Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Tiểu luận môn Kinh tế vi mô với đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam giúp sinh viên tham khảo và làm tiểu luận cuối kỳ đạt kết quả cao.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 36271885 lO CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.
ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay thì việc xuất khẩu luôn được
Đảng và Nhà nước ta xem là lĩnh vực quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế
của đất nước. Sự gia tăng của xuất khẩu đã góp phần không nhỏ vào tổng sản phẩm
quốc nội. Qua đó, việc xuất khẩu sẽ tạo thêm nguồn thu cho nhập khẩu và hoạt
động công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tạo ra các mặt hàng nông sản xuất khẩu-
là một nước nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm với hai đồng bằng châu thổ
rộng lớn, với lượng dân số tập trung ở nông thôn khá cao (80% dân số) rất thuận lợi
cho phát triển lúa nước. Nhờ vậy, gạo đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu có sản
lượng và giá trị lớn ở nước ta. Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh về khối lượng
nhưng gạo xuất khẩu nước ta vẫn là gạo phẩm cấp trung bình trở xuống, giá cả
thấp, không có thương hiệu, thị trường thiếu ổn định. Chất lượng gạo xuất khẩu
nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường cao cấp, khó tính. Để nâng cao
chất lượng hàng gạo xuất khẩu cần phải có chính sách đúng đắn, khả thi và hiệu
quả. Chính sách sẽ xác định mục tiêu, tạo ra động lực và tìm biện pháp huy động
các tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu nước ta.
Với mong muốn ngành xuất khẩu gạo ở Việt Nam thực sự lớn mạnh đáp ứng đầy
đủ lương thực cho quốc gia đồng thời đẩy nhanh quy mô sản xuất tạo kim ngạch
xuất khẩu lớn cho đất nước, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất
thế giới, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích chính sách nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích chính sách nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích cơ sở lý luận của chính sách nâng cao chất lượng gạo.
Đánh giá thực trạng tác động của các chính sách đến việc nâng cao chất lượng gạo Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách nâng cao chất lượng gạo nhằm phát
triển xuất khẩu gạo trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1 lOMoAR cPSD| 36271885
Đối tượng nghên cứu của đề tài là chính sách nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin bằng các số liệu thứ cấp thu
thập được từ nhiều nguồn khác nhau ( Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Báo
cáo Tổng kết ngành nông nghiệp, công thương).
Phương pháp thống kê phân tích được sử dụng để làm rõ những tác động của cơ
chế, chính sách đối với việc nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Khái niệm về xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia này cho
một hay nhiều quốc gia khác trên thế giới trên cơ sở sử dụng tiền tệ là thước đo
thanh toán, có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay cả hai quốc gia đó. Là hành
vi buôn bán trao đổi phức tạp có tổ chức nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, ổn định nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân, đưa lại nguồn
thu lớn cho ngân sách nhà nước.
Khái niệm về gạo
Gạo có được nhờ quá trình xay xát, bỏ vỏ trấu, bỏ vỏ cám của lúa cho ra gạo trắng
ta ăn hàng ngày, nếu chỉ bỏ vỏ trấu được gọi là gạo lứt. Nó là một thực phẩm chủ
yếu trong các bữa ăn của gia đình Châu Á và Châu Á cũng là nơi sản xuất và cũng
là nơi tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo toàn thế giới. Gạo có thể làm rất nhiều món
và rất nhiều cách chế biến như: cơm, bánh, cháo, bún, phở,….
Khái niệm về chính sách
Franc Ellis quan niệm “Trên tầm vĩ mô, chính sách được xem nư đường lối hành
động mà chính phủ lựa chọn đối với quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó, có
thể là kinh tế, xã hội, môi trường”.
Đại từ điển tiếng Việt (1999) của Nguyễn Như Ý định nghĩa: “Chính sách là các
chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực
chính trị - xã hội”. Ngô Đức Cát và Vũ Đình Thắng lại quan niệm “Chính sách là
tập hợp các chủ trương, quan điểm, giải pháp, công cụ nhằm đạt được những mục
tiêu nhất định. Quá trình hình thành chính sách có sự tác động của nhiều yếu tố”.
Như vậy có thể nói chính sách là phương thức hoạt động mà chủ thể quản lý lựa
chọn thực hiện nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu mà họ xác định cho hệ
thống quản lý của mình. Có thể phân chia chính sách thành hai loại: chính sách 2 lOMoAR cPSD| 36271885
công do các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành và chính sách tư do
các tổ chức không thuộc bộ máy nhà nước ban hành.
Chính sách nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu là tổng thể các quan điểm,chủ
trương, chiến lược, biện pháp mà Nhà nước lựa chọn để tác động vào quá trình sản
xuất (sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến), vận chuyển và tiêu thụ gạo nhằm
nâng cao chất lượng gạo, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 2016-2019
Năm 2016, thị trường gạo thế giới và khu vực tiếp tục cạnh tranh gay gắt, có nhiều
diễn biến bất lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, chỉ đạt mức gần 4,81 triệu tấn,
trị giá đạt 2,16 tỷ USD, giảm tới gần 26,5% về số lượng và giảm 22,4% về trị giá
so với năm 2015. Tuy nhiên, với nhiều đổi mới trong công tác điều hành , xuất
khẩu gạo năm 2017 đạt 5,79 triệu tấn, tăng 20,4% so với năm 2016, trị giá đạt
khoảng 2,63 tỷ USD, tăng 21,2%. Giá xuất khẩu bình quân ở mức 451,9 USD/tấn,
tăng 0,7%, tương đương mức tăng 3 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2016. Năm
2019 cả nước xuất khẩu 6,36 triệu tấn gạo, tương đương 2,8 tỷ USD, tăng 4,1% về
lượng nhưng giảm 8,4% về kim ngạch so với năm 2018. Giá xuất khẩu đạt 440,7 USD/tấn, giảm 12,1%. Năm Sản lượng Diện tích Xuất khẩu Kim ngạch ( triệu tấn) triệu ha) (triệu tấn) (tỷ USD) 2016 43,17 7,74 4,81 2,16 2017 42,74 7,71 79 2,63 2018 43,98 7,57 6,11 3,06 2019 43,45 7,47 6,36 2,80
Cơ cấu xuất khẩu tăng dần gạo chất lượng, phẩm cấp cao nên giá xuất khẩu trung
bình tăng lên. Gạo xuất khẩu với sản phẩm ngày càng đa dạng như gạo hạt dài, hạt 3 lOMoAR cPSD| 36271885
ngắn, gạo thơm, gạo japonica, gạo đồ…Năm 2018 tiếp tục là nước xuất khẩu lớn
thứ 3 thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan.
Năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chính thức
công bố thương hiệu (logo) gạo Việt Nam, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có
thương hiệu gạo quốc gia sau nhiều năm tham gia thị trường xuất khẩu thế giới.
Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước chưa có thương hiệu riêng.
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH Thuận lợi:
Hệ thống nghiên cứu nông nghiệp tích cực trong việc lựa chọn và tạo giống , hoàn
thiện và đổi mới phương thức, công nghệ, kỹ thuật canh tác, góp phần tạo chuyển
biến và đẩy nhanh việc nâng cao chất lượng lúa xuất khẩu.
Với các chính sách hỗ trợ tái canh cả về kỹ thuật lẫn cơ chế tín dụng, các hộ gia
đình đang chuyển dần sang sử dụng các loại giống lúa mới có năng suất và chất
lượng cao hơn giống cũ. Kỹ thuật canh tác được hoàn thiện. Áp dụng tiêu chuẩn
Global GAP trong sản xuất lúa làm cho năng suất lúa tăng hơn và phẩm chất gạo
tốt hơn nhờ áp dụng các giống lúa có năng suất và chất lượng cao cho xuất khẩu và
kỹ thuật canh tác hướng vào giảm chi phí đầu tư nhằm hạ giá thành và tăng thu nhập cho nông dân.
Ngày 03/7/2017,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Chiến lược phát
triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng
đến năm 2030. Chiến lược xác định đa dạng hoá thị trường, giảm phụ thuộc vào 4 lOMoAR cPSD| 36271885
một số thị trường nhất định, góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu và uy tín của gạo Việt Nam.
Mặc dầu vẫn còn những khiếm khuyết, song với các chính sách đa dạng về đất đai,
tín dụng, khuyến khích đầu tư, liên kết, hỗ trợ… triển khai trong thời gian qua,
bước đầu đã thu hút được một số doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào nông nghiệp,
thực hiện dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra, ứng dụng quy
trình, công nghệ bảo quản,chế biến tiên tiến…chất lượng nông sản nhờ đó đã từng
bước được cải thiện, đem lại niềm tin cho người tiêu dùng.
Việt Nam đã và đang tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm
kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Xuất khẩu của Việt Nam sang nhiều thị
trường đạt mức tăng trưởng cao, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết
FTA. Hiện tại,chính sách thị trường xuất khẩu gạo vẫn thiên về mục tiêu gia tăng
khối lượng xuất khẩu, vẫn chỉ tìm cách mở rộng thị trường để có thể xuất khẩu
được càng nhiều càng tốt mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng gạo xuất khẩu. 5 lOMoAR cPSD| 36271885 Khó khăn:
Ngày 29/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông
nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, đa số nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản xuất
nông nghiệp hữu cơ do quy trình sản xuất khắt khe, phải có thời gian dài để cải tạo
đất, chi phí sản xuất cao, thị trường cho sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ chưa ổn
định. Vì vậy vẫn còn một bộ phận nông hộ vẫn còn sản xuất với quy mô nhỏ lẻ
chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn.
Các chính sách về áp dụng KH&CN chưa đủ mạnh để thu hút tư nhân tham gia
nghiên cứu phục vụ sản xuất. Chính sách nghiên cứu khoa học mới chú trọng chọn
tạo, nhập khẩu giống có năng suất cao mà chưa tập trung cho những giống có chất
lượng cao. Việt Nam vẫn chưa có nhiều sản phẩm độc đáo mà các nước khác không
có. Chính sách cung cấp thông tin nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức nên
gây khó khăn cho người sản xuất.
Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch tại Việt Nam hiện là 13,7%, cao hơn nhiều so với Thái
Lan (6,1-9,1%), Ấn Độ (6%). Theo ước tính của Phân Viện cơ điện và công nghệ
sau thu hoạch Việt Nam 2011, cơ cấu tổn thất sau thu hoạch tại ĐBSCL như sau:
thu hoạch 3%, vận chuyển 0,9%, phơi sấy 4,2%, bảo quản 2,6%, xay xát 3%. Các
doanh nghiệp lương thực thu mua gạo chỉ quan tâm đến độ khô, độ trắng và độ
trọng, thay vì chất lượng dinh dưỡng, mùi thơm, hình dáng, hay thời gian nấu như
một số tiêu chuẩn quốc tế đang được ưa chuộng tại thị trường cao cấp.
Nông sản Việt nói chung và lúa gạo nói riêng hiện đang phải gánh hàng loạt chi phí
logistics khiến sức cạnh tranh gặp nhiều khó khăn trên thị trường. Theo tính toán
của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, chi phí
logistics phục vụ nông nghiệp ở Việt Nam cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12% và
hơn cả Singapore 300%. Về thủ tục hải quan, trong các chứng từ cần thiết kèm theo
giao hàng, trong khi các giấy cứng nhận khác được hoàn thành thủ tục trong 1 – 2 6 lOMoAR cPSD| 36271885
ngày, giấy chứng nhận an toàn sức khỏe cần thời gian chứng nhận dài nhất (7-10
ngày). Ngoài thủ tục hải quan, chi phí vận chuyển từ Việt Nam đến Philippines
(27USD/tấn) cao gấp 2,25 lần so với chi phí này của Thái Lan.
Việc các doanh nghiêp xuất khẩu chưa có thương hiệu riêng làm cho người tiêu
dùng thiếu lòng tin vào sản phẩm gạo của nước ta. Đồng thời làm giảm giá trị của
sản phẩm và thiếu tính cạnh tranh. 7