XH được cân bằng ổn định bền vững, hỗ trợ cho NN thông qua việc bổ sung,
lấp đầy các khoảng trống thiếu hụt của thể chế NN, phản biện chính sách, giám sát
các hoạt động của thể chế NN, tạo ảnh hưởng tới các hoạt động của thị trường thông
qua việc xác lập và ứng dụng các chuẩn mực XH cho các tác nhân khác của TT.
3. Các cơ chế vận hành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
- Cơ chế vận hành các loại thị trường (cạnh tranh, cung cầu, giá cả tự do…)
các cơ thể này hoạt động theo các quy luật kinh tế khách quan của thị trường.
- Cơ chế vận hành các chủ thể tham gia thị trường (cạnh tranh, phân cấp,
phối hợp, tham gia, điều tiết, kiểm tra đánh giá, giám sát…) Đó là những cơ
chế kích thích để thực hiện các chuẩn mực về hành vi không đúng mực.
Thiết chế về các yếu tố thị trường và các thị trường
- nền kinh tế thị trường hiện đại, hoàn thiện cần có đầy đủ, đồng bộ các yếu tố
và các bộ phận của nó như: thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường các yếu tố
sản xuất, thị trường sức lao động, thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị
trường vốn), thị trường khoa học – công nghệ… Mặc dù mỗi thị trường có bản
chất, đặc điểm và cơ chế vận hành riêng, song đều có quan hệ chặt chẽ, tác
động lẫn nhau và đều chứa đựng những nguyên tắc hoạt động và các thành tố
chung như: cung – cầu, giá cả, số lượng, người mua, người bán,… thông qua
sân chơi đó mà giao dịch kinh tế được thực hiện.
- Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: thiết chế kinh tế gồm ba thiết chế cơ bản:
+ Thiết chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình
doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh; lOMoAR cPSD| 41487147
+ Thiết chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường;
+ Thiết chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong
từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.
III. Chức năng thiết chế kinh tế
- Khi chuyển sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với nội dung cốt lõi là:
+ Phát triển nền kinh tế đa sở hữu – đa thành phần
+ Trong nông nghiệp xóa bỏ tập thể hóa và xác lập hộ nông dân là đơn vị kinh
tế tự chủ, trao quyền làm chủ ruộng đất và tư liệu sản xuất cho hộ nông dân
+ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tư liệu sản xuất và tài sản chính đáng của
mọi người, mọi tổ chức; mọi người, mọi tổ chức được quyền tự chủ sản xuất
kinh doanh theo pháp luật; thực hiện sự phân phối theo lao động và theo các
hình thức khác mà pháp luật quy định…
+ Kinh tế thị trường với các quy luật khách quan của nó đặt lên hàng đầu
“lợi nhuận, hiệu quả, năng lực cạnh tranh không ngừng nâng lên”
+ Đồng thời kinh tế thị trường cũng luôn ẩn chứa những rủi ro có khi rất lớn.
+ Chính những điều này đặt ra những yêu cầu – tiêu chí mới về giá trị con người, giá
trị nhân lực, giá trị xã hội, giá trị văn hóa nói chung, trong đó nổi lên hàng đầu là
các giá trị năng động, sáng tạo, luôn đổi mới, có tư duy chiến lược, quyết đoán, có
năng lực dự báo, dám mạo hiểm…Thiết chế kinh tế mới này đặt mỗi chủ thể, mỗi
con người, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh trở thành chủ thể của chính
mình.Thành quả hoạt động kinh tế trở thành thước đo giá trị về năng lực, phẩm
chất, con đường thăng tiến, địa vị xã hội của mỗi người và mỗi đơn vị
sản xuất kinh doanh; đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu – giá trị mới đối
với mỗi người, mỗi cấp lãnh đạo – quản lý.
- Đối với Việt nam, hiện đang phải giải quyết đồng bộ nhiều mối quan hệ trong
việc đổi mới và hoàn thiện Thể chế phát triển đất nước. Hiện nay đang thấy rõ
đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; Đại hội XI của Đảng đã chỉ
rõ quan điểm phải “Đổi mới đồng bộ và phù hợp về kinh tế và chính trị”, đó
cũng chính là yêu cầu đặt ra đối với “đột phá đổi mới và hoàn thiện thể chế
phát triển đất nước” trong giai đoạn mới. IV. Thực trạng
Thực tế Việt Nam cho thấy, thay đổi thiết chế kinh tế đã làm cho cuộc sống xã hội
đổi thay. Thiết chế kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp có vai trò lịch sử
trong thời chiến tranh, đã giúp huy động của cải vật chất và sức dân phục vụ cho cuộc
kháng chiến vĩ đại nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay đã không còn phù hợp.
Kể từ Cách mạng Tháng Tám thành công đến nay đã hơn 70 năm. Từ một
thuộc địa nghèo đói lầm than, nô lệ với cảnh hơn 2 triệu người chết đói năm 1945, lOMoAR cPSD| 41487147
Việt Nam đã trở thành một nước Việt Nam độc lập và đang trên con đường xây dựng
CNXH, đời sống nhân dân ngày một ấm no và tươi đẹp hơn. Từ một đất nước nghèo
khó, không đủ lương thực, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành một quốc gia
phát triển trung bình, thế và lực kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh đã mạnh lên rõ rệt...
Nhờ đổi mới tư duy kinh tế và sự lựa chọn thiết chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN đã biến Việt Nam từ một nền kinh tế hầu như không có tăng trưởng
thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai ở châu Á. Quy mô của nền kinh tế
sau 30 năm đã lớn lên không ngừng, từ 6,5 tỷ USD GDP năm 1990 lên 204 tỷ USD
GDP năm 2015 gấp 31,4 lần). Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng
cao, từ 98 USD/người năm 1990 lên hơn 2.170 USD/người năm 2015.
Việc Việt nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa xuất phát từ thực tế là mô hình kinh tế CNXH cổ điển, đặc trưng bởi hệ thống
kinh tế kế hoạch hoá tập trung, sau nhiều thập kỷ tồn tại, đã tỏ ra không còn sức
sống và khả năng tự phát triển nội sinh về mặt kinh tế. Trong khi đó, kinh tế thị
trường với tư cách là một phương thức sản xuất, đã được chứng minh là có thể được
sử dụng nhằm phục vụ cho sự phát triển và thịnh vượng chung của các quốc gia, dân
tộc, chứ không phải chỉ là tài sản riêng của chủ nghĩa tư bản (CNTB).
Tuy nhiên, thực tế phát triển của các nền kinh tế thị trường nhất là các nước
theo mô hình kinh tế thị trường “thuần chủng”) ngày càng cho thấy rõ chính trong quá
trình phát triển của mình, kinh tế thị trường luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ thất bại,
bởi nó tỏ ra mâu thuẫn sâu sắc với các giá trị truyền thống, làm tăng tính bất ổn của xã
hội và khoét sâu hố ngăn cách giàu – nghèo. Vì vậy, vai trò Nhà nước như một chủ
thể xã hội sáng tạo và hùng mạnh để quản lý các quá trình kinh tế vĩ mô, nhằm hạn
chế những khuyết tật của thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển, cần phải được khai thác có hiệu quả.
Vì vậy, các thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được
xây dựng và thực thi chính là nhằm mục đích làm cho "thị trường” và “Nhà nước”
trở thành hai yếu tố bổ sung cho nhau, chứ không phải thay thế, loại trừ nhau.
V. Chính sách, giải pháp đang hiện hành
- Hiến pháp 1992: Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định
mô hình kinh tế của nước ta là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Điều 15).
- Luật số 59/2005/QH11 của Quốc hội: Luật Đầu tư: Luật đầu tư được Quốc
Hội thông qua năm 2005, có hiệu lực từ 1/7/2006, đã thực sự là bước tiến dài
theo hướng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo một “sân chơi” bình
đẳng cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. lOMoAR cPSD| 41487147
- Nghị định số 57/1998/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định quy định chi tiết thi
hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại
lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
- Quyết định số 137/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng: Quyết định về quản lý giá:
Được ban ngày vào ngày 27/04/1992, đây là những quy định pháp lý đầu tiên
về quản lý giá trong quá trình chuyển đổi kinh tế. Đúng 10 năm sau, UBTVQH
đã ban hành Pháp lệnh giá nhằm tạo lập khung pháp luật cho việc quản lý giá
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Luật sở hữu trí tuệ(2005): Ngày 26/4/2023 Chính phủ ban hành Nghị định
17/2023/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí
tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan
- Quy định về tiền lãi danh nghĩa trái phiếu Chính phủ: Thông tư số
12/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày 4/5/2023.
- Quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính: Thông tư số
18/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bù
trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách
nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính,
có hiệu lực thi hành từ ngày 5/5/2023.
- Quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp: Thông tư số
16/2023/TT-BTC ngày 17/3/2023 hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn
nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp,
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/5/2023.
- Thay đổi cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính: Chính phủ ban hành Nghị định
14/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 15/5/2023.
- Có thể thấy rõ quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa của nước ta còn châm, mang nhiều hạn chế chưa theo kịp yêu
cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Vì vậy
cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa
với chủ trương và giải pháp lớn được đề ra:
1. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh.
3. Bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường.
4. Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng
chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.
5. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh
tế, tăng cường sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các từ chức xã hội, nghề
nghiệp và của nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội