-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích tính đối lập tương đối - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Phân tích tính đối lập tương đối - Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học mác - lênin (THM00)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phân tích tính đối lập tương đối của ý thức xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Liên hệ với thực tiễn. Bài làm
Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất quyết định ý thức. Vậy nên tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội. Nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối, nó có thể
tác động trở lại vật chất. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được biểu hiện trong 5 yếu tố sau:
1. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại x ã hội:
- Nguyên nhân ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội:
+ Một là. Đời sống vật chất thường biến đởi nhanh, tồn tại xã hội thường biến đổi
nhanh, phương thức sản xuất thay đổi nhanh liên tục. Vậy nên ý thức xã hội không
phản ánh kịp và trở nên lạc hậu.
+ Hai là. Do tính bảo thủ của một số hình thái ý thức. Mặc dù một số khía cảnh của
xã hội đã tở nên tiên tiến, tiến bộ hơn nhưng vẫn tồn tại những cổ tục, hủ tục, phong
tục tập quán lạc hậu làm kìm hãm, cảm trở sự phát tiển của cái mới trong xã hội. + Ba là. Ý thức x
ã hội mang tính giai cấp. Ý thức xã hội gắn với những nhóm người,
giai cấp phản động sử dụng những tư tưởng lạc hậu để chống phá những lực lượng tiến bộ.
- Ý nghĩa: phải thường xuyên đấu tranh xóa bỏ những tàn dư của xã hội cũ dưới góc
độ văn hóa tư tưởng, đồng thời phải kế thừa giữ gìn, phát huy tư tưởng văn hóa tốt đẹp của dân tộc. - Liên hệ thực tế:
+ Tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng
+ Mê tín dị đoan: bói toán, cúng bái giải hạn, lên đồng,… + Kết hôn sinh con sớm
+ Tin vào những mẹo chữa bệnh dân gian không đến bệnh viện chữa trị
+ Phương thức sản xuất lạc hậu vẫn tồn tại
+ Thói quen giờ cao su ở Việt Nam
2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội:
- Biểu hiện: tư tưởng khoa học có thể vượt trước sự tồn tại phát triển của xã hội, dự
báo sự phát triển của tồn tại xã hội. Tuy nhiên có tư tưởng vượt vượt trước nhưng
xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người thì đó là phản khoa học.
- Ý nghĩa: những tư tưởng khoa học vượt trước đã định, dự báo, chỉ đạo hoạt động
thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ
mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra. - Liên hệ thực tế:
+ Sự phát triển của khoa học khi phỏng đoán được trước hiện tượng có thể xảy ra: nắng, mưa, bão,…
+ Những công trình nghiên cứu khoa học giúp cho việc sản xuất trở nên dễ dàng hơn
+ Chủ nghĩa Mác Lê-nin đã đưa ra học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội dự báo
được sự phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao, từ hình thái kinh tế - xã hộ i
này sang hình thái kinh tế - xã hội khác là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
3. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình:
- Kế thừa là 1 trong những tính quy luật của sự phát triển một tư tưởng mới ra đời
bao giờ cũng có sự chọn lọc tiếp thu những tinh hoa của quá khứ, quan hệ kế thừa
làm cho sự phát triển trong lĩnh vực, ý thức xã hội diễn ra như một dòng chảy lịch
sử tự nhiên nối tiếp liên tục của tư duy giữa các thế hệ. Ý thức xã hội mới phản ánh
tồn tại xã hội đương thời, đồng thời tiếp thu cả ý thức xã hội cũ, tiếp thu đời sống
tinh thần của xã hội cũ nhưng cả về tích cực và tiêu cực. Do ý thức có tính kế thừa
trong sự phát triển, nên không thể giải thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa
vào những quan hệ kinh tế hiện có, không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó.
Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính chất giai
cấp của nó. Những giai cấp khác nhau k
ế thừa những nội dung ý thức khác nhau của
các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại.
- Ý nghĩa: khi nghiên cứu các hình thái xã hội thì phải nghiên cứu bối cảnh xuất hiện
tư tưởng đó và tư tưởng đã có từ trước. - Liên hệ thực tế: + Công c
ụ lao động dần phát triển hoàn thiển theo thời gian
+ Xây dựng nền văn hóa đạm đà bản sắc dân tộc: vừa tiếp thu những tinh hoa văn
hóa nhân loại, vừa giữ gìn lại những truyền thống vốn có của đất nước
+ Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông thì số lượng tai nạn giao thông sẽ giảm.
4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng:
- Mỗi hình thái ý thức xã hội đều có sự khác nhau về hình thức phản ánh, phương
diện phản ánh nên không thể thay thế cho nhau, không thể lấy hình thái xã hội này
thay cho hình thái xã hội khác. Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông
thường ở mỗi thời đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái
ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh, chi phối những hình thái xã hội
khác. Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức, ý thức chính trị có vai
trò đặc biệt quan trọng, ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự
phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác.
- Ý nghĩa: Khi phân tích một hình thái ý thức xã hội nào đó, không chỉ chú ý vào
điều kiện kinh tế chính trị m
à còn chú ý đến tác động của nó tới các hình thái ý thức xã hội khác.
- Liên hệ thực tế: Hy Lạp cổ đại, triết học và nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt t o lớn;
còn ở Tây Âu trung cổ thì tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt tinh thần xã
hội như triết học, đạo đức, nghệ thuật, chính trị, pháp quyền. ở giai đoạn lịch sử sau
này thì ý thức chính trị lại đóng vai trò to lớn tác động đến các hình thái ý thức xã hội khác
5. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội:
- Đây là biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tựơng đối của ý thức xã hội. Sự
tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có ý nghĩa khác nhau. Nó có thể
thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển. Nhưng nó cũng có thể kìm hãm tiến bộ xã hội khi
ý thức xã hội phản ánh xuyên tạc tồn tại xã hội v
à hướng con người vào những hành
động đối lập với lôgic khách quan của lịch sử. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội
đối với tồn tại xã hội diễn ra theo nhiều chiều cả tích cực và tiêu cực, phương thức
tác động trở lại là phức tạp. Sự tác động trở lại lệ thuộc vào các yếu tố: những điều
kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng
nảy sinh; vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng; vào mức độ phản ánh
đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội; vào mức độ mở rộng
của tư tưởng trong quần chúng. _Hết_