Phân tích và chứng minh sự ra đái của Đảng Cáng Sản Việt Nam là mát tất yÁu lich sử. Từ đó nêu nhận thức của bản thân về vai trò lãnh đ¿o của Đảng đái vßi cách m¿ng Việt Nam trong bái cảnh hiện nay | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Phân tích và chứng minh sự ra đái của Đảng Cáng Sản Việt Nam là mát tất yÁu lich sử. Từ đó nêu nhận thức của bản thân về vai trò lãnh đạo của Đảng đái với cách mạng Việt Nam trong bái cảnh hiện nay | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 45470709
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------------------
BÀI TẬP LỚN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh Hằng
Mã sinh viên:11212056
Lớp: POHE Thẩm định giá 63
Lớp học phần: Lch sử Đảng Cộng sản Việt Nam_AEP(221)_02
GV hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hoàn
lOMoARcPSD| 45470709
PHẦN MỞ ĐẦU
Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức lãnh đạo mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trải qua 12 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, mỗi
kỳ đại hội là mt mốc son chói li phản ánh sự trưởng thành của Đảng cách mạng
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những thắng lợi đó đều bắt nguồn từ việc
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin,
tưởng H Chí Minh, tham khảo kinh nghiệm quốc tế xuất phát tthực tiễn đất
nước, nhiều tìm tòi, sáng tạo trong nhận thức luận, nhất trong thời kỳ đổi
mới để từ đó vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn
đất nước xu thế thời đại. Công cuộc đổi mới đó đến nay đã diễn ra gần 30 năm,
đạt được nhiều thành tựu to lớn, ý nghĩa lịch sử quan trọng. Một trong những
thành tựu to lớn là Đảng nhân dân ta nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa hội nước ta ngày càng nét sâu sắc. Trong 85 năm lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, trong hoàn cảnh nào, Đảng ta vẫn luôn kiên định con
đường xã hội chủ nghĩa, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc. Kết hợp độc lập dân tộc
với chnghĩa hội “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam. Ngay
từ khi mới ra đời trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng đến nay, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội mục tiêu, tưởng của Đảng
Cộng sản nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa hội yêu cầu khách quan,
con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý
lu n, nh n thức v chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta ngày càng sáng tỏ hơn.
Do đó, em quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích làm những nét tiêu biểu
trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam” với chủ
đề "Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh
toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển" làm đề tài nghiên cứu, qua đó chỉ ra được những điểm mới của
Đại hội nhận thức của Đảng sau 20 năm đổi mới, thể hiện bước đột phá trong thay
đổi tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để hoàn thành bài tiểu luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
Nguyễn Thị Hoàn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình hoàn thiện em không tránh khỏi
những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cô và các bạn để bài
luận được chỉn chu nhất.
PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát Đại hi lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra tại một thời điểm có ý nghĩa lịch
sử trọng đại: đất nước trải qua 20 năm đổi mới thành công chuẩn bị gia nhập
WTO. Thời điểm lịch sử đó đặt ra cho Đại hội nhiệm vụ tổng kết, đánh giá lại 20
lOMoARcPSD| 45470709
năm đổi mới, trênsở đó, nhận diện bối cảnh phát triển mới và đề ra đường lối và
chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn tới.
Sau gần 20 năm tiến hành đổi mới, tình hình đất nước ta đã có những đổi thay
to lớn. Kiên trì đường lối đổi mới của Đại hội VI, được bổ sung phát triển qua các
đại hội hội nghị Trung ương, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, nhân dân ta đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử,
làm thay đổi bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất tinh thần
của nhân dân ta.. Việc mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho sự nghiệp đổi
mới, phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn, góp phần nâng cao vị thế đất
nước trên trường quốc tế, tăng cường sức mạnh quốc gia, tạo thế lực cho đất nước
tiếp tục phát triển đi lên. Song, bên cạnh những thuận lợi đó, đất nước ta cũng đang
phải đối mặt với những thách thức to lớn. Tình hình trong nước quốc tế tiếp tục
những thay đổi to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến công cuộc đổi mới của nhân dân ta.
Toàn cầu hóa kinh tế một xu thế khách quan, tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng
chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia,
nhất các nước đang phát triển. Khoa học công nghệ tiếp tục những bước đột
phá mới, tác động nhiều mặt đến tất cả các nước trên thế giới. Chiến tranh khu vực,
xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua trang, hoạt động can thiệp,
lật đổ, khủng bố... diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Nền kinh tế
đất nước vẫn trong tình trạng kém phát triển, nguy tụt hậu xa hơn so với các nước
trong khu vực trên thế giới vẫn còn tồn tại, tốc độ phát triển kinh tế chưa tương
xứng với tiềm năng của đất nước. Trình độ khoa học - công nghệ quốc gia còn lạc
hậu trên nhiều phương diện. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí rất nghiêm trọng. Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số mặt
hạn chế... Đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc ta lúc này là phải ra sức tranh thủ thời
cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển
với tốc độ nhanh và bền vững, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thX của Đảng đã được
triệu tập. Sau một ngày họp tbị, từ ngày 18 đến ngày 25-4-2006, Đại hội họp chính
thức, với stham dự của 1.176 đại biểu đại diện cho hơn 3,1 triệu đảng viên trong
cả nước.
Đại hội nhiều đổi mới về hình thức nội dung, dành nhiều thời gian để
thảo luận, phân tích các văn kiện trình Đại hội cũng như những vấn đề còn nhiều ý
kiến khác nhau. Lần đầu tiên kể từ ngày thành lập Đảng, Đại hội không mời khách
quốc tế tham dự. Một sphiên họp được truyền hình trực tiếp, hằng ngày đều
thông cáo báo chí cho toàn dân theo dõi.
Đại hội tập trung thảo luận, tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại
hội IX, 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp
hành Trung ương khóa IX, rút ra những i học chyếu của sự nghiệp đổi mới, quyết
lOMoARcPSD| 45470709
định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - hội 5 năm 2006 2010, đề ra
phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, bầu Ban
Chấp hành Trung ương khóa X.
II. Nội dung chính Đại hội Đại biểu toàn quốc ln thứ X
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra
trong thời điểm lịch sử ý nghĩa cùng quan trọng. Sự nghiệp đổi mới trên đất
nước ta đã trải qua 20 năm. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vừa kết thúc 5 năm
thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, cũng là 5 năm đầu tiên của thế kỷ XXI.
Nhìn khái quát 20 năm đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn ý
nghĩa lịch sử, đã đưa lại cho đất nước ta một sự thay đổi cơ bản, toàn diện, làm cho
thế và lực, uy tín quốc tế của nước ta tăng lên nhiều so với trước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thX của Đảng có nhiệm vụ nhìn thẳng vào sự
thật để kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện thành tựu những yếu kém,
khuyết điểm, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5
năm (2001 - 2005), chiến lược phát triển kinh tế - hội 10 năm (2001 - 2010)
nhìn lại 20 năm đổi mới; từ đó tiếp tục phát triển và hoàn thiện đường lối, quan
điểm, định ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vphát triển đất nước 5 năm tới (2006
- 2010); phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng; bổ sung, sửa đổi một số điểm
trong Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X thực sự tiêu biểu
về phẩm chất chính trị đạo đức cách mạng, đủ trí tuệ năng lực lãnh đạo thực
hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng
ta thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó mật thiết
với nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ
mới.
Chủ đề của Đại hội và cũng là tiêu đề của Báo cáo chính trị: “Nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu ca Ðảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh
toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”
Tổng kết, đánh giá 20 năm đổi mới, Đại hội khẳng định, với sự nỗ lực phấn đấu của
toàn Đảng, toàn dân, ng cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu to
lớn và có ý nghĩa lịch sử. Mặc còn nhiều hạn chế, đất nước đã có sự thay đổi
bản và toàn diện. Nền kinh tế nước ta đã ra khỏi khủng hoảng và có sự tăng trưởng
khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường
định hướng hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện
rệt. Hệ thống chính trị khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường củng cố.
Chính trị - hội ổn định. Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Vị thế đất nước
không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia
được tăng cường, tạo thế lực để đất nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ vững
chắc. “Nhận thức về chủ nghĩa hội con đường đi lên chủ nghĩa hội ngày
càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội hội
chủ nghĩa con đường đi lên chủ nghĩa hội Việt Nam đã hình thành trên những
nét bản”. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta
lOMoARcPSD| 45470709
vạch ra là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế
phát triển của thời đại. Từ thực tiễn đổi mới, Đại hội rút ra các bài học chủ yếu sau:
Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc chủ
nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm
phù hợp.
Ba là, đổi mới phải lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò
chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới.
Bốn là, phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng
đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng từng bước hoàn thiện nền dân chủ hội
chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Đại hội thông qua nhiều quyết sách quan trọng, mở đường cho sự nghiệp đổi mới
tiếp tục đi lên. Đại hội khẳng định: “Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động
đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản quyền tự do kinh doanh được pháp
luật bảo hộ”. Đảng viên làm kinh tế nhân phải gương mẫu chấp hành đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Đảng quy định
của Ban Chấp hành Trung ương. “Xóa bỏ mọi rào cản, tạo tâm hội môi
trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của nhân phát triển
không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh quan trọng của nền kinh tế pháp luật không cấm”. Đây một chủ
trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của đất nước, được thảo luận kqua nhiều
đại hội và hội nghị Trung ương, thể hiện quyết tâm đổi mới của Đảng.
Đại hội xác định hơn bản chất của Đảng. Điều lệ Đảng (sửa đổi, bổ sung)
được Đại hội thông qua nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai
cấp công nhân, đồng thời đội tiên phong của nhân dân lao động của dân tộc
Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động
và của dân tộc”.
Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng, chống tham nhũng,
lãng phí, quan liêu được Đại hội đặc biệt quan tâm, xác định là một nhiệm vụ trọng
tâm trước mắt lâu dài của Đảng. Đại hội xác định phương hướng và mục tiêu tổng
quát của công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ tới là: “Tiếp tục tự đổi mới, tự
chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân tính tiên phong, nâng
cao ng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng; y dựng Đảng thực sự trong sạch,
vững mạnh về chính trị, tưởng, tổ chức, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo
đức cách mạng trong sáng, tầm trí tucao, phương thức lãnh đạo khoa học,
luôn gắn bó với nhân dân”. Đại hội chỉ rõ, trong thời gian tới cần thực hiện một cách
kiên quyết đồng bộ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Xử kiên
quyết, kp thời, công khai người tham nhũng, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay
đã nghỉ hưu, tịch thu sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
lOMoARcPSD| 45470709
Đại hội xác định mục tiêu phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 2010
là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn
dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn
lực cho công nghiệp a, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến
bộ và công bằng hội; tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối
ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính tr - xã
hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 160 ủy viên chính thức, 21 ủy
viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thnhất đã bầu Bộ
Chính trị gồm 14 ủy viên. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tng thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã quyết định:
- Thông qua Báo cáo Chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ
pháttriển kinh tế - hội 5 năm 2006-2010 và Báo cáo về công tác xây dựng Đảng
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX trình Đại hội; giao Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá X căn cứ vào kết quả biểu quyết và những kết luận của Đại
hội để hoàn chỉnh và chính thức ban hành.
- Thông qua toàn văn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bổ
sung,sửa đổi.
- Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X và các cấp uỷ, tổ chức
đảngxây dựng chương trình kế hoạch hành động cụ thể để tổ chức thực hiện thắng
lợi đường lối và những ch trương đã nêu trong các văn kiện Đại hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ý nghĩa trọng đại, các văn
kiện được thông qua tại Đại hội “là kết tinh trí tuệ và ý chí của toàn Đảng, toàn dân
ta, là sự tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận 20 năm đổi mới”. Thành công của Đại
hội đánh dấu một mốc son trên chặng đường hơn 76 năm lãnh đạo cách mạng của
Đảng, mở ra một thời kỳ phát triển mới của công cuộc đổi mới.
III. Những điểm mới về mặt đối ngoại trong Văn kiện Đại hội lần thứ X
của Đảng
Đặc điểm của Đại hội X là không chỉ nhìn lại 5 năm sau Đại hội IX còn
tổng kết cả 20 năm thực hiện đường lối đổi mới về mọi mặt, trong đó lĩnh vực đối
ngoại. Đại hội đã khẳng định đường lối đó là "đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn
Việt Nam", vậy đã kế tục đường lối, chính sách đối ngoại được khởi xướng
kiên trì thực hiện trong suốt thời kỳ đổi mới với một số s"cập nhật" cho phù hợp
với tình hình mới. Đó đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác
phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế.
Để phát triển thuận lợi thì hoạt động đối ngoại phải góp phần mở rộng tối đa
quan hquốc tế, tạo dựng mối quan hệ đan xen với các nước các trung tâm trên
thế giới, tạo dựng môi trường êm thấm ở bên ngoài. Trong 20 năm đổi mới chúng ta
đã mở rộng được đáng kquan hệ hợp tác quốc tế về "chiều rộng"; nay Đại hội X
lOMoARcPSD| 45470709
nhấn mạnh yêu cầu "đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn
định, bền vững". Đồng thời mục tiêu phát triển, các hoạt động đối ngoại phải
hướng mạnh vào các nhiệm vụ kinh tế - hội thiết thực như mở rộng thị trường,
thêm đối tác, tranh thủ tối đa vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Do đó không
phải ngẫu nhiên mà văn kiện đại hội đã nêu cao yêu cầu "đẩy mạnh hoạt động kinh
tế đối ngoại". Nói một cách hình tượng, hoạt động đối ngoại vừa phải tạo i trường
quốc tế "vô hình" thuận lợi, vừa phải đem lại những lợi ích "hữu hình", trong đó kim
ngạch xuất khẩu phải tăng bình quân hằng năm chí ít là 16%, vốn nước ngoài chí ít
phải đóng góp hơn 30% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội.
Điểm mới nữa là Đại hội X đặt cao nhiệm vụ "chủ động và tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế", "hội nhập sâu hơn đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu,
khu vực song phương" nước ta đang đứng trên ngưỡng cửa của shội nhập
hoàn toàn và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới với việc nlực hoàn tất thủ tục để gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nhân đây cần nhấn mạnh rằng, hội nhập
không phải là mục tiêu tự thân hay là "mốt thời thượng", hoặc do sự thúc ép nào từ
bên ngoài, sự chọn lựa của bản thân nước ta, coi đó một trong những biện
pháp cần thiết để đạt tới mục tiêu phát triển. thể nói, nền kinh tế nước ta một
trong những nền kinh tế "mở", gắn kết với nền kinh tế thế giới vào loại hàng đầu thế
giới. Kim ngạch xuất - nhập khẩu của nước ta bằng khoảng gần 140% GDP (so với
56,9% của Trung Quốc, 58,5% của Nga, cao nhất trong ASEAN, chsau Xin-ga-po);
ODA và FDI đóng góp khoảng trên dưới 30% tổng số vốn đầu của toàn hội.
Nói cách khác, cả "đầu vào" lẫn "đầu ra" nhân tố bên ngoài đều chiếm vị trí rất
quan trọng; không hội nhập để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và thu hút vốn
đầu tư thì khó bề đáp ứng nhu cầu phát triển.
Bản thân việc tạo dựng quan hệ quốc tế rộng rãi và bền vững, tranh thủ tối đa
những thuận lợi từ bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội đã là những nhân t cực kỳ
quan trọng để bảo đảm an ninh. Bên cạnh đó, vận dụng bài học về sức mạnh tổng
hợp, Đại hội lần thứ X đã nhấn mạnh yêu cầu phối hợp chặt chẽ đối ngoại với quốc
phòng và an ninh. Sự phối hợp này cần được thể hiện không chỉ về nhận thức, quan
điểm trên tầm vĩ mô, không chỉ thông qua việc bảo đảm môi trường quốc phòng, an
ninh ổn đnh để phát triển còn cần được thể hiện trong từng hoạt động cụ thể, địa
bàn cụ thể, dự án cụ thể.
Để đạt được những mục tiêu trên, chúng ta luôn luôn kiên trì tư tưởng chỉ đạo
là nắm vững nguyên tắc đi đôi với sự linh hoạt về sách lược. Nguyên tắc ấy một lần
nữa được nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội X "tôn trọng độc lập, chủ quyền
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không
dùng lực hoặc đe dọa dùng lực; giải quyết các bất đồng tranh chấp thông
qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi". Còn sách
lược thì thiên biến vạn a tùy theo từng vấn đề, từng tình huống, từng thời điểm,
từng đối tác nhưng luôn luôn phục tùng những nguyên tắc chỉ đạo nói trên.
Chúng ta sở đhy vọng rằng, với những kinh nghiệm phong phú của
"trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh" hun đúc nên qua mấy chục năm xây dựng
lOMoARcPSD| 45470709
bảo vệ Tổ quốc; dựa trên những thành tựu to lớn đã giành được trong những năm đổi
mới, đường lối đối ngoại và chính sách ngoại giao được khẳng định và làm rõ thêm
tại Đại hội X sẽ được thực hiện một cách kiên trì và khôn khéo, góp phần đắc lực
vào việc thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – BGD&ĐT
2. https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien
3. https://tuyengiao.vn/ban-can-biet/thang-4-2006-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-x-
cua-dang-131763
| 1/8

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45470709
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------------------------------- BÀI TẬP LỚN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài: “Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam”
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh Hằng
Mã sinh viên:11212056
Lớp: POHE Thẩm định giá 63
Lớp học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam_AEP(221)_02
GV hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hoàn lOMoAR cPSD| 45470709 PHẦN MỞ ĐẦU
Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức và lãnh đạo mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trải qua 12 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, mỗi
kỳ đại hội là một mốc son chói lọi phản ánh sự trưởng thành của Đảng và cách mạng
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những thắng lợi đó đều bắt nguồn từ việc
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, tham khảo kinh nghiệm quốc tế xuất phát từ thực tiễn đất
nước, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong nhận thức lý luận, nhất là trong thời kỳ đổi
mới để từ đó vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn
đất nước và xu thế thời đại. Công cuộc đổi mới đó đến nay đã diễn ra gần 30 năm,
đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Một trong những
thành tựu to lớn là Đảng và nhân dân ta nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng rõ nét và sâu sắc. Trong 85 năm lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nào, Đảng ta vẫn luôn kiên định con
đường xã hội chủ nghĩa, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc. Kết hợp độc lập dân tộc
với chủ nghĩa xã hội là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam. Ngay
từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng đến nay, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng
Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là
con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý
lu n, nh n thức v chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta ngày càng sáng tỏ hơn.
Do đó, em quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích và làm rõ những nét tiêu biểu
trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam” với chủ
đề "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh
toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển"
làm đề tài nghiên cứu, qua đó chỉ ra được những điểm mới của
Đại hội và nhận thức của Đảng sau 20 năm đổi mới, thể hiện bước đột phá trong thay
đổi tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để hoàn thành bài tiểu luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô
Nguyễn Thị Hoàn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình hoàn thiện em không tránh khỏi
những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cô và các bạn để bài
luận được chỉn chu nhất. PHẦN NỘI DUNG I.
Khái quát Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra tại một thời điểm có ý nghĩa lịch
sử trọng đại: đất nước trải qua 20 năm đổi mới thành công và chuẩn bị gia nhập
WTO. Thời điểm lịch sử đó đặt ra cho Đại hội nhiệm vụ tổng kết, đánh giá lại 20 lOMoAR cPSD| 45470709
năm đổi mới, trên cơ sở đó, nhận diện bối cảnh phát triển mới và đề ra đường lối và
chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn tới.
Sau gần 20 năm tiến hành đổi mới, tình hình đất nước ta đã có những đổi thay
to lớn. Kiên trì đường lối đổi mới của Đại hội VI, được bổ sung và phát triển qua các
đại hội và hội nghị Trung ương, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, nhân dân ta đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử,
làm thay đổi bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân ta.. Việc mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho sự nghiệp đổi
mới, phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn, góp phần nâng cao vị thế đất
nước trên trường quốc tế, tăng cường sức mạnh quốc gia, tạo thế và lực cho đất nước
tiếp tục phát triển đi lên. Song, bên cạnh những thuận lợi đó, đất nước ta cũng đang
phải đối mặt với những thách thức to lớn. Tình hình trong nước và quốc tế tiếp tục
có những thay đổi to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến công cuộc đổi mới của nhân dân ta.
Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng
chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia,
nhất là các nước đang phát triển. Khoa học công nghệ tiếp tục có những bước đột
phá mới, tác động nhiều mặt đến tất cả các nước trên thế giới. Chiến tranh khu vực,
xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp,
lật đổ, khủng bố... diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Nền kinh tế
đất nước vẫn trong tình trạng kém phát triển, nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước
trong khu vực và trên thế giới vẫn còn tồn tại, tốc độ phát triển kinh tế chưa tương
xứng với tiềm năng của đất nước. Trình độ khoa học - công nghệ quốc gia còn lạc
hậu trên nhiều phương diện. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí rất nghiêm trọng. Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số mặt
hạn chế... Đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc ta lúc này là phải ra sức tranh thủ thời
cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển
với tốc độ nhanh và bền vững, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã được
triệu tập. Sau một ngày họp trù bị, từ ngày 18 đến ngày 25-4-2006, Đại hội họp chính
thức, với sự tham dự của 1.176 đại biểu đại diện cho hơn 3,1 triệu đảng viên trong cả nước.
Đại hội có nhiều đổi mới về hình thức và nội dung, dành nhiều thời gian để
thảo luận, phân tích các văn kiện trình Đại hội cũng như những vấn đề còn nhiều ý
kiến khác nhau. Lần đầu tiên kể từ ngày thành lập Đảng, Đại hội không mời khách
quốc tế tham dự. Một số phiên họp được truyền hình trực tiếp, hằng ngày đều có
thông cáo báo chí cho toàn dân theo dõi.
Đại hội tập trung thảo luận, tổng kết đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại
hội IX, 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp
hành Trung ương khóa IX, rút ra những bài học chủ yếu của sự nghiệp đổi mới, quyết lOMoAR cPSD| 45470709
định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 2010, đề ra
phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, bầu Ban
Chấp hành Trung ương khóa X. II.
Nội dung chính Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra
trong thời điểm lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sự nghiệp đổi mới trên đất
nước ta đã trải qua 20 năm. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vừa kết thúc 5 năm
thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, cũng là 5 năm đầu tiên của thế kỷ XXI.
Nhìn khái quát 20 năm đổi mới chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý
nghĩa lịch sử, đã đưa lại cho đất nước ta một sự thay đổi cơ bản, toàn diện, làm cho
thế và lực, uy tín quốc tế của nước ta tăng lên nhiều so với trước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng có nhiệm vụ nhìn thẳng vào sự
thật để kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện thành tựu và những yếu kém,
khuyết điểm, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5
năm (2001 - 2005), chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010)
và nhìn lại 20 năm đổi mới; từ đó tiếp tục phát triển và hoàn thiện đường lối, quan
điểm, định ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm tới (2006
- 2010); phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng; bổ sung, sửa đổi một số điểm
trong Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X thực sự tiêu biểu
về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, có đủ trí tuệ và năng lực lãnh đạo thực
hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng
ta thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó mật thiết
với nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới.
Chủ đề của Đại hội và cũng là tiêu đề của Báo cáo chính trị: “Nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh
toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”
Tổng kết, đánh giá 20 năm đổi mới, Đại hội khẳng định, với sự nỗ lực phấn đấu của
toàn Đảng, toàn dân, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu to
lớn và có ý nghĩa lịch sử. Mặc dù còn nhiều hạn chế, đất nước đã có sự thay đổi cơ
bản và toàn diện. Nền kinh tế nước ta đã ra khỏi khủng hoảng và có sự tăng trưởng
khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ
rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường củng cố.
Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Vị thế đất nước
không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia
được tăng cường, tạo thế và lực để đất nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vững
chắc. “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày
càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội
chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những
nét cơ bản”. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta lOMoAR cPSD| 45470709
vạch ra là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế
phát triển của thời đại. Từ thực tiễn đổi mới, Đại hội rút ra các bài học chủ yếu sau:
Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
Ba là, đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò
chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới.
Bốn là, phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng
đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Đại hội thông qua nhiều quyết sách quan trọng, mở đường cho sự nghiệp đổi mới
tiếp tục đi lên. Đại hội khẳng định: “Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động
đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp
luật bảo hộ”. Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải gương mẫu chấp hành đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Đảng và quy định
của Ban Chấp hành Trung ương. “Xóa bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi
trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển
không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm”. Đây là một chủ
trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của đất nước, được thảo luận kỹ qua nhiều
đại hội và hội nghị Trung ương, thể hiện quyết tâm đổi mới của Đảng.
Đại hội xác định rõ hơn bản chất của Đảng. Điều lệ Đảng (sửa đổi, bổ sung)
được Đại hội thông qua nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai
cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, chống tham nhũng,
lãng phí, quan liêu được Đại hội đặc biệt quan tâm, xác định là một nhiệm vụ trọng
tâm trước mắt và lâu dài của Đảng. Đại hội xác định phương hướng và mục tiêu tổng
quát của công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ tới là: “Tiếp tục tự đổi mới, tự
chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch,
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo
đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học,
luôn gắn bó với nhân dân”. Đại hội chỉ rõ, trong thời gian tới cần thực hiện một cách
kiên quyết và đồng bộ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Xử lý kiên
quyết, kịp thời, công khai người tham nhũng, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay
đã nghỉ hưu, tịch thu sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng. lOMoAR cPSD| 45470709
Đại hội xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 2010
là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn
dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn
lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối
ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã
hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 160 ủy viên chính thức, 21 ủy
viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất đã bầu Bộ
Chính trị gồm 14 ủy viên. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã quyết định: -
Thông qua Báo cáo Chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ
pháttriển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và Báo cáo về công tác xây dựng Đảng
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX trình Đại hội; giao Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá X căn cứ vào kết quả biểu quyết và những kết luận của Đại
hội để hoàn chỉnh và chính thức ban hành. -
Thông qua toàn văn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã được bổ sung,sửa đổi. -
Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X và các cấp uỷ, tổ chức
đảngxây dựng chương trình và kế hoạch hành động cụ thể để tổ chức thực hiện thắng
lợi đường lối và những chủ trương đã nêu trong các văn kiện Đại hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng có ý nghĩa trọng đại, các văn
kiện được thông qua tại Đại hội “là kết tinh trí tuệ và ý chí của toàn Đảng, toàn dân
ta, là sự tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận 20 năm đổi mới”. Thành công của Đại
hội đánh dấu một mốc son trên chặng đường hơn 76 năm lãnh đạo cách mạng của
Đảng, mở ra một thời kỳ phát triển mới của công cuộc đổi mới.
III. Những điểm mới về mặt đối ngoại trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng
Đặc điểm của Đại hội X là không chỉ nhìn lại 5 năm sau Đại hội IX mà còn
tổng kết cả 20 năm thực hiện đường lối đổi mới về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực đối
ngoại. Đại hội đã khẳng định đường lối đó là "đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn
Việt Nam", vì vậy đã kế tục đường lối, chính sách đối ngoại được khởi xướng và
kiên trì thực hiện trong suốt thời kỳ đổi mới với một số sự "cập nhật" cho phù hợp
với tình hình mới. Đó là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.
Để phát triển thuận lợi thì hoạt động đối ngoại phải góp phần mở rộng tối đa
quan hệ quốc tế, tạo dựng mối quan hệ đan xen với các nước và các trung tâm trên
thế giới, tạo dựng môi trường êm thấm ở bên ngoài. Trong 20 năm đổi mới chúng ta
đã mở rộng được đáng kể quan hệ hợp tác quốc tế về "chiều rộng"; nay Đại hội X lOMoAR cPSD| 45470709
nhấn mạnh yêu cầu "đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn
định, bền vững". Đồng thời vì mục tiêu phát triển, các hoạt động đối ngoại phải
hướng mạnh vào các nhiệm vụ kinh tế - xã hội thiết thực như mở rộng thị trường, có
thêm đối tác, tranh thủ tối đa vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Do đó không
phải ngẫu nhiên mà văn kiện đại hội đã nêu cao yêu cầu "đẩy mạnh hoạt động kinh
tế đối ngoại". Nói một cách hình tượng, hoạt động đối ngoại vừa phải tạo môi trường
quốc tế "vô hình" thuận lợi, vừa phải đem lại những lợi ích "hữu hình", trong đó kim
ngạch xuất khẩu phải tăng bình quân hằng năm chí ít là 16%, vốn nước ngoài chí ít
phải đóng góp hơn 30% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội.
Điểm mới nữa là Đại hội X đặt cao nhiệm vụ "chủ động và tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế", "hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu,
khu vực và song phương" vì nước ta đang đứng trên ngưỡng cửa của sự hội nhập
hoàn toàn và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới với việc nỗ lực hoàn tất thủ tục để gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nhân đây cần nhấn mạnh rằng, hội nhập
không phải là mục tiêu tự thân hay là "mốt thời thượng", hoặc do sự thúc ép nào từ
bên ngoài, mà là sự chọn lựa của bản thân nước ta, coi đó là một trong những biện
pháp cần thiết để đạt tới mục tiêu phát triển. Có thể nói, nền kinh tế nước ta là một
trong những nền kinh tế "mở", gắn kết với nền kinh tế thế giới vào loại hàng đầu thế
giới. Kim ngạch xuất - nhập khẩu của nước ta bằng khoảng gần 140% GDP (so với
56,9% của Trung Quốc, 58,5% của Nga, cao nhất trong ASEAN, chỉ sau Xin-ga-po);
ODA và FDI đóng góp khoảng trên dưới 30% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội.
Nói cách khác, ở cả "đầu vào" lẫn "đầu ra" nhân tố bên ngoài đều chiếm vị trí rất
quan trọng; không hội nhập để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và thu hút vốn
đầu tư thì khó bề đáp ứng nhu cầu phát triển.
Bản thân việc tạo dựng quan hệ quốc tế rộng rãi và bền vững, tranh thủ tối đa
những thuận lợi từ bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội đã là những nhân tố cực kỳ
quan trọng để bảo đảm an ninh. Bên cạnh đó, vận dụng bài học về sức mạnh tổng
hợp, Đại hội lần thứ X đã nhấn mạnh yêu cầu phối hợp chặt chẽ đối ngoại với quốc
phòng và an ninh. Sự phối hợp này cần được thể hiện không chỉ về nhận thức, quan
điểm trên tầm vĩ mô, không chỉ thông qua việc bảo đảm môi trường quốc phòng, an
ninh ổn định để phát triển mà còn cần được thể hiện trong từng hoạt động cụ thể, địa
bàn cụ thể, dự án cụ thể.
Để đạt được những mục tiêu trên, chúng ta luôn luôn kiên trì tư tưởng chỉ đạo
là nắm vững nguyên tắc đi đôi với sự linh hoạt về sách lược. Nguyên tắc ấy một lần
nữa được nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội X là "tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông
qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi". Còn sách
lược thì thiên biến vạn hóa tùy theo từng vấn đề, từng tình huống, từng thời điểm,
từng đối tác nhưng luôn luôn phục tùng những nguyên tắc chỉ đạo nói trên.
Chúng ta có cơ sở để hy vọng rằng, với những kinh nghiệm phong phú của
"trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh" hun đúc nên qua mấy chục năm xây dựng và lOMoAR cPSD| 45470709
bảo vệ Tổ quốc; dựa trên những thành tựu to lớn đã giành được trong những năm đổi
mới, đường lối đối ngoại và chính sách ngoại giao được khẳng định và làm rõ thêm
tại Đại hội X sẽ được thực hiện một cách kiên trì và khôn khéo, góp phần đắc lực
vào việc thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – BGD&ĐT
2. https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien
3. https://tuyengiao.vn/ban-can-biet/thang-4-2006-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-x- cua-dang-131763