-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích và Xử lý Tình huống Đạo đức Nghề nghiệp trong Kinh doanh | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài tập này tập trung vào việc phân tích và xử lý các tình huống đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh. Nó bao gồm các tình huống thực tế và yêu cầu phân tích nguồn gốc của vấn đề đạo đức kinh doanh cũng như cách xử lý từ các đối tượng liên quan.
Kế toán quản trị và kiểm toán 7 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Phân tích và Xử lý Tình huống Đạo đức Nghề nghiệp trong Kinh doanh | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài tập này tập trung vào việc phân tích và xử lý các tình huống đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh. Nó bao gồm các tình huống thực tế và yêu cầu phân tích nguồn gốc của vấn đề đạo đức kinh doanh cũng như cách xử lý từ các đối tượng liên quan.
Môn: Kế toán quản trị và kiểm toán 7 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
BÀI TẬP CHƯƠNG 1
Bài 1: Trong các tình huống sau, các phương án ứng xử nào vi phạm đạo đức nghề
nghiệp? Đề nghị giải thích rõ.
1. Tại cơ quan, bạn in 200 trang tài liệu và đã dùng hết giấy trong máy in. Sau đó, bạn sẽ làm gì?
A. Cho đầy giấy vào khay ngay lúc đó
B. Nói cho mọi người xung quanh biết để họ tự cho giấy vào khi cần in
C. Không làm gì và nghĩ rằng mọi người sẽ tự biết
2. Sếp giao cho bạn một tập giấy và tình cờ trong đó có một số tài liệu mật. Bạn sẽ:
A. Trả lại ngay cho sếp khi phát hiện ra
B. Giữ lại và tìm những tài liệu bạn cần C. Đọc tài liệu đó
3. Bạn sẽ hành động ra sao nếu đi làm muộn vì tối hôm trước đi chơi khuya?
A. Gọi điện thông báo trước cho nhóm làm việc để họ không khó chịu vì sự chậm chễ của bạn
B. Bạn đến muộn và hi vọng không ai để ý
C. Bạn đến muộn và nói đó là do tại tắc đường
4. Bạn đã không có một kì nghỉ trong nhiều tháng qua và nhận thấy rằng mình cần phải nghỉ ngơi. Bạn sẽ:
A. Nói với sếp rằng bạn cần một kì nghỉ để nghỉ ngơi và nạp năng lượng
B. Giả vờ ho và nói rằng bạn cảm thấy không khoẻ, từ đó có cớ để xin nghỉ ốm
C. Chờ đợi một ngày nào đó trong tuần sếp không đến công ty, bạn để lại lời nhắn cho
mọi người rằng bạn có việc gấp và dành ngày đó để nghỉ ngơi
5. Trong một cuộc họp tẻ nhạt, bạn cảm thấy rằng mình sẽ hoàn thành được nhiều việc
hơn ở bàn làm việc thay vì ngồi đó. Bạn sẽ:
A. Cố gắng chịu đựng vì thật bất lịch sự khi bỏ đi giữa chừng
B. Giả vờ như nhận được một cuộc điện thoại khẩn cấp và trở lại bàn của mình để làm việc
C. Giả vờ vào phòng nghỉ nhưng quay lại bàn làm việc và lên Facebook
6. Bạn phát hiện ra người cùng phòng có mối quan hệ tình cảm với một thực tập sinh ở phòng kế toán.
A. Bạn coi như không biết gì
B. Bạn nói cho đồng nghiệp thân nhất của mình vì cho rằng rằng anh/chị ấy sẽ không nói với ai
C. Bạn sẽ nói cho bất kì ai muốn nghe
7. Bạn sẽ bắt đầu làm việc tại một công ty mới sau một tháng nữa. Tuy nhiên, ngày hôm
sau, sếp hiện tại thông báo rằng bạn sẽ giữ vai trò chủ chốt trong dự án mới.
A. Để không cản trở công việc của anh/chị ấy, bạn thông báo rằng mình sẽ chuyển đi trong một tháng nữa
B. Bạn vẫn bắt đầu kế hoạch cùng sếp. Sau 2 tuần bạn thông báo rằng mình chỉ làm việc cho công ty 2 tuần nữa.
C. Không nói gì và làm việc cho tới ngày cuối cùng
8. Bạn biết sếp đang trong tâm trạng không vui. Bạn cũng biết rằng đồng nghiệp đang
định tới chỗ sếp để yêu cầu tăng lương.
A. Bạn lặng lẽ cảnh báo đồng nghiệp rằng anh ta có thể bị “ăn mắng” nếu vào phòng sếp lúc này
B. Bạn tiếp tục làm công việc của mình và coi như không liên quan
C. Bạn không đề cập tới tâm trạng của sếp và khuyến khích đồng nghiệp đề nghị tăng lương gấp 3 lần
9. Giả sử bây giờ đang là 3h giờ chiều trước ngày nghỉ lễ. Không có điện thoại hay email gửi tới. Bạn sẽ:
A. Ở lại cơ quan đến 5 giờ vì đó là công việc của bạn
B. Chờ thêm 30 phút để chắc rằng sẽ không có gì đặc biệt xảy ra, sau đó ra về C. Bạn đã về từ trưa
10. Sếp thích ý tưởng của bạn và không ngừng nói về nó với mọi người. Nhưng vấn đề ở
chỗ, ý tưởng đó là thành quả cố gắng của bạn và đồng nghiệp. Bạn sẽ:
A. Nói với sếp: “Cám ơn sếp vì đã đánh giá cao nhưng đó không phải là ý tưởng của
mình tôi. Mọi người trong nhóm đã làm việc rất chăm chỉ”.
B. Bạn nhận lời tán thưởng. Sau đó nói với đồng nghiệp mọi chuyện và rằng bạn không biết nói sao với sếp
C. Bạn nhận lời khen ngợi và cố gắng đẩy đồng nghiệp ra.
Bài 2: Có 2 tình huống sau và hãy thực hiện các yêu cầu sau: a.
Phân tích nguồn gốc của vấn đề đạo đức kinh doanh trong mỗi tình huống. b.
Phân tích các đối tượng hữu quan trong mỗi tình huống này. c.
Với tư cách là những đối tượng ấy, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Tình huống 1: Ngày 7 – 7, đoàn thanh tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm bắt
đầu tiến hành kiểm tra tại Công ty Nước giải khát Tipico.
• Khi đến kho nguyên liệu, đoàn kiểm tra phát hiện thấy tất cả nguyên vật liệu mà công ty
đang dùng để sản xuất đã hết hạn sử dụng được 3 tháng so với những hướng dẫn về hạn
sử dụng trên các thùng đựng nguyên vật liệu.
• Tuy nhiên, ban lãnh đạo của Tipico đã thanh minh rằng việc sử dụng nguyên vật liệu
quá hạn là “bị oan” do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ nước ngoài về đã làm
hỏng những con số của hạn sử dụng từ 17 – 08 thành 17 – 03, và số nguyên vật liệu này
nếu ngửi bằng mũi thì vẫn còn thơm và chưa bị mốc.
Tình huống 2: Bạn quản lý một cửa hàng. Bạn mới sa thải An là nhân viên bán hàng vì
anh ta đánh khách hàng khi hai người có sự cãi cọ (An đã thừa nhận điều này khi khách
hàng phàn nàn). Xuân – quản lý một cửa hàng đang cạnh tranh với cửa hàng của bạn gọi
điện thoại cho bạn hỏi thăm” “An có đối xử tốt với khách hàng không?” vì An nộp đơn xin vào làm cho Xuân.
Tình huống 3: Nhà máy cơ khí A chuyên cung cấp thiết bị chính xác và dịch vụ sửa chữa
tin cậy cho công ty B. Một lần công ty B đã trả lại nhà máy A một chi tiết bị hư hỏng của
thiết bị được cung cấp bởi nhà máy A. 2 bên tổ chức cuộc họp để giải quyết vấn đề trên.
Đại diện của nhà máy A gồm người quản lý và kỹ sư phụ trách kỹ thuật liên quan đến
thiết bị cung cấp cho bên B. Người quản lý đại diện cho nhà máy A cho rằng chi tiết của
thiết bị hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, trong suốt cuộc họp, người kỹ sư của nhà máy A
dần dần nhận thấy rằng vấn đề là do lỗi của nhà máy A. Anh ta nghi ngờ rằng chi tiết đã
không được test chính xác, và nó bị lỗi do nguyên nhân ở bên trong. Người KS giữ im
lặng trong cuộc họp. Sau cuộc họp, ông nói với người quản lý về chẩn đoán của mình.
Ông cho rằng họ nói với công ty B rằng vấn đề là lỗi của bên A, và bên A sẽ thay thế chi
tiết bị lỗi của thiết bị. Người quản lý trả lời, "Tôi không nghĩ rằng đó là khôn ngoan khi
công nhận lỗi của chúng ta. Không cần thiết gột rửa và làm giảm sự tin cậy của bên B về
chất lượng SP của chúng ta. Chỉ cần cử chỉ thiện chí thay thế các thiết bị là đủ“. Người
quản lý bên A quyết định nói với bên B rằng họ sẽ điều chỉnh theo yêu cầu của bên B:
"bởi vì bạn là một khách hàng tốt của chúng tôi trong nhiều năm nay". Mặc dù bên A thay
thế các thiết bị với chi phí của mình, nhưng họ không nói với bên B về bản chất sự thật của vấn đề.
Tình huống 4: Bạn là kỹ sư mới về làm việc tại công ty. Bạn nhận thấy các công nhân
khi làm việc đã bỏ qua một số biện pháp an toàn trên máy dập và máy ép. Theo các công
nhân thì thao tác đầy đủ các biện pháp an toàn sẽ giảm năng suất, tốn chi phí, không hiệu
quả về kinh tế. Quy trình vận hành họ đang làm vẫn bảo đảm an toàn. Bạn có ngay lập
tức yêu cầu công nhân thực hiện đúng quy trình chuẩn hay bạn im lặng để công nhân làm
như cũ hay bạn báo cáo với quản đốc? Xét về đạo đức nghề nghiệp bạn có thể để công
nhân làm việc như vậy không? Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Tình huống 5: Bạn và Toàn – một đồng nghiệp đang cùng nhau thực hiện dự án thiết kế
và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho một nhà máy công nghiệp. Toàn chịu trách nhiệm
xử lý nước thải rồi thải ra sông vùng lân cận. Bạn nhận thấy Toàn thường chấp nhận mức
độ các hóa chất độc hại cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Bạn nói với Toàn về điều này
nhưng Toàn bảo rằng mức độ vượt quá không cao nên không có vấn đề nghiêm trọng về
an toàn và đạo đức. Vì vậy không cần thiết phải đầu tư thêm nhiều công sức, thời gian và
tiền bạc để hoàn thiện dự án.
Tình huống 6: Công ty RUT đang mở một văn phòng mới ở Nam Mỹ và Eugene phụ
trách việc xin giấy phép và phê duyệt cần thiết từ chính quyền địa phương. Anh đang làm
việc với một viên chức chính phủ phụ trách các tiện ích, viên chức đó nói với anh rằng,
“Tôi rất vui khi biết các anh muốn mở văn phòng nhưng anh cần phải biết thông lệ nơi
đây. Các anh cần có một món quà để đền đáp lại thời gian và công sức của tôi đã làm giấy
phép cho các anh. Nếu tôi không nhận được quà, các anh sẽ phải mất một thời gian lâu
mới nhận được những gì các anh cần hoặc các anh sẽ không nhận được gì cả.” Eugene
đang phân vân giữa việc để cho văn phòng mới được thành lập đúng thời hạn và tặng quà không đúng cách.
BÀI TẬP CHƯƠNG 2&3
Bài 1: Chọn các phương án thích hợp 1.
Kế toán viên, Kiểm toán viên, nhân viên tài chính nên cân nhắc thực hiện biện
pháp nào dưới đây nếu có rủi ro về tính độc lập? A.
Từ chối cung cấp dịch vụ B.
Áp dụng các biện pháp bảo vệ cụ thể C.
Trình bày với khách hàng D.
Trình bày doanh nghiệp kế toán, kiểm toán, tài chính 2.
Ba nguy cơ đối với tính độc lập nào dưới đây có thể phát sinh trong lần kiểm toán
hiện tại khi một thành viên của nhóm thực hiện kiểm toán tham gia tuyển dụng nhân viên
cho khách hàng kiểm toán trước khi diễn ra cuộc kiểm toán? A. Nguy cơ do tư lợi B. Nguy cơ tự kiểm tra C. Nguy cơ bị đe dọa D.
Nguy cơ từ sự quen thuộc 3.
Công ty Mai Anh, một công ty kiểm toán vừa đưa ra các dịch vụ gia tăng cho
khách hàng. Dịch vụ nào dưới đây có thể gây ra nguy cơ tự kiểm tra? A.
Lập báo cáo tài chính cho khách hàng B.
Hỗ trợ lập tờ khai thuế xuất nhập khẩu khi khách hàng cần C. Tư vấn tuyển nhân sự D. Cung cấp thư quản lý
4 Lan Anh là một kế toán viên chuyên nghiệp làm việc tại công ty XZ, một công ty
niêm yết. Công ty hiện đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường, và
Lan Anh được Ban giám đốc yêu cầu phải thể hiện trên báo cáo bài chính là Công ty đạt
được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra, cho dù hạch toán kế toán như thế nào.
Biện pháp nào trong các biện pháp ban đầu dưới đây là PHÙ HỢP NHẤT của Lan Anh trong trường hợp này? A.
Báo cáo về yêu cầu của ban giám đốc với hội đồng quản trị công ty B.
Từ chối thực hiện yêu cầu C.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn pháp luật D.
Hỏi ý kiến tư vấn của ủy ban chứng khoán
5. Quan hệ kinh doanh thân thiết, bao gồm lợi ích tài chính chung với khách hàng kiểm
toán, có thể gây ra nguy cơ do tư lợi và nguy cơ bị đe dọa? A. Đúng B. Sai
6. Một thành viên kiểm toán không nên thuộc Ban quản trị của khách hàng kiểm toán vì
có thể gây ra nguy cơ quản lý A. Đúng B. Sai
Nguy cơ Quản lý phát sinh Khi doanh nghiệp Kiểm toán thực hiện công việc liên
quan đến các xét đoán hoặc các quyết định thuộc về trách nhiệm của ban giám đốc
đơn vị được kiểm toán. Trường hợp này cũng làm phát sinh chéo nguy cơ tự kiểm tra
7. Phí tiềm tàng đối với hoạt động kiểm toán có thể gây ra nguy cơ do tư lợi A. Đúng B. Sai
Phí tiềm tàng: Một mức phí được xác định phụ thuộc vào kết quả của giao dịch
hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp kế toán, kiểm toán thực hiện và dựa trên cơ sở được thỏa thuận trước
8. DSS, một doanh nghiệp kiểm toán lớn, vừa được đề nghị thực hiện dịch vụ tuyển dụng
chuyên viên kế toán cấp cao cho công ty khách hàng.
HAI phương án nào dưới đây là các nguy cơ đối với tính độc lập sẽ phát sinh nếu công ty
DSS đồng ý cung cấp dịch vụ trên? A. Nguy cơ tự kiểm tra B. Nguy cơ quản lý C.
Nguy cơ về sự bào chữa D.
Nguy cơ từ sự quen thuộc 9.
Nguy cơ thể hiện rõ ràng NHẤT trong trường hợp Giám đốc tài chính của công ty
khách hàng vừa yêu cầu nhóm thực hiện kiểm toán trong năm nay chính là nhóm đã thực hiện trong năm trước A. Nguy cơ tự kiểm tra B.
Nguy cơ từ sự quen thuộc C. Nguy cơ bị đe dọa
10. Giám đốc tài chính của công ty khách hàng vừa báo với trưởng phòng kiểm toán rằng
ông ấy không hài lòng với ý kiến kiểm toán được đưa ra và cân nhắc thay đổi công ty
kiểm toán trong năm tới. D. Nguy cơ tự kiểm tra E.
Nguy cơ từ sự quen thuộc F. Nguy cơ bị đe dọa
Bài tập tình huống
Bài 1: Minh, một thực tập sinh của công ty kiểm toán WCO, đang tham dự kiểm kê hàng
tồn kho của khách hàng kiểm toán là công ty TNHH ABC, một công ty chuyên sản xuất
các dòng sản phẩm thời trang cho một số lượng lớn các cửa hiệu nổi tiếng trên phố lớn.
Trong suốt quá trình kiểm kê, Trưởng phòng phụ trách các cửa hàng công ty nói với Minh
rằng sau khi kiểm kê xong, nhân viên tham gia kiểm kê sẽ được phép mua hàng hóa của
cửa hàng với mức giá bằng giá gốc cho mỗi sản phẩm. Vị trưởng phòng này nói, vì vậy
Minh cũng có quyền lợi này. Minh nên làm gì trong trường hợp này?
Bài 2: Linh là nhân viên kiểm toán của một doanh nghiệp kiểm toán, thời gian gần đây
chị được cử sang làm việc tạm thời tại phòng kiểm toán nội bộ của công ty kiểm toán.
Trong thời gian này chị cùng với ba nhân viên khác của phòng kiểm toán nội bộ thực hiện
hợp đồng dịch vụ kiểm toán nội bộ trong vòng hai tháng tại công ty Hương Thảo, là một
khách hàng kiểm toán báo cáo tài chính của công ty. Công việc của Linh là thực hiện các
hoạt động kiểm tra kiểm soát mang tính thường xuyên, đồng thời hỗ trợ khách hàng lập
dự thảo báo cáo tài chính và đưa ra một vài biện pháp cải thiện đối với hệ thống của
khách hàng. Ba tháng sau đó, Linh quay trở lại làm việc tại phòng kiểm toán, tại đây chị
được phân vào nhóm kiểm toán khách hàng Hương Thảo, thực hiện cuộc kiểm toán báo
cáo tài chính cho năm tài chính bao gồm hai tháng mà Linh đã thực hiện dịch vụ kiểm
toán nội bộ tại khách hàng kiểm toán này. Theo anh (chị) Linh cần làm gì trong tình huống này?
Bài 3: Trong quý 1 năm N+1, đoàn sinh viên bao gồm 3 sinh viên năm cuối thuộc ngành kế toán
của trường đại học KT được cử đến thực tập tại công ty XYZ. Do kế toán trưởng của công ty bận
việc gia đình trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 nên đoàn sinh viên này được giao nhiệm vụ
lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế cho kỳ kế toán năm N. Do không có thời gian kiểm tra nên
kế toán trưởng chỉ ký xác nhận và gửi báo cáo cho kịp tiến độ. Lương tháng của kế toán trưởng
hàng năm được công ty xác định căn cứ vào tỷ lệ lợi nhuận của năm liền trước (sẽ được ấn định
vào ngày 31/3 hàng năm). Theo thỏa thuận, hết thời gian thực tập, kế toán trưởng sẽ thanh toán
cho đoàn sinh viên một khoản tiền công bằng 1 tháng lương của vị kế toán trưởng trong năm N+1 này. Yêu cầu:
1. Phân tích các nguy cơ (nếu có) ảnh hưởng tới việc duy trì đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm
toán trong mỗi tình huống này. Các nguy cơ này nếu xảy ra thì các nguyên tắc đạo đức nào có thể
bị vi phạm? (giải thích cụ thể)
2. Đề xuất các biện pháp bảo vệ thích hợp trước các nguy cơ trên.
Bài 4: Trong quý 1 năm N+1, sinh viên Thu Hương, vốn là sinh viên năm cuối thuộc ngành kế
toán của trường đại học KT được cử đến thực tập tại công ty KLM. Sau khi tốt nghiệp, Thu
Hương thi tuyển dụng vào vị trí kế toán của công ty FX, vốn là đối thủ cạnh tranh của công ty
KLM. Thu Hương tiết lộ với ban tuyển dụng là mình đang nắm trong tay các thông tin quan
trọng về cấu trúc chi phí sản xuất cũng như các khách hàng thân thiết của công ty KLM, cùng
với đề nghị nhận được mức lương tương xứng nếu mình cung cấp những thông tin này. Yêu cầu:
1. Phân tích các nguy cơ (nếu có) ảnh hưởng tới việc duy trì đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm
toán trong mỗi tình huống này. Các nguy cơ này nếu xảy ra thì các nguyên tắc đạo đức nào có thể
bị vi phạm? (giải thích cụ thể)
2. Đề xuất các biện pháp bảo vệ thích hợp trước các nguy cơ trên.
Bài 5: Thu Trang là một kế toán viên công chứng làm việc cho một công ty chuyên cung cấp
dịch vụ tổ chức tiệc. Ban Giám đốc của công ty đang dự kiến mở rộng kinh doanh và thu hút
thêm nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Thu Trang được yêu cầu lập các tài khoản quản lý để nhà đầu
tư có thể xem xét. Giám đốc quản lý của công ty đã nói với cô ấy rằng họ cần phải thể hiện mức
lợi nhuận gộp là 30% và anh ấy không quan tâm cô ấy làm điều đó bằng cách nào (Lợi nhuận
gộp thông thường của Công ty chỉ xấp xỉ 15%). Nếu công ty đạt được mục tiêu Trang sẽ được
Công ty khen thưởng đặc biệt, nếu không được thì Trang có nguy cơ bị sa thải. Yêu cầu:
1. Phân tích các nguy cơ (nếu có) ảnh hưởng tới việc duy trì đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm
toán trong mỗi tình huống này. Các nguy cơ này nếu xảy ra thì các nguyên tắc đạo đức nào có thể
bị vi phạm? (giải thích cụ thể)
2. Đề xuất các biện pháp bảo vệ thích hợp trước các nguy cơ trên.
Bài 6: Công ty cổ phần A theo quy định của pháp luật phải thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ
trong năm nay, tuy nhiên, do hiện tại nhân sự kiểm toán nội bộ thiếu, nguồn lực tài chính của
công ty chưa sẵn sàng để thuê ngoài, nên Giám đốc công ty đã ký quyết định thành lập tổ kiểm
toán nội bộ, trong đó trưởng phòng kế toán kiêm nhiệm trưởng kiểm toán nội bộ, phụ trách
chung công việc của tổ, 3 thành viên khác của tổ là nhân viên tập sự của phòng kế toán. Nhiệm
vụ trước mắt của tổ là rà soát, đánh giá công tác kế toán tài chính của công ty. Yêu cầu:
1. Phân tích các nguy cơ (nếu có) ảnh hưởng tới việc duy trì đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm
toán trong mỗi tình huống này. Các nguy cơ này nếu xảy ra thì các nguyên tắc đạo đức nào có thể
bị vi phạm? (giải thích cụ thể)
2. Đề xuất các biện pháp bảo vệ thích hợp trước các nguy cơ trên.