Phân tích và chứng minh sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tất yếu của lịch sử. Em hãy nêu nhận thức của bản thân về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
Phân tích và chứng minh sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tất yếu của lịch sử. Em hãy nêu nhận thức của bản thân về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45474828
f TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***-------
BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
ĐỀ BÀI: Phân tích và chứng minh sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
là một tất yếu của lịch sử. Em hãy nêu nhận thức của bản thân về vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Nhóm 5
Họ và tên: Nguyễn Quốc Ý-11207513
Tô Hoàng Phương- 11203224 Đỗ Quang Huy- 11201770 Lý Khánh Ly- 11202402 Mai Thị Vân-11208413
Đào Thị Thanh Huế- 11201645
Trần Thị Phương Thảo-11207002
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Công HÀ NỘI, NĂM 2022 1 1 lOMoAR cPSD| 45474828 A. LỜI MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử. Đó là kết quả của sự chuẩn
bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhu cầu lịch
sử của đất nước ta; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trong bài tập lớn này, chúng em
xin phân tích và chứng minh sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tất yếu của lịch sử
và nêu nhận thức của bản thân về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. B. NỘI DUNG
I. Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử 1. Tình hình thế
giới tác động lịch sử ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trên bình diện thế giới xuất hiện những biến cố lịch sử
mang tính chất là bước ngoặt của xã hội loại người. Từ nửa sau thế kỷ XIX,chủ nghĩa tư bản
phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch thuộc địa. Chính bước chuyển
này đã làm cho mâu thuẫn trong thế giới Tư Bản Chủ Nghĩa ngày càng trở nên gay gắt: Mâu
thuẫn vốn có trong chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
đã phát triển đến mức cần phải giải quyết. Mâu thuẫn này tạo ra tính tất yếu của cách mạng vô
sản, phạm trù cách mạng thế giới chuyển sang phạm trù cách mạng vô sản, cách mạng Xã Hội
Chủ Nghĩa.Cùng với mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi nước tư bản thì thời điểm này cũng
xuất hiện mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau do tranh giành thuộc địa, phân chia thị
trường và khu vực đã dần tạo nên vấn đề mang tính thời đại.Khi phong trào đấu tranh vô sản
của cộng sản và công nhân quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi đã có một học
thuyết cách mạng và khoa học như là một kim chỉ nam dẫn đường, cuộc Cách mạng vô sản
đầu tiên tại Nga năm 1917 giành thắng lợi vang dội, giải phóng giai cấp công nhân tại Nga đã
làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới.Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga được coi là
phát súng đầu tiên tạo ra phong trào đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân trên thế giới,
đặc biệt là nhân dân các nước thuộc địa. 2 lOMoAR cPSD| 45474828
2. Bối cảnh lịch sử trong nước
2.1. Thất bại của các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX
• Quá trình xâm lược của Pháp tại Việt Nam:
Ngày 1-9-1858: Pháp tấn công xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng nhưng thất bại. Sau đó
chuyển sang tấn công thôn tính 3 tỉnh miền Đông rồi miền Tây. Đến cuối những năm 60 của
thế kỷ XIX thôn tính xong Nam Kỳ.
Năm 1873: Đánh chiếm Bắc Kỳ và thành Hà Nội lần 1 và năm 1882 lần 2
Năm 1883: Triều đình nhà Nguyễn ký Hàng ước Hác – măng và năm 1884: ký Hiệp định
Pa-tơ-nốt chấp nhận sự đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam .
• Các Phong trào yêu nước cuối TK XVIIII đầu TK XX:
Ngay từ khi Pháp xâm lược, các phong trào yêu nước với tinh thần quật cường bảo vệ nền độc
lập của dân tộc Việt Nam đã diễn ra liên tục, rộng khắp.
Phong trào Cần vương (theo hệ tư tưởng phong kiến) do Tôn Thất Thuyết và Vua Hàm
Nghi khởi xướng. Phong trào này diễn ra từ 1885 đến 1895 với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn như:
Hương Khê, Ba Đình, Bãi Sậy...Do phải đối đầu với kẻ thù mới rất mạnh và sự hạn chế trong
tổ chức và giai cấp lãnh đạo nên cuối cùng phong trào đã bị thực dân pháp dìm trong bể máu.
Phong trào Đông du do Phan Bội Châu để xướng và lãnh đạo, diễn ra từ 1906-1908.
Phan Bội Châu Đưa thanh niên sang Nhật đào tạo để chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Tuy nhiên
do sự cấu kết giữa Pháp và Nhật nên chính phủ Nhật đã trục xuất các nhà cách mạng Việt Nam
khỏi nước Nhật. Phong trào thất bại.
Phong trào Duy Tân: Do Phan Chu Trinh lãnh đạo. Ông muốn giành độc lập bằng con
đường cải cách. Phong trào được tiến hành bằng cách dựa vào Pháp đế cải cách với phương
châm: Nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, cải cách dân sinh. Tuy nhiên, thực dân Pháp tiến
hành đàn áp nên phong trào thất bại.
Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền tổ chức. Phong
trào được tổ chức bằng cách truyền bá chữ quốc ngữ, tiến hành cải cách giáo dục, cải cách xã
hội. Tuy nhiên thực dân pháp đã ra lệnh đóng cửa các trường học, bắt giam các nhà lãnh đạo nên phong trào tan rã. 3 lOMoAR cPSD| 45474828
Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo và tổ
chức chính trị theo hệ tư tưởng Tư sản: Việt Nam quốc dân Đảng. Tổ chức này hành động theo
tư tưởng "tam dân" của Tôn Trung Sơn (Trung quốc). Họ đã tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở
Yên Bái và một số nơi khác với phương châm: không thành công cũng thành nhân.
Nhưng cuối cùng vẫn bị thực dân Pháp đàn áp dã man và phong trào đã thất bại.
2.2. Vấn đề gây ra bởi sự thất bại của các phong trào yêu nước và nguyên nhân dẫn
đến sự thất bại đó
Thất bại của phong trào yêu nước dẫn đến vấn đề là con đường cứu nước của các phong
trào cách mạng Việt Nam đều rơi vào tình trạng bế tắc. Xã hội Việt Nam lâm vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng cả về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng
Nguyên nhân của sự thất bại.
+ Các phong trào yêu nước từ các lập trường phong kiến đã thất bại là do không có đường lối
đúng đắn vì giai cấp phong kiến, địa chủ đã không còn khả năng dẫn dắt dân tộc thực hiện sự
nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi.
+ Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản do đường lối chính trị không rõ ràng,
nhất là không biết dựa vào quần chúng nhân dân mà chủ yếu dựa vào uy tín cá nhân nên không
tạo sức mạnh tổng hợp, không tạo ra được sự thống nhất cao trong những người lãnh đạo phong
trào, chính vì vậy nên khi người lãnh đạo bị bắt thì phong trào cũng tan rã theo.
2.3. Những vấn đề đặt ra cho cách mạng Việt Nam
Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cho đến những năm 20 của thế kỷ XX đều thất bại, nhưng
đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam. Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đặt ra cho thế hệ yêu nước đương thời là cần phải
có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.
2.4. Quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Trước
yêu cầu cấp thiết giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, năm 1911, Nguyễn Tất Thành
quyết định ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Qua trải nghiệm thực tế qua nhiều
nước, Người đã nhận thức và xác định rõ kẻ thù và lực lượng đồng minh của nhân dân các dân tộc bị áp bức. 4 lOMoAR cPSD| 45474828
Sau khi tìm hiểu cách mạng Tư sản Mỹ (1776); Cách mạng Tư sản Pháp (1789); Người
đã rút ra kết luận: Tiếng là cộng hoà dân chủ nhưng kỳ thực trong nó tước đoạt công nông,
ngoài nó áp bức thuộc địa. Do đó Người đã kiên quyết không đi theo con đường này.
Qua tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm hiểu phong trào cách mạng thế giới và cách
mạng Tháng 10 Nga (1917), Nguyễn Ái Quốc kết luận: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. - Về tư tưởng:
Từ giữa những năm 1921, tại Pháp, cùng một số nhà cách mạng của các nước thuộc địa
khác, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sau đó sáng lập tờ báo
Người cùng khổ. Người viết nhiều bài trên các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí
cộng sản, Tập san Thư tín quốc tế,…Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đảng muốn
vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”.
Đảng mà không có chủ nghĩa cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ
nam. Phải truyền bá tư tưởng vô sản, lý luận Mác – Lênin vào phong trào công nhân và phong
trào yêu nước Việt Nam. - Về chính trị:
Xuất phát từ thực tiễn cách mạng thế giới và đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc,
Nguyễn Ái Quốc đưa ra luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc. Người khẳng
định con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là giải phóng giai cấp, giải phóng dân
tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản.
Đối với các dân tộc thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: Trong nước nông nghiệp lạc
hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, vì
vậy, phải thu phục và lôi cuốn được nông dân, phải xây dựng khối liên minh công nông làm
động lực cách mạng. Do vậy, Người xác định cách mạng “là việc chung của cả dân chúng chứ
không phải là việc của một hai người.”
Về vấn đề Đảng Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Cách mạng trước hết phải có
đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị
áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người
cầm lái có vững thuyền mới chạy. -Về tổ chức: 5 lOMoAR cPSD| 45474828
Sau khi lựa chọn con đường cứu nước – con đường cách mạng vô sản – cho dân tộc
Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc thực hiện “lộ trình” đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ,
đoàn kết họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập. Tháng 2 – 1925, Người lựa chọn một số
thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã thành lập ra nhóm Cộng sản đoàn. Tháng 6 - 1925,
Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc),
nòng cốt là Cộng sản đoàn. Hội đã xuất bản tờ báo Thanh niên (do Nguyễn Ái Quốc sáng lập
và trực tiếp chỉ đạo), tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin và phương hướng phát triển của
cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chưa phải là
chính đảng cộng sản, nhưng chương trình hành động đã thể hiện quan điểm, lập trường của
giai cấp công nhân, là tổ chức tiền thân dẫn tới ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
2.5. Quá trình phát triển của chủ nghĩa Mác, phong trào công nhân dẫn đến sự ra
đời của Đảng Cộng Sản
Chủ nghĩa Mác Lênin
Vào khoảng giữa thế kỉ XIX, khi các phong trào đấu tranh chống tư bản của giai cấp
công nhân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có một hệ thống lí luận tư tưởng của riêng giai cấp
công nhân. Đáp ứng nhu cầu ấy, chủ nghĩa Mác ra đời, sau được phát triển thành chủ nghĩa
Mác – Lênin. Trong cái “cẩm nang thần kì”, Lenin đã chỉ rõ, để chiến thắng trong cuộc chiến
chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân, thành lập Đảng lãnh đạo là điều tất yếu. Đảng
phải luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy lợi ích của giai cấp công nhân làm
tất yếu để đề ra những sách lược, chiến lược sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, Đảng phải đại
diện cho toàn thể các giai cấp nhân dân trong xã hội, do giai cấp công nhân chỉ có thể trao
quyền tự do cho chính giai cấp của mình khi họ đồng thời giải phóng cho các tầng lớp khác
trong xã hội. Kể từ khi những tài liệu về chủ nghĩa Mác – Lênin lan truyền rộng rãi trong xã
hội Việt Nam, những phong trào yêu nước cùng với phong trào công nhân bắt đầu nhen nhóm
và phát triển mạnh mẽ theo hướng cách mạng vô sản và từ đó, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời.
Phong trào công nhân 6 lOMoAR cPSD| 45474828
Năm 1917, Cách mạng Tháng 10 Nga đã giành được chiến thắng một cách thành công
và vang dội, nổ phát súng đầu tiên cho sự thành lập và phát triển của các tổ chức đảng đại điện
lãnh đạo các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân trên toàn thế giới,
nổi bật nhất là: Đảng Cộng sản Pháp (năm 1919), Đảng Cộng sản Trung Quốc ,Đảng Cộng
sản Đức, Đảng cộng sản Hungari (năm 1918), Đảng cộng sản Việt Nam (1930)… Nguyễn Ái
Quốc đã chỉ rõ rằng: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì
phải dân chúng làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.
Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”.
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập nhẳm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển
mạnh mẽ phong trào đấu tranh cộng sản và công nhân trên toàn thế giới. Năm 1920, tại Đại
hội II Quốc tế cộng sản, Lênin đã vạch rõ những phương hướng đấu tranh, nhằm mở ra con
đường giải phóng cho các dân tộc bị chèn ép, áp bức trên trường cách mạng vô sản. Đối với
Việt Nam, Quốc tế Cộng sản giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa
Mác – Lênin và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác của chúng ta không chỉ đánh giá
cao sự ra đời Quốc tế Cộng sản với cách mạng thế giới, mà còn chỉ ra rằng tổ chức này đóng
vai trò cực kì quan trọng đối với cách mạng Việt Nam “An Nam muốn cách mệnh thành công,
thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”.
II. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối vs cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải có
sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong Cách mạng vô sản. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
C. Mác chỉ ra rằng: “Đảng tiên phong được trang bị lý luận khoa học đóng vai trò là
người tổ chức, định hướng chính trị và giáo dục, động viên tập hợp quần chúng hành động
cách mạng một cách tự giác; phong trào công nhân dưới sự lãnh đạo của chính đảng tiên phong
phải vạch ra được cương lĩnh chính trị đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể…”
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C. Mác đã chứng minh tính tất yếu của việc
cần phải thành lập chính đảng của giai cấp công nhân, đó là điều kịên tiên quyết để bảo đảm
cho cách mạng xã hội thu được thắng lợi và thực hiện được mục đích cuối cùng của nó là 7 lOMoAR cPSD| 45474828
tiêu diệt giai cấp tư sản. Vì chính đảng vô sản chính là đảng của giai cấp công nhân, đảng
mang bản chất giai cấp công nhân; đảng luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và
mọi chủ trương, chiến lược, sách lược của đảng đều luôn luôn phải xuất phát từ lợi ích của
giai cấp công nhân, mà còn đại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động.
Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tich Hồ Chí Minh khẳng định: "Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản". Để thực hiện được mục tiêu đó, Bác khẳng
định: "Trước hết phải có Đảng Cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài
thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh
mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy".
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Lời kêu gọi của Đảng khi
Đảng mới thành lập, đó là: "Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng (révolution
démocratique bourgeoise) và thổ địa cách mạng (révolution agratire) để đi tới xã hội cộng
sản";..." Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến";... Làm cho nước Việt Nam được
độc lập;... Giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản; Mở mang công nghiệp và
nông nghiệp;... Đem lại mọi quyền lợi tự do cho nhân dân".
Sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những
bước phát triển trong tiến trình lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam, được mở đầu bằng
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Như vậy, sinh thời Bác Hồ luôn coi Đảng Cộng sản như một kim chỉ nam soi rọi và dẫn
dắt nhân dân trong mọi hoàn cảnh. Không chỉ là thành công trong cách mạng tháng 8/1945 mà
còn là những cuộc kháng chiến giành độc lập sau này và kể cả khi đất nước đã giành được độc
lập, vai trò của Đảng trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước là cực kỳ quan trọng.
1.2. Những thành tựu Việt Nam đã đạt được sau 35 năm đổi mới
Kinh tế nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao (khoảng 6%/năm).
Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; kinh tế vĩ mô ổn định khá vững chắc; lạm phát được
kiểm soát và duy trì ở mức thấp; các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm và có 8 lOMoAR cPSD| 45474828
bước được cải thiện; kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước được tăng cường. Huy
động vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, hiệu quả sử dụng được nâng lên. Cán cân thương mại
được cải thiện; xuất khẩu tăng nhanh. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, thực hiện ba đột phá chiến lược đạt được những kết quả quan trọng. Môi trường đầu
tư, kinh doanh, tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được nâng lên.
Chính trị, xã hội ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Các lĩnh vực an sinh xã
hội, y tế, giáo dục - đào tạo , khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, xây
dựng con người Việt Nam, v.v. có nhiều chuyển biến tích cực, có mặt khá nổi bật.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt chú trọng, được
tiến hành toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ
chức và cán bộ. Công tác kiểm tra, giám sát và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực được triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá và đạt những kết
quả cụ thể, rõ rệt. Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng được phát hiện, điều tra, khởi tố, xét xử
nghiêm minh, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh,
đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, “ tự diễn biến ”,
“ tự chuyển hóa ” trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế, ngăn chặn.
Trước tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, chúng
ta đã coi trọng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh, chủ động xử lý thành
công các tình huống, không để bị động, bất ngờ. An ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và
trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh,
không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia – dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định để phát triển đất nước, đồng thời đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hòa bình, hợp
tác, phát triển của thế giới và khu vực, được cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ, đánh giá cao;
uy tín, vị thế của Đảng, Nhà nước, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.
1.3. Những khó khăn thách thức đặt ra của Cách mạng Việt Nam hiện nay đòi hỏi
phải có sự lãnh đạo của Đảng.
Trong những năm gần đây, trước sự tác động to lớn của đại dịch Covid-19 đã đặt ra cho
Đảng và Nhà nước ta nhiều khó khăn và thách thức. Đại dịch Covid-19 diễn ra đã gây thiệt hại 9 lOMoAR cPSD| 45474828
cho người dân cả về tính mạng và của cải, hơn 30 nghìn người đã tử vong do dịch bệnh, đời
sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do thất nghiệp, thiếu thu nhập. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện
thể chế Nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá diễn ra còn chậm; năng suất, chất lượng, hiệu quả cạnh tranh của nền kinh
tế chưa cao, chuỗi cung ứng bị đứt đoạn, nhiều hoạt động sản xuất phải tạm dừng ảnh hưởng
đến hoạt động đầu tư và thương mại, dẫn đến nền kinh tế đất nước bị suy yếu trầm trọng. Giáo
dục cũng gặp khó khăn khi học sinh, sinh viên cả nước đều phải học trực tuyến trong thời gian
dài gây ảnh hưởng đến việc học tập và tiếp thu kiến thức. Lĩnh vực văn hoá, xã hội chưa có
nhiều đột phá, hiệu quả chưa cao; sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vẫn chưa được phát huy đầy
đủ ở một số nơi. Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa đáp
ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới. Phát triển
nền kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và còn vướng phải
nhiều khó khăn, thách thức. Công cuộc đổi mới đất nước và tình hình hội nhập quốc tế liên tục
đặt ra cho nước ta nhiều vấn đề lý luận thực tiễn cần phải tập trung giải quyết nhanh gọn để
đưa đất nước phát triển bền vững theo hướng xã hội chủ nghĩa. Trước tình hình đó, Đảng và
Chính phủ đã đề ra những biện pháp trước hết là để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, sau đó
là để phát triển kinh tế. Trên tinh thần và phương châm “chống dịch như chống giặc”; “bảo vệ
sức khỏe người dân là trên hết”, Nhà nước đã có sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, bằng những
giải pháp sát tình hình thực tiễn, sớm đề ra chiến lược vaccine phù hợp, kiểm soát tình hình
các vùng dịch tốt nhằm giảm thiểu tối đa sự lây lan nhanh chóng của biến thể mới đang đe dọa
đến tính mạng cộng đồng, đến nay nước ta từng bước khống chế được phạm vi tác động của
dịch bệnh. Sự thành công trong kiểm soát tình hình dịch Covid-19 là nhờ vào sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự điều hành kịp thời của Chính phủ theo Chỉ thị số 15 và
16 về giãn cách, cách ly xã hội cũng như kết hợp với sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của nhân
dân, của các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, Đảng còn căn cứ vào
tình hình thực tế, kịp thời đề ra các giải pháp khả thi để chuyển đổi mô hình chiến lược chống
dịch hiệu quả, từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, góp phần củng
cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa;
khẳng định bản lĩnh, ý chí, sức mạnh và truyền thống đoàn kết tốt đẹp của dân tộc ta. 10 lOMoAR cPSD| 45474828
2. Nêu nhận thức của bản thân về vai trò lãnh đạo của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay.
2.1. Đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với Cách mạng Việt Nam hiện nay
Trải qua hơn 90 năm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, niềm tin của nhân dân đối với
Đảng ngày càng được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, chống phá vẫn
không ngừng mọi thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ lãnh tụ, hạ thấp uy tín lãnh đạo của Đảng nhằm
xóa bỏ thành quả cách mạng và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Đặc
biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển bùng nổ của truyền thông
xã hội, internet toàn cầu, những vấn đề nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường, những vấn
đề nóng bỏng trước những tác động của an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống, tác
động tiêu cực của tình hình thế giới đến đời sống xã hội như: Xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn
giáo, chủ nghĩa dân tộc, dân túy, tự do mới, dịch bệnh…, các thế lực thù địch, phản động tăng
cường hoạt động với những chiêu thức, thủ đoạn mới chống phá CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Trước tình hình ấy, Ðảng ta đã xác định đấu tranh, phản bác có hiệu quả với luận điệu
xuyên tạc, các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên
của toàn bộ hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên và của mọi công dân:
Thứ nhất, cần khẳng định, đồng thời giữ vững và củng cố vững chắc vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội trong bất kỳ hoàn cảnh nào; không
chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập và kiên quyết đấu tranh với những quan điểm
tư tưởng chính trị đòi đa nguyên, đa đảng.
Thứ hai, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh nhằm giữ vững và tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và xã hội; đảm bảo chủ trương, đường lối của
Đảng đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, kịp thời phát hiện những tư tưởng đối lập do các thế lực thù địch, những phần
tử cơ hội trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang; xử lý kịp thời và nghiêm
minh theo pháp luật đối với các hoạt động phá hoại, không để các thế lực thù địch tạo dựng
ngọn cờ tập hợp được lực lượng. 11 lOMoAR cPSD| 45474828
Thứ tư, kiên quyết phê phán, bác bỏ các quan điểm tư tưởng và ý đồ thực hiện "đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập"; kiên trì và tăng cường đấu tranh phê phán hệ tư tưởng tư
sản, tư tưởng xã hội - dân chủ, chủ nghĩa thực dụng
Thứ năm, tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống những luận điểm sai trái, thù địch
phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng để luận chứng bác bỏ có sức thuyết phục từng luận điểm.
2.2. Những việc làm cụ thể bản thân để khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Việt Nam là một tất yếu lịch sử.
Mỗi chúng ta được sinh ra và lớn lên trong đất nước hòa bình một phần là nhờ sự lãnh
đạo to lớn của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, cần cố gắng cống hiến cho đất nước phát triển vững
mạnh, văn minh, có sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù. Là một sinh viên Đại học Kinh tế
Quốc dân, em luôn nhắc nhở bản thân mình rằng :“Yêu nước không nên chỉ thể hiện bằng lời
nói mà phải thông qua những hành động cụ thể, từng học sinh, sinh viên phải có những thành
tích tốt trong quá trình học tập, rèn luyện ở trường, là niềm tự hào của gia đình và có những
đóng góp tích cực cho xã hội”. Vì vậy, em sẽ luôn cố gắng trau dồi kiến thức chuyên ngành,
cố gắng học tập tốt, rèn luyện các kỹ năng mềm và tu dưỡng đạo đức, lên án, phê phán những
hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương
bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như:tham gia bảo vệ môi trường, phòng
chống tệ nạn xã hội, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện,
làm tình nguyện viên... Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra ác liệt, Đảng,
Nhà nước và Nhân dân ta đều dốc sức một lòng chung tay đẩy lùi dịch bệnh, em nhận thấy bản
thân đã có ý thức phòng chống dịch. Cụ thể là em đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước đề ra, thực hiện tốt nguyên tắc 5K, vận động người thân và người xung quanh
nâng cao ý thức bảo vệ mình, hạn chế tụ tập nơi đông người, rèn luyện thể dục thể thao và tự
cách ly, thành thật khai báo với cơ quan chức năng khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Cuối
cùng, em tin rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta sẽ sớm vượt qua dịch bệnh vì Đảng
Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai. C. LỜI KẾT
Qua các phân tích và chứng minh trên, ta thấy Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất
yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai 12 lOMoAR cPSD| 45474828
cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan
trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát
triển của dân tộc ta. Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là sự kiện gắn liền với
tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Toàn dân phải luôn vững tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng.
D. TAI LIỆU THAM KHẢO
http://congdoanxaydungvn.org.vn/tin-tuc/t10345/1-boi-canh-lich-su-ra-doi-dang- congsan-viet-nam.html
https://baochinhphu.vn/toan-van-nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-
cuadang-102288263.htm https://vass.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/Vai-tro-
lanh-dao-cua-Dang-trongcong-tac-phong-chong-dich-Covid-19-39
http://danguykhoicoquan.laocai.org.vn/1382/95974/72358/600491/van-kien-trung-
uong/daihoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-cong-san-viet-nam
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
E. ĐÓNG GÓP CỦA TỪNG THÀNH VIÊN
(Nhóm trưởng) Nguyễn Quốc Ý-11207513
+Phân công, tổng hợp bài
+Viết phần lời mở đầu và lời kết
+ Làm phần « Quan điểm của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh về sự cần thiết
phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản trong Cách mạng vô sản. »
Tô Hoàng Phương- 11203224:
+ Làm phần « Tình hình thế giới tác động lịch sử ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam»
và « Nêu nhận thức của bản than về vai trò lãnh đạo của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay » 13 lOMoAR cPSD| 45474828 Đỗ Quang Huy- 11201770
+ Làm phần « Quá trình phát triển của chủ nghĩa Mác, phong trào công nhân dẫn đến sự
ra đời của Đảng Cộng Sản» Lý Khánh Ly- 11202402
+ Làm phần « Những khó khăn thách thức đặt ra của Cách mạng Việt Nam hiện nay đòi
hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng. » và « Nêu nhận thức của bản than về vai trò lãnh đạo
của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay » Mai Thị Vân-11208413
+ Làm phần « Những thành tựu Việt Nam đã đạt được sau 35 năm đổi mới» và « Nêu
nhận thức của bản than về vai trò lãnh đạo của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay »
Đào Thị Thanh Huế- 11201645
+ Làm phần « Thất bại của các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế
kỉ XX » và « Thất bại của phong trào yêu nước dẫn đến vấn đề gì. Nêu nguyên nhân của
sự thất bại đó»
Trần Thị Phương Thảo-11207002
+ Làm phần « Những vấn đề đặt ra cho Cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ » và «Phân tích
quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản của Nguyễn Ái Quốc » 14