Phân tích vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay?

Khái niệm: Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thếgiới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem

lOMoARcPSD| 45619127
Câu 1: Phân tích vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội và trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
* Khái niệm: Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế
giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Trong đời sống xã hội :
+ Là nguồn gốc để con người tìm tòi, phát huy và đưa ra những lý luận phù hợp với xã hội và thế giới
hiện đại, để đưa vào thực tiễn.
+ Giúp con người có phương hướng, đường lối để giải quyết vấn đề, tránh "sáng tạo" thành những
phương thức xa rời tính đúng đắn.
+ Có vai trò là thế giới quan và là phương pháp luận chung nhất. Gắn bó mật thiết với cuộc sống đời
thường của con người trong xã hội, là định hướng, chỉ đạo con người đi đến điều đúng đắn.
+ "Một trong những vấn đề bức xúc mà hầu như bất cứ giai đoạn nào xã hội cũng phải đối mặt đó là vấn
đề thái độ đối với tôn giáo. Ở Việt Nam, vấn đề tôn giáo đôi khi đã được giải quyết bằng những cách
giản đơn, hành chính, thiếu cơ sở khoa học mà không thấy hết tính phức tạp của vấn đề.Trong các xã hội
có giai cấp thì chính sách áp bức xã hội là nguồn gốc chủ yếu của tôn giáo. Chúng ta chủ trương tự do
tín ngưỡng, xem đó là quyền riêng của mỗi người, nhưng mặt khác, chúng ta tiến hành cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng một chế độ xã hội không có người bóc lột người và loại trừ ảnh
hưởng tiêu cực của tôn giáo. Đó là một đường lối khoa học và đường lối đó chỉ có thể có được trên cơ
sở lập trường duy vật."
"Triết học với vai trò là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, nhưng không phải là một cái
gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn, là cái định
hướng, cái chỉ đạo cho chúng ta trong hành động." Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay :
+ Sự nghiệp đổi mới của Việt nam cần phải dựa vào lý luận khoa học, mà cốt lõi đó chính là phép biện
chứng duy vật. Triết học dẫn ra được lời giải đáp về con đường đi lên xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. +
"Vai trò của triết học Mác - Lênin rất quan trọng còn do chính yêu cầu đổi mới nhận thức triết học hiện
nay." Triết học Mác - Lênin góp phần lớn lao trong việc đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy lý luận ở Việt
Nam.
Đưa chúng ta vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, với những nhận thức mới, mang tính đúng đắn,
sáng tạo, khoa học trong đường lối tư tưởng của Hồ Chí Minh.
+ Thế giới quan của triết học giúp chúng ta xác định con đường, và phương pháp luận của triết học Mác
- Lênin giúp Việt Nam giải quyết
2.1 Liên hệ với thực tiễn bản thân
a)Trong cuộc sống: Trược hết bản thân em tiếp thu được thế giới quan duy vật, nó giúp em
định hướng rõ hơn mục tiêu cho bản thân, giúp em định hình được hướng đi để có tương lại tốt đẹp
và sống thật có ý nghĩa.
b)Trong công việc:Chúng ta xác định được rõ mục tiêu với ý thức thực tế trong công
việc.Biết chịu trách nhiệm với công việc mình đang làm. Để mình có thể hình thành nên thói quen
sống có trách nhiệm hơn với bản thân.
c)Trong các mối quan hệ xã hội:Thế giới quan đã giúp em hiểu rõ sự chặtchẽ trong các mối
quan hệ của gia đình.Nó giúp em sống có tình cảm, biết quan tâm đến mọi người hơn.Không chỉ vậy,
thế giới quan còn giúp em xây dựng thêm nhiều mối quan hệ có ý nghĩa hơn.
Câu 2:Phân tích nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lenin?
Định nghĩa về vật chất theo quan điểm của Lenin:
lOMoARcPSD| 45619127
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ
thuộc vào cảm giác.
Phân tích nội dung định nghĩa :
Thứ nhất, cần phải phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với “vật chất là
toàn bộ thực tại khách quan”. Nó khái quát những thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của
mọi dạng tồn tại của vật chất so với khái niệm vật chất được sử dụng trong các khoa học
chuyên ngành, hay nói cách khác là khác dùng để chỉ những dạng vật chất cụ thể như: nước,
lửa, không khí, nguyên tử, thịt bò…
Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất chính là thuộc tính tồn
tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại vận động và phát triển của nó không lệ thuộc vào tâm tư,
nguyện vọng, ý chí và nhận thức của con người cho dù con người nhận thức được nó. Thuộc
tính tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người là điều kiện cần và đủ để
phân biệt cái gì thuộc về vật chất và cái gì không thuộc về vật chất.
Thứ ba, vật chất ( dưới những hình thức tồn tại cụ thể của nó) là nguồn gốc khách quan của
cảm giác, ý thức; những cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián
tiếp tác động đến các giác quan của con người.
Thứ tư, trong định nghĩa này, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học. Cụ thể
là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau thể hiện ở câu“ được đem lại cho con người
trong cảm giác”; con người có khả năng nhận thức được thế giới thông qua câu “ được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”, Lê-nin khẳng định bằng nhiều cách thức
khác nhau, bằng nhiều trình độ khác nhau con người tiến hành nhận thức thế giới
Như vậy, vật chất không tồn tại một cách vô hình, thần bí mà tồn tại một cách hiện thực, được ý
thức của con người phản ánh.
Ý nghĩa định vật chất của V.I L enin :
Định nghĩa vật chất của Lenin có hai ý nghĩa quan trọng sau đây:
Thứ nhất, bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách
quan, đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư
cách là phạm trù triết học và khái niệm vật chất với tư cách của khoa học chuyên ngành, từ
đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó, cung cấp căn
cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất.
Thứ hai, khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ
bản của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Đó là
con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại, phản ánh của
con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề
để xây dựng quan niệm duy vật về xã hội,về lịch sử Ngoài ra, định nghĩa vật chất của Lenin còn
chống lại tất cả các loại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật chất. Đấu tranh khắc phục
triệt để tính chất trực quan, siêu hình, máy móc và những biến tướng của nó trong quan niệm về vật
chất của các nhà triết học tư sản hiện đại. Do đó, định nghĩa này cũng đã giải quyết được sự khủng
hoảng trong quan điểm về vật chất của các nhà triết học và khoa học theo quan điểm của chủ nghĩa
duy vật siêu hình Khẳng định thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, luôn vận động và phát
triển không ngừng, nên đã có tác động cổ vũ, động viên các nhà khoa học đi sau nghiên cứu thế giới
lOMoARcPSD| 45619127
vật chất, tìm ra những kết cấu mới, những thuộc tính. mới và những quy luật vận động của vật chất
để làm phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại.
Câu 3: Phân tích nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức
Trước khi nhận thức về bản chất của ý thức, hãy tìm hiểu về định nghĩa của ý thức: “Ý thức là sự
phản ảnh năng động, sáng tạo thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người, là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan”.
Ví dụ, khi chúng ta nhìn vào lá cờ Việt Nam, ta có thể thấy được một ngôi sao vàng nằm giữa lá cờ,
hình đó tác động bộ óc ta gọi là ý thức.
1.Nguồn gốc của ý thức
- Gồm 2 nguồn gốc: Tự nhiên và xã hội
* Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: gồm bộ óc con người và tác động của thế giới khách quan lên bộ óc
người tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo.
+ Con người là kết quả phát triển lâu dài nhất của giới tự nhiên. Bộ óc người là nơi sản sinh ra ý
thức, là sản phẩm cao nhất của thế giới vật chất (14 tỷ noron thần kinh).
+ Tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người: thế giới khách quan được phản ánh thông qua
hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.
Phản ánh là thuộc tính chung của mọi đối tượng vật chất nhưng chỉ có phản ánh ở bộ não người mới là
hình thức phản ánh cao nhất (phản ánh năng động, sáng tạo), có sự kế thừa phản ánh tâm lý động vật.
Tâm lý động vật là tiền đề sinh vật tất yếu dẫn đến hình thành của ý thức. Do vậy, ý thức chỉ có ở con
người, động vật chỉ hành động theo bản năng.
* Nguồn gốc xã hội của ý thức: gồm lao động và ngôn ngữ.
+ Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, làm biến đổi
giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tồn tại của con người. Đó là hoạt động chủ
động, sáng tạo và có mục đích.
+ Vai trò của lao động:
Giúp hoàn thiện các giác quan, đặc biệt là giúp bộ não người phát triển. Nhờ lao động, con
người chuyển từ di chuyển bằng 4 chi thành 2 chi; không ăn sống nữa mà chuyển sang ăn chín (phát
hiện ra lửa).
Giúp sự vật hiện tượng bộc lộ thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động (đất này trồng café mà lại
dùng trồng lúc => không được).
Giúp con người chế tạo ra công cụ lao động.
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Từ trong quá
trình lao động, ngôn ngữ ra đời do nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin. Karl Marx đã nói “Nó là
cái vỏ vật chất của tư duy”. Ngôn ngữ gồm 2 bộ phận: vỏ ngôn ngữ là vật chất, ruột bên trong là ý
thức.
+ Vai trò của ngôn ngữ:
Giúp con người phản ánh một cách khái quát và gián tiếp về đối tượng.
Là phương tiện giao tiếp và là công cụ của tư duy
Là công cụ truyền tin rất hiệu quả (tình cảm, tư tưởng, kinh nghiệm) Vd: ca dao, tục ngữ
=> Như vậy, nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ.
lOMoARcPSD| 45619127
2. Bản chất của ý thức
a) Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan 1 cách năng động, sáng tạo của bộ óc con người
Hiện thực khách quan là khách thể của nhận thức, con người là chủ thể của nhận thức => khách thể
nhận thức quyết định chủ thể nhận thức
Năng động là lựa chọn định hướng, đối tượng nhận thức tùy thuộc vào chủ thể nhận
thức Sáng tạo là:
+ Từ tri thức đã có, con người có thể tạo ra những hình ảnh biểu tượng không có thực tế
+ Từ tri thức đã có, con người có thể tạo ra những tri thức mới thông qua những giả thuyết khoa học
(ví dụ: tam đoạn luận)
+ Nó thể hiện như 1 quá trình thống nhất bởi 3 mặt sau:
o Mặt 1: Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh “Chủ thể phản ánh có chọn lọc
định hướng”.
Ví dụ, khi nhìn vào một ngôi nhà, chúng ta sẽ có thông tin toàn diện như ngôi nhà đó có bề
ngoài, nội thất như thế nào. Đây là quá trình mang tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc
các thông tin cân thiết.
o Mặt 2: Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng các hình ảnh tinh thần (so sánh con
ong xây tổ với kiến trúc sư).
Ví dụ, nhà văn viết một câu truyện, trong nội dung chính, tác giả có thể sáng tạo ra nhiều tình tiết
khác nhau trong câu chuyện.
o Mặt 3: Chuyển từ mô hình trong tư duy quay trở lại hiện thực khách quan thông qua hành
động thực tiễn.
Ví dụ, trước khi lên tàu vũ trụ bay lên mặt trăng, con người đã có rất nhiều thông tin về mặt
trăng. Sau khi đặt chân lên mặt trăng, con người sẽ khám phá những thông tin mới và loại
bỏ những thông tin sai lầm về mặt trăng.
b) Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: ý thức xem xét sự vật hiện tượng thông
qua lăng kính chủ quan con người vì vậy đôi khi phản ánh sai lệch sự vật hiện tượng. Theo
C.Mác, “Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được
cải biến đi trong đó.”
c) Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: Ý thức luôn in dấu ấn cộng đồng nơi
ýthức sinh ra và phát triển.
=> Liên hệ bản thân sinh viên, khi đã tiếp nhận sự giảng dạy, hướng dẫn của giảng viên, chúng
ta không được thụ động chỉ dựa vào đó mà giải quyết vấn đề, bài tập mà có thể tìm hiểu thêm và
vận dụng những điều đó vào hoạt động thực tiễn của xã hội.
Câu 4: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất
quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất. a) Vật chất quyết định ý thức
-Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:
lOMoARcPSD| 45619127
Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất. Ý
thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý thức là cái có
sau, là tính thứ hai.
Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan) và vật
chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức.
-Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức:
Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung của ý thức
là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người.
Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và
độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các thế hệ.
-Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức:
Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là thế giới vật
chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó. Vậy nên vật chất là cơ
sở để hình thành bản chất của ý thức.
-Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật chất thay đổi
thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn
tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh.
Ví dụ: Tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống đầy đủ thì
mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy nghĩ, đời sống vật chất phải
được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều này đã chứng minh cho
quan niệm vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. b) Ý thức có tính
độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất
vào trong đầu óc con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, không lệ thuộc
máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất
để phục vụ cho cuộc sống con người.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, nó có thể
quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Ý thức không
trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới mà nó trang bị cho con người tri thức về hiện tượng
khách quan để con người xác định mục tiêu, kế hoạch, hành động nên làm. Sự tác động của ý
thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất phát triển.
Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất.
2. Ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan. Mọi nhận thức,
hành động, chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách
quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh
chủ quan duy ý chí. Không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách
lược cách mạng.
lOMoARcPSD| 45619127
Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người,
chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sángtạo. Điều này
đòi hỏi con người phải coi trọng ý thức, coi trọng vai trò của tri thức, phải tích cực học tập,
nghiên cứu khoa học, đồng thời phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực
của bản thân.
Phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích, kết hợp hài hòa lợi ích cá
nhân với lợi ích tập thể, xã hội dựa trên thái độ khách quan.
3. Vận dụng vào học tập và cuộc sống của bản thân tôi.
Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động của tôi phải xuất phát từ thực
tế khách quan. Bản thân tôi phải nhận thức được các điều kiện thực tiễn ảnh hưởng đến học tập,
cuộc sống của mình để tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Thứ hai, ý thức cũng có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phải phát huy tính năng động,
sáng tạo của ý thức. Tôi phải chủ động tìm kiếm và trau dồi tri thức cho bản thân mình, bồi
dưỡng những kỹ năng cần thiết cho bản thân, không quá phụ thuộc vào người khác mà phải tự
phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ.
Thứ ba, tôi phải tiếp thu chọn lọc các ý kiến mới, không để bản thân thụ động, bảo thủ,không
chủ quan trước mọi tình huống.
Câu 5: Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật. Ý
nghĩa phương pháp luận của nguyên lý?
Trả lời:
KHÁI NIỆM:
- Liên hệ là quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của một sự vật, hiện
tượng trên thế giới mà nếu có sự thay đổi giữa một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay
đổi. - Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Đó là
sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu
tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Ví dụ:
+ Mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa các thành viên trong một
tập thể lớp…
+ Mối liên hệ giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người hay động vật.
+ Mối liên hệ cung cầu giữa người mua và người bán.
+ Mối liên hệ giữa các quốc gia trong khu vực hoặc toàn cầu.
+ Mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ; đồng thời cũng dùng để chỉ
những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy
mọi sự vật hiện tượng trong thế giới không loại trừ bất cứ sự vật, hiện tượng hay lĩnh vực nào. Ví dụ:
+ Mối liên hệ giữa các mặt đối lập.
+ Mối liên hệ giữa lượng và chất.
+ Mối liên hệ giữa khẳng định và phủ định.
+ Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
+ Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng,...
lOMoARcPSD| 45619127
- Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng nào của thế giới cũng vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù,
vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Chúng luôn luôn ràng buộc lẫn
nhau, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại riêng lẻ, không liên
hệ. Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách là
khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề phương pháp luận
chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học
chuyên ngành. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa
dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và
tư duy.
TÍNH CHẤT CỦA MỐI LIÊN HỆ:
* Tính khách quan:
Sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có của các
mối liên hệ, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, con người chỉ có
thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. Ví dụ: mối liên
hệ giữa con người với chế độ dinh dưỡng (con người có thể tác động làm tăng hoặc kìm hãm các
chất dinh dưỡng trong cơ thể)… * Tính phổ biến:
Mối liên hệ phổ biến không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau không
chỉ diễn ra ở mọi sự vật hiện tượng, xã hội, tư duy mà còn diễn ra ở mọi mặt, các yếu tố, các quá
trình của mỗi sự vật hiện tượng.
Ví dụ: ở mọi không gian thời gian thì mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ qua lại lẫn nhau.
* Tính đa dạng, phong phú:
Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở các sự vật, hiện tượng hay quá
trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với
sự tồn tại và phát triển của nó. Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng
nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau.
Ví dụ:
+ Một sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ này có thể là cơ bản, chủ yếu, đóng vai trò quyết định nhưng
cùng một sự vật, hiện tượng ấy qua một mối liên hệ khác lại có vị trí, vai trò khác.
+ Cùng là mối lieen hệ giữa vợ chồng, con cái nhưng phương tây khác, phương đông khác.
Ý nghĩa của phương pháp luận:
Quan điểm toàn diện : Khi xem xét bất cứ 1 sự vật hiện tượng nào, chúng ta phải đặt nó trong
quan hệ với sự vật hiện tượng khác, phải nghiên cứu các mặt cấu thành của nó, các quá trình phát
triển của nó, từ trong tổng số mối liên hệ, tìm ra mối liên hệ bản chất chủ yếu
Ví dụ, biện hộ cho việc ăn cướp là vì nghèo (theo luật Hình sự thì đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ) vẫn phải
chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
Quan điểm lịch sử - cụ thể : quan điểm khi xem xét sự vật phải chú ý đặt sự vật trong hoàn cảnh
lịch sử cụ thể đã sinh ra vấn ề đó, yêu cầu trong việc nhận thức và xử lí các tình huống trong hoạt
động thực tiễn cần xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải
giải quyết khác nhau trong thực tiễn.
Ví dụ, khi đánh giá mức độ phạm tội của tội phạm, ta cần biết tội phạm thực hiện hành vi phạm tội đó
trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể nào để đưa ra những kết luận chính xác nhất. Với quan điểm toàn diện
lOMoARcPSD| 45619127
và quan hệ lịch sử - cụ thể trong nguyên lý mối liên hệ phổ biến, bản thân sinh viên có thể vận dụng và
áp dụng trong cuộc sống và học tập
Câu 6: Nguyên lý về sự phát triển:
a. Khái niệm:
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động đi lên của các sự vật hiện
tượng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát
triển là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của SVHT, là quá trình
thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ SVHT
trong hình thái SVHT mới.
b. Nội dung:
Quan điểm biện chứng đối lập với quan điểm siêu hình về sự phát triển ở chỗ, nó coi sự
phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình tiến lên thông qua bước nhảy; sự vật, hiện tượng cũ
mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế; nó chỉ ra nguồn gốc bên trong của sự vận động, phát
triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng của thể
giới tồn tại trong sự vận động, phát triển và chuyển hóa không ngừng. Cơ sở của sự vận động đó là
sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong mỗi sự
vật, hiện tượng. Vì thế, V.I. Lênin cho rằng, học thuyết về sự phát triển của phép biện chứng duy
vật là “hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện”. Do vậy, quan điểm này được xây dựng
thành khoa học nhằm phát hiện ra các quy luật, bản chất và tính phổ biến của vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Tuỳ theo các lĩnh vực khác nhau mà sự vận động đó có thể là vận động từ thấp lên cao, vận
động từ đơn giản đến phức tạp và vận động từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đặc điểm chung
của sự phát triển là tính tiến lên theo đường xoáy ốc, có kế thừa, có sự dường như lặp lại sự vật,
hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa có những bước nhảy
vọt... làm cho sự phát triển mang tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối
trong sự tiến lên. Trong phép biện chứng duy vật, phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của vận
động, nó chỉ khái quát xu hướng chung của vận động là vận động đi lên của sự vật, hiện tượng mới
trong quá trình thay thế sự vật, hiện tượng cũ. Tùy thuộc vào hình thức tồn tại của các tổ chức vật
chất cụ thể, mà “phát triển” thể hiện khác nhau.
c. Tính chất:
Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Tính khách quan: không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người nhưng
nó vẫn phát triển
Tính phổ biến: Tồn tại ở cả 3 lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội và tư duy ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào
của thế giới khách quan
Tự nhiên: sự phát triển ở giới vô cơ biểu hiện dưới dạng biến đổi các yếu tố và hệ thống vật
chất, sự tác động qua lại giữa chúng đó cũng làm xuất hiện các hợp chất hữu cơ ban đầu, tiền
đề của sự sống. Trong giới hữu cơ sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của sinh vật
lOMoARcPSD| 45619127
với sự biến đổi của môi trường. Từ thế giới vô cơ sang hữu cơ đơn giản, đến hữu cơ phức tạp
rồi đến sự sống gồm thực vật và động vật; động vật lại tiếp tục phát triển từ động vật bậc
thấp đến cao.
Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu thay đổi họ sẽ
khó chịu nhưng dần họ quen và thích nghi.
Xã hội: Sự phát triển hình thái kinh tế xã hội: từ cộng sản nguyên thủy đến chiếm hữu nô lên
đến
phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cuối cùng là xã hội chủ nghĩa
Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước.
Tư duy: sự phát triển của tư duy thể hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ,
chính xác hơn về thế giới khách quan. Từ nhận thức cảm tính thành lý tính, từ thấp đến cao Ví dụ:
Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.
Tính đa dạng, phong phú:
Sự vật khác nhau thì mức độ phát triển khác nhau.
Cùng 1 sự vật hiện tượng những trong những giai đoạn khác nhau thì sẽ có mức độ phát triển
khác nhau.
Sự phát triển của sự vật hiện tượng ngoài các nguyên nhân bên trong còn chịu ảnh hưởng của
các nhân tố bên ngoài.
Ví dụ: Ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở thế hệ trước
d. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đổi tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của
nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát
triển của nó trong tương lai.
Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn
có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù
hợp để hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát
triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa các yếu tố
tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
Ví dụ báo sư tử là con của báo đực và sư tử cái. Nó kế thừa màu lông nâu như sư tử và đốm
cùng với cơ bắp khỏe mạnh của báo.
=> Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu cần “phải
xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động... trong sự biến đổi của nó”.
Câu 7 : Quan điểm của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù cái riêng, cái chung. Ý nghĩa
phương pháp luận?
1. Khái niệm:
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định.
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự
vật, hiện tượng nào đó mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác.
lOMoARcPSD| 45619127
Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ ra các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật,
hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở sự vật hiện tượng nào khác.
VD:
Các loại trái cây là cái chung – bộ phận cơ thể người là cái chung
Trái xoài, trái cam, trái quýt là cái riêng. – mắt mũi miệng là cái riêng
Cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất”. Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những
mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết
cấu vật chất khác.
VD: đường nét hình dáng mắt mũi miệng là cái đơn nhất của mỗi người
Mỗi loại trái cây đều có mùi vị riêng không giống những loại khác
2. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung:
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa
là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.
Vd: Không có cái cây nói chung tồồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể. Nhưng cây
cam, cây quýt, cây đào…nào cũng có rễ, thân, lá, có quá trình lí hóa để duy trì sự sồống. Những
đặc tính chung này lặp lại ở những cây riêng lẻ, và được phản ánh trong khái niệm "cây".
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt
đối độc lập, không có liên hệ với cái chung.
Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mồễi người không thể tồồn tại ngoài mồối liên hệ với xã
hội và tự nhiên. Không có cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và quy
luật xã hội
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn
cái riêng.
Cái đơn nhất và vái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật: Sự
chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái
cũ. Ngược lại sự chuyển hóa cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi
thời bị phủ định.
Quá trình phát triển của sinh vật, xuấtố hiện những biễốn dị ở một hoặc ít cá thể riêng biệt, biểu
hiện thành đặc tính mà khi ngoại cảnh thay đổi nó trở nên phù hợpthì đặc tính được bảo tồn, duy
trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Ngược lại những đặc tính không phù hợp
sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
3. Ý nghĩa của phương pháp luận:
Thứ nhất, vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của
mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện
tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng.
dụ, khi xây dung cơ chế, chính sách chung phải khảo sát, phân tích, ánh giá từ cái riêng, không
thể quan sát bên ngoài, từ cái chung “phải đưa nghị quyết vào cuộc sống”, không “phải đưa cuộc
sống vào nghị quyết”.
Thứ hai, cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức phải nhằm tìm ra
cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt
động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không
tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. Mặt khác, cái chung lại
biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung vào trong trường hợp riêng biệt cần chú
lOMoARcPSD| 45619127
ý tới tính cá biệt của cái riêng để vận dụng cho thích hợp. Tnh tuyệt đối hóa cái chung và cái
riêng.
dụ, phong trào nuôi sữa, trồng phê cần được điều chỉnh nếu không phù hợp điều kiện khí hậu,
thổ nhưỡng, không phát triển rầm rộ,… Không được áp chung cái chung máy móc, không cụ thể trong
trường hợp cụ thể.
Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những iều kiện nhất định “cái đơn nhất” có thể
biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt
động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người
trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.
Câu 7: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả.
Ý nghĩa phương pháp luận?
1. Khái niệm:
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật
với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.
Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có
liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.
Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng
đối với việc sinh ra kết quả.
Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa
các sự vật với nhau.
VD:
Sự tác động của dòng điện lên dây dẫn là nguyên nhân khiến cho dòng điện nóng lên.
Dòng điện nóng lên là kết quả
Con người chặt phá rừng, xả rác bừa bãi dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Trong hai khái niệm này, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và nguyên cơ, để
không có sự nhầm lẫn về khái niệm.
Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ
có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.
Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng
đối với việc sinh ra kết quả.
2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả :
* Nguyên nhân sản sinh ra kết quả:
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất
hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.
Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại
nguyên nhân thành:
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Vd : Không học bài dẫn đến việc thi rớt
* Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân:
lOMoARcPSD| 45619127
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động
đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân. Vd: Nhúng một
thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ của nước trong chậu sẽ tang lên. Sau đó,
nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.
* Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả:
Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện
tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và
ngược lại.
Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở
thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ
kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt
đầu hay cuối cùng.
Vd :Natri sunfic tác dụng với axit clohidrit sủi bọt khí lưu hình ddioxxit, lưu huỳnh dioxit làm mất màu
thuốc tím
3. Tính chất
Về tính khách quan: Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc
vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết thì các sự vật vẫn tác động lẫn
nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.
Ví dụ như những loại cây ưa bóng râm khi những điều kiện khí hậu khắc nghiệt diễn ra sẽ là nguyên
nhân dẫn ến kết quả là cây đó sẽ chết. Kết quả đó không phụ thuộc vào ý thức con người mà có thể
xảy ra bất cứ lúc nào.
Về tính phổ biển: Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội đều có nguyên nhân sinh ra,
chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được phát hiện ra hay chưa mà thôi.
Ví dụ, trong trường hợp khi trời mưa, độ ẩm cao, làm cho chuồn chuồn không bay được lên cao.
Ngược lại, nếu trời nắng, độ ẩm thấp đã tạo điều kiện cho chuồn chuồn bay cao hơn.
Về tính tất yếu: Tính tất yếu thể hiện ở một điểm là cùng một nguyên nhân như nhau, trong
những điều kiện giống nhau sẽ nhất định nảy sinh những kết quả như nhau. Ví dụ, nước ở áp
suất 1 atm luôn luôn sôi ở 1000oC.
4. Ý nghĩa của phương pháp luận:
Ta rút ra được ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và do nguyên nhân quyết
định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện
của nó; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên
nhân sinh ra nó.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một sự
vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ ã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng
xuất hiện.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định, nên khi nghiên cứu
sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên nhân nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự
lOMoARcPSD| 45619127
vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể.
Câu 8 : Quan điểm của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu
nhiên. Ý nghĩa phương pháp luận?
1. Khái niệm:
Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên
trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương
ứng của đối tượng.
Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở
bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong
sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản chất của sự vật, hiện tượng
ra bên ngoài.
Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách quan. Nó ẩn giấu đằng
sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng ấy.
VD:
Trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng ngôn ngữ và có cảm xúc như một con người nhưng bản chất nó là
một cỗ máy tất cả đều do con người tạo ra.
Bản chất của một ngôi nhà là để ở, che mưa. che nắng và sinh hoạt . To, rộng, nhỏ, hẹp, đẹp, xấu là
hiện tượng vẻ ngoài của ngôi nhà
2. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:
* Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống:
Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy tham gia vào
những mối liên hệ qua lại, đan xen chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất
nhiên, tương đối ổn định. Những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật.
Sự vật tồn tại khách quan. Mà những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định lại ở bên trong sự
vật, do đó, đương nhiên là chũng cũng tồn tại khách quan.
Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng
cũng tồn tại khách quan.
* Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
Trong nghiên cứu khoa học người ta thường bắt đầu từ việc quan sát, thống kê các hiện tượng
(quan sát tự nhiên hay qua thí nghiệm) trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu (có thể thông qua việc
xác lập các mô hình giả thuyết,...) về bản chất của hiện tượng để giải thích hiện tượng quan sát
được.
Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng còn có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó hết sức
chặt chẽ với nhau.
* Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng .
Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ:
Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng. Bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ qua
những hiện tượng tương ứng.
lOMoARcPSD| 45619127
Hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ
của bản chất ở mức độ nào đó nhiều hoặc ít.
Về căn bản, bản chất và hiện tượng phù hợp với nhau. Không có bản chất nào tồn tại một cách
thuần túy, không cần có hiện tượng. Ngược lại, cũng không có hiện tượng nào lại không phải là
sự biểu hiện của một bản chất nhất định.
Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác nhau.
Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng tương ứng với nó cũng sẽ thay đổi theo. Khi bản chất mất đi
thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất đi.
Chính nhờ có sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái quy định sự vận động, phát
triển của sự vật với những biểu hiện nghìn hình, vạn vẻ của nó mà ta có thể tìm ra cái chung
trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy luật phát triển của những hiện tượng ấy.
* Tuy thống nhất với nhau, bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn:
Vd :
Nhúng một phần cái thước vào chậu nước, ta thấy cái thước gấp khúc, trong khi thực tế cái thước
vẫn thẳng.
“Đừng trông mặt mà bắt hình dong”
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, ta không nên dừng lại ở hiện tượng mà
phải đi sâu tìm hiểu và làm sáng tỏ bản chất thường giấu mình sau hiện tượng, dựa vào quy luật
khách quan quy định sự vật,phát triển của sự vật hiện tượng.
Bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên hệ tất nhiên vốn có của sự vật, hiện tượng,
bản chất là địa bàn thống lĩnh của các mâu thuẫn biện chứng và chúng được giải quyết trong quá
trình phát triển dẫn đến sự biến đổi của bản chất, tạo sự chuyển hóa của đối tượng từ dạng này
sang dạng khác nên các phương pháp đã được áp dụng vào hoạt động cũ trước đây cũng thay đổi
bằng phương pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng.
Câu 9: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về quy luật từ những sự thay đổi v
lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận?
1. Vị trí của quy luật: chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng..
2. Khái niệm:
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy luật khách quan vốn có của sự vật hiện tượng,là
sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó,phân biệt nó với cái khác.
Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật trên các phương
diện:số lượng, quy mô, trình độ,… các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu
của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, cũng như các thuộc tính của sự vật.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất theo quy luật lượng –
chất:
Để nắm được mối quan hệ này, ta cần nắm được định nghĩa về “độ”, “điểm nút” và “bước nhảy”.
3.1. “Độ”:
Định nghĩa: “Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là
khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự
vật”.
lOMoARcPSD| 45619127
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Khi sự vật vận động và phát triển, chất và
lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra
độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất
của sự vật
Lượng của sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất
của sự vật đó. Giới hạn đó chính là “độ”.
Ví dụ về “độ”:Ở nhiệt độ thường, dù tăng hay giảm nhiệt độ ( Từ 00C → 1000C), nước vẫn ở trạng thái
lỏng.
3.2. “Điểm nút”:
Định nghĩa: “Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự
vật gọi là điểm nút”.
Ví dụ: Nhìn vào biểu đồ biểu diễn trên slide
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất giữa
lượng mới và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới.
3.3. “Bước nhảy”:
Định nghĩa: “Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của
sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra”.
Ví dụ: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước nhảy. Có bước nhảy này là do nước
lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100 độ C.
Sự thay đổi về lượng rồi ắt sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Bởi khi chất mới ra đời
lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật trên nhiều phương diện: thay đổi kết cấu,quy mô,trình
độ,nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật,hiện tượng.
Trong lịch sử triết học, do tuyệt đối hóa tính dần dần, tính tiệm tiến của sự thay đổi về lượng nên
các nhà triết học siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại của “bước nhảy”. Triết học Mác – Lênin cho
rằng phải có “bước nhảy” thì mới giải thích được sự vận động, phát triển của thực tế.
Ăng-ghen có nói: Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa
thành những sự khác nhau về chất”
Tóm lại –Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và
lượng.
Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước
nhảy; đồng thời chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự
vật, hiện tượng.
Quá trình đó diễn ra liên tục tạo thành Phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Sau khi tìm hiểu về nội dung quy luật lượng chất , mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về
lượng và sự thay đổi về chất theo quy luật lượng chất thì chúng ta tự đặt ra cho mình câu hỏi là
vậy thì quy luật lượng chất có ý nghĩa gì trong thực tiễn. Mời các bạn cùng đến với phần
4. Ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích luỹ về lượng để có
biến đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ.
lOMoARcPSD| 45619127
Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự
vận động của sự vật, hiện tượng; cần khắc phục tư tưởng nôn nóng, tư tưởng bảo thủ, tránh
chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn.
Thứ ba, phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy; tuy đều có
tính khách quan, nhưng quy luật xã hội chỉ diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con
người; do vậy, khi thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã hội, tuy vẫn phải tuân theo điều
kiện khách quan, nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện chủ quan.
Thứ tư, phải nhận thức được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện
tượng để lựa chọn phương pháp phù hợp.
Câu 10: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập. Ý nghĩa phương pháp luận?
Vị trí : là hạt nhân của phép biện chứng.
Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc
của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi
sự vật, hiện tượng.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là
một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của
phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin.
Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ,
tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa
lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động, trái
ngược nhau nhưng đồng thời là điều kiện, tiền đề tồn tại một cách khách quan và phổ biến
trong hiện thực. Cứ hai mặt đối lập tồn tại trong một sự vật sẽ xảy ra mâu thuẫn biện chứng,
cả hai mặt ối lập cùng tham gia tạo nên bản chất của sự vật hiện tượng nào đó.
Ví dụ, trong một nguyên tử có điện tích âm >< điện tích dương; trong cơ thể sống có quá
trình đồng hóa >< dị hóa; trong xã hội có giai cấp: thống trị >< bị trị; tư tưởng con người:
đổi mới >< bảo thủ. Các mặt đối lập này phải có liên hệ với nhau, nếu tách rời nhau thì
chúng không còn là mặt đối lập (xét trong một chỉnh thể).
Sự thống nhất của các mặt đối lập là tính quy định, ràng buộc lẫn nhau, nương tựa vào nhau
làm tiền đề tồn tại cho nhau giữa các mặt đối lập. Do đó, nếu không có mặt đối lập này sẽ
không có mặt đối lập kia và ngược lại. Sự thống nhất này còn nói lên sự đồng nhất giữa
chúng, có nghĩa là giữa chúng có điểm giống nhau khi biến đối có thể chúng sẽ chuyển hóa
vào nhau.
Ví dụ, như sự phát triển kinh tế trong chủ nghĩa tư bản phục vụ lợi ích giai cấp tư sản nhưng
lại tạo tiền đề cho sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội. Tồn tại trong một thể
thống nhất, hai mặt đối lập luôn luôn tác động qua lại với nhau, “đấu tranh” với nhau. Đấu
tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ phủ định nhau
của các mặt đối lập.
Ví dụ về sự đấu tranh của các mặt đối lập như sau, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ
sản xuất lạc hậu, kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt, chỉ có thông qua các cuộc cách
lOMoARcPSD| 45619127
mạng xã hội bằng nhiều hình thức kể cả bạo lực mới có thể giải quyết ược mâu thuẫn giữa
hai mặt này.
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới và vô cùng đa dạng. Mỗi loại
mâu thuẫn có đặc điểm riêng và có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự
vật, hiện tượng.
Căn cứ vảo sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn cơ bản và
mâu thuẫn không cơ bản. Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển
của sự vật, hiện tượng trong mỗi giai đoạn nhất định, có thể phân chia thành mâu thuẫn chủ
yếu và mâu thuẫn thứ yếu. Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện
tượng, có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ
bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa các giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định,
trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Nói về vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển, Ph.Ăngghen nhấn mạnh,
nguyên nhân chính cũng là nguyên nhân cuối cùng tạo nên nguồn gốc của sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng là sự tác động (theo hướng phủ định, thống nhất) lẫn
nhau giữa chúng và giữa các mặt đối lập trong chúng. Khái quát lại, nội dung của quy luật
thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập là: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những
khuynh hướng, lực lượng... đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó; sự thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận
động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời.
Ta rút ra được ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng, phát hiện kịp
thời mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập xuất phát từ bản thân sự vật,
hiện tượng; từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp úng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Thứ hai, phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát triển của
từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện
chuyển hóa giữa chúng. Phải biêt phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và đề ra được
phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối
lập, không điều hoà mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn
còn phụ thuộc vào diều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.
Câu 11: Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định và ý nghĩa của
phương pháp luận.
1. Vị trí của quy luật
Nó p/ánh về khuynh hướng chung của sự vận động phát triển vàtiến lên thông qua 1 chu kì
phủ định biện chứng thì sự vật hiện tượngmới sẽ ra đời thay thế cho sự vật hiện tượng cũ
nhưng ở trình độ cao hơn cái cũ.
2. Khái niệm phủ đinh, phủ định biện chứng
Phủ định: là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển. Phủ định
biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ định tự thân,là mắt khâu của quá trình dẫn
đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ .
lOMoARcPSD| 45619127
Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, xã hội haytư duy diễn ra thông
qua những sự thay thế, trong đó có sự thay thế chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có sự thay
thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triẻn của sự vật. Những sự thay thế tạo ra điều
kiện,tiền đề cho qúa trình phát triển của sự vật thì gọi là phủ định biện chứng.
3. Tính chất của phủ định
Tính khách quan :Nguyên nhân của phủ định nằm trong bản thân sự vật, hiện tượng, nó là
quá trình đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn tất yếu bên trong bản thân sự vật, tạo kả năng ra
đời cái mới thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật.
Tính phổ biến diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, tự nhiên, xã hội và tư duy.
Tính kế thừa :Tính kế thừa của Phủ định được thể hiện mà trong đó cá mới hình thành và
phát triển tự thân thông qua quá trình chọn lọc, loại bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại
những nội dung tích cực.
4. Nội dung quy luật Phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản
thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập trong bản thân sự vật -giữa mặt khẳng định và phủ định.
Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành cái đốilập với mình (cái
phủ định, phủ định cái bị phủ định, cái bị phủ định là tiền đề là cái cũ, cái phủ định là
cái mới xuất hiện sau cái phủ định là cái đối lập với cái bị phủ định. Cái phủ định sau
khi khi phủ định cái bị phủ định, cái phủ định định lại tiếp tục biến đổi và tạo ra chu
kỳ phủ định lần thứ hai) .
Sự phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối lập với
cái được sinh ra ở lần phủ định thứ nhất. Nó dường như lập lại cái ban đầu nhưng nó
được bổ sung nhiều nhân tố mới cao hơn, tích cực hơn.
VD Hạt thóc Cây mạ Cây lúa
Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1)
Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2).
Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này không phải là 1 hạt mà là nhiều
hạt)
Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà theo đường xoắn ốc”. Ở mỗi chu kỳ phủ định
của phủ định, sự vật, hiện tượng THƯỜNG trải qua ba hình thái tồn tại bản. Trong đó, hình
thái cuối chu kỳ dường như lặp lại những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu nhưng trên cơ sở
cao hơn về trình độ phát triển.
Trong chuỗi phủ định của phủ định, nhờ tính kế thừa của phủ định biện chứng, cái mới ra đời trên
sở cái cũ, chỉ loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển, đồng thời giữ lại
và cải biến những yếu tố tích cực cho phù hợp với cái mới, nhờ đó, mỗi lần phủ định biện chứng
đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của sự vật. Trải qua nhiều lần phủ
định biện chứng, tức “phủ định của phủ định” sẽ tất yếu dẫn tới sự vận động theo KHUYNH
HƯỚNG ĐI LÊN của sự vật, hiện tượng.
5. Ý nghĩa của phương pháp luận
Thứ nhất, quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng;
sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển; sau khi đã trải qua các mắt
xích chuyển hóa, có thể xốc định được kết quả cuối cùng của sự phát triển.
lOMoARcPSD| 45619127
Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là quá trình diễn
ra quanh co, phức tạp, không hề đều đặn thẳng tắp, không va vấp, không có những bước thụt
lùi.
Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời phù hợp với
quy luật phát triển. Trong tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự phát;
nhưng trong xã hội, sự xuất hiện mới đó gắn với việc nhận thức và hành động có ý thức của
con người.
Thứ tư, cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật; biết kế
thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật, hiện tượng cũ làm cho nó phù hợp
với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới
Câu 12: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Nêu ý nghĩa phương
pháp luận.
1. Khái niệm thực tiễn:
là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo
tự nhiên và xã hội.
Có 3 dạng hoạt động thực tiến:
- Hoạt động sản xuất vật chất: Đây là hình thức hoạt động thực tiễn đầu tiên nguyên thủy nhất, cơ
bản nhất đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người và chi phối các dạng
hoạt động khác.
- Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã
hội,nhằm cải biến những mối quan hệ trong xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
- Hoạt động quan sát thực nghiệm khoa học: Đây là hoạt động được tiến hành trong điều kiện do
con người tạo ra gần giống hoặc lập lại những trạng thái tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy
luật biến đổi và phát triển của các đối tượng nghiên cứu.
2. Vai trò thực tiễn đối với nhận thức:
Có 3 vai trò
Thực tiễn là cơ sở động lực của nhận thức:
Cơ sở: Thực tiễn vừa là nền tảng của nhận thức cung cấp tài liệu của hiện thực khách quan để
con người nhận thức vừa thúc đẩy nhận thức phát triển.
Qua hoạt động thực tiễn con người làm chi sự vật bộc lộ những thuộc tính những mối liên
hệ trên cơ sở đó con người nhận thức chúng.
Thông qua hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện làm
cho khả năng nhận thức ngày càng cao.
Thông qua hoạt động thực tiễn con người tạo ra các phương tiện ngày càng tinh vi hiện đại
hộ trỡ con người trong quá trình nhận thức từ đó hình thành các lý thuyết khoa học.
Động lực: Chính là yêu cầu của thực tiễn sản xuất vật chất và cải tạo xã hội buộc con người
phải nhận thức thế giới, nhu cầu nhận thức của con người là vô hạn nhưng qua hoạt động thực
tiễn con người lại bộc lộ mâu thuẫn giữa nhận thức có hạn của mình với sự vận động phát
triển. không ngừng của thế giới khách quan từ đó thúc đẩy con người người nhận thức.
lOMoARcPSD| 45619127
Chính thực tiễn thúc đẩy sự ra đời mạnh mẽ các ngành khoa học tự nhiên và các ngành xã hội.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người
trong hoạt động biến đổi thế giới cải tạo hiện thực khách quan nhằm phục vụ đời sống vật
chất và tinh thần của con người và xã hội loài người.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Qua thực tiễn kiểm nghiệm của nhận thức suy cho cùng
không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn, chính thực tiễn là tiêu chuẩn là thước đo
giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.
Cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn một cách biện chứng tiêu chuẩn này vừa có tính tương đối
vừa có tính tuyệt đối.
Tính tuyệt đối ở chỗ thực tiễn là cái duy nhất là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý
ngoài ra không có cái nào khác suy cho cùng chỉ có thực tiễn mới có khả năng xác định cái đúng
bác bỏ cái sai ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác định được chân lý.
Tính tương đối ở chỗ thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng bác bỏ cái
sai 1 cách tức thì hơn nữa bản chất hiện thực luôn vận động phát triển liên tục, thực tiễn có thể phù
hợp ở giai đoạn lịch sử này nhưng không phù hợp ở giai đoạn khác.
3. Ý nghĩa:
Nhờ có thực tiễn mà bản chất của nhận thức được làm rõ, thực tiễn là cơ sở động lực mục
đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý cho nên mọi nhận thức đều xuất phát từ thực
tiễn.
Phải thường xuyên quán triệt những quan điểm thực tiễn luôn đi sâu đi sát thực tiễn tiến hành
nghiên cứu tổng kết thực tiễn một cách nghiêm túc.
Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp chúng ta tránh khỏi những chủ
quan sai lầm như chủ nghĩa chủ quan, giáo điều bảo thủ, CN tương đối, chủ nghĩa xem lại.
Câu 13: V.I.Lênin cho rằng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lý”. Anh (chị) hãy phân tích nhận định trên?
a) Khái niệm
Nhận thức là quá trình phản ánh năng động, sáng tạo, tích cực, biện chứng hiện thực khách quan
vào trong bộ óc người trên cơ sở thực tiễn, nhằm thu nhận tri thức về hiện thực khách quan ấy.
Chân lý là những tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách qua, sự phù hợp đó được kiểm
tra và chứng minh bởi thực tiễn.
b)Phân tích quan điểm của Lê-nin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
-nin cho rằng con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý là “ Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
* Nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng o Quá
trình nhận thức trực quan sinh động là sự nhận thức cảm tính
- Nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu và cũng là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức
- Trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh trực tiếp các sự
vật khách quan, hoạt động này mang tính chất cụ thể, cảm tính với những biểu hiện phong phú của nó
trong mối quan hệ với sự quan sát của con người.
- Các cấp độ
| 1/39

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45619127
Câu 1: Phân tích vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội và trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
* Khái niệm: Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế
giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Trong đời sống xã hội :
+ Là nguồn gốc để con người tìm tòi, phát huy và đưa ra những lý luận phù hợp với xã hội và thế giới
hiện đại, để đưa vào thực tiễn.
+ Giúp con người có phương hướng, đường lối để giải quyết vấn đề, tránh "sáng tạo" thành những
phương thức xa rời tính đúng đắn.
+ Có vai trò là thế giới quan và là phương pháp luận chung nhất. Gắn bó mật thiết với cuộc sống đời
thường của con người trong xã hội, là định hướng, chỉ đạo con người đi đến điều đúng đắn.
+ "Một trong những vấn đề bức xúc mà hầu như bất cứ giai đoạn nào xã hội cũng phải đối mặt đó là vấn
đề thái độ đối với tôn giáo. Ở Việt Nam, vấn đề tôn giáo đôi khi đã được giải quyết bằng những cách
giản đơn, hành chính, thiếu cơ sở khoa học mà không thấy hết tính phức tạp của vấn đề.Trong các xã hội
có giai cấp thì chính sách áp bức xã hội là nguồn gốc chủ yếu của tôn giáo. Chúng ta chủ trương tự do
tín ngưỡng, xem đó là quyền riêng của mỗi người, nhưng mặt khác, chúng ta tiến hành cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng một chế độ xã hội không có người bóc lột người và loại trừ ảnh
hưởng tiêu cực của tôn giáo. Đó là một đường lối khoa học và đường lối đó chỉ có thể có được trên cơ
sở lập trường duy vật."
"Triết học với vai trò là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, nhưng không phải là một cái
gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn, là cái định
hướng, cái chỉ đạo cho chúng ta trong hành động." Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay :
+ Sự nghiệp đổi mới của Việt nam cần phải dựa vào lý luận khoa học, mà cốt lõi đó chính là phép biện
chứng duy vật. Triết học dẫn ra được lời giải đáp về con đường đi lên xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. +
"Vai trò của triết học Mác - Lênin rất quan trọng còn do chính yêu cầu đổi mới nhận thức triết học hiện
nay." Triết học Mác - Lênin góp phần lớn lao trong việc đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy lý luận ở Việt Nam.
Đưa chúng ta vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, với những nhận thức mới, mang tính đúng đắn,
sáng tạo, khoa học trong đường lối tư tưởng của Hồ Chí Minh.
+ Thế giới quan của triết học giúp chúng ta xác định con đường, và phương pháp luận của triết học Mác
- Lênin giúp Việt Nam giải quyết
2.1 Liên hệ với thực tiễn bản thân
a)Trong cuộc sống: Trược hết bản thân em tiếp thu được thế giới quan duy vật, nó giúp em
định hướng rõ hơn mục tiêu cho bản thân, giúp em định hình được hướng đi để có tương lại tốt đẹp
và sống thật có ý nghĩa.
b)Trong công việc:Chúng ta xác định được rõ mục tiêu với ý thức thực tế trong công
việc.Biết chịu trách nhiệm với công việc mình đang làm. Để mình có thể hình thành nên thói quen
sống có trách nhiệm hơn với bản thân.
c)Trong các mối quan hệ xã hội:Thế giới quan đã giúp em hiểu rõ sự chặtchẽ trong các mối
quan hệ của gia đình.Nó giúp em sống có tình cảm, biết quan tâm đến mọi người hơn.Không chỉ vậy,
thế giới quan còn giúp em xây dựng thêm nhiều mối quan hệ có ý nghĩa hơn.
Câu 2:Phân tích nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I.Lenin?
Định nghĩa về vật chất theo quan điểm của Lenin: lOMoAR cPSD| 45619127
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác.
Phân tích nội dung định nghĩa :
Thứ nhất, cần phải phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với “vật chất là
toàn bộ thực tại khách quan”. Nó khái quát những thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của
mọi dạng tồn tại của vật chất so với khái niệm vật chất được sử dụng trong các khoa học
chuyên ngành, hay nói cách khác là khác dùng để chỉ những dạng vật chất cụ thể như: nước,
lửa, không khí, nguyên tử, thịt bò…
Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất chính là thuộc tính tồn
tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại vận động và phát triển của nó không lệ thuộc vào tâm tư,
nguyện vọng, ý chí và nhận thức của con người cho dù con người nhận thức được nó. Thuộc
tính tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người là điều kiện cần và đủ để
phân biệt cái gì thuộc về vật chất và cái gì không thuộc về vật chất.
Thứ ba, vật chất ( dưới những hình thức tồn tại cụ thể của nó) là nguồn gốc khách quan của
cảm giác, ý thức; những cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián
tiếp tác động đến các giác quan của con người.
Thứ tư, trong định nghĩa này, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học. Cụ thể
là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau thể hiện ở câu“ được đem lại cho con người
trong cảm giác
”; con người có khả năng nhận thức được thế giới thông qua câu “ được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
”, Lê-nin khẳng định bằng nhiều cách thức
khác nhau, bằng nhiều trình độ khác nhau con người tiến hành nhận thức thế giới
Như vậy, vật chất không tồn tại một cách vô hình, thần bí mà tồn tại một cách hiện thực, được ý
thức của con người phản ánh.
Ý nghĩa định vật chất của V.I L enin :
Định nghĩa vật chất của Lenin có hai ý nghĩa quan trọng sau đây:
Thứ nhất, bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách
quan, đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư
cách là phạm trù triết học và khái niệm vật chất với tư cách của khoa học chuyên ngành, từ
đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó, cung cấp căn
cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất.
Thứ hai, khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ
bản của triết học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Đó là
con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại, phản ánh của
con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề
để xây dựng quan niệm duy vật về xã hội,về lịch sử Ngoài ra, định nghĩa vật chất của Lenin còn
chống lại tất cả các loại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật chất. Đấu tranh khắc phục
triệt để tính chất trực quan, siêu hình, máy móc và những biến tướng của nó trong quan niệm về vật
chất của các nhà triết học tư sản hiện đại. Do đó, định nghĩa này cũng đã giải quyết được sự khủng
hoảng trong quan điểm về vật chất của các nhà triết học và khoa học theo quan điểm của chủ nghĩa
duy vật siêu hình Khẳng định thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, luôn vận động và phát
triển không ngừng, nên đã có tác động cổ vũ, động viên các nhà khoa học đi sau nghiên cứu thế giới lOMoAR cPSD| 45619127
vật chất, tìm ra những kết cấu mới, những thuộc tính. mới và những quy luật vận động của vật chất
để làm phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại.
Câu 3: Phân tích nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức
Trước khi nhận thức về bản chất của ý thức, hãy tìm hiểu về định nghĩa của ý thức: “Ý thức là sự
phản ảnh năng động, sáng tạo thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người, là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan”.
Ví dụ, khi chúng ta nhìn vào lá cờ Việt Nam, ta có thể thấy được một ngôi sao vàng nằm giữa lá cờ,
hình đó tác động bộ óc ta gọi là ý thức.
1.Nguồn gốc của ý thức
- Gồm 2 nguồn gốc: Tự nhiên và xã hội
* Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: gồm bộ óc con người và tác động của thế giới khách quan lên bộ óc
người tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo.
+ Con người là kết quả phát triển lâu dài nhất của giới tự nhiên. Bộ óc người là nơi sản sinh ra ý
thức, là sản phẩm cao nhất của thế giới vật chất (14 tỷ noron thần kinh).
+ Tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người: thế giới khách quan được phản ánh thông qua
hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.
Phản ánh là thuộc tính chung của mọi đối tượng vật chất nhưng chỉ có phản ánh ở bộ não người mới là
hình thức phản ánh cao nhất (phản ánh năng động, sáng tạo), có sự kế thừa phản ánh tâm lý động vật.
Tâm lý động vật là tiền đề sinh vật tất yếu dẫn đến hình thành của ý thức. Do vậy, ý thức chỉ có ở con
người, động vật chỉ hành động theo bản năng.
* Nguồn gốc xã hội của ý thức: gồm lao động và ngôn ngữ.
+ Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên, làm biến đổi
giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tồn tại của con người. Đó là hoạt động chủ
động, sáng tạo và có mục đích. + Vai trò của lao động: •
Giúp hoàn thiện các giác quan, đặc biệt là giúp bộ não người phát triển. Nhờ lao động, con
người chuyển từ di chuyển bằng 4 chi thành 2 chi; không ăn sống nữa mà chuyển sang ăn chín (phát hiện ra lửa). •
Giúp sự vật hiện tượng bộc lộ thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động (đất này trồng café mà lại
dùng trồng lúc => không được). •
Giúp con người chế tạo ra công cụ lao động.
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Từ trong quá
trình lao động, ngôn ngữ ra đời do nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin. Karl Marx đã nói “Nó là
cái vỏ vật chất của tư duy”. Ngôn ngữ gồm 2 bộ phận: vỏ ngôn ngữ là vật chất, ruột bên trong là ý thức. + Vai trò của ngôn ngữ:
Giúp con người phản ánh một cách khái quát và gián tiếp về đối tượng.
Là phương tiện giao tiếp và là công cụ của tư duy
Là công cụ truyền tin rất hiệu quả (tình cảm, tư tưởng, kinh nghiệm) Vd: ca dao, tục ngữ
=> Như vậy, nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ. lOMoAR cPSD| 45619127
2. Bản chất của ý thức
a) Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan 1 cách năng động, sáng tạo của bộ óc con người
Hiện thực khách quan là khách thể của nhận thức, con người là chủ thể của nhận thức => khách thể
nhận thức quyết định chủ thể nhận thức •
Năng động là lựa chọn định hướng, đối tượng nhận thức tùy thuộc vào chủ thể nhận thức Sáng tạo là:
+ Từ tri thức đã có, con người có thể tạo ra những hình ảnh biểu tượng không có thực tế
+ Từ tri thức đã có, con người có thể tạo ra những tri thức mới thông qua những giả thuyết khoa học
(ví dụ: tam đoạn luận)
+ Nó thể hiện như 1 quá trình thống nhất bởi 3 mặt sau:
o Mặt 1: Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh “Chủ thể phản ánh có chọn lọc định hướng”.
Ví dụ, khi nhìn vào một ngôi nhà, chúng ta sẽ có thông tin toàn diện như ngôi nhà đó có bề
ngoài, nội thất như thế nào. Đây là quá trình mang tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cân thiết.
o Mặt 2: Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng các hình ảnh tinh thần (so sánh con
ong xây tổ với kiến trúc sư).
Ví dụ, nhà văn viết một câu truyện, trong nội dung chính, tác giả có thể sáng tạo ra nhiều tình tiết
khác nhau trong câu chuyện.
o Mặt 3: Chuyển từ mô hình trong tư duy quay trở lại hiện thực khách quan thông qua hành động thực tiễn.
Ví dụ, trước khi lên tàu vũ trụ bay lên mặt trăng, con người đã có rất nhiều thông tin về mặt
trăng. Sau khi đặt chân lên mặt trăng, con người sẽ khám phá những thông tin mới và loại
bỏ những thông tin sai lầm về mặt trăng.
b) Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: ý thức xem xét sự vật hiện tượng thông
qua lăng kính chủ quan con người vì vậy đôi khi phản ánh sai lệch sự vật hiện tượng. Theo
C.Mác, “Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được
cải biến đi trong đó.”
c) Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội: Ý thức luôn in dấu ấn cộng đồng nơi
ýthức sinh ra và phát triển.
=> Liên hệ bản thân sinh viên, khi đã tiếp nhận sự giảng dạy, hướng dẫn của giảng viên, chúng
ta không được thụ động chỉ dựa vào đó mà giải quyết vấn đề, bài tập mà có thể tìm hiểu thêm và
vận dụng những điều đó vào hoạt động thực tiễn của xã hội.
Câu 4: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất
quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất. a) Vật chất quyết định ý thức
-Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: lOMoAR cPSD| 45619127
Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất. Ý
thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý thức là cái có sau, là tính thứ hai.
Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan) và vật
chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức.
-Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức:
Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung của ý thức
là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người.
Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và
độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các thế hệ.
-Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức:
Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là thế giới vật
chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó. Vậy nên vật chất là cơ
sở để hình thành bản chất của ý thức.
-Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật chất thay đổi
thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn
tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh.
Ví dụ: Tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống đầy đủ thì
mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy nghĩ, đời sống vật chất phải
được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều này đã chứng minh cho
quan niệm vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. b) Ý thức có tính
độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất
vào trong đầu óc con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, không lệ thuộc
máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất
để phục vụ cho cuộc sống con người.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, nó có thể
quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Ý thức không
trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới mà nó trang bị cho con người tri thức về hiện tượng
khách quan để con người xác định mục tiêu, kế hoạch, hành động nên làm. Sự tác động của ý
thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất phát triển.
Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất.
2. Ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan. Mọi nhận thức,
hành động, chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách
quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh
chủ quan duy ý chí. Không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. lOMoAR cPSD| 45619127
Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người,
chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sángtạo. Điều này
đòi hỏi con người phải coi trọng ý thức, coi trọng vai trò của tri thức, phải tích cực học tập,
nghiên cứu khoa học, đồng thời phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực của bản thân.
Phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích, kết hợp hài hòa lợi ích cá
nhân với lợi ích tập thể, xã hội dựa trên thái độ khách quan.
3. Vận dụng vào học tập và cuộc sống của bản thân tôi.
Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động của tôi phải xuất phát từ thực
tế khách quan. Bản thân tôi phải nhận thức được các điều kiện thực tiễn ảnh hưởng đến học tập,
cuộc sống của mình để tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Thứ hai, ý thức cũng có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phải phát huy tính năng động,
sáng tạo của ý thức. Tôi phải chủ động tìm kiếm và trau dồi tri thức cho bản thân mình, bồi
dưỡng những kỹ năng cần thiết cho bản thân, không quá phụ thuộc vào người khác mà phải tự
phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ.
Thứ ba, tôi phải tiếp thu chọn lọc các ý kiến mới, không để bản thân thụ động, bảo thủ,không
chủ quan trước mọi tình huống.
Câu 5: Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật. Ý
nghĩa phương pháp luận của nguyên lý? Trả lời: KHÁI NIỆM:
- Liên hệ là quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của một sự vật, hiện
tượng trên thế giới mà nếu có sự thay đổi giữa một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay
đổi. - Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Đó là
sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu
tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Ví dụ:
+ Mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa các thành viên trong một tập thể lớp…
+ Mối liên hệ giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người hay động vật.
+ Mối liên hệ cung cầu giữa người mua và người bán.
+ Mối liên hệ giữa các quốc gia trong khu vực hoặc toàn cầu.
+ Mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ; đồng thời cũng dùng để chỉ
những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy
mọi sự vật hiện tượng trong thế giới không loại trừ bất cứ sự vật, hiện tượng hay lĩnh vực nào. Ví dụ:
+ Mối liên hệ giữa các mặt đối lập.
+ Mối liên hệ giữa lượng và chất.
+ Mối liên hệ giữa khẳng định và phủ định.
+ Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
+ Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng,... lOMoAR cPSD| 45619127
- Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng nào của thế giới cũng vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù,
vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Chúng luôn luôn ràng buộc lẫn
nhau, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại riêng lẻ, không liên
hệ. Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách là
khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề phương pháp luận
chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học
chuyên ngành. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa
dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
TÍNH CHẤT CỦA MỐI LIÊN HỆ: * Tính khách quan:
Sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có của các
mối liên hệ, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, con người chỉ có
thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. Ví dụ: mối liên
hệ giữa con người với chế độ dinh dưỡng (con người có thể tác động làm tăng hoặc kìm hãm các
chất dinh dưỡng trong cơ thể)… * Tính phổ biến:
Mối liên hệ phổ biến không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau không
chỉ diễn ra ở mọi sự vật hiện tượng, xã hội, tư duy mà còn diễn ra ở mọi mặt, các yếu tố, các quá
trình của mỗi sự vật hiện tượng.
Ví dụ: ở mọi không gian thời gian thì mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ qua lại lẫn nhau.
* Tính đa dạng, phong phú:
Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở các sự vật, hiện tượng hay quá
trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với
sự tồn tại và phát triển của nó. Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng
nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Ví dụ:
+ Một sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ này có thể là cơ bản, chủ yếu, đóng vai trò quyết định nhưng
cùng một sự vật, hiện tượng ấy qua một mối liên hệ khác lại có vị trí, vai trò khác.
+ Cùng là mối lieen hệ giữa vợ chồng, con cái nhưng phương tây khác, phương đông khác.
Ý nghĩa của phương pháp luận:
Quan điểm toàn diện : Khi xem xét bất cứ 1 sự vật hiện tượng nào, chúng ta phải đặt nó trong
quan hệ với sự vật hiện tượng khác, phải nghiên cứu các mặt cấu thành của nó, các quá trình phát
triển của nó, từ trong tổng số mối liên hệ, tìm ra mối liên hệ bản chất chủ yếu
Ví dụ, biện hộ cho việc ăn cướp là vì nghèo (theo luật Hình sự thì đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ) vẫn phải
chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
Quan điểm lịch sử - cụ thể : quan điểm khi xem xét sự vật phải chú ý đặt sự vật trong hoàn cảnh
lịch sử cụ thể đã sinh ra vấn ề đó, yêu cầu trong việc nhận thức và xử lí các tình huống trong hoạt
động thực tiễn cần xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải
giải quyết khác nhau trong thực tiễn.
Ví dụ, khi đánh giá mức độ phạm tội của tội phạm, ta cần biết tội phạm thực hiện hành vi phạm tội đó
trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể nào để đưa ra những kết luận chính xác nhất. Với quan điểm toàn diện lOMoAR cPSD| 45619127
và quan hệ lịch sử - cụ thể trong nguyên lý mối liên hệ phổ biến, bản thân sinh viên có thể vận dụng và
áp dụng trong cuộc sống và học tập
Câu 6: Nguyên lý về sự phát triển: a. Khái niệm:
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động đi lên của các sự vật hiện
tượng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát
triển là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của SVHT, là quá trình
thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ SVHT cũ trong hình thái SVHT mới. b. Nội dung:
Quan điểm biện chứng đối lập với quan điểm siêu hình về sự phát triển ở chỗ, nó coi sự
phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình tiến lên thông qua bước nhảy; sự vật, hiện tượng cũ
mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế; nó chỉ ra nguồn gốc bên trong của sự vận động, phát
triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng của thể
giới tồn tại trong sự vận động, phát triển và chuyển hóa không ngừng. Cơ sở của sự vận động đó là
sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong mỗi sự
vật, hiện tượng. Vì thế, V.I. Lênin cho rằng, học thuyết về sự phát triển của phép biện chứng duy
vật là “hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện”. Do vậy, quan điểm này được xây dựng
thành khoa học nhằm phát hiện ra các quy luật, bản chất và tính phổ biến của vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Tuỳ theo các lĩnh vực khác nhau mà sự vận động đó có thể là vận động từ thấp lên cao, vận
động từ đơn giản đến phức tạp và vận động từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Đặc điểm chung
của sự phát triển là tính tiến lên theo đường xoáy ốc, có kế thừa, có sự dường như lặp lại sự vật,
hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa có những bước nhảy
vọt... làm cho sự phát triển mang tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối
trong sự tiến lên. Trong phép biện chứng duy vật, phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của vận
động, nó chỉ khái quát xu hướng chung của vận động là vận động đi lên của sự vật, hiện tượng mới
trong quá trình thay thế sự vật, hiện tượng cũ. Tùy thuộc vào hình thức tồn tại của các tổ chức vật
chất cụ thể, mà “phát triển” thể hiện khác nhau. c. Tính chất:
Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Tính khách quan: không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người nhưng nó vẫn phát triển
Tính phổ biến: Tồn tại ở cả 3 lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội và tư duy ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào
của thế giới khách quan
Tự nhiên: sự phát triển ở giới vô cơ biểu hiện dưới dạng biến đổi các yếu tố và hệ thống vật
chất, sự tác động qua lại giữa chúng đó cũng làm xuất hiện các hợp chất hữu cơ ban đầu, tiền
đề của sự sống. Trong giới hữu cơ sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của sinh vật lOMoAR cPSD| 45619127
với sự biến đổi của môi trường. Từ thế giới vô cơ sang hữu cơ đơn giản, đến hữu cơ phức tạp
rồi đến sự sống gồm thực vật và động vật; động vật lại tiếp tục phát triển từ động vật bậc thấp đến cao.
Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu thay đổi họ sẽ
khó chịu nhưng dần họ quen và thích nghi.
Xã hội: Sự phát triển hình thái kinh tế xã hội: từ cộng sản nguyên thủy đến chiếm hữu nô lên đến
phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cuối cùng là xã hội chủ nghĩa
Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước.
Tư duy: sự phát triển của tư duy thể hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ,
chính xác hơn về thế giới khách quan. Từ nhận thức cảm tính thành lý tính, từ thấp đến cao Ví dụ:
Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.
Tính đa dạng, phong phú:
Sự vật khác nhau thì mức độ phát triển khác nhau.
Cùng 1 sự vật hiện tượng những trong những giai đoạn khác nhau thì sẽ có mức độ phát triển khác nhau.
Sự phát triển của sự vật hiện tượng ngoài các nguyên nhân bên trong còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài.
Ví dụ: Ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở thế hệ trước
d. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đổi tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của
nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát
triển của nó trong tương lai.
Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn
có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù
hợp để hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát
triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa các yếu tố
tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
Ví dụ báo sư tử là con của báo đực và sư tử cái. Nó kế thừa màu lông nâu như sư tử và đốm
cùng với cơ bắp khỏe mạnh của báo.
=> Tóm lại, muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu cần “phải
xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động... trong sự biến đổi của nó”.
Câu 7 : Quan điểm của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù cái riêng, cái chung. Ý nghĩa phương pháp luận? 1. Khái niệm:
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định.
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự
vật, hiện tượng nào đó mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác. lOMoAR cPSD| 45619127
Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ ra các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật,
hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở sự vật hiện tượng nào khác. VD:
Các loại trái cây là cái chung – bộ phận cơ thể người là cái chung
Trái xoài, trái cam, trái quýt là cái riêng. – mắt mũi miệng là cái riêng
Cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất”. Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những
mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác.
VD: đường nét hình dáng mắt mũi miệng là cái đơn nhất của mỗi người
Mỗi loại trái cây đều có mùi vị riêng không giống những loại khác
2. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung:
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa
là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.
Vd: Không có cái cây nói chung tồồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể. Nhưng cây
cam, cây quýt, cây đào…nào cũng có rễ, thân, lá, có quá trình lí hóa để duy trì sự sồống. Những
đặc tính chung này lặp lại ở những cây riêng lẻ, và được phản ánh trong khái niệm "cây".
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt
đối độc lập, không có liên hệ với cái chung.
Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mồễi người không thể tồồn tại ngoài mồối liên hệ với xã
hội và tự nhiên. Không có cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và quy luật xã hội
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
Cái đơn nhất và vái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật: Sự
chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái
cũ. Ngược lại sự chuyển hóa cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
Quá trình phát triển của sinh vật, xuấtố hiện những biễốn dị ở một hoặc ít cá thể riêng biệt, biểu
hiện thành đặc tính mà khi ngoại cảnh thay đổi nó trở nên phù hợpthì đặc tính được bảo tồn, duy
trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Ngược lại những đặc tính không phù hợp
sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
3. Ý nghĩa của phương pháp luận:
Thứ nhất, vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của
mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện
tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng. Ví
dụ, khi xây dung cơ chế, chính sách chung phải khảo sát, phân tích, ánh giá từ cái riêng, không
thể quan sát bên ngoài, từ cái chung “phải đưa nghị quyết vào cuộc sống”, không “phải đưa cuộc
sống vào nghị quyết”.
Thứ hai, cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức phải nhằm tìm ra
cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt
động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không
tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. Mặt khác, cái chung lại
biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung vào trong trường hợp riêng biệt cần chú lOMoAR cPSD| 45619127
ý tới tính cá biệt của cái riêng để vận dụng cho thích hợp. Tránh tuyệt đối hóa cái chung và cái riêng.
Ví dụ, phong trào nuôi bò sữa, trồng cà phê cần được điều chỉnh nếu không phù hợp điều kiện khí hậu,
thổ nhưỡng, không phát triển rầm rộ,… Không được áp chung cái chung máy móc, không cụ thể nó trong trường hợp cụ thể.
Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những iều kiện nhất định “cái đơn nhất” có thể
biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt
động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người
trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.
Câu 7: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả.
Ý nghĩa phương pháp luận? 1. Khái niệm:
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật
với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.
Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có
liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.
Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng
đối với việc sinh ra kết quả.
Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. VD:
Sự tác động của dòng điện lên dây dẫn là nguyên nhân khiến cho dòng điện nóng lên.
Dòng điện nóng lên là kết quả
Con người chặt phá rừng, xả rác bừa bãi dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Trong hai khái niệm này, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và nguyên cơ, để
không có sự nhầm lẫn về khái niệm.
Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ
có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.
Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng
đối với việc sinh ra kết quả.
2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả :
* Nguyên nhân sản sinh ra kết quả:
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất
hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.
Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành:
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Vd : Không học bài dẫn đến việc thi rớt
* Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân: lOMoAR cPSD| 45619127
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động
đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân. Vd: Nhúng một
thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ của nước trong chậu sẽ tang lên. Sau đó,
nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.
* Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả:
Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện
tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.
Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở
thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ
kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.
Vd :Natri sunfic tác dụng với axit clohidrit sủi bọt khí lưu hình ddioxxit, lưu huỳnh dioxit làm mất màu thuốc tím 3. Tính chất
Về tính khách quan: Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc
vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết thì các sự vật vẫn tác động lẫn
nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.
Ví dụ như những loại cây ưa bóng râm khi những điều kiện khí hậu khắc nghiệt diễn ra sẽ là nguyên
nhân dẫn ến kết quả là cây đó sẽ chết. Kết quả đó không phụ thuộc vào ý thức con người mà có thể
xảy ra bất cứ lúc nào.
Về tính phổ biển: Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội đều có nguyên nhân sinh ra,
chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được phát hiện ra hay chưa mà thôi.
Ví dụ, trong trường hợp khi trời mưa, độ ẩm cao, làm cho chuồn chuồn không bay được lên cao.
Ngược lại, nếu trời nắng, độ ẩm thấp đã tạo điều kiện cho chuồn chuồn bay cao hơn.
Về tính tất yếu: Tính tất yếu thể hiện ở một điểm là cùng một nguyên nhân như nhau, trong
những điều kiện giống nhau sẽ nhất định nảy sinh những kết quả như nhau. Ví dụ, nước ở áp
suất 1 atm luôn luôn sôi ở 1000oC.
4. Ý nghĩa của phương pháp luận:
Ta rút ra được ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và do nguyên nhân quyết
định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện
của nó; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một sự
vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ ã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định, nên khi nghiên cứu
sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên nhân nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự lOMoAR cPSD| 45619127
vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Câu 8 : Quan điểm của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu
nhiên. Ý nghĩa phương pháp luận? 1. Khái niệm:
Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên
trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng.
Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở
bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong
sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản chất của sự vật, hiện tượng ra bên ngoài.
Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách quan. Nó ẩn giấu đằng
sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng ấy. VD:
Trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng ngôn ngữ và có cảm xúc như một con người nhưng bản chất nó là
một cỗ máy tất cả đều do con người tạo ra.
Bản chất của một ngôi nhà là để ở, che mưa. che nắng và sinh hoạt . To, rộng, nhỏ, hẹp, đẹp, xấu là
hiện tượng vẻ ngoài của ngôi nhà
2. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:
* Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống:
Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy tham gia vào
những mối liên hệ qua lại, đan xen chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất
nhiên, tương đối ổn định. Những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật.
Sự vật tồn tại khách quan. Mà những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định lại ở bên trong sự
vật, do đó, đương nhiên là chũng cũng tồn tại khách quan.
Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng
cũng tồn tại khách quan.
* Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
Trong nghiên cứu khoa học người ta thường bắt đầu từ việc quan sát, thống kê các hiện tượng
(quan sát tự nhiên hay qua thí nghiệm) trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu (có thể thông qua việc
xác lập các mô hình giả thuyết,...) về bản chất của hiện tượng để giải thích hiện tượng quan sát được.
Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng còn có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.
* Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng .
Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ:
Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng. Bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ qua
những hiện tượng tương ứng. lOMoAR cPSD| 45619127
Hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ
của bản chất ở mức độ nào đó nhiều hoặc ít.
Về căn bản, bản chất và hiện tượng phù hợp với nhau. Không có bản chất nào tồn tại một cách
thuần túy, không cần có hiện tượng. Ngược lại, cũng không có hiện tượng nào lại không phải là
sự biểu hiện của một bản chất nhất định.
Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác nhau.
Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng tương ứng với nó cũng sẽ thay đổi theo. Khi bản chất mất đi
thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất đi.
Chính nhờ có sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái quy định sự vận động, phát
triển của sự vật với những biểu hiện nghìn hình, vạn vẻ của nó mà ta có thể tìm ra cái chung
trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy luật phát triển của những hiện tượng ấy.
* Tuy thống nhất với nhau, bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn: Vd :
Nhúng một phần cái thước vào chậu nước, ta thấy cái thước gấp khúc, trong khi thực tế cái thước vẫn thẳng.
“Đừng trông mặt mà bắt hình dong”
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, ta không nên dừng lại ở hiện tượng mà
phải đi sâu tìm hiểu và làm sáng tỏ bản chất thường giấu mình sau hiện tượng, dựa vào quy luật
khách quan quy định sự vật,phát triển của sự vật hiện tượng.
Bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên hệ tất nhiên vốn có của sự vật, hiện tượng,
bản chất là địa bàn thống lĩnh của các mâu thuẫn biện chứng và chúng được giải quyết trong quá
trình phát triển dẫn đến sự biến đổi của bản chất, tạo sự chuyển hóa của đối tượng từ dạng này
sang dạng khác nên các phương pháp đã được áp dụng vào hoạt động cũ trước đây cũng thay đổi
bằng phương pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng.
Câu 9: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về quy luật từ những sự thay đổi về
lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận?
1. Vị trí của quy luật: chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.. 2. Khái niệm:
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy luật khách quan vốn có của sự vật hiện tượng,là
sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó,phân biệt nó với cái khác.
Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật trên các phương
diện:số lượng, quy mô, trình độ,… các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu
của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, cũng như các thuộc tính của sự vật.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất theo quy luật lượng – chất:
Để nắm được mối quan hệ này, ta cần nắm được định nghĩa về “độ”, “điểm nút” và “bước nhảy”. 3.1. “Độ”:
Định nghĩa: “Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là
khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật”. lOMoAR cPSD| 45619127
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Khi sự vật vận động và phát triển, chất và
lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra
độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật
Lượng của sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất
của sự vật đó. Giới hạn đó chính là “độ”.
Ví dụ về “độ”:Ở nhiệt độ thường, dù tăng hay giảm nhiệt độ ( Từ 00C → 1000C), nước vẫn ở trạng thái lỏng.
3.2. “Điểm nút”:
Định nghĩa: “Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự
vật gọi là điểm nút”.
Ví dụ: Nhìn vào biểu đồ biểu diễn trên slide
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất giữa
lượng mới và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới.
3.3. “Bước nhảy”:
Định nghĩa: “Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của
sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra”.
Ví dụ: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước nhảy. Có bước nhảy này là do nước
lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100 độ C.
Sự thay đổi về lượng rồi ắt sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Bởi khi chất mới ra đời
lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật trên nhiều phương diện: thay đổi kết cấu,quy mô,trình
độ,nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật,hiện tượng.
– Trong lịch sử triết học, do tuyệt đối hóa tính dần dần, tính tiệm tiến của sự thay đổi về lượng nên
các nhà triết học siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại của “bước nhảy”. Triết học Mác – Lênin cho
rằng phải có “bước nhảy” thì mới giải thích được sự vận động, phát triển của thực tế.
Ăng-ghen có nói: Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa
thành những sự khác nhau về chất”
Tóm lại –Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng.
Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước
nhảy; đồng thời chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng.
Quá trình đó diễn ra liên tục tạo thành Phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Sau khi tìm hiểu về nội dung quy luật lượng chất , mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về
lượng và sự thay đổi về chất theo quy luật lượng chất thì chúng ta tự đặt ra cho mình câu hỏi là
vậy thì quy luật lượng chất có ý nghĩa gì trong thực tiễn. Mời các bạn cùng đến với phần
4. Ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích luỹ về lượng để có
biến đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ. lOMoAR cPSD| 45619127
Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự
vận động của sự vật, hiện tượng; cần khắc phục tư tưởng nôn nóng, tư tưởng bảo thủ, tránh
chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn.
Thứ ba, phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy; tuy đều có
tính khách quan, nhưng quy luật xã hội chỉ diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con
người; do vậy, khi thực hiện bước nhảy trong lĩnh vực xã hội, tuy vẫn phải tuân theo điều
kiện khách quan, nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện chủ quan.
Thứ tư, phải nhận thức được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện
tượng để lựa chọn phương pháp phù hợp.
Câu 10: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập. Ý nghĩa phương pháp luận?
Vị trí : là hạt nhân của phép biện chứng.
Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc
của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là
một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của
phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin.
Trong phép biện chứng duy vật, mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ,
tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa
lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động, trái
ngược nhau nhưng đồng thời là điều kiện, tiền đề tồn tại một cách khách quan và phổ biến
trong hiện thực. Cứ hai mặt đối lập tồn tại trong một sự vật sẽ xảy ra mâu thuẫn biện chứng,
cả hai mặt ối lập cùng tham gia tạo nên bản chất của sự vật hiện tượng nào đó.
Ví dụ, trong một nguyên tử có điện tích âm >< điện tích dương; trong cơ thể sống có quá
trình đồng hóa >< dị hóa; trong xã hội có giai cấp: thống trị >< bị trị; tư tưởng con người:
đổi mới >< bảo thủ. Các mặt đối lập này phải có liên hệ với nhau, nếu tách rời nhau thì
chúng không còn là mặt đối lập (xét trong một chỉnh thể).
Sự thống nhất của các mặt đối lập là tính quy định, ràng buộc lẫn nhau, nương tựa vào nhau
làm tiền đề tồn tại cho nhau giữa các mặt đối lập. Do đó, nếu không có mặt đối lập này sẽ
không có mặt đối lập kia và ngược lại. Sự thống nhất này còn nói lên sự đồng nhất giữa
chúng, có nghĩa là giữa chúng có điểm giống nhau khi biến đối có thể chúng sẽ chuyển hóa vào nhau.
Ví dụ, như sự phát triển kinh tế trong chủ nghĩa tư bản phục vụ lợi ích giai cấp tư sản nhưng
lại tạo tiền đề cho sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội. Tồn tại trong một thể
thống nhất, hai mặt đối lập luôn luôn tác động qua lại với nhau, “đấu tranh” với nhau. Đấu
tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ phủ định nhau
của các mặt đối lập.
Ví dụ về sự đấu tranh của các mặt đối lập như sau, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ
sản xuất lạc hậu, kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt, chỉ có thông qua các cuộc cách lOMoAR cPSD| 45619127
mạng xã hội bằng nhiều hình thức kể cả bạo lực mới có thể giải quyết ược mâu thuẫn giữa hai mặt này.
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới và vô cùng đa dạng. Mỗi loại
mâu thuẫn có đặc điểm riêng và có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Căn cứ vảo sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn cơ bản và
mâu thuẫn không cơ bản. Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển
của sự vật, hiện tượng trong mỗi giai đoạn nhất định, có thể phân chia thành mâu thuẫn chủ
yếu và mâu thuẫn thứ yếu. Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện
tượng, có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ
bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa các giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định,
trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Nói về vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển, Ph.Ăngghen nhấn mạnh,
nguyên nhân chính cũng là nguyên nhân cuối cùng tạo nên nguồn gốc của sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng là sự tác động (theo hướng phủ định, thống nhất) lẫn
nhau giữa chúng và giữa các mặt đối lập trong chúng. Khái quát lại, nội dung của quy luật
thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập là: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những
khuynh hướng, lực lượng... đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó; sự thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận
động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời.
Ta rút ra được ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng, phát hiện kịp
thời mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập xuất phát từ bản thân sự vật,
hiện tượng; từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp úng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Thứ hai, phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát triển của
từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện
chuyển hóa giữa chúng. Phải biêt phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và đề ra được
phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối
lập, không điều hoà mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn
còn phụ thuộc vào diều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.
Câu 11: Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định và ý nghĩa của phương pháp luận.
1. Vị trí của quy luật
Nó p/ánh về khuynh hướng chung của sự vận động phát triển vàtiến lên thông qua 1 chu kì
phủ định biện chứng thì sự vật hiện tượngmới sẽ ra đời thay thế cho sự vật hiện tượng cũ
nhưng ở trình độ cao hơn cái cũ.
2. Khái niệm phủ đinh, phủ định biện chứng
Phủ định: là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển. Phủ định
biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ định tự thân,là mắt khâu của quá trình dẫn
đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ . lOMoAR cPSD| 45619127
Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, xã hội haytư duy diễn ra thông
qua những sự thay thế, trong đó có sự thay thế chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có sự thay
thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triẻn của sự vật. Những sự thay thế tạo ra điều
kiện,tiền đề cho qúa trình phát triển của sự vật thì gọi là phủ định biện chứng.
3. Tính chất của phủ định
Tính khách quan :Nguyên nhân của phủ định nằm trong bản thân sự vật, hiện tượng, nó là
quá trình đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn tất yếu bên trong bản thân sự vật, tạo kả năng ra
đời cái mới thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật.
Tính phổ biến diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, tự nhiên, xã hội và tư duy.
Tính kế thừa :Tính kế thừa của Phủ định được thể hiện mà trong đó cá mới hình thành và
phát triển tự thân thông qua quá trình chọn lọc, loại bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại
những nội dung tích cực.
4. Nội dung quy luật Phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản
thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập trong bản thân sự vật -giữa mặt khẳng định và phủ định.
Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành cái đốilập với mình (cái
phủ định, phủ định cái bị phủ định, cái bị phủ định là tiền đề là cái cũ, cái phủ định là
cái mới xuất hiện sau cái phủ định là cái đối lập với cái bị phủ định. Cái phủ định sau
khi khi phủ định cái bị phủ định, cái phủ định định lại tiếp tục biến đổi và tạo ra chu
kỳ phủ định lần thứ hai) .
Sự phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối lập với
cái được sinh ra ở lần phủ định thứ nhất. Nó dường như lập lại cái ban đầu nhưng nó
được bổ sung nhiều nhân tố mới cao hơn, tích cực hơn.
VD Hạt thóc Cây mạ Cây lúa
Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1)
Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2).
Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này không phải là 1 hạt mà là nhiều hạt)
Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà theo đường “xoắn ốc”. Ở mỗi chu kỳ phủ định
của phủ định, sự vật, hiện tượng THƯỜNG trải qua ba hình thái tồn tại cơ bản. Trong đó, hình
thái cuối chu kỳ dường như lặp lại những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu nhưng trên cơ sở
cao hơn về trình độ phát triển.
Trong chuỗi phủ định của phủ định, nhờ tính kế thừa của phủ định biện chứng, cái mới ra đời trên
cơ sở cái cũ, chỉ loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển, đồng thời giữ lại
và cải biến những yếu tố tích cực cho phù hợp với cái mới, nhờ đó, mỗi lần phủ định biện chứng
đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của sự vật. Trải qua nhiều lần phủ
định biện chứng, tức “phủ định của phủ định” sẽ tất yếu dẫn tới sự vận động theo KHUYNH
HƯỚNG ĐI LÊN
của sự vật, hiện tượng.
5. Ý nghĩa của phương pháp luận
Thứ nhất, quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng;
sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển; sau khi đã trải qua các mắt
xích chuyển hóa, có thể xốc định được kết quả cuối cùng của sự phát triển. lOMoAR cPSD| 45619127
Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là quá trình diễn
ra quanh co, phức tạp, không hề đều đặn thẳng tắp, không va vấp, không có những bước thụt lùi.
Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời phù hợp với
quy luật phát triển. Trong tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự phát;
nhưng trong xã hội, sự xuất hiện mới đó gắn với việc nhận thức và hành động có ý thức của con người.
Thứ tư, cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật; biết kế
thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật, hiện tượng cũ làm cho nó phù hợp
với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới
Câu 12: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Nêu ý nghĩa phương pháp luận.
1. Khái niệm thực tiễn:
là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Có 3 dạng hoạt động thực tiến:
- Hoạt động sản xuất vật chất: Đây là hình thức hoạt động thực tiễn đầu tiên nguyên thủy nhất, cơ
bản nhất đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người và chi phối các dạng hoạt động khác.
- Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã
hội,nhằm cải biến những mối quan hệ trong xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.
- Hoạt động quan sát thực nghiệm khoa học: Đây là hoạt động được tiến hành trong điều kiện do
con người tạo ra gần giống hoặc lập lại những trạng thái tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy
luật biến đổi và phát triển của các đối tượng nghiên cứu.
2. Vai trò thực tiễn đối với nhận thức: Có 3 vai trò
Thực tiễn là cơ sở động lực của nhận thức:
Cơ sở: Thực tiễn vừa là nền tảng của nhận thức cung cấp tài liệu của hiện thực khách quan để
con người nhận thức vừa thúc đẩy nhận thức phát triển.
Qua hoạt động thực tiễn con người làm chi sự vật bộc lộ những thuộc tính những mối liên
hệ trên cơ sở đó con người nhận thức chúng.
Thông qua hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện làm
cho khả năng nhận thức ngày càng cao.
Thông qua hoạt động thực tiễn con người tạo ra các phương tiện ngày càng tinh vi hiện đại
hộ trỡ con người trong quá trình nhận thức từ đó hình thành các lý thuyết khoa học.
Động lực: Chính là yêu cầu của thực tiễn sản xuất vật chất và cải tạo xã hội buộc con người
phải nhận thức thế giới, nhu cầu nhận thức của con người là vô hạn nhưng qua hoạt động thực
tiễn con người lại bộc lộ mâu thuẫn giữa nhận thức có hạn của mình với sự vận động phát
triển. không ngừng của thế giới khách quan từ đó thúc đẩy con người người nhận thức. lOMoAR cPSD| 45619127
Chính thực tiễn thúc đẩy sự ra đời mạnh mẽ các ngành khoa học tự nhiên và các ngành xã hội.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người
trong hoạt động biến đổi thế giới cải tạo hiện thực khách quan nhằm phục vụ đời sống vật
chất và tinh thần của con người và xã hội loài người.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Qua thực tiễn kiểm nghiệm của nhận thức suy cho cùng
không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn, chính thực tiễn là tiêu chuẩn là thước đo
giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.
Cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn một cách biện chứng tiêu chuẩn này vừa có tính tương đối
vừa có tính tuyệt đối.
Tính tuyệt đối ở chỗ thực tiễn là cái duy nhất là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý
ngoài ra không có cái nào khác suy cho cùng chỉ có thực tiễn mới có khả năng xác định cái đúng
bác bỏ cái sai ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác định được chân lý.
Tính tương đối ở chỗ thực tiễn ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng bác bỏ cái
sai 1 cách tức thì hơn nữa bản chất hiện thực luôn vận động phát triển liên tục, thực tiễn có thể phù
hợp ở giai đoạn lịch sử này nhưng không phù hợp ở giai đoạn khác. 3. Ý nghĩa:
Nhờ có thực tiễn mà bản chất của nhận thức được làm rõ, thực tiễn là cơ sở động lực mục
đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý cho nên mọi nhận thức đều xuất phát từ thực tiễn.
Phải thường xuyên quán triệt những quan điểm thực tiễn luôn đi sâu đi sát thực tiễn tiến hành
nghiên cứu tổng kết thực tiễn một cách nghiêm túc.
Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp chúng ta tránh khỏi những chủ
quan sai lầm như chủ nghĩa chủ quan, giáo điều bảo thủ, CN tương đối, chủ nghĩa xem lại.
Câu 13: V.I.Lênin cho rằng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lý”. Anh (chị) hãy phân tích nhận định trên? a) Khái niệm
Nhận thức là quá trình phản ánh năng động, sáng tạo, tích cực, biện chứng hiện thực khách quan
vào trong bộ óc người trên cơ sở thực tiễn, nhằm thu nhận tri thức về hiện thực khách quan ấy.
Chân lý là những tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách qua, sự phù hợp đó được kiểm
tra và chứng minh bởi thực tiễn.
b)Phân tích quan điểm của Lê-nin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
Lê-nin cho rằng con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý là “ Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
* Nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng o Quá
trình nhận thức trực quan sinh động là sự nhận thức cảm tính
- Nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu và cũng là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức
- Trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh trực tiếp các sự
vật khách quan, hoạt động này mang tính chất cụ thể, cảm tính với những biểu hiện phong phú của nó
trong mối quan hệ với sự quan sát của con người. - Các cấp độ