Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh công ty bánh kẹo BIBICA | Đại học công nghệ Sài Gòn

Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh công ty bánh kẹo BIBICA | Đại học công nghệ Sài Gòn ược sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Công nghệ Sài Gòn 128 tài liệu

Thông tin:
14 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh công ty bánh kẹo BIBICA | Đại học công nghệ Sài Gòn

Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh công ty bánh kẹo BIBICA | Đại học công nghệ Sài Gòn ược sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

411 206 lượt tải Tải xuống
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
NHÓM H2
PHÂN TÍCH VÀ D BÁO MÔI TR NG KINH DOANH Ư
CÔNG TY BÁNH K O BIBICA
Danh sách nhóm
Trần Thúy Diễm
Trần Thị Thùy Trang
Trần Văn Dạn
Trần Văn Âu
Nguyễn Hồng Tươi
Nguyễn Thị Đẹp
Phan Tuấn Anh
Thị Thùy Anh
Phạm Ngọc Huỳnh Anh
B2009168
B2001610
B2009167
B2009164
B2001617
B2009173
B2009161
B2009159
B2009160
1. Tác động của môi trường vĩ mô
1.1. Tình hình kinh tế
a) Tốc độ tăng trưởng
Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%, trong đó 2 năm gần đây đều
trên 7% - mức cao nhất trong 9 năm qua. Chính phủ đều hoàn thành và hoàn thành vượt
mức 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao. Riêng năm 2020, mặc gặp c động nặng nề của
đại dịch COVID-19, thiên tai, bão nhưng Chính phủ vẫn thực hiện thành công "mục
tiêu kép".Có thể nói đây là giai đoạn phục hồi, có ảnh hưởng lớn tới tiêu dùng, biểu hiện
lượng tiêu dùng tăng đột biển, tạo hội cho đầu mở rộng hoạt động của doanh
nghiệp bibica.
Việt Nammột trong 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới, quyGDP tăng
khoảng 1,4 lần so với năm 2015. Trong nhiệm kỳ đã tạo hơn 8 triệu việc làm mới, thu
nhập người dân được tăng lên, vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định là
động lực quan trọng của nền kinh tế đất nước, nhiều sản phẩm hàng hóa đã gia nhập
chuỗi giá trị toàn cầu.
b) Lạm phát
Năm 2020 năm đại dịch Covid - 19 có những chuyển biến phức tạp,nh hưởng
mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tỷ lệ lạm phát
Việt Nam về bản bình quân năm 2020 tăng nhẹ 2.31% so với bình quân năm
2019. Điều này đã đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Đối với nền kinh tế
mô, Chính phủ đã điều hành, chỉ đạo đúng đắn kịp thời để được Việt Nam tăng
trưởng tích cực hơn với những chỉ số được đảm bo, điều này khiến việc kiểm
soát giá cả và tiền lương có thể chủ động hơn, lạm phát giảm, độ rủi ro của dự án đầu tư
giảm đi động lực để bibica tiếp tục mở rộng quy hoặc lấn sân sang các lĩnh vực
khác trong ngành.
c) Chính sách tiền tệ
Nhờ đó, Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao kỷ lục nhưng lạm phát được kiểm
soát chặt chẽ, bình quân 11 tháng năm 2020 đạt 3,51%, dưới mục tiêu 4% của Quốc hội;
lạm phát bản bình quân đạt 2,43%, cho thấy hiệu quả điều hành Chính sách thị
trường linh hoạt, đóng góp tích cực vào việc giảm áp lực lên lạm phát bình quân chung
trong khi vẫn địa hỗ trợ nền kinh tế. Lạm phát ổn định đã tạo lập nền tảng vững
chắc duy trì niềm tin của cộng đồng đầu đối với môi trường kinh doanh Việt Nam,
thu hút FDI.
Năm 2020, NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ
trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho tài chính tiêu dùng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ
Ngân hàng Nhà nước.
d) Lãi suất
Lãi suất giảm làm tăng cầu về các sản phẩm tiêu dùng, do đó cũng làm tăng cầu các
sản phẩm của Bibica, bên cạnh đó, lãi suất giảm kích thích hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp này. Năm 2020, lãi suất huy động khả năng tiếp tục hạ dựa
trên 2 nền tảng là thanh khoản hệ thống ngân hàng định hướng từ Chính phủ. Trong
đó, giá cả hàng hóa thị trường ngoại hối các biến số thể làm nhanh hoặc chậm
việc hạ lãi suất. Hiện lãi suất huy động nằm trong khoảng 4,1 5%/năm với kỳ hạn
dưới 6 tháng, 5,3 – 7,4%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4 – 7,5%/năm với kỳ
hạn 12, 13 tháng. Chủ trương hạ lãi suất từ Chính phủ và NHNN đã tiếp tục có tác động
đến xu hướng lãi suất khi vừa bước sang năm mới, thời điểm các chỉ tiêu an toàn của
năm cũ đã phải hoàn tất.
1.2. Dân số, lao động và việc làm
Dân số trung bình của V vt Nam năm 2021 98,51 triê vu người tăng 0,95% so với
năm 2020. Yếu tố nhân khẩu học có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của công ty cổ
phần Bibica.
Dân số chủ yếu chiếm phần lớn nông thôn, tuy nhiên sự di vào các trung tâm
đô thị lớn ngày càng tăng, ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng trong nhiều năm tới.
Nguồn nhân lực cho sản xuất ngày càng dồi dào. Sự di này giúp nhân đội số lượng
những người đưa ra quyết định và số người tiêu thụ sản phẩm
Dân số trong độ tuổi 30 chiếm 51,8%, đây là độ tuổi có nhu cầu bánh kẹo cao nhất.
Yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của công ty cổ phần
Bibica. Dân số trong độ tuổi 30 chiếm 51,8%, đây độ tuổi nhu cầu bánh kẹo cao
nhất.
1.3. Văn hóa - giáo dục
Việt Nam quốc gia nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Ước tính, hiện nay
Việt Nam có khoảng 80% dân s đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Trong những sinh
hoạt tôn giáo thì thường chuẩn bị thức ăn bánh kẹo một phần không thể thiếu.
Sự đa dạng về tôn giáo thờ cúng theo tin ngưỡng cũng tạo điều kiện tốt cho ngành
sản xuất bánh kẹo phát triển.
Nước ta một nướcrất nhiều lễ hội truyền thống như : tết, ngày rằm tháng tám.
Tận dụng yếu tố văn hóa này, công ty cũng đa dạng hóa sản phẩm mang đậm hương vị
bản sắc dân tộc Việt Nam. Đời sống hội được cải thiện, người dân quan tâm hơn
đến những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng vệ sinh của thực phẩm.
Nhu câu đi du lịch cũng là một điểm đáng chú ý với các sản phẩm bánh kẹo. Du lịch gia
tăng kéo theo đó việc gia tăng các nhu cầu về thực phẩm chế biến sẵn nói chung
bánh kẹo nói riêng.
1.4. Tình hình chính trị - pháp luật
Đối với mặt hàng bánh kẹo Chính phủ đã Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực
phẩm, Luật bản quyền sở hữu công nghiệp; quy định ghi nhãn mác, bao bì nhằm bảo vệ
quyền lợi của người tiên dùng và của các công ty sản xuất chân chính. Nhưng việc quản
thi hình của cácquan chức năng không triệt để nên trên thị trưởng vẫn còn lưu
thong một lượng không nhỏ hàng giả, hàng nhái, hàng không nhãn mác, hàng kém
phẩm chất, quá hạn sử dụng… Đây vừa hội cũng thách thức cho doanh
nghiệp trong việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của mình.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia thuộc tất cả các
châu lục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu,
trong đó Công ty Bibica. Đồng thời cũng mang lại cho công ty Bibica những thách
thức lớn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm củng loại của các công ty nước ngoài
nhập khẩu vào Việt Nam.
1.5. Khoa học - công nghệ
Tại Việt Nam, tình trạng công nghệ sản xuất bánh kẹo còn hết sức lạc hậu, chưa
được đu tư, đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị mang tính hiện đại do đó chất lượng sản
phẩm không đồng đều. Các dòng sản phẩm còn đơn thuần, chưa đa dạng. Tuy nhiên
công ty Bibica lại nhận được sự hậu thuẫn của tập đoàn Lotte về công nghệ sn xuất
bánh kẹo, với các dây truyền sản xuất hiện đại. Điều này giúp cho công ty có thể hạ thấp
giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
1.6. Môi trường tự nhiên.
Việt Nam nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam giáp với
nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc, Lào Campuchia biển Đông. Nhờ vị trí
thuận lợi ca Việt nam, công ty Bibica dễ dàng thông thương với các đối tác trên toàn
quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng đường bộ, đường thủy và đường
hàng không. Tuy nhiên khoảng cách Nam- Bắc khá lớn nên ban đầu khi mới thành lập
các chi nhanh miền Bắc việc phân phối, cung cấp sn phẩm cho thị trưởng miền Bắc
gặp nhiều khó khan về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm.
1.7. Toàn cầu/ quốc tế
Việt Nam gia nhập WTO mang lại cho thị trường Việt Nam nhiều hội nhưng
cũng không tránh khỏi những thách thức.
- hội: Gia nhập WTO, Việt Nam được vị thế bình đẳng như các thành viên
khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, hội để đấu tranh
nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp hơn, điều kiện để bảo
vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp Việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế
thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đm cho tiến trình cải cách
của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.
- Thách thức: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình
diện rộng hơn, sâu hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính
tuy thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn,
hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trưởng chưa
nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ.
Các hãng bánh kẹo nước ngoài như: Orion, Thái Lan, Mỹ,... đang ngày càng được
ưa chuộng trên thị trường bánh kẹo Việt Nam bởi tính sinh ngoại của người Việt Nam,
mặc dù chưa biết chất lượng của các sản phẩm này nhưng người tiêu dùng vẫn thấy hấp
dẫn hơn sản phẩm nội địa.
2. Tác động của môi trường ngành
2.1. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
Thị trường bánh kẹo nước ta hiện nay diễn ra cạnh tranh khá quyết liệt. Cả nước
hơn 30 nhà máy sản xuất quy vừa lớn hàng trăm sở sản xuất nhỏ thuộc đủ
mọi thành phần kinh tế, bên cạnh đó một phần không nhỏ lượng bánh kẹo các loại
nước ngoài tràn vào cạnh tranh với các sn phẩm của công ty.
a) C ông ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô.
Công ty cổ phần kinh đô là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Bibica.
Điểm mạnh của kinh đô: Thứ nhất, bản cáo bạch cho thấy Kinh Đô hiện nắm 35%
thị phần thị trường bánh kẹo cả nước. Thứ hai, công ty đang sở hữu hệ thống bán lẻ
rộng khắp Việt Nam với hơn 200 nhà phân phối khoảng 46.000 điểm bán lẻ. Cuối
cùng là giá trị thương hiệu Kinh Đô đã được gầy dựng trong suốt hơn 10 năm qua được
đông đảo người tiêu dùng biết đến công ty đã xâm nhập được vào thị trường của rất
nhiều nước ngoài như Singapore, Ti lan, Campuchia từ những năm 2001.
Về công nghệ sản xuất kinh đô áp dụng công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn châu
âu,quản theo h thống tiêu chuẩn ISO 9001. Về sản phẩm các sản phẩm của kinh đô
rất đa dạng phong phú như bánh,kẹo bánh, kem kẹo cúng kẹo mềm,bánh bông
lan...đặc biệt kinh đô còn nổi tiếng với thương hiệu bánh trung thu được người dân việt
nam rất tin tưởng và sử dụng nhiều.
b) Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Công ty cổ phầnnh kẹo Hải cũng được coi như 1 đối thủ lớn th 2 bibica
phải cạnh tranh, được biết với 18 năm đi vào thị trường việt nam được rất nhiều
người việt nam tin dung với quy sản xuất lên tới 20.000 tấn/1 năm. công ty cổ
phần bánh kẹo được cấp chứng nhận thống phân tích mối nguy các điểm kiểm soát
tới hạn tại Việt Nam.
Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh daonh trong ngoài nước về các sản
phầm như bánh kẹo,chế biến thực phẩm kinh doanh xuất nhập khẩu các loại máy móc,
trang thiết bi... Các sản phẩm của cty cổ phần Hải bánh quy,bánh kẹo hộp,bánh xốp
kẹo các loại bánh mềm.
2.2. Sức ép từ phía nhà cung cấp
Nhà cung cấp thể được coi 1 áp lực đe dọa khi họ khả năng tăng giá bán
đầu vào hoặc giảm chất lượng của các sản phẩm. Qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi
nhuận của doanh nghiệp, trên một phương diện nào đó sự đe dọa đó tạo ra sự phụ thuộc
ít nhiều đối với từng doanh nghiệp. Áp lực tương đối của nhà cung ứng thường thể hiện
trong các tỉnh huống sau:
+ Độc quyền cung cấp đầu vào.
+ Không phải cạnh tranh với sản phẩm thay thế.
+ Không phải là khách hàng quan trọng
+ Sản phẩm cung ứng là loại vật tư đu vào quan trọng.
+ Sản phẩm có tính khác biệt chi phí đổi mới cao.
+ Nhà cung ứng có xu hướng liên kết.
Với công ty Bánh kẹo Bibica, hằng năm doanh nghiệp nhu cầu cao về đường,
sữa, bột gạo, tinh dầu, Gluco, mạch nha,trong khi đó thị trường trong nước mới chỉ cung
cấp được 1 số nguyên liệu như: đường, bột gạo, mạch nha, từ các nhà máy Lam Sơn,
Quảng Ngãi, Công ty sữa Việt Nam. Đây nhà cung ứng thường xuyên nguyên liệu
cho doanh nghiệp chất lượng tốt giá cả đảm bảo hợp lý. Còn phần lớn các nguyên
liệu khác phải nhập khẩu từ nước ngoài như: Singapo. Malaixia, Thái Lan, Lan,và
chịu nhiều sự biến động về giá cả. Khi tỷ giá hối đoái tăng doanh nghiệp phải bỏ ra chi
phí vật liệu cao hơn, làm giảm lợi nhuận tính cạnh tranh của của các sản phẩm của
công ty.
2.3. Sức ép từ hách hàng
Khách hàng một áp lực cạnh tranh thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
+ Khách hàng lẻ
+ Khách hàng phân phối
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá c, chất lượng sản phẩm, dịch
vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định
mua hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh
tranh từ khách hàng đối với ngành.
+ Quy mô
+ Tầm quan trọng
+ Chi phí chuyển đổi khách hàng
+ Thông tin khách hàng
Dân số phát triển khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng theo, với Việt Nam theo
thống kê dân số năm 2016 là trên 93 triệu người, một thị trường đầy hấp dẫn cho các sản
phẩm bán lẻ, trong đó có sản phẩm bánh kẹo.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, thu nhập người dân tăng, mức sống được cải
thiện, họ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏa, do đó khách hàng đòi hỏi ngày càng
cao về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, chủng loại. vậy các sản phẩm
bánh kẹp Bibica muốn thâm nhập thị trường cũng phải chịu áp lực lớn trong việc đáp
ứng được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sở thích tiêu dùng bánh kẹo từng vùng sức ép lớn đối với Bibica. Để đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của khách hàng, Bibica vừa phải đảm bảo chất lượng tốt đồng thời phải đa
dạng về chủng loại, mẫu mã, hương vị cho phù hợp với thị hiếu của từng đối tượng
khách hàng và theo từng vùng miền.
2.4. Sức ép từ sản phẩm thay thế
Bánh kẹo những sản phẩm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu ăn vặt, tráng miệng.
hoặc dùng vào bữa ăn phụ hoặc mua làm quà biểu, tặng nhân dịp tết lễ... do đó chưa
phải là sản phẩm tiêu dùng chính hằng ngày của người dân.
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng
trưởng dân số. Thay vì sử dụng các sản phẩm bánh kẹo họ có thể sử dụng hoa quả, kem,
chè, sữa các sản phẩm từ sữa, thạch rau câu.. vẫn đáp ứng được nhu cầu như khi
sử dụngnh kẹo. thế áp lực cnh tranh từ các sản phẩm thay thế với các sản phẩm
của doanh nghiệp là rất cao.
Tuy nhiên, do những hương vị mang tính đặc trưng của sản phẩm bánh kẹo, tính
tiện dụng, sự đa dạng phong phú về chủng loại, mẫu nên bánh kẹo vẫn sự lựa
chọn của nhiều đối tượng khách hàng.
2.5. Sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn
Với nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng, cộng thêm những chính sách ưu đãi đầu
của nhà nước và hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh bánh kẹo, ngày càng
nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Đây chính là nhóm đối thủ chưa có mặt trên
thị trường nhưng tương lai sẽ xuất hiện và kinh doanh cùng sản phẩm của công ty.
thể nói trong lĩnh vực thực phẩm, rào cản quan trọng cho các đối thủ mới gia
nhập ngành là tiềm lực về tài chính khả năng về vốn. đây một yếu tố quan trọng
trong quá trình đầu tư, nghiên cứu các sản phẩm, đầu tư công nghệ, quảng bá đến người
tiêu dùng. Đối với Bibica, tiềm lực về tải chính đã giúp cho công ty tạo sự khác biệt
trong việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có giá cả chất lượng cạnh
tranh nhờ đầu tư đúng mức.
Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua
các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong
ngành. Ngành bánh kẹo một trong những ngành tốc độ tăng trưởng ổn định
(khoảng 2%/năm). Dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng theo.
3. Môi trường nội bộ
3.1. Hoạt động Quản trị
Đại Hội Đồng Cổ Đông quan thẩm quyền cao nhất, quyết định mọi vấn đề
quan trọng của công ty theo Luật DN và điều lệ công ty. Đây quan thông qua chủ
trương chính sách của công ty trong việc phát triển, quyết định cấu vốn, bầu ra
quan quản lý và điều hành sản xuất công ty.
Hội Đồng Quản Trị là cơ quan quản lý công ty , có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty. Tổng GĐ là người
đứng đầu công ty, chịu trách nhiêm và quản lý công ty. Bên cạnh đó còn có các phó
hỗ trợ, cơ cấu này còn được chuyên môn hóa đến từng phòng ban như sau:
Khối marketing thăm quá trình sản xuất đến tiêu thụ, thăm thị trường, quảng
cáo, mở rộng thị trường, đưua ra các chiến lược tiếp thị để bán được nhiều sản
phẩm.
Khối tài chính kế toán nhiêm vụ huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất, kiểm
soát các hoạt động tài chính của công ty, tổ chức hạch toán lãi lỗ, thực hiện các
nhiêm vụ giao dịch thanh toán và phân phối lợi nhuận.
Khối kế hoạch lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu nhập và xử lý thông tin để xác
định dự báo cung cầu bánh kẹo cũng như biến động thị trường nguyên vật liệu,
thực hiện kế hoạch, kí hợp đồng
3.2. Hoạt động nhân sự:
Tính đến cuối năm 2019, Bibica gần 1.000 nhân viên bao gồm nhiều công ty
con khác nhau. Trước khi gia nhập Tập đoàn PAN vào năm 2015, bộ máy nhân sự của
Bibica được vận hành một cách tương đối bài bản. Sau khi về với ngôi nhà chung, Tập
đoàn PAN đã cùng đồng hành để Bibica nâng cao cả cấu trúc nhân slẫn sự phát triển
của từng nhân thông qua nhiều chiến lược nhân smới, nhiều chương trình đào tạo
chuyên nghiệp, phối hợp xây dựng nhiều hệ thống quản lý chất ợng để nâng cao năng
lực của từng cá nhân và cả tập thể.
Bibica xác định “Nguồn nhân lực tài sản quý giá của công ty”. vậy công ty
luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên thực hiện được hết năng lực tài năng
của bản thân. Tất cả những ưu kiến, sáng kiến và cống hiến năng lực đều được chú trọng
ghi nhận trả công xứng đáng tại Bibica. Ngoài ra công ty còn thường xuyên tổ chức
các khóa đào tạo khác nhau để nhân viện thể nâng cao tay nghề, kiến thức, trình độ
nhân để mọi nhân viên trong công ty thể phát triển sự nghiệp nhân một cách
liên tục và bền vững.
- Chính sách tuyển dụng:
• Thống nhất công khai trên toàn hệ thống
• Tuyển dụng theo nhu cầu và tiêu chuẩn.
Ưu tiên kinh nghiệm trong ngành thực phẩm tiêu dùng nhanh nguồn nhân
lực tại địa phương.
• Thu hút nguồn nhân lực cấp cao và chuyên viên được đào tạo từ nước ngoài.
- Chính sách đào tạo:
• Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng và phát triển nhân lực.
Áp dụng chương trình đào tạo đa dạng: hội nhập, nghiệp vụ nâng cao tay nghề,
công nghệ mới… nội bộ hoặc bên ngoài.
Luân chuyển nhân sự để đào tạo qua công việc thực tế. Chính sách quản
phát triển nhân lực:
Xây dựng mối quan h lao động lành mạnh trên sở phát triển các đoàn thể phù
hợp với văn hóa công ty.
Đề bạt, khen thưởng,đãi ngộ dựa trên đánh giá thái độ năng lực cảu mỗi
nhân.
3.3. Hoạt động Marketing:
Sau 20 năm phát triển, Bibica đã trở thành một trong những “tượng đài” bánh kẹo
khó thay thế Việt Nam được tiêu dùng mọi tầng lớp yêu thích. Ngoài bánh kẹo,
Bibica còn đầu sản xuất, phát triển các dòng sản phẩm được người dùng yêu thích
như snack, socola, bột ngũ cốc, các sản phẩm dinh dưỡng cho đối tượng đặc biệt như trẻ
em, bà bầu, người ăn kiêng, bị bệnh tiểu đường…
Bánh kẹo Bibica hiện nay đã mặt trong hơn 600 cửa hàng, siêu thị, 120 nhà
phân phối chính thức với hơn 100.000 điểm bán trải dài từ Bắc vào Nam. Chưa dừng lại
đó, Bibica còn vượt ra ngoài biên giới, mặt 21 quốc gia, trong đó các thị
trường “khó tính” như Nhật Bản, Mỹ, Cuba…
Điểm mạnh của Bibica (Strengths)
một trong top 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam với doanh thu tiêu thụ sản
phẩm trong nước hàng năm chiếm 96% – 97% trên tổng doanh thu của công ty.
Sở hữu một lượng lớn các nhà phân phối tại các khu vực Đông Nam Bộ, miền
Trung và cả các nhà phân phối tại miền Bắc.
Liên tục cải tiến nhằm đưa ra các sản phẩm đa dạng, phù hợp với thị hiếu và vừa
túi tiền của người Việt.
Điểm yếu của Bibica (Weaknesses)
Sản phẩm của Bibica không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
Chi phí nguyên vật liệu bị tác động khi tỷ giá biến động do phải nhập khẩu từ
nước ngoài.
Công ty chỉ tập trung phân phối sản phẩm tại thị trường trong nước chưa chú
trọng việc khai thác và mở rộng thị trường quốc tế.
Cơ hội (Opportunities)
Nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên đáng kể thể hiện qua mức tăng trưởng
từ 7 – 8%/ năm trong vài năm trở lại đây.
Sau đại dịch COVID-19, ngành Food (thc phẩm PV) ngành sự ổn định
so với các ngành khác.
Thách thức (Threats)
Các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam mức giá cạnh tranh sau khi Việt Nam
chính thức gia nhập AFTA.
Khi những thay đổi trong các thông tư, nghị định liên quan đến nhập khẩu chính
thức có hiệu lực sẽ tác động trực tiếp đến giá nguyên liệu đầu vào.
Một số mặt hàng nhập khẩu hiện nay các đơn vị trong nước chưa thể tự sản xuất
(chiếm 30% thị phần).
| 1/14

Preview text:

NHÓM H2 PHÂN TÍCH VÀ D BÁ O MÔI TRƯ NG KINH DO ANH
CÔNG TY BÁNH K O BIBICA Danh sách nhóm Trần Thúy Diễm B2009168 Trần Thị Thùy Trang B2001610 Trần Văn Dạn B2009167 Trần Văn Âu B2009164 Nguyễn Hồng Tươi B2001617 Nguyễn Thị Đẹp B2009173 Phan Tuấn Anh B2009161 Lê Thị Thùy Anh B2009159 Phạm Ngọc Huỳnh Anh B2009160
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. Tác động của môi trường vĩ mô
1.1. Tình hình kinh tế a) Tốc độ tăng trưởng
Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%, trong đó 2 năm gần đây đều
trên 7% - mức cao nhất trong 9 năm qua. Chính phủ đều hoàn thành và hoàn thành vượt
mức 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao. Riêng năm 2020, mặc dù gặp tác động nặng nề của
đại dịch COVID-19, thiên tai, bão lũ nhưng Chính phủ vẫn thực hiện thành công "mục
tiêu kép".Có thể nói đây là giai đoạn phục hồi, có ảnh hưởng lớn tới tiêu dùng, biểu hiện
lượng tiêu dùng tăng đột biển, tạo cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của doanh nghiệp bibica.
Việt Nam là một trong 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới, quy mô GDP tăng
khoảng 1,4 lần so với năm 2015. Trong nhiệm kỳ đã tạo hơn 8 triệu việc làm mới, thu
nhập người dân được tăng lên, vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định là
động lực quan trọng của nền kinh tế đất nước, nhiều sản phẩm hàng hóa đã gia nhập
chuỗi giá trị toàn cầu. b) Lạm phát
Năm 2020 là năm đại dịch Covid - 19 có những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tỷ lệ lạm phát ở
Việt Nam về cơ bản bình quân năm 2020 có tăng nhẹ 2.31% so với bình quân năm
2019. Điều này đã đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Đối với nền kinh tế vĩ
mô, Chính phủ đã điều hành, chỉ đạo đúng đắn và kịp thời để được Việt Nam tăng
trưởng tích cực hơn với những chỉ số vĩ mô được đảm bảo, điều này khiến việc kiểm
soát giá cả và tiền lương có thể chủ động hơn, lạm phát giảm, độ rủi ro của dự án đầu tư
giảm đi là động lực để bibica tiếp tục mở rộng quy mô hoặc lấn sân sang các lĩnh vực khác trong ngành. c) Chính sách tiền tệ
Nhờ đó, dù Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao kỷ lục nhưng lạm phát được kiểm
soát chặt chẽ, bình quân 11 tháng năm 2020 đạt 3,51%, dưới mục tiêu 4% của Quốc hội;
lạm phát cơ bản bình quân đạt 2,43%, cho thấy hiệu quả điều hành Chính sách thị
trường linh hoạt, đóng góp tích cực vào việc giảm áp lực lên lạm phát bình quân chung
trong khi vẫn có dư địa hỗ trợ nền kinh tế. Lạm phát ổn định đã tạo lập nền tảng vững
chắc duy trì niềm tin của cộng đồng đầu tư đối với môi trường kinh doanh Việt Nam, thu hút FDI.
Năm 2020, NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ
trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho tài chính tiêu dùng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng Nhà nước. d) Lãi suất
Lãi suất giảm làm tăng cầu về các sản phẩm tiêu dùng, do đó cũng làm tăng cầu các
sản phẩm của Bibica, bên cạnh đó, lãi suất giảm kích thích hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp này. Năm 2020, lãi suất huy động có khả năng tiếp tục hạ dựa
trên 2 nền tảng là thanh khoản hệ thống ngân hàng và định hướng từ Chính phủ. Trong
đó, giá cả hàng hóa và thị trường ngoại hối là các biến số có thể làm nhanh hoặc chậm
việc hạ lãi suất. Hiện lãi suất huy động nằm trong khoảng 4,1 – 5%/năm với kỳ hạn
dưới 6 tháng, 5,3 – 7,4%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4 – 7,5%/năm với kỳ
hạn 12, 13 tháng. Chủ trương hạ lãi suất từ Chính phủ và NHNN đã tiếp tục có tác động
đến xu hướng lãi suất khi vừa bước sang năm mới, thời điểm các chỉ tiêu an toàn của
năm cũ đã phải hoàn tất.
1.2. Dân số, lao động và việc làm
Dân số trung bình của Viê v
t Nam năm 2021 là 98,51 triê v
u người tăng 0,95% so với
năm 2020. Yếu tố nhân khẩu học có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của công ty cổ phần Bibica.
Dân số chủ yếu chiếm phần lớn ở nông thôn, tuy nhiên sự di cư vào các trung tâm
đô thị lớn ngày càng tăng, ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng trong nhiều năm tới.
Nguồn nhân lực cho sản xuất ngày càng dồi dào. Sự di cư này giúp nhân đội số lượng
những người đưa ra quyết định và số người tiêu thụ sản phẩm
Dân số trong độ tuổi 30 chiếm 51,8%, đây là độ tuổi có nhu cầu bánh kẹo cao nhất.
Yếu tố nhân khẩu học có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của công ty cổ phần
Bibica. Dân số trong độ tuổi 30 chiếm 51,8%, đây là độ tuổi có nhu cầu bánh kẹo cao nhất.
1.3. Văn hóa - giáo dục
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Ước tính, hiện nay ở
Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Trong những sinh
hoạt tôn giáo thì thường có chuẩn bị thức ăn và bánh kẹo là một phần không thể thiếu.
Sự đa dạng về tôn giáo và thờ cúng theo tin ngưỡng cũng tạo điều kiện tốt cho ngành
sản xuất bánh kẹo phát triển.
Nước ta là một nước có rất nhiều lễ hội truyền thống như : tết, ngày rằm tháng tám.
Tận dụng yếu tố văn hóa này, công ty cũng đa dạng hóa sản phẩm mang đậm hương vị
và bản sắc dân tộc Việt Nam. Đời sống xã hội được cải thiện, người dân quan tâm hơn
đến những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mức độ chất lượng vệ sinh của thực phẩm.
Nhu câu đi du lịch cũng là một điểm đáng chú ý với các sản phẩm bánh kẹo. Du lịch gia
tăng kéo theo đó là việc gia tăng các nhu cầu về thực phẩm chế biến sẵn nói chung và bánh kẹo nói riêng.
1.4. Tình hình chính trị - pháp luật
Đối với mặt hàng bánh kẹo Chính phủ đã có Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực
phẩm, Luật bản quyền sở hữu công nghiệp; quy định ghi nhãn mác, bao bì nhằm bảo vệ
quyền lợi của người tiên dùng và của các công ty sản xuất chân chính. Nhưng việc quản
lý và thi hình của các cơ quan chức năng không triệt để nên trên thị trưởng vẫn còn lưu
thong một lượng không nhỏ hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nhãn mác, hàng kém
phẩm chất, quá hạn sử dụng… Đây vừa là cơ hội và cũng là thách thức cho doanh
nghiệp trong việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của mình.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia thuộc tất cả các
châu lục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu,
trong đó có Công ty Bibica. Đồng thời cũng mang lại cho công ty Bibica những thách
thức lớn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm củng loại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
1.5. Khoa học - công nghệ
Tại Việt Nam, tình trạng công nghệ sản xuất bánh kẹo còn hết sức lạc hậu, chưa
được đầu tư, đổi mới nhiều, thiếu trang thiết bị mang tính hiện đại do đó chất lượng sản
phẩm không đồng đều. Các dòng sản phẩm còn đơn thuần, chưa đa dạng. Tuy nhiên
công ty Bibica lại nhận được sự hậu thuẫn của tập đoàn Lotte về công nghệ sản xuất
bánh kẹo, với các dây truyền sản xuất hiện đại. Điều này giúp cho công ty có thể hạ thấp
giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
1.6. Môi trường tự nhiên.
Việt Nam nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam giáp với
nhiều nước như Thái Lan, Trung Quốc, Lào và Campuchia và biển Đông. Nhờ vị trí
thuận lợi của Việt nam, công ty Bibica dễ dàng thông thương với các đối tác trên toàn
quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng đường bộ, đường thủy và đường
hàng không. Tuy nhiên khoảng cách Nam- Bắc khá lớn nên ban đầu khi mới thành lập
các chi nhanh ở miền Bắc việc phân phối, cung cấp sản phẩm cho thị trưởng miền Bắc
gặp nhiều khó khan về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm.
1.7. Toàn cầu/ quốc tế
Việt Nam gia nhập WTO mang lại cho thị trường Việt Nam nhiều cơ hội nhưng
cũng không tránh khỏi những thách thức.
- Cơ hội: Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên
khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh
nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo
vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp Việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế
thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách
của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.
- Thách thức: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình
diện rộng hơn, sâu hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính
tuy thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn,
hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trưởng chưa
nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ.
Các hãng bánh kẹo nước ngoài như: Orion, Thái Lan, Mỹ,... đang ngày càng được
ưa chuộng trên thị trường bánh kẹo Việt Nam bởi tính sinh ngoại của người Việt Nam,
mặc dù chưa biết chất lượng của các sản phẩm này nhưng người tiêu dùng vẫn thấy hấp
dẫn hơn sản phẩm nội địa.
2. Tác động của môi trường ngành
2.1. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
Thị trường bánh kẹo nước ta hiện nay diễn ra cạnh tranh khá quyết liệt. Cả nước có
hơn 30 nhà máy sản xuất quy mô vừa và lớn và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ thuộc đủ
mọi thành phần kinh tế, bên cạnh đó có một phần không nhỏ lượng bánh kẹo các loại
nước ngoài tràn vào cạnh tranh với các sản phẩm của công ty. a) C
ông ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô.
Công ty cổ phần kinh đô là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Bibica.
Điểm mạnh của kinh đô: Thứ nhất, bản cáo bạch cho thấy Kinh Đô hiện nắm 35%
thị phần thị trường bánh kẹo cả nước. Thứ hai, công ty đang sở hữu hệ thống bán lẻ
rộng khắp Việt Nam với hơn 200 nhà phân phối và khoảng 46.000 điểm bán lẻ. Cuối
cùng là giá trị thương hiệu Kinh Đô đã được gầy dựng trong suốt hơn 10 năm qua được
đông đảo người tiêu dùng biết đến là công ty đã xâm nhập được vào thị trường của rất
nhiều nước ngoài như Singapore, Thái lan, Campuchia từ những năm 2001.
Về công nghệ sản xuất kinh đô áp dụng công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn châu
âu,quản lý theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001. Về sản phẩm các sản phẩm của kinh đô
rất đa dạng và phong phú như bánh,kẹo bánh, kem kẹo cúng kẹo mềm,bánh bông
lan...đặc biệt kinh đô còn nổi tiếng với thương hiệu bánh trung thu được người dân việt
nam rất tin tưởng và sử dụng nhiều.
b) Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải hà cũng được coi như 1 đối thủ lớn thứ 2 mà bibica
phải cạnh tranh, được biết với 18 năm đi vào thị trường việt nam và được rất nhiều
người việt nam tin dung với quy mô sản xuất lên tới 20.000 tấn/1 năm. Là công ty cổ
phần bánh kẹo được cấp chứng nhận thống phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn tại Việt Nam.
Các lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh daonh trong và ngoài nước về các sản
phầm như bánh kẹo,chế biến thực phẩm kinh doanh xuất nhập khẩu các loại máy móc,
trang thiết bi... Các sản phẩm của cty cổ phần Hải Hà bánh quy,bánh kẹo hộp,bánh xốp kẹo các loại bánh mềm.
2.2. Sức ép từ phía nhà cung cấp
Nhà cung cấp có thể được coi là 1 áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán
đầu vào hoặc giảm chất lượng của các sản phẩm. Qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi
nhuận của doanh nghiệp, trên một phương diện nào đó sự đe dọa đó tạo ra sự phụ thuộc
ít nhiều đối với từng doanh nghiệp. Áp lực tương đối của nhà cung ứng thường thể hiện trong các tỉnh huống sau:
+ Độc quyền cung cấp đầu vào.
+ Không phải cạnh tranh với sản phẩm thay thế.
+ Không phải là khách hàng quan trọng
+ Sản phẩm cung ứng là loại vật tư đầu vào quan trọng.
+ Sản phẩm có tính khác biệt chi phí đổi mới cao.
+ Nhà cung ứng có xu hướng liên kết.
Với công ty Bánh kẹo Bibica, hằng năm doanh nghiệp có nhu cầu cao về đường,
sữa, bột gạo, tinh dầu, Gluco, mạch nha,trong khi đó thị trường trong nước mới chỉ cung
cấp được 1 số nguyên liệu như: đường, bột gạo, mạch nha, từ các nhà máy Lam Sơn,
Quảng Ngãi, Công ty sữa Việt Nam. Đây là nhà cung ứng thường xuyên nguyên liệu
cho doanh nghiệp chất lượng tốt và giá cả đảm bảo hợp lý. Còn phần lớn các nguyên
liệu khác phải nhập khẩu từ nước ngoài như: Singapo. Malaixia, Thái Lan, Hà Lan,và
chịu nhiều sự biến động về giá cả. Khi tỷ giá hối đoái tăng doanh nghiệp phải bỏ ra chi
phí vật liệu cao hơn, làm giảm lợi nhuận và tính cạnh tranh của của các sản phẩm của công ty.
2.3. Sức ép từ hách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm: + Khách hàng lẻ + Khách hàng phân phối
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch
vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh
tranh từ khách hàng đối với ngành. + Quy mô + Tầm quan trọng
+ Chi phí chuyển đổi khách hàng + Thông tin khách hàng
Dân số phát triển khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng theo, với Việt Nam theo
thống kê dân số năm 2016 là trên 93 triệu người, một thị trường đầy hấp dẫn cho các sản
phẩm bán lẻ, trong đó có sản phẩm bánh kẹo.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, thu nhập người dân tăng, mức sống được cải
thiện, họ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏa, do đó khách hàng đòi hỏi ngày càng
cao về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, chủng loại. Vì vậy mà các sản phẩm
bánh kẹp Bibica muốn thâm nhập thị trường cũng phải chịu áp lực lớn trong việc đáp
ứng được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sở thích tiêu dùng bánh kẹo từng vùng là sức ép lớn đối với Bibica. Để đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của khách hàng, Bibica vừa phải đảm bảo chất lượng tốt đồng thời phải đa
dạng về chủng loại, mẫu mã, hương vị cho phù hợp với thị hiếu của từng đối tượng
khách hàng và theo từng vùng miền.
2.4. Sức ép từ sản phẩm thay thế
Bánh kẹo là những sản phẩm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu ăn vặt, tráng miệng.
hoặc dùng vào bữa ăn phụ hoặc mua làm quà biểu, tặng nhân dịp tết lễ... do đó chưa
phải là sản phẩm tiêu dùng chính hằng ngày của người dân.
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng
trưởng dân số. Thay vì sử dụng các sản phẩm bánh kẹo họ có thể sử dụng hoa quả, kem,
chè, sữa và các sản phẩm từ sữa, thạch rau câu.. mà vẫn đáp ứng được nhu cầu như khi
sử dụng bánh kẹo. Vì thế áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế với các sản phẩm
của doanh nghiệp là rất cao.
Tuy nhiên, do những hương vị mang tính đặc trưng của sản phẩm bánh kẹo, tính
tiện dụng, sự đa dạng phong phú về chủng loại, mẫu mã nên bánh kẹo vẫn là sự lựa
chọn của nhiều đối tượng khách hàng.
2.5. Sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn
Với nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng, cộng thêm những chính sách ưu đãi đầu
tư của nhà nước và hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh bánh kẹo, ngày càng có
nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Đây chính là nhóm đối thủ chưa có mặt trên
thị trường nhưng tương lai sẽ xuất hiện và kinh doanh cùng sản phẩm của công ty.
Có thể nói trong lĩnh vực thực phẩm, rào cản quan trọng cho các đối thủ mới gia
nhập ngành là tiềm lực về tài chính khả năng về vốn. Vì đây là một yếu tố quan trọng
trong quá trình đầu tư, nghiên cứu các sản phẩm, đầu tư công nghệ, quảng bá đến người
tiêu dùng. Đối với Bibica, tiềm lực về tải chính đã giúp cho công ty tạo sự khác biệt
trong việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có giá cả và chất lượng cạnh
tranh nhờ đầu tư đúng mức.
Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua
các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong
ngành. Ngành bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định
(khoảng 2%/năm). Dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng theo.
3. Môi trường nội bộ
3.1. Hoạt động Quản trị
Đại Hội Đồng Cổ Đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định mọi vấn đề
quan trọng của công ty theo Luật DN và điều lệ công ty. Đây là cơ quan thông qua chủ
trương chính sách của công ty trong việc phát triển, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ
quan quản lý và điều hành sản xuất công ty.
Hội Đồng Quản Trị là cơ quan quản lý công ty , có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty. Tổng GĐ là người
đứng đầu công ty, chịu trách nhiêm và quản lý công ty. Bên cạnh đó còn có các phó GĐ
hỗ trợ, cơ cấu này còn được chuyên môn hóa đến từng phòng ban như sau:
 Khối marketing thăm dò quá trình sản xuất đến tiêu thụ, thăm dò thị trường, quảng
cáo, mở rộng thị trường, đưua ra các chiến lược tiếp thị để bán được nhiều sản phẩm.
 Khối tài chính kế toán có nhiêm vụ huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất, kiểm
soát các hoạt động tài chính của công ty, tổ chức hạch toán lãi lỗ, thực hiện các
nhiêm vụ giao dịch thanh toán và phân phối lợi nhuận.
 Khối kế hoạch lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu nhập và xử lý thông tin để xác
định và dự báo cung cầu bánh kẹo cũng như biến động thị trường nguyên vật liệu,
thực hiện kế hoạch, kí hợp đồng
3.2. Hoạt động nhân sự:
Tính đến cuối năm 2019, Bibica có gần 1.000 nhân viên bao gồm ở nhiều công ty
con khác nhau. Trước khi gia nhập Tập đoàn PAN vào năm 2015, bộ máy nhân sự của
Bibica được vận hành một cách tương đối bài bản. Sau khi về với ngôi nhà chung, Tập
đoàn PAN đã cùng đồng hành để Bibica nâng cao cả cấu trúc nhân sự lẫn sự phát triển
của từng cá nhân thông qua nhiều chiến lược nhân sự mới, nhiều chương trình đào tạo
chuyên nghiệp, phối hợp xây dựng nhiều hệ thống quản lý chất lượng để nâng cao năng
lực của từng cá nhân và cả tập thể.
Bibica xác định “Nguồn nhân lực là tài sản quý giá của công ty”. Vì vậy công ty
luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên thực hiện được hết năng lực và tài năng
của bản thân. Tất cả những ưu kiến, sáng kiến và cống hiến năng lực đều được chú trọng
ghi nhận và trả công xứng đáng tại Bibica. Ngoài ra công ty còn thường xuyên tổ chức
các khóa đào tạo khác nhau để nhân viện có thể nâng cao tay nghề, kiến thức, trình độ
cá nhân để mọi nhân viên trong công ty có thể phát triển sự nghiệp cá nhân một cách liên tục và bền vững.
- Chính sách tuyển dụng:
• Thống nhất công khai trên toàn hệ thống
• Tuyển dụng theo nhu cầu và tiêu chuẩn.
• Ưu tiên có kinh nghiệm trong ngành thực phẩm tiêu dùng nhanh và nguồn nhân lực tại địa phương.
• Thu hút nguồn nhân lực cấp cao và chuyên viên được đào tạo từ nước ngoài. - Chính sách đào tạo:
• Là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng và phát triển nhân lực.
• Áp dụng chương trình đào tạo đa dạng: hội nhập, nghiệp vụ nâng cao tay nghề,
công nghệ mới… nội bộ hoặc bên ngoài.
• Luân chuyển nhân sự để đào tạo qua công việc thực tế. – Chính sách quản lý và phát triển nhân lực:
• Xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh trên cơ sở phát triển các đoàn thể phù
hợp với văn hóa công ty.
• Đề bạt, khen thưởng,đãi ngộ dựa trên đánh giá thái độ và năng lực cảu mỗi cá nhân.
3.3. Hoạt động Marketing:
Sau 20 năm phát triển, Bibica đã trở thành một trong những “tượng đài” bánh kẹo
khó thay thế ở Việt Nam được tiêu dùng ở mọi tầng lớp yêu thích. Ngoài bánh kẹo,
Bibica còn đầu tư sản xuất, phát triển các dòng sản phẩm được người dùng yêu thích
như snack, socola, bột ngũ cốc, các sản phẩm dinh dưỡng cho đối tượng đặc biệt như trẻ
em, bà bầu, người ăn kiêng, bị bệnh tiểu đường…
Bánh kẹo Bibica hiện nay đã có mặt trong hơn 600 cửa hàng, siêu thị, có 120 nhà
phân phối chính thức với hơn 100.000 điểm bán trải dài từ Bắc vào Nam. Chưa dừng lại
ở đó, Bibica còn vượt ra ngoài biên giới, có mặt ở 21 quốc gia, trong đó có các thị
trường “khó tính” như Nhật Bản, Mỹ, Cuba…
 Điểm mạnh của Bibica (Strengths)
 Là một trong top 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam với doanh thu tiêu thụ sản
phẩm trong nước hàng năm chiếm 96% – 97% trên tổng doanh thu của công ty.
 Sở hữu một lượng lớn các nhà phân phối tại các khu vực Đông Nam Bộ, miền
Trung và cả các nhà phân phối tại miền Bắc.
 Liên tục cải tiến nhằm đưa ra các sản phẩm đa dạng, phù hợp với thị hiếu và vừa
túi tiền của người Việt.
 Điểm yếu của Bibica (Weaknesses)
 Sản phẩm của Bibica không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
 Chi phí nguyên vật liệu bị tác động khi tỷ giá biến động do phải nhập khẩu từ nước ngoài.
 Công ty chỉ tập trung phân phối sản phẩm tại thị trường trong nước mà chưa chú
trọng việc khai thác và mở rộng thị trường quốc tế.  Cơ hội (Opportunities)
 Nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên đáng kể thể hiện qua mức tăng trưởng
từ 7 – 8%/ năm trong vài năm trở lại đây.
 Sau đại dịch COVID-19, ngành Food (thực phẩm – PV) là ngành có sự ổn định so với các ngành khác.  Thách thức (Threats)
 Các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có mức giá cạnh tranh sau khi Việt Nam chính thức gia nhập AFTA.
 Khi những thay đổi trong các thông tư, nghị định liên quan đến nhập khẩu chính
thức có hiệu lực sẽ tác động trực tiếp đến giá nguyên liệu đầu vào.
 Một số mặt hàng nhập khẩu hiện nay các đơn vị trong nước chưa thể tự sản xuất (chiếm 30% thị phần).