Phân tích và chứng minh ngoại giao Việt Nam có nền tảng vững chắc là chủ nghĩa yêu nước | Tiểu luận lịch sử ngoại giao Việt Nam

Dân tộc Việt Nam sớm hình thành nên nhà nước của mình. Trong lịch sử, đặc điểm  của nước ta với tư cách một cộng đồng quốc gia-dân tộc là một nước nhỏ về quy  mô lãnh thổ và dân số, nằm sát ngay bên cạnh một nước lớn Trung Quốc, nhưng lại có vị trí địa-chiến lược quan trọng, án ngữ con đường từ liên lục địa Á-Âu đi ra  Biển Đông và vùng Đông Nam Á. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
13 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích và chứng minh ngoại giao Việt Nam có nền tảng vững chắc là chủ nghĩa yêu nước | Tiểu luận lịch sử ngoại giao Việt Nam

Dân tộc Việt Nam sớm hình thành nên nhà nước của mình. Trong lịch sử, đặc điểm  của nước ta với tư cách một cộng đồng quốc gia-dân tộc là một nước nhỏ về quy  mô lãnh thổ và dân số, nằm sát ngay bên cạnh một nước lớn Trung Quốc, nhưng lại có vị trí địa-chiến lược quan trọng, án ngữ con đường từ liên lục địa Á-Âu đi ra  Biển Đông và vùng Đông Nam Á. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

9 5 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC T
-------------------
TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH NỘI DUNG NGOẠI GIAO VIỆT
NAM CÓ NỀN TẢNG VỮNG CHẮC LÀ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VÀ Ý CHÍ
SẮT ĐÁ VÌ ĐỘC LẬP TỰ DO CỦA DÂN TỘC
Họ và tên: Nguyễn Hồng Phúc
Mã sinh viên: 2056140033
Lớp: Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (CLC) K40
Giảng viên hướng dẫn:
TS Nguyễn Thị Quế
Hà Nội, tháng 3 năm 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...................................................................2
1.1. Khái niệm ngoại giao...............................................................................2
1.2. Khái niệm Ngoại giao nhà nước..............................................................2
II. NGOẠI GIAO VIỆT NAM CÓ NỀN TẢNG VỮNG CHẮC LÀ CHỦ
NGHĨA YÊU NƯỚC VÀ Ý CHÍ SẮT ĐÁ VÌ ĐỘC LẬP, TỰ DO DÂN TỘC...3
KẾT LUẬN........................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................11
MỞ ĐẦU
Dân tộc Việt Nam sớm hình thành nên nhà nước của mình. Trong lịch sử,
đặc điểm của nước ta với cách một cộng đồng quốc gia-dân tộc một nước
nhỏ về quy lãnh thổ dân số, nằm sát ngay bên cạnh một nước lớn Trung
Quốc, nhưng lại vị trí địa-chiến lược quan trọng, án ngữ con đường từ liên
lục địa Á-Âu đi ra Biển Đông và vùng Đông Nam Á. Chính vì vậy, ngay từ thời
dựng nước, nước ta luôn bị các nước lớn “dòm ngó”, dân tộc ta luôn phải đối
mặt với nguy cơ bị xâm lược. Để có thể đối phó với những mối hiểm họa đó đòi
hỏi Việt Nam cần nền tảng ngoại giao vững chắc. Tinh thần yêu nước của
nhân dân Việt Nam ý chí sắt đá đấu tranh giành độc lập, tự do đã trở thành
nền tảng, nguồn sức mạnh vững chắc cho nền ngoại giao Việt Nam. Đây là
truyền thống tốt đẹp của ngoại giao Việt Nam.
1
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I.1. Khái niệm ngoại giao
Ngoại giao trong tiếng Anh là Diplomacy. Theo từ điển tiếng Việt: Ngoại
giao là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và
để góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung.
Ngoại giao theo cách hiểu phổ biến nhất là việc thực hiện các mối quan hệ
giữa các quốc gia có chủ quyền thông qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh
hưởng cũng như điều chỉnh những khác biệt. Hoạt động ngoại giao đã xuất hiện
từ lâu đời ở nhiều nền văn minh trên thế giới, tiêu biểu như Trung Quốc và Hy
Lạp cổ đại.
Ngoại giao là một khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ thuật của
những khả năng, là hoạt động của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại
diện có thẩm quyền làm công tác đối ngoại của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi, lợi
ích, quyền hạn của quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, góp phần giải
quyết các vấn đề quốc tế chung, bằng con đường đàm phán và các hình thức hòa
bình khác.
I.2. Khái niệm Ngoại giao nhà nước
Ngoại giao nhà nước là mối quan hệ giữa chính phủ với chính phủ của các
nước có chủ quyền, giữa các nhà lãnh đạo của các nước…
Ngoại giao Nhà nước là mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các
nhà nước khác; giữa lãnh đạo của Nhà nước Việt Nam với lãnh đạo các nước,
các tổ chức chính thức của các nước, các tổ chức quốc tế, các diễn đàn đa
phương; là hoạt động chính thức của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Bộ
Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan quan hệ đối ngoại
khác.
2
II. NGOẠI GIAO VIỆT NAM CÓ NỀN TẢNG VỮNG CHẮC LÀ CHỦ
NGHĨA YÊU NƯỚC VÀ Ý CHÍ SẮT ĐÁ VÌ ĐỘC LẬP, TỰ DO DÂN
TỘC
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, độc
lập, tự cường và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc luôn luôn là nguyên tắc
bất biến, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của chúng ta. Bên cạnh
các cuộc chiến đấu ngoan cường bảo vệ giang sơn, độc lập, chủ quyền của đất
nước, ông cha ta đã luôn luôn chú trọng hoạt động đối ngoại, tạo dựng nên những
truyền thống và bản sắc riêng, rất độc đáo của nền ngoại giao và hoạt động đối
ngoại Việt Nam: Đầy hào khí, giàu tính nhân văn, hòa hiếu, trọng lẽ phải, công lý
và chính nghĩa: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân mà thay cường
bạo!"; "Dập tắt muôn đời lửa chiến tranh; Mở nền muôn thủa thái bình!" ("Bình
Ngô đại cáo"-Nguyễn Trãi). Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh
hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất; đối ngoại phải luôn luôn
phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đối nội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là những
tư tưởng, triết lý vượt thời đại của cha ông ta, mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị.
Trên thực tế, sau thời kỳ dựng nước (từ năm 2879 đến năm 257 trước Công
nguyên), nước ta đã bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ hơn một nghìn
năm, từ năm 179 trước Công nguyên (với sự kiện Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc
và “mối tình” Mỵ Châu – Trọng Thủy) đến năm 938 (với chiến thắng Bạch Đằng
của Ngô Quyền); tiếp theo, cũng gần một nghìn năm nữa, từ thế kỷ X đến giữa thế
kỷ XX, dưới 12 triều đại phong kiến Việt Nam, nhân dân ta liên tục chiến đấu với
giặc ngoại xâm để khẳng định quyền độc lập, tự chủ.
Năm 1473 (Hồng Đức năm thứ tư), vua Lê Thánh Tông ra lời dụ với Thái
bảo Lê Cảnh Huy khi chuẩn bị đi đàm phán giao bang biên giới: “Một nước núi,
một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ
cho họ lấn dần…Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi
cho giặc, thì tội phải tru di!”. Trong thời kỳ Tây Sơn, sau khi đại phá quân Thanh,
Quang Trung đã nhanh chóng cử sứ giả sang phương Bắc để làm hòa, nói rõ rằng
3
nước Nam chỉ bảo vệ bờ cõi của mình, Tây Sơn “không lấn sang biên giới”. Đồng
thời, khẳng định nếu nhà Thanh động binh xâm lược lần nữa thì quân dân ta kiên
quyết chống lại. Nhờ thực hiện tốt các hoạt động đấu tranh ngoại giao, nhà Thanh
phải công nhận nền độc lập của nước Nam; trả lại 7 châu xứ Hưng Hóa đã chiếm
trước đó; đồng thời, tôn trọng chủ quyền và văn hóa nước Nam trong quan hệ hai
nước.
Lợi ích quốc gia - dân tộc chính độc lập, chủ quyền của đất nước. Ông
cha ta đã ứng xử hết sức linh hoạt, khéo léo, vừa khẳng định độc lập, chủ quyền,
vị thế của đất nước, không để cho bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ, vừa
giữ hòa khí với nước láng giềng để đất nước được yên bình phát triển ổn
định.
Đón tiếp sứ giả mang chiếu thư đến Kinh đô Hoa Lư, vua Lê Đại Hành đã
tổ chức đãi tiệc để cho sứ giả thấy sự chan hòa của nhà vua nước Việt. Nhưng
khi bị yêu cầu phải quỳ lạy tiếp chiếu, vua Đại Hành đã kiên quyết khéo
léo từ chối. Vào đời nhà Trần, vua Trần Thái Tông cũng tiếp nối nguyên tắc từ
chối lạy chiếu thư. Nguyên sử ghi lại do rằng: “Phàm nhận chiếu, cứ để yên
nơi chính điện, còn Vua thì lui tránh về điện riêng. Đó điển lệ của nước
chúng tôi”. Hành động của vua Lê Đại Hành đã khẳng định một điều rằng trong
ngoại giao với các nước lớn, nước ta thể nhún nhường để đổi lấy hòa bình
nhưng lòng tự tôn dân tộc và độc lập, tự do là bất khả xâm phạm.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý
chí của con người Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn
sàng cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ
quốc. Trong truyền thống bản sắc ngoại giao Việt Nam, chiến lược “dùng
ngòi bút thay giáp binh” ngoại giao tâm công, lấy lẽ phải, chính nghĩa để
thuyết phục lòng người là một triết lý quan trọng, có giá trị quyết định. Ông cha
ta hết sức coi trọng việc giương cao ngọn cờ chính nghĩa trong đấu tranh ngoại
4
giao nhằm thu hút sự ủng hộ của nhân dân, chống những luận điệu sai trái của
kẻ thù, để thế giới hiểu rõ về công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam. Anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ Nguyễn Trãi đã đúc kết
đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên thể “lấy yếu chống mạnh”,
“lấy ít địch nhiều”, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn”, “lấy chí nhân thay cường
bạo”. Với sứ thần học thức, giỏi văn thơ như Giác, vua Đại Hành
cách ứng xử rất văn hóa, dùng thơ đối thơ, dùng nghĩa tình đãi nghĩa tình. Với
sứ thần thái độ hống hách như Tống Cảo, ông dùng đối sách mạnh, biểu
dương sức mạnh nước Đại Việt. Tiếp nối truyền thống ấy, gần 300 năm sau,
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải vẫn ân cần làm thơ tống tiễn Sài Thung
- một viên sứ thần ngạo mạn của phương Bắc về nước, bằng những lời rất nhã
nhặn: “Biết đến khi nào cùng gặp lại/ Cầm tay bày tỏ nỗi niềm tây!”. Nguyễn
Trãi đã gửi hàng chục bức thư khẳng định tính chính nghĩa của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427), tinh thần nhân đạo của nhân dân ta, khẳng định
sự thất bại tất yếu của quân xâm lược, làm cho giặc hoang mang, tự biết con
đường duy nhất là phải chịu hòa mà rút về. Đánh giá về Nguyễn Trãi, Phan Huy
Chú viết: “Quân trung từ mệnh tập có sức mạnh của mười vạn quân”.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các hoạt động ngoại giao không chỉ phục
vụ mục đích chính trị, quân sự, đấu tranh giữ vững độc lập, tự chủ của dân tộc,
bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước, bảo toàn thể diện quốc gia, kiến tạo hòa
bình cho dân tộc, còn góp phần mở rộng các mối quan hệ giao lưu thương
mại, tiếp nhận những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại
Các sứ thần nước Đại Việt đã góp phần mở rộng các mối quan hệ giao lưu
thương mại, văn hóa không chỉ với Trung Quốc còn với các quốc gia láng
giềng khác, như Champa (Chiêm Thành), Java (Trảo Oa), Xiêm và các quốc gia
láng giềng trên biển. Lịch sử ghi nhận ngay từ thời kỳ nhà Đinh, nước Đại Việt
đã các tàu, thuyền giao lưu buôn bán hàng hóa với nước ngoài; nhà Tiền
5
đã lập chốt buôn bán hàng hóa với Trung Quốc. Hàng hóa của nước Đại Việt
được giới thiệu ra nước ngoài không chỉ bằng buôn bán thuần túy, còn theo
hình thức cống nạp trực tiếp của các sứ bộ hoặc các thương nhân đi tham gia
các đoàn ngoại giao ra nước ngoài.
Các sứ thần Đại Việt đều những người trí thức danh tiếng, được vua
tuyển chọn cẩn thận tin dùng. Tiêu biểu Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh,
Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích,… có sứ mệnh
ghi chép lại những kinh nghiệm hay, cách làm tốt của nước bạn cả những
kiến thức về quản trị quốc gia, quản nhà nước, những giá trị văn hóa tiến bộ
của các quốc gia, để tham khảo trong quá trình xây dựng nước Đại Việt. Chính
những bậc hiền tài ấy đã càng khẳng định chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta
không chỉ được thể hiện qua sức mạnh đánh tan mọi quân xâm lược còn
trí tuệ của những người tài đức.
Để bảo vệ được chủ quyền, độc lập dân tộc, ông cha ta đã phải nhẫn nại như
thế. Đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết là nguyên tắc tạo nên sự đồng thuận
giữa nhân dân và những người lãnh đạo, là kim chỉ nam dẫn dắt dân tộc Việt Nam
xuyên suốt những thăng trầm của lịch sử.
Các hoạt động đối ngoại của dân tộc Việt Nam từ thuở dựng nước đến Cách
mạng tháng Tám năm 1945 chủ yếu phục vụ cho mục tiêu tối cao của dân tộc là
chống xâm lược, khẳng định quyền độc lập và tự chủ của nước nhà. Lịch sử Việt
Nam thời hiện đại có bước chuyển giai đoạn quyết định vào tháng 9 năm 1945 với
sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ một nước thuộc địa nửa phong
kiến, Việt Nam chính thức trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất. Là Bộ
trưởng Ngoại giao đầu tiên của Nhà nước Việt Nam hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí
Minh là người đã đặt nền móng, trực tiếp chỉ đạo và dẫn dắt sự phát triển của nền
ngoại giao cách mạng của nước Việt Nam hiện đại. Có thể thấy rõ những nội hàm
cơ bản của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đều bắt nguồn từ triết lý và truyền
6
thống ngoại giao của ông cha ta. Trong đó, phải kể đến là mục tiêu độc lập dân tộc,
tinh thần hòa hiếu, hữu nghị, dùng ngoại giao để đẩy lùi xung đột… Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đưa những giá trị đó lên tầm cao mới khi gắn với thực tiễn của thế
giới, để đưa Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy của thời đại. Người chủ trương độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tự lực, tự cường gắn với đoàn kết quốc
tế, phát huy sức mạnh dân tộc gắn với sức mạnh của thời đại. Tư tưởng này được
thể hiện rõ trong sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng dân
tộc, trong ứng xử với các nước trên thế giới để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc,
đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập là không phụ thuộc, không bắt chước, theo đuôi,
giáo điều. Tự chủ là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu trách
nhiệm trước nhân dân, trước đất nước, biết làm chủ bản thân và công việc. Trong
quan hệ quốc tế và đối ngoại của Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Độc lập
nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can
thiệp ở ngoài vào”. Trong Lời kêu gọi nhân ngày kỷ niệm Độc lập 2-9-1948, Người
khẳng định: “Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng, kinh tế riêng.
Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy”. Như
vậy, không chỉ dân tộc Việt Nam độc lập, tự chủ, thống nhất và toàn vẹn về lãnh
thổ mà ngoại giao, đối ngoại của dân tộc cũng phải độc lập, không bị bất kỳ thế
lực, lực lượng nào chi phối. Trong quan hệ giữa các đảng thuộc phong trào cộng
sản, công nhân quốc tế, Người xác định: “Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và
bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”.
Độc lập, tự chủ tức là dựa vào sức mình là chính, có tham khảo, chọn lọc
kinh nghiệm, bài học của quốc tế, nhưng tự mình phải suy nghĩ, tìm tòi, định ra
những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm giải quyết công việc của đất nước,
không chịu một sức ép nào từ bên ngoài, không để “biến thành một con bài trong
tay người khác”. Độc lập, tự chủ là đặc trưng của bản lĩnh chính trị, đối ngoại của
dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận dụng các giá trị ấy, vạch ra đường
7
lối đối ngoại phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh thời
đại mới.
Tinh thần độc lập, tự chủ thể hiện trong những văn kiện đầu tiên của Đảng,
trong tư tưởng chỉ đạo hoạt động của Việt Minh ở giai đoạn chuẩn bị khởi nghĩa và
tổng khởi nghĩa giành chính quyền, với tinh thần “đem sức ta mà giải phóng cho
ta”. Do hoàn cảnh cuộc đấu tranh cách mạng của nước nhà, sau khi nhân dân giành
được chính quyền tháng 8-1945, Hồ Chí Minh nhấn mạnh về chính trị, quân sự,
kinh tế, nội chính và ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh. Từ năm 1950, Hồ Chí
Minh nhắc nhở: có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí,
trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi phải do nỗ lực của
chính bản thân ta quyết định. Khi nước ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, Hồ
Chí Minh nêu rõ độc lập, tự chủ vẫn là “cái gốc, điểm mấu chốt” của mọi vấn đề.
Người xác định, độc lập, tự chủ là một truyền thống. Người nêu mối liên hệ giữa
tranh thủ viện trợ quốc tế và tự lực cánh sinh: “Các nước bạn ta, trước hết là Liên
Xô và Trung Quốc ra sức giúp đỡ ta một cách vô tư, khảng khái, để chúng ta có
thêm điều kiện tự lực cánh sinh”.
Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 đem lại bài học về tinh thần độc lập, tự chủ
và hợp tác quốc tế. Các nước lớn đã tác động đến tiến trình giải quyết cuộc chiến
tranh Đông Dương. Từ kinh nghiệm của Hội nghị này, đối ngoại Việt Nam đã có
bước trưởng thành. Trong thời kỳ tiếp theo, đường lối độc lập, tự chủ và đoàn kết
quốc tế được phát huy ở mức cao độ, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Để tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế, trước
hết phải phát huy độc lập, tự chủ: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi
chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”; từ đó, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chủ trương tích cực, chủ động đoàn kết, hợp tác quốc tế trên cơ sở độc
lập, tự chủ, tôn trọng lẫn nhau; thực hiện phương châm “làm bạn với tất cả mọi
nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”, “thêm bạn, bớt thù” và “giúp bạn
là tự giúp mình”. Theo Hồ Chí Minh, Việt Nam đoàn kết, hợp tác quốc tế không
8
những để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ mà còn có trách nhiệm ủng hộ, giúp đỡ các
nước khác, thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa
tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế giới; đồng thời, Người chủ trương hợp tác
phải đi đôi với đấu tranh: mục đích của ta là vì đoàn kết, vì đoàn kết mà phải tranh
đấu; tranh đấu để đi đến đoàn kết, chứ không nói xấu ai.
Có thể khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng tầm bản sắc ngoại giao
Việt Nam, giúp bản sắc ngoại giao Việt Nam có được sức mạnh mới. Chủ nghĩa
yêu nước và ý chí sắt đá vì độc lập, tự do dân tộc chính là nền tảng tư tưởng cho tư
duy đối ngoại của Việt Nam, là ngọn hải đăng và kim chỉ nam để dẫn dắt cách
mạng Việt Nam giành thắng lợi, đồng thời đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh
phúc, hội nhập toàn diện, sâu rộng trong thời kỳ đổi mới.
9
KẾT LUẬN
Với lịch sử hào hùng của mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ
ông cha ta đã truyền lại cho các thế hệ tiếp sau những truyền thống ngoại giao tốt
đẹp. Những truyền thống đó thể hiện nền ngoại giao Việt Nam là nền ngoại giao
của một dân tộc anh hùng, bất khuất với nền tảng vững chắc là chủ nghĩa yêu nước
và ý chí sắt đá vì độc lập, tự do dân tộc. Hoạt động đối ngoại của các thế hệ ông
cha ta đã góp phần quan trọng xây đắp nền độc lập, tự do của dân tộc, bảo vệ chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế. Trong một thế giới bất ổn và biến động không ngừng như hiện nay, ngoại
giao – đối ngoại cùng với quốc phòng – an ninh là lực lượng tiên phong, trọng yếu,
thường xuyên trong bảo vệ tổ quốc “từ sớm, từ xa”, gìn giữ môi trường hòa bình,
ổn định, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ phát triển đất nước. Để thực
hiện được sứ mệnh đó, ngoại giao đã và đang phát huy những giá trị truyền thống
và hiện đại của bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, hết lòng,
hết sức đóng góp cho sự phát triển và trường tồn của dân tộc.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2022, Ngoại giao Việt Nam vì sự
nghiệp bảo vệ, phát triển đất nước.
2. Báo Quân đội nhân dân, 2021, Xây dựng và phát triển nền đối ngoại,
ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc.
3. Cổng thông tin điện tử Bộ quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, 2021, Ngoại giao Việt Nam: Từ nền ngoại giao kháng chiến,
kiến quốc, đến nền ngoại giao toàn diện, hiện đại và phục vụ phát triển
đất nước
4. Tạp chí Cộng sản, 2021, Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm
nhìn từ lịch sử dân tộc.
5. Tạp chí Cộng sản, 2021, Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ
trong đối ngoại, đoàn kết quốc tế và việc vận dụng trong tình hình hiện
nay.
11
| 1/13

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ------------------- TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH NỘI DUNG NGOẠI GIAO VIỆT
NAM CÓ NỀN TẢNG VỮNG CHẮC LÀ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VÀ Ý CHÍ
SẮT ĐÁ VÌ ĐỘC LẬP TỰ DO CỦA DÂN TỘC
Họ và tên: Nguyễn Hồng Phúc
Mã sinh viên: 2056140033
Lớp: Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (CLC) K40 Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Quế
Hà Nội, tháng 3 năm 2022 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...................................................................2
1.1. Khái niệm ngoại giao...............................................................................2
1.2. Khái niệm Ngoại giao nhà nước..............................................................2
II. NGOẠI GIAO VIỆT NAM CÓ NỀN TẢNG VỮNG CHẮC LÀ CHỦ
NGHĨA YÊU NƯỚC VÀ Ý CHÍ SẮT ĐÁ VÌ ĐỘC LẬP, TỰ DO DÂN TỘC...3
KẾT LUẬN........................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................11 MỞ ĐẦU
Dân tộc Việt Nam sớm hình thành nên nhà nước của mình. Trong lịch sử,
đặc điểm của nước ta với tư cách một cộng đồng quốc gia-dân tộc là một nước
nhỏ về quy mô lãnh thổ và dân số, nằm sát ngay bên cạnh một nước lớn Trung
Quốc, nhưng lại có vị trí địa-chiến lược quan trọng, án ngữ con đường từ liên
lục địa Á-Âu đi ra Biển Đông và vùng Đông Nam Á. Chính vì vậy, ngay từ thời
dựng nước, nước ta luôn bị các nước lớn “dòm ngó”, dân tộc ta luôn phải đối
mặt với nguy cơ bị xâm lược. Để có thể đối phó với những mối hiểm họa đó đòi
hỏi Việt Nam cần có nền tảng ngoại giao vững chắc. Tinh thần yêu nước của
nhân dân Việt Nam và ý chí sắt đá đấu tranh giành độc lập, tự do đã trở thành
nền tảng, nguồn sức mạnh vững chắc cho nền ngoại giao Việt Nam. Đây là
truyền thống tốt đẹp của ngoại giao Việt Nam. 1 NỘI DUNG I.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN I.1.
Khái niệm ngoại giao
Ngoại giao trong tiếng Anh là Diplomacy. Theo từ điển tiếng Việt: Ngoại
giao là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và
để góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung.
Ngoại giao theo cách hiểu phổ biến nhất là việc thực hiện các mối quan hệ
giữa các quốc gia có chủ quyền thông qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh
hưởng cũng như điều chỉnh những khác biệt. Hoạt động ngoại giao đã xuất hiện
từ lâu đời ở nhiều nền văn minh trên thế giới, tiêu biểu như Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại.
Ngoại giao là một khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ thuật của
những khả năng, là hoạt động của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại
diện có thẩm quyền làm công tác đối ngoại của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi, lợi
ích, quyền hạn của quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, góp phần giải
quyết các vấn đề quốc tế chung, bằng con đường đàm phán và các hình thức hòa bình khác. I.2.
Khái niệm Ngoại giao nhà nước
Ngoại giao nhà nước là mối quan hệ giữa chính phủ với chính phủ của các
nước có chủ quyền, giữa các nhà lãnh đạo của các nước…
Ngoại giao Nhà nước là mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các
nhà nước khác; giữa lãnh đạo của Nhà nước Việt Nam với lãnh đạo các nước,
các tổ chức chính thức của các nước, các tổ chức quốc tế, các diễn đàn đa
phương; là hoạt động chính thức của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Bộ
Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan quan hệ đối ngoại khác. 2 II.
NGOẠI GIAO VIỆT NAM CÓ NỀN TẢNG VỮNG CHẮC LÀ CHỦ
NGHĨA YÊU NƯỚC VÀ Ý CHÍ SẮT ĐÁ VÌ ĐỘC LẬP, TỰ DO DÂN TỘC
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, độc
lập, tự cường và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc luôn luôn là nguyên tắc
bất biến, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của chúng ta. Bên cạnh
các cuộc chiến đấu ngoan cường bảo vệ giang sơn, độc lập, chủ quyền của đất
nước, ông cha ta đã luôn luôn chú trọng hoạt động đối ngoại, tạo dựng nên những
truyền thống và bản sắc riêng, rất độc đáo của nền ngoại giao và hoạt động đối
ngoại Việt Nam: Đầy hào khí, giàu tính nhân văn, hòa hiếu, trọng lẽ phải, công lý
và chính nghĩa: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân mà thay cường
bạo!"; "Dập tắt muôn đời lửa chiến tranh; Mở nền muôn thủa thái bình!" ("Bình
Ngô đại cáo"-Nguyễn Trãi). Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh
hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất; đối ngoại phải luôn luôn
phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đối nội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là những
tư tưởng, triết lý vượt thời đại của cha ông ta, mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị.
Trên thực tế, sau thời kỳ dựng nước (từ năm 2879 đến năm 257 trước Công
nguyên), nước ta đã bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ hơn một nghìn
năm, từ năm 179 trước Công nguyên (với sự kiện Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc
và “mối tình” Mỵ Châu – Trọng Thủy) đến năm 938 (với chiến thắng Bạch Đằng
của Ngô Quyền); tiếp theo, cũng gần một nghìn năm nữa, từ thế kỷ X đến giữa thế
kỷ XX, dưới 12 triều đại phong kiến Việt Nam, nhân dân ta liên tục chiến đấu với
giặc ngoại xâm để khẳng định quyền độc lập, tự chủ.
Năm 1473 (Hồng Đức năm thứ tư), vua Lê Thánh Tông ra lời dụ với Thái
bảo Lê Cảnh Huy khi chuẩn bị đi đàm phán giao bang biên giới: “Một nước núi,
một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ
cho họ lấn dần…Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi
cho giặc, thì tội phải tru di!”. Trong thời kỳ Tây Sơn, sau khi đại phá quân Thanh,
Quang Trung đã nhanh chóng cử sứ giả sang phương Bắc để làm hòa, nói rõ rằng 3
nước Nam chỉ bảo vệ bờ cõi của mình, Tây Sơn “không lấn sang biên giới”. Đồng
thời, khẳng định nếu nhà Thanh động binh xâm lược lần nữa thì quân dân ta kiên
quyết chống lại. Nhờ thực hiện tốt các hoạt động đấu tranh ngoại giao, nhà Thanh
phải công nhận nền độc lập của nước Nam; trả lại 7 châu xứ Hưng Hóa đã chiếm
trước đó; đồng thời, tôn trọng chủ quyền và văn hóa nước Nam trong quan hệ hai nước.
Lợi ích quốc gia - dân tộc chính là độc lập, chủ quyền của đất nước. Ông
cha ta đã ứng xử hết sức linh hoạt, khéo léo, vừa khẳng định độc lập, chủ quyền,
vị thế của đất nước, không để cho bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ, vừa
giữ hòa khí với nước láng giềng để đất nước được yên bình và phát triển ổn định.
Đón tiếp sứ giả mang chiếu thư đến Kinh đô Hoa Lư, vua Lê Đại Hành đã
tổ chức đãi tiệc để cho sứ giả thấy sự chan hòa của nhà vua nước Việt. Nhưng
khi bị yêu cầu phải quỳ lạy tiếp chiếu, vua Lê Đại Hành đã kiên quyết và khéo
léo từ chối. Vào đời nhà Trần, vua Trần Thái Tông cũng tiếp nối nguyên tắc từ
chối lạy chiếu thư. Nguyên sử ghi lại lý do rằng: “Phàm nhận chiếu, cứ để yên
nơi chính điện, còn Vua thì lui tránh về điện riêng. Đó là điển lệ cũ của nước
chúng tôi”. Hành động của vua Lê Đại Hành đã khẳng định một điều rằng trong
ngoại giao với các nước lớn, nước ta có thể nhún nhường để đổi lấy hòa bình
nhưng lòng tự tôn dân tộc và độc lập, tự do là bất khả xâm phạm.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý
chí của con người Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn
sàng cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Trong truyền thống và bản sắc ngoại giao Việt Nam, chiến lược “dùng
ngòi bút thay giáp binh” – ngoại giao tâm công, lấy lẽ phải, chính nghĩa để
thuyết phục lòng người là một triết lý quan trọng, có giá trị quyết định. Ông cha
ta hết sức coi trọng việc giương cao ngọn cờ chính nghĩa trong đấu tranh ngoại 4
giao nhằm thu hút sự ủng hộ của nhân dân, chống những luận điệu sai trái của
kẻ thù, để thế giới hiểu rõ về công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam. Anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ Nguyễn Trãi đã đúc kết
đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể “lấy yếu chống mạnh”,
“lấy ít địch nhiều”, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn”, “lấy chí nhân thay cường
bạo”. Với sứ thần có học thức, giỏi văn thơ như Lý Giác, vua Lê Đại Hành có
cách ứng xử rất văn hóa, dùng thơ đối thơ, dùng nghĩa tình đãi nghĩa tình. Với
sứ thần có thái độ hống hách như Tống Cảo, ông dùng đối sách mạnh, biểu
dương sức mạnh nước Đại Việt. Tiếp nối truyền thống ấy, gần 300 năm sau,
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải vẫn ân cần làm thơ tống tiễn Sài Thung
- một viên sứ thần ngạo mạn của phương Bắc về nước, bằng những lời rất nhã
nhặn: “Biết đến khi nào cùng gặp lại/ Cầm tay bày tỏ nỗi niềm tây!”. Nguyễn
Trãi đã gửi hàng chục bức thư khẳng định rõ tính chính nghĩa của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427), tinh thần nhân đạo của nhân dân ta, khẳng định
sự thất bại tất yếu của quân xâm lược, làm cho giặc hoang mang, tự biết con
đường duy nhất là phải chịu hòa mà rút về. Đánh giá về Nguyễn Trãi, Phan Huy
Chú viết: “Quân trung từ mệnh tập có sức mạnh của mười vạn quân”.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các hoạt động ngoại giao không chỉ phục
vụ mục đích chính trị, quân sự, đấu tranh giữ vững độc lập, tự chủ của dân tộc,
bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước, bảo toàn thể diện quốc gia, kiến tạo hòa
bình cho dân tộc, mà còn góp phần mở rộng các mối quan hệ giao lưu thương
mại, tiếp nhận những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại
Các sứ thần nước Đại Việt đã góp phần mở rộng các mối quan hệ giao lưu
thương mại, văn hóa không chỉ với Trung Quốc mà còn với các quốc gia láng
giềng khác, như Champa (Chiêm Thành), Java (Trảo Oa), Xiêm và các quốc gia
láng giềng trên biển. Lịch sử ghi nhận ngay từ thời kỳ nhà Đinh, nước Đại Việt
đã có các tàu, thuyền giao lưu buôn bán hàng hóa với nước ngoài; nhà Tiền Lê 5
đã lập chốt buôn bán hàng hóa với Trung Quốc. Hàng hóa của nước Đại Việt
được giới thiệu ra nước ngoài không chỉ bằng buôn bán thuần túy, mà còn theo
hình thức cống nạp trực tiếp của các sứ bộ hoặc các thương nhân đi tham gia
các đoàn ngoại giao ra nước ngoài.
Các sứ thần Đại Việt đều là những người trí thức danh tiếng, được vua
tuyển chọn cẩn thận và tin dùng. Tiêu biểu là Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh,
Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích,… có sứ mệnh
ghi chép lại những kinh nghiệm hay, cách làm tốt của nước bạn và cả những
kiến thức về quản trị quốc gia, quản lý nhà nước, những giá trị văn hóa tiến bộ
của các quốc gia, để tham khảo trong quá trình xây dựng nước Đại Việt. Chính
những bậc hiền tài ấy đã càng khẳng định chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta
không chỉ được thể hiện qua sức mạnh đánh tan mọi quân xâm lược mà còn ở
trí tuệ của những người tài đức.
Để bảo vệ được chủ quyền, độc lập dân tộc, ông cha ta đã phải nhẫn nại như
thế. Đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết là nguyên tắc tạo nên sự đồng thuận
giữa nhân dân và những người lãnh đạo, là kim chỉ nam dẫn dắt dân tộc Việt Nam
xuyên suốt những thăng trầm của lịch sử.
Các hoạt động đối ngoại của dân tộc Việt Nam từ thuở dựng nước đến Cách
mạng tháng Tám năm 1945 chủ yếu phục vụ cho mục tiêu tối cao của dân tộc là
chống xâm lược, khẳng định quyền độc lập và tự chủ của nước nhà. Lịch sử Việt
Nam thời hiện đại có bước chuyển giai đoạn quyết định vào tháng 9 năm 1945 với
sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ một nước thuộc địa nửa phong
kiến, Việt Nam chính thức trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất. Là Bộ
trưởng Ngoại giao đầu tiên của Nhà nước Việt Nam hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí
Minh là người đã đặt nền móng, trực tiếp chỉ đạo và dẫn dắt sự phát triển của nền
ngoại giao cách mạng của nước Việt Nam hiện đại. Có thể thấy rõ những nội hàm
cơ bản của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đều bắt nguồn từ triết lý và truyền 6
thống ngoại giao của ông cha ta. Trong đó, phải kể đến là mục tiêu độc lập dân tộc,
tinh thần hòa hiếu, hữu nghị, dùng ngoại giao để đẩy lùi xung đột… Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đưa những giá trị đó lên tầm cao mới khi gắn với thực tiễn của thế
giới, để đưa Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy của thời đại. Người chủ trương độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tự lực, tự cường gắn với đoàn kết quốc
tế, phát huy sức mạnh dân tộc gắn với sức mạnh của thời đại. Tư tưởng này được
thể hiện rõ trong sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng dân
tộc, trong ứng xử với các nước trên thế giới để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc,
đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập là không phụ thuộc, không bắt chước, theo đuôi,
giáo điều. Tự chủ là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu trách
nhiệm trước nhân dân, trước đất nước, biết làm chủ bản thân và công việc. Trong
quan hệ quốc tế và đối ngoại của Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Độc lập
nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can
thiệp ở ngoài vào”. Trong Lời kêu gọi nhân ngày kỷ niệm Độc lập 2-9-1948, Người
khẳng định: “Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng, kinh tế riêng.
Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy”. Như
vậy, không chỉ dân tộc Việt Nam độc lập, tự chủ, thống nhất và toàn vẹn về lãnh
thổ mà ngoại giao, đối ngoại của dân tộc cũng phải độc lập, không bị bất kỳ thế
lực, lực lượng nào chi phối. Trong quan hệ giữa các đảng thuộc phong trào cộng
sản, công nhân quốc tế, Người xác định: “Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và
bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”.
Độc lập, tự chủ tức là dựa vào sức mình là chính, có tham khảo, chọn lọc
kinh nghiệm, bài học của quốc tế, nhưng tự mình phải suy nghĩ, tìm tòi, định ra
những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm giải quyết công việc của đất nước,
không chịu một sức ép nào từ bên ngoài, không để “biến thành một con bài trong
tay người khác”. Độc lập, tự chủ là đặc trưng của bản lĩnh chính trị, đối ngoại của
dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận dụng các giá trị ấy, vạch ra đường 7
lối đối ngoại phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh thời đại mới.
Tinh thần độc lập, tự chủ thể hiện trong những văn kiện đầu tiên của Đảng,
trong tư tưởng chỉ đạo hoạt động của Việt Minh ở giai đoạn chuẩn bị khởi nghĩa và
tổng khởi nghĩa giành chính quyền, với tinh thần “đem sức ta mà giải phóng cho
ta”. Do hoàn cảnh cuộc đấu tranh cách mạng của nước nhà, sau khi nhân dân giành
được chính quyền tháng 8-1945, Hồ Chí Minh nhấn mạnh về chính trị, quân sự,
kinh tế, nội chính và ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh. Từ năm 1950, Hồ Chí
Minh nhắc nhở: có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí,
trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi phải do nỗ lực của
chính bản thân ta quyết định. Khi nước ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, Hồ
Chí Minh nêu rõ độc lập, tự chủ vẫn là “cái gốc, điểm mấu chốt” của mọi vấn đề.
Người xác định, độc lập, tự chủ là một truyền thống. Người nêu mối liên hệ giữa
tranh thủ viện trợ quốc tế và tự lực cánh sinh: “Các nước bạn ta, trước hết là Liên
Xô và Trung Quốc ra sức giúp đỡ ta một cách vô tư, khảng khái, để chúng ta có
thêm điều kiện tự lực cánh sinh”.
Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 đem lại bài học về tinh thần độc lập, tự chủ
và hợp tác quốc tế. Các nước lớn đã tác động đến tiến trình giải quyết cuộc chiến
tranh Đông Dương. Từ kinh nghiệm của Hội nghị này, đối ngoại Việt Nam đã có
bước trưởng thành. Trong thời kỳ tiếp theo, đường lối độc lập, tự chủ và đoàn kết
quốc tế được phát huy ở mức cao độ, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Để tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế, trước
hết phải phát huy độc lập, tự chủ: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi
chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”; từ đó, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chủ trương tích cực, chủ động đoàn kết, hợp tác quốc tế trên cơ sở độc
lập, tự chủ, tôn trọng lẫn nhau; thực hiện phương châm “làm bạn với tất cả mọi
nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”, “thêm bạn, bớt thù” và “giúp bạn
là tự giúp mình”. Theo Hồ Chí Minh, Việt Nam đoàn kết, hợp tác quốc tế không 8
những để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ mà còn có trách nhiệm ủng hộ, giúp đỡ các
nước khác, thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa
tham gia phong trào ủng hộ hòa bình thế giới; đồng thời, Người chủ trương hợp tác
phải đi đôi với đấu tranh: mục đích của ta là vì đoàn kết, vì đoàn kết mà phải tranh
đấu; tranh đấu để đi đến đoàn kết, chứ không nói xấu ai.
Có thể khẳng định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng tầm bản sắc ngoại giao
Việt Nam, giúp bản sắc ngoại giao Việt Nam có được sức mạnh mới. Chủ nghĩa
yêu nước và ý chí sắt đá vì độc lập, tự do dân tộc chính là nền tảng tư tưởng cho tư
duy đối ngoại của Việt Nam, là ngọn hải đăng và kim chỉ nam để dẫn dắt cách
mạng Việt Nam giành thắng lợi, đồng thời đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh
phúc, hội nhập toàn diện, sâu rộng trong thời kỳ đổi mới. 9 KẾT LUẬN
Với lịch sử hào hùng của mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ
ông cha ta đã truyền lại cho các thế hệ tiếp sau những truyền thống ngoại giao tốt
đẹp. Những truyền thống đó thể hiện nền ngoại giao Việt Nam là nền ngoại giao
của một dân tộc anh hùng, bất khuất với nền tảng vững chắc là chủ nghĩa yêu nước
và ý chí sắt đá vì độc lập, tự do dân tộc. Hoạt động đối ngoại của các thế hệ ông
cha ta đã góp phần quan trọng xây đắp nền độc lập, tự do của dân tộc, bảo vệ chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế. Trong một thế giới bất ổn và biến động không ngừng như hiện nay, ngoại
giao – đối ngoại cùng với quốc phòng – an ninh là lực lượng tiên phong, trọng yếu,
thường xuyên trong bảo vệ tổ quốc “từ sớm, từ xa”, gìn giữ môi trường hòa bình,
ổn định, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ phát triển đất nước. Để thực
hiện được sứ mệnh đó, ngoại giao đã và đang phát huy những giá trị truyền thống
và hiện đại của bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, hết lòng,
hết sức đóng góp cho sự phát triển và trường tồn của dân tộc. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2022, Ngoại giao Việt Nam vì sự
nghiệp bảo vệ, phát triển đất nước.
2. Báo Quân đội nhân dân, 2021, Xây dựng và phát triển nền đối ngoại,
ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc.
3. Cổng thông tin điện tử Bộ quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, 2021, Ngoại giao Việt Nam: Từ nền ngoại giao kháng chiến,
kiến quốc, đến nền ngoại giao toàn diện, hiện đại và phục vụ phát triển đất nước
4. Tạp chí Cộng sản, 2021, Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm
nhìn từ lịch sử dân tộc.
5. Tạp chí Cộng sản, 2021, Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ
trong đối ngoại, đoàn kết quốc tế và việc vận dụng trong tình hình hiện nay. 11