PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ XÃ HỘI DƯỚI NHÃN QUAN XÃ HỘI HỌC | Xã hội học | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Tóm tắt những kết quả và nhận định quan trọng từ việc phân tích vấn đề xã hội dưới góc độ xã hội học. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng nhãn quan xã hội học trong việc hiểu và giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN
THÔNG
--------o0o--------
BÀI GIỮA KỲ
MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
NỘI DUNG: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ XÃ HỘI DƯỚI NHÃN QUAN XÃ HỘI
HỌC
CHỦ ĐỀ: TÍCH CỰC ĐỘC HẠI TRONG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
VÀ ĐẠI DỊCH COVID 19
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Mai Thị Kim Khánh
Lớp: K23 Truyền thông đa phương tiện Thành
viên:
Đỗ Thị Hằng
Nguyễn Thị Trà My
Lê Mai Quỳnh Nhi
Kinh Phương Tích
Nguyễn Thị Thanh Thảo
Nguyễn Anh Thư
Nguyễn Vương Quỳnh Thy
Lâm Ngọc Hải Uyên
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2023
lOMoARcPSD| 39651089
TƯ DUY TÍCH CỰC ĐỘC HẠI TRONG TRUYỀN THÔNG ĐẠI
CHÚNG VÀ ĐẠI DỊCH COVID 19
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ những năm 80 của thế kỷ 20, vấn đề “tích cực độc hại” đã được các nhà tâm
học quan tâm nhưng chỉ khi đại dịch Covid- 19 bùng nổ thì mới trở thành mối
quan tâm toàn cầu. Theo thống từ Google Trends, lượt tìm kiếm từ khoá “Toxic
Positivity” đã tăng đột biến từ năm 2019 đạt đỉnh vào năm 2020 trên phạm vi toàn
cầu. Điều đó trong thời điểm dịch bệnh diễn tiến, con người đã sử dụng tích cực
như một liều thuốc an thần vạn năng để trấn an cho mất mát khổ đau. Song từ việc
sử dụng quá liều đó, ch cực đã phát sinh ra một biến thể xấu - tích cực độc hại. Như
vậy, tích cực độc hại không còn một khái niệm xa lạ với thế giới nói chung giới
nghiên cứu học thuật nói riêng. Nhưng tại Việt Nam, vấn đề này chỉ mới được đề cập
trên các sở dữ liệu trực tuyến chưa nhiều nghiên cứu chuyên sâu bằng tiếng
Việt. Nó cũng chưa được đặt cụ thể trong bối cảnh của văn hoá đại chúng hay đại dịch
Covid-19 hội Việt Nam,...Vì vậy, để cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề, nhóm
tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm để tiến hành tổng
hợp tài liệu từ các công trình nghiên cứu ng như một số ấn phẩm văn hóa truyền
thông đề cập đến chủ đề “tích cực độc hại" được công bố Việt Nam thế giới.
Những tài liệu đó sở quan trọng để chúng tôi đưa ra góc nhìn riêng của mình từ
nhãn quan hội học và khảo sát một số trường hợp cụ thể hội Việt Nam. Từ đó,
chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ góp phần thay đổi nhận thức hội điều chỉnh
hành vi con người với vấn đề tích cực độc hại.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm “tích cực độc hại”
Trong các nghiên cứu trước đây, vấn đề tích cực độc hại đã được đặt ra khi con
người thường xu hướng xem trọng sự tích cực đánh giá thấp sự tiêu cực
(Weinstein, 1980, 806). Song mãi đến 31 năm sau thì mới được gọi tên lần đầu tiên
trong tác phẩm The Queer Art Of Failure của Halberstam (2011) bằng thuật ng
“tích cực độc hại” (được trích dẫn bởi Peterson, 2022). Cụ thể, theo Dr. Zuckerman:
"Tích cực độc hại sự giả định, của chính mình hoặc người khác, rằng bất chấp nỗi
đau tinh thần hay tình huống khó khăn của một người, họ chỉ nên có tư duy tích cực
1
lOMoARcPSD| 39651089
hoặc những cảm xúc tích cực" (được trích dẫn bởi Bhattacharyya, Nikhelesh , & Shail
, 2021, 5111).
2. Biểu hiện của tích cực độc hại và mối nguy tiềm tàng
Khi con người rơi vào tích cực độc hại, họ thường che giấu cảm xúc thật và
cảm thấy tội lỗi những phản ứng tiêu cực của bản thân. Tích cực độc hại không chỉ
xảy ra nhân n tồn tại trong các tương tác hội. Đó khi một người muốn
chia sẻ vấn đề họ gặp phải trong cuộc sống nhưng lại nhận về sự chối bỏ và những câu
trả lời thiếu thấu cảm. Song như nghiên cứu của Zuckerman (1997) đã chỉ rõ: “Việc
tránh hoặc kiềm chế cảm xúc buồn dẫn đến gia tăng sự lo lắng, trầm cảm suy giảm
sức khỏe tinh thần nói chung. Nếu không xử lý hiệu quả cảm xúc một cách đúng lúc sẽ
dẫn đến skhó khăn về tâm bao gồm giấc ngủ bị gián đoạn, lạm dụng chất kích
thích, đau buồn kéo dài hoặc thậm chí là rối loạn căng thẳng sau sang chấn.” (dẫn theo
Đại Lâm Mộc, 2021). Mặt khác, khi con người cố lạc quan, họ đồng thời đánh mất kết
nối với chính nh làm nỗi đau của bản thân trầm trọng hơn. cản trở con người
nói ra cảm xúc thật gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác. Nghiêm trọng
hơn, ám ảnh về tích cực độc hại thể khiến họ lần nữa cưỡng bức suy nghĩ bản thân
lên người khác, đồng hoá họ trở n “tích cực độc hại” như mình. Như vậy, việc ngăn
chặn sự phát triển bình thường của cảm xúc gây ra nhiều hậu quả hơn chấp nhận sự
tồn tại của nó.
3. Soi chiếu vấn đề “tích cực độc hại” dưới nhãn quan xã hội học
a) Tích cực độc hại: Tích cực sao lại độc hại?
Trong thường kiến của mọi người, ch cực giải pháp cho hầu hết vấn đề.
John Locke (1989) trong “An Essay Concerning Human Understanding” nói đại ý:
Bản chất con người không trông đợi hạnh phúc cũng không quá sợ hãi khổ đau.
Tuy nhiên trong quá trình trải nghiệm đời sống, tự thân con người sẽ ưu tiên sự tích
cực hơn. Thậm chí, tích cực đã trở thành mục đích tối thượng của con người trong bối
cảnh ngày nay qua sự lan truyền của truyền thông (được trích dẫn bởi Hội Đồng Cừu,
2022).
Bên cạnh đó, chúng ta muốn trở nên tích cực còn nhu cầu khẳng định bản
thân - nhu cầu cao nhất theo tháp Maslow. Cain (2022) cho rằng vào thế kỷ 19, chu kỳ
thăng hoa và phá sản của tư bản đã dẫn tới suy nghĩ rằng không thành công trong công
2
lOMoARcPSD| 39651089
việc kinh doanh tức một kẻ thất bại. Thế nên khuynh hướng tích cực độc hại ngày
càng phổ biến vì biểu hiện tích cực khiến họ được xem như là một người chiến thắng.
Hơn thế, tích cực được xem trọng vì nó là động lực để con người giải quyết vấn
đề. Nghiên cứu của The Healthy Minds (2023) về sức khỏe tinh thần của các sinh viên
trong đại dịch Covid- 19 cho thấy: 44% sinh viên những triệu chứng của bệnh trầm
cảm cứ 3 sinh viên thì 1 người trải qua những triệu chứng của trầm cảm mức
độ nghiêm trọng, 75% chần chừ trong việc tìm kiếm sự trợ giúp dẫn đến việc bỏ học,
vắng học, tự gây hại bản thân. Sau đó, họ buộc phải ép bản thân tích cực để giải quyết
vấn đề trong khi điều kiện tâm lý không cho phép. Chính điều này đã phần nào dẫn
đến tích cực độc hại tăng đột biến trong đại dịch (tr.5).
Những điều trên nguyên cớ cho góc nhìn quen thuộc xem ch cực như một
giá trị được đề cao. vậy, chúng tôi đề xuất xem xét sự tích cực trong hệ nhị nguyên
tích cực - tiêu cực để tái định nghĩa lại vấn đề. Một cách ng, chúng ta sẽ không
thể nhận biết tích cực nếu không có khái niệm về tiêu cực trong suy nghĩ. Mặt khác, ý
niệm tôn sùng sự tích cực cũng được củng cthông qua hậu quả khi con người tiêu
cực. Như vậy, tiêu cực vai trò nhất định trong đời sống. Nếu giản lược hoặc triệt
tiêu nó trong quá trình nhận thức diễn tiến của cảm xúc, sự tích cực sẽ không đủ để
đảm bảo sự đa dạng cho bộ cảm xúc của con người. Dưới đây các do nhóm tác
giả đưa ra nhằm củng cố sự thiết yếu của tiêu cực trong đời sống tinh thần.
Trước hết, trong trải nghiệm đời sống, con người không chỉ tìm gặp niềm vui,
sự êm đềm mà hơn hết còn là bất hạnh và khổ đau. Tiêu cực là nhân tố nảy sinh tất yếu
từ quá trình đó. Hơn hết, theo mô hình tính cách Năm Nhân Tố, một trong năm nhân tố
định hình tính cách con người đó sự nhạy cảm (Sơn Đặng, 2019). giúp con
người nhận biết các biến đổi của môi trường để đưa ra phản ứng phòng vệ thích hợp.
Cảm giác tiêu cực minh chứng cho thấy tương tác giữa con người môi trường
cũng như hoạt động nh thường của chế phòng vệ. Theo Marc đó là: “Tin báo u
thẳm trong tâm hồn, gửi thông điệp về những diễn biến xảy ra trong mỗi thể khi
phản ứng với bất kỳ sự kiện mà ta trải qua.” (được trích dẫn bởi “TOXIC POSIVITY -
GÓC KHUẤT CỦA SỰ TÍCH CỰC”, n.d.). thể nhận thấy điều đó trong sự kiện
hai nhà khoa học David Julius Ardem Patapon được trao giải Nobel Y sinh năm
2021 vì đã phát hiện thụ thể TRP và Piezo. Đó là hai thụ thể có vai trò quan trọng
3
lOMoARcPSD| 39651089
trong việc giúp các nhà khoa học hiểu chế của những cơn đau, từ đó giúp phát triển
các loại thuốc giảm đau hiệu quả (Nguyễn Văn Tuấn, 2021). Như vậy, cảm xúc tiêu
cực góp phần rất lớn trong việc đem đến dữ liệu đúng đắn cho việc giải quyết vấn đề.
Nói như Ngọc (2020), cảm xúc tiêu cực chính “đèn đỏ khi con người vượt ngã
tư” (được trích dẫn bởi “TOXIC POSIVITY - GÓC KHUẤT CỦA SỰ TÍCH CỰC”,
n.d.).
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả cũng nhận thấy tiêu cực như một đề
xuất khả thi để con người điều hoà cảm xúc và đạt được sự cân bằng trong nội tâm. Đó
là một trong những cung bậc của cảm xúc, phần cân bằng lại với sự thăng hoa trong
thang đo xúc cảm. Nếu con người tích cực hay tiêu cực quá mức đều khả năng dẫn
đến nhiều bệnh tâm thần. Do đó theo chúng tôi, tiêu cực nên được nhìn nhận như
một yếu tố điều hòa thiết yếu.
Trong quá trình tái định nghĩa khái niệm tích cực tiêu cực như trên, thể
thấy sự tồn tại của chúng trong đời sống là tất yếu. Vậy nên, triệt tiêu hoàn toàn sự tiêu
cực chỉ vì truy cầu sự tích cực sẽ trở thành tích cực độc hại. Khi đó, nó không giúp con
người giải quyết vấn đề còn khiến họ lạc lối, cũng như tăng nguy cơ gặp phải bệnh
lý về tâm thần.
b) Tích cực như một lựa chọn của con người trong bối cảnh của xã hội
truyền thông và đại dịch
Trong kỉ nguyên số, truyền thông trở thành một trong những “nhà máy sản xuất
thức ăn tinh thần” lớn nhất cho con người. Các thông tin từ phương tiện đại chúng
không ngừng cho ta thấy cuộc sống “màu hồng” của người khác. khiến chúng ta
muốn hoà vào bầu không khí chung ấy hình trung, lầm tưởng thành rằng công
của người khác không hề trải qua thất bại. Theo trang Bloomberg tưởng “sợ tiêu
cực” đó đã tạo hội cho sự tăng trưởng vượt bậc của những “chuyên gia hạnh phúc”
từ 4.700 trong năm 2001 đến hơn 41.000 hiện nay (được trích dẫn bởi “TOXIC
POSIVITY - GÓC KHUẤT CỦA SỰ TÍCH CỰC”, n.d.). Điều đó ảnh hưởng rất lớn
đến tâm lý so sánh bản thân với người khác của chúng ta. Mặc hạnh phúc đó thể
chỉ là góc độ mà người khác đã chọn phô bày trước mắt mọi người. Cùng với đó còn là
việc chúng ta lạm dụng tích cực như thuốc an thần cho mọi mất mát trong thời điểm
đại dịch diễn ra, khi nhiều người có xu hướng đăng những điều tích cực lên mạng xã
4
lOMoARcPSD| 39651089
hội thay đối mặt với những tác hại Covid 19 mang lại. Hashtag “Good Vibes
Only” đã trở nên cùng phổ biến trên mạng hội trong thời điểm đó. Theo website
“best-hashtags.com”, hashtag #goodvibes 114,869,647 bài trên trang mạng hội
Instagram, hashtag #positivevibes được sử dụng trong 68,663,354 bài trên Instagram
(“Hashtags for #goodvibesonly”, n.d.). khía cạnh khác, tích cực độc hại còn đến t
ảnh hưởng của chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại theo Nguyễn Quốc Tấn Trung (được trích
dẫn bởi Hội Đồng Cừu, 2022). Chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại - thứ xuất phát từ chủ
nghĩa tư bản đã không ngừng gắn nhãn lên sản phẩm những giá trị không tưởng. Ngoài
giá trị vật chất thật sự đem lại (Munjal, 2020). Kiến tạo của chủ nghĩa bản
khiến con người tin rằng chúng ta càng mua nhiều thì càng hạnh phúc. Sự tích cực
trong hội hiện đại dần trở thành một khái niệm tự tạo thay đến từ giá trị tự thân.
Như vậy, tích cực trong tình huống này không hẳn chlựa chọn của nhân để trở
nên hạnh phúc mà hơn hết còn chịu tác động mạnh mẽ từ bối cảnh chung của xã hội.
4. Khảo sát các ví dụ về tích cực độc hại trong truyền thông và các ấn phẩm
văn hoá đại chúng:
a) Trong truyền thông:
Gen Z (1995-2015) là thế hệ được sinh ra với một cuộc sống đầy đủ về vật chất.
thế, họ thường bị gắn nhãn “thế hệ vượt sướng”. Như mọi thời, gen Z không thể
tránh khỏi sự “thượng đẳng thế hệ”. Họ bị các thế hệ trước cho rằng quá nhạy cảm,
yếu đuối dễ mắc các chứng bệnh về tâm lý. Bác Trần Thị Hồng Thu (2022) cho
biết, vấn đề rối loạn lo âu trầm cảm đang ngày càng báo động ở trvị thành niên. Ước
tính, nếu có 25% dân số Việt Nam mắc phải chứng bệnh này thì có 20% là trẻ vị thành
niên (được trích dẫn bởi Nam Phương, 2022). Tuy nhiên, u trả lời cho vấn đề ấy lại
những dòng bình luận mang tính “cưỡng bức tích cực” của cộng đồng mạng: “Gen
Z phải tích cực lên đi chứ! Bọn trẻ thời nay sướng thế còn gì”, “Còn trẻ thế mà đã nghĩ
đến việc tự tử”. Điều đó càng khiến người trẻ có xu hướng che đậy nỗi đau và khó bày
tỏ bản thân. Xét về bản chất, các bình luận trên mang duy tích cực độc hại khi
không đi vào bản chất hiện tượng chỉ dựa vào sự việc bên ngoài để phán xét.
Những câu nói đó đã chặn đứng thảo luận tiếp theo về cảm xúc thực sự của thế hệ Z,
về lý do mà họ chọn làm vậy. Do đó, không thể giải quyết bất kỳ vấn đề đơn
thuần chỉ làm trầm trọng thêm trải nghiệm đau khổ của một người.
5
lOMoARcPSD| 39651089
b) Trong các ấn phẩm văn hóa đại chúng
Lời rap trong bài hát “Gieo quẻ”
“Còn sức còn khỏe là còn mừng, còn phải cười Nhìn các cô chú đang chống dịch mòn cả
người Bớt than bớt thở, mình khổ một họ khổ mười” (Gieo quẻ - Hoàng Thuỳ Linh ft Đen
Vâu)
Đại dịch Covid-19 scảnh tỉnh con người về cái chết giá trị của sự sống.
Trước sự sống, không còn đáng quý hơn nữa. Xét theo khía cạnh đó, lời rap của
Đen Vâu sự cổ với con người. Nhưng theo cách nhìn phản biện thì lời nhạc trên
cũng gặp phải lỗi về tích cực độc hại. Đó thuật so nh nỗi đau của hai phía để
cưỡng bức một bên phải nhượng bộ với mất mát của mình (Hội Đồng Cừu, 2022).
Bằng cách so sánh nỗi đau của một người bình thường với một bác chống dịch, lời
bài hát nh trung khiến người ta xem nhẹ nỗi đau của chính mình, nghĩ rằng
không đáng để giải quyết. Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn có thể thấu cảm cho cả hai
bên. Rằng người bình thường cũng nỗi lo về mất việc làm, nỗi đau mất người thân
trong dịch bệnh,...Đồng thời, nhóm bác cũng chịu mất mát khi phải xa gia đình để
đến tâm dịch, hay sự căng thẳng khi hằng ngày phải đối mặt với tử thần,...Những cảm
xúc trên đều của đáng được trân trọng như nhau. Chúng ta không thể bác
bỏ, phủ nhận một phía của cảm xúc chỉ một bên gặp phải vấn đtrầm trọng hơn.
Cảm xúc tiêu cực cần phải được giải quyết để đi đến sự phát triển bền vững cho sức
khỏe tinh thần con người.
Sự tràn lan của những cuốn sách “self-help”
Theo thống của Google Trends, sách “self-help” đã trở thành một trong
những chủ đề thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng. ợt tìm kiếm về đề tài
này tăng từ năm 2019 đạt đến đỉnh điểm vào năm 2020. Trên phương diện tâm
học, sách “self-help” là một hình thức đối phó với các vấn đề nhân hoặc cảm xúc
của một người không cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia. Thế nhưng, cũng vấp
phải nhiều ý kiến về những điều được viết trong sách liệu phải hy vọng phi thực
tế hay không (Policy Herman 2002). Paul (2001) cho rằng, một phần sách “self-
help” thường đưa ra lời khuyên theo tưởng tích cực độc hại. Ông đã tổng kết những
lời khuyên này thành 5 xu hướng phổ biến nhất trong các cuốn sách self- help:
6
lOMoARcPSD| 39651089
Hãy trút cơn giận của bạn ra và nó sẽ biến mất.
Khi bạn đang chán nản, hãy nghĩ rằng mình hạnh phúc bằng cách nghĩ về điều
tích cực.
Hình dung mục tiêu của bạn, nó sẽ giúp bạn biến chúng thành hiện thực.
Sự tự khẳng định sẽ giúp bạn nâng cao lòng tự trọng thấp.
Tích cực lắng nghe giúp bạn giao tiếp tốt hơn với đối tác của mình.
Nhưng thực tế, cảm xúc không dễ điều tiết thay đổi như vậy. Bên trong mỗi
cảm xúc một câu chuyện riêng. vậy, sự tích cực sách self-help khuyến nghị
không phải lúc nào cũng hiệu quả và thực tế với con người.
III. KẾT LUẬN
Bài viết cho thấy vấn đề tích cực độc hại đã tiềm ẩn từ lâu trong hội loài người.
Trong thời gian đầu, vấn đề y chưa được thể hiện nên mọi người khó nhìn thấy
những tác động mà nó gây ra. Chỉ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, sự tích cực độc hại tiềm
tàng mới bị soi tỏ khi bắt đầu nhiều công trình nghiên cứu phản ánh con người xu
hướng đề cao sự tích cực một cách thái quá. Bên cạnh đó, xu hướng “Good vibes only”
chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại cũng đã góp phần không nhỏ vào sự sinh sôi phát triển
của tích cực độc hại. vậy, nhóm tác giả đã đặt vấn đề trong bối cảnh cụ thể trên tiến
hành khảo sát một cách cụ thể biểu hiện của chúng bằng ấn phẩm của xã hội truyền thông
văn hoá đại chúng để đem đến góc nhìn sáng cho người đọc. Từ đó, nhóm tác giả
cũng đưa ra các biện pháp để hạn chế tác động của tích cực độc hại. Với bản thân, chúng
ta nên học cách điều tiết cảm xúc tiêu cực thông qua các hoạt động trồng cây, ngồi
thiền,.... Với mọi người xung quanh, chúng ta cần học
cách lắng nghe, thấu hiểu khi ai đó bày tỏ vấn đề họ đang gặp phải. Thay đưa ra
những lời khuyên sáo rỗng, chúng ta cần dùng từ ngữ phù hợp để họ cảm thấy cảm
xúc của mình được thấu hiểu trân trọng; để họ nhìn lại xem chính mình đang muốn
cần làm để giải quyết vấn đề. Xuất phát từ nhận thức điều chỉnh hành vi như
thế, biến thể xấu của tích cực - tích cực độc hại sẽ biến mất. Đó ng sở quan
trọng để con người vươn đến hạnh phúc thật sự.
7
lOMoARcPSD| 39651089
References
Bhattacharyya, R., Bhattacharyya, M. N., & Sharaff, M. S. (2021). Toxic Positivity
and Mental HealthIt is ok to Not Be ok. Design Engineering, 8, 5109-5127.
Truy xuất từ https://scholar.google.com/citations?
view_op=view_citation&hl=en
&user=zLDwf9QAAAAJ&citation_for_view=zLDwf9QAAAAJ:u-
x6o8ySG0sC
Cain, S. (2020). Susan Cain Wants You to Stop Being So Positive and Start
Thinking About Death. GQ
Truy xuất từ https://www.gq.com/story/susain-cain-bittersweet-interview
Đại Lâm Mộc (2021). Có một hiện tượng gọi là "Sự tích cực độc hại": Giả vờ mọi thứ
đang ổn khiến nhiều người căng thẳng chồng chất trong bế tắc. Cafef.
Truy xuất từ https://cafef.vn/co-mot-hien-tuong-goi-la-su-tich-cuc-doc-hai-
gia-vo-moi- thu-dang-on-khien-nhieu-nguoi-cang-thang-chong-chat-trong-be-
tac-20210718090902753.chn
Sơn Đặng. (2019). Vì sao "Hãy suy nghĩ tích cực" là một lời khuyên phản tác dụng?
Vietcetera.. Truy xuất từ https://vietcetera.com/vn/vi-sao-hay-suy- nghi-tich-
cuc-la-mot-loi-khuyen-phan-tac-dung
Google Trends. Self Help. Truy xuất từ
https://trends.google.com/trends/explore?date=today%205-
y&geo=VN&q=Self%20Help&hl=vi
Hashtags for #goodvibesonly to grow your Instagram, TikTok | best-hashtags.com.
Truy xuất từ https://best- hashtags.com/hashtag/goodvibesonly/
The Healthy Minds Truy xuất từ https://healthymindsnetwork.org/wp-
content/uploads/2023/08/HMS-National- Report-2021-22_full.pdf
Hội Đồng Cừu. (2022). TRIẾT HỌC/CHÍNH TRỊ CỦA "TÍCH CỰC ĐỘC HẠI" |
TRIẾT HỌC ĐẠI CHÚNG | Truy xuất từ
https://www.youtube.com/watch?v=tjxhTi1xWEc&t=719s
8
lOMoARcPSD| 39651089
Munjal, D. (2020). How to Avoid Toxic Positivity. Entrepreneur. Truy xuất
từ https://www.entrepreneur.com/starting-a-business/how-to-avoid-
toxic-positivity/354356
Nguyễn Văn Tuấn. (2021). Giải Nobel Y sinh 2021: Tầm quan trọng của việc biết
đau. Tuổi Trẻ Cuối Tuần. Truy xuất từ https://cuoituan.tuoitre.vn/giai-nobel-y-
sinh-2021-tam-quan-trong-cua-viec-biet-dau-1609332.htm
Paul, A. M. ( 2021). Self-Help: Shattering the Myths. THE CARTER CENTER.
Truy xuất từ https://www.cartercenter.org/news/documents/doc417.html
Peterson, A. L. (2022). Toxic Positivity: What It Is and Why It’s Not Helpful.
Mental Health @. Truy xuất từ
https://mentalhealthathome.org/2022/07/26/toxic-positivity/amp/
Sawhney, V. (2020). It's Okay to Not Be Okay. Harvard Business Review.
Truy xuất từ https://hbr.org/2020/11/its-okay-to-not-be-okay
TOXIC POSITIVITY - GÓC KHUẤT CỦA TÍCH CỰC. (2021). Truy xuất từ
https://leadthechange.asia/toxic-positivity-goc-khuat-cua- su-tich-cuc/
Weinstein, N. D. (1980). Unrealistic optimism about future life events. Journal of
Personality and Social Psychology, 39(5), 806–820. Truy xuất từ
https://doi.org/10.1037/0022-3514.39.5.806
9
| 1/10

Preview text:


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG --------o0o-------- BÀI GIỮA KỲ
MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
NỘI DUNG: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ XÃ HỘI DƯỚI NHÃN QUAN XÃ HỘI HỌC
CHỦ ĐỀ: TÍCH CỰC ĐỘC HẠI TRONG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
VÀ ĐẠI DỊCH COVID 19
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Mai Thị Kim Khánh
Lớp: K23 Truyền thông đa phương tiện Thành viên: Đỗ Thị Hằng Nguyễn Thị Trà My Lê Mai Quỳnh Nhi Kinh Phương Tích Nguyễn Thị Thanh Thảo Nguyễn Anh Thư Nguyễn Vương Quỳnh Thy Lâm Ngọc Hải Uyên
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2023 lOMoAR cPSD| 39651089
TƯ DUY TÍCH CỰC ĐỘC HẠI TRONG TRUYỀN THÔNG ĐẠI
CHÚNG VÀ ĐẠI DỊCH COVID 19 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ những năm 80 của thế kỷ 20, vấn đề “tích cực độc hại” đã được các nhà tâm
lý học quan tâm nhưng chỉ khi đại dịch Covid- 19 bùng nổ thì nó mới trở thành mối
quan tâm toàn cầu. Theo thống kê từ Google Trends, lượt tìm kiếm từ khoá “Toxic
Positivity” đã tăng đột biến từ năm 2019 và đạt đỉnh vào năm 2020 trên phạm vi toàn
cầu. Điều đó là vì trong thời điểm dịch bệnh diễn tiến, con người đã sử dụng tích cực
như một liều thuốc an thần vạn năng để trấn an cho mất mát và khổ đau. Song từ việc
sử dụng quá liều đó, tích cực đã phát sinh ra một biến thể xấu - tích cực độc hại. Như
vậy, tích cực độc hại không còn là một khái niệm xa lạ với thế giới nói chung và giới
nghiên cứu học thuật nói riêng. Nhưng tại Việt Nam, vấn đề này chỉ mới được đề cập
trên các cơ sở dữ liệu trực tuyến và chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu bằng tiếng
Việt. Nó cũng chưa được đặt cụ thể trong bối cảnh của văn hoá đại chúng hay đại dịch
Covid-19 ở xã hội Việt Nam,...Vì vậy, để có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề, nhóm
tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm để tiến hành tổng
hợp tài liệu từ các công trình nghiên cứu cũng như một số ấn phẩm văn hóa truyền
thông có đề cập đến chủ đề “tích cực độc hại" được công bố ở Việt Nam và thế giới.
Những tài liệu đó là cơ sở quan trọng để chúng tôi đưa ra góc nhìn riêng của mình từ
nhãn quan xã hội học và khảo sát một số trường hợp cụ thể ở xã hội Việt Nam. Từ đó,
chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ góp phần thay đổi nhận thức xã hội và điều chỉnh
hành vi con người với vấn đề tích cực độc hại. II. NỘI DUNG
1. Khái niệm “tích cực độc hại”
Trong các nghiên cứu trước đây, vấn đề tích cực độc hại đã được đặt ra khi con
người thường có xu hướng xem trọng sự tích cực và đánh giá thấp sự tiêu cực
(Weinstein, 1980, 806). Song mãi đến 31 năm sau thì nó mới được gọi tên lần đầu tiên
trong tác phẩm The Queer Art Of Failure của Halberstam (2011) bằng thuật ngữ
“tích cực độc hại” (được trích dẫn bởi Peterson, 2022). Cụ thể, theo Dr. Zuckerman:
"Tích cực độc hại là sự giả định, của chính mình hoặc người khác, rằng bất chấp nỗi
đau tinh thần hay tình huống khó khăn của một người, họ chỉ nên có tư duy tích cực 1 lOMoAR cPSD| 39651089
hoặc những cảm xúc tích cực" (được trích dẫn bởi Bhattacharyya, Nikhelesh , & Shail , 2021, 5111).
2. Biểu hiện của tích cực độc hại và mối nguy tiềm tàng
Khi con người rơi vào tích cực độc hại, họ thường che giấu cảm xúc thật và
cảm thấy tội lỗi vì những phản ứng tiêu cực của bản thân. Tích cực độc hại không chỉ
xảy ra ở cá nhân mà còn tồn tại trong các tương tác xã hội. Đó là khi một người muốn
chia sẻ vấn đề họ gặp phải trong cuộc sống nhưng lại nhận về sự chối bỏ và những câu
trả lời thiếu thấu cảm. Song như nghiên cứu của Zuckerman (1997) đã chỉ rõ: “Việc né
tránh hoặc kiềm chế cảm xúc buồn dẫn đến gia tăng sự lo lắng, trầm cảm và suy giảm
sức khỏe tinh thần nói chung. Nếu không xử lý hiệu quả cảm xúc một cách đúng lúc sẽ
dẫn đến vô số khó khăn về tâm lý bao gồm giấc ngủ bị gián đoạn, lạm dụng chất kích
thích, đau buồn kéo dài hoặc thậm chí là rối loạn căng thẳng sau sang chấn.” (dẫn theo
Đại Lâm Mộc, 2021). Mặt khác, khi con người cố lạc quan, họ đồng thời đánh mất kết
nối với chính mình và làm nỗi đau của bản thân trầm trọng hơn. Nó cản trở con người
nói ra cảm xúc thật và gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác. Nghiêm trọng
hơn, ám ảnh về tích cực độc hại có thể khiến họ lần nữa cưỡng bức suy nghĩ bản thân
lên người khác, đồng hoá họ trở nên “tích cực độc hại” như mình. Như vậy, việc ngăn
chặn sự phát triển bình thường của cảm xúc gây ra nhiều hậu quả hơn là chấp nhận sự tồn tại của nó.
3. Soi chiếu vấn đề “tích cực độc hại” dưới nhãn quan xã hội học
a) Tích cực độc hại: Tích cực sao lại độc hại?
Trong thường kiến của mọi người, tích cực là giải pháp cho hầu hết vấn đề.
John Locke (1989) trong “An Essay Concerning Human Understanding” nói đại ý:
Bản chất con người không trông đợi hạnh phúc và cũng không quá sợ hãi khổ đau.
Tuy nhiên trong quá trình trải nghiệm đời sống, tự thân con người sẽ ưu tiên sự tích
cực hơn. Thậm chí, tích cực đã trở thành mục đích tối thượng của con người trong bối
cảnh ngày nay qua sự lan truyền của truyền thông (được trích dẫn bởi Hội Đồng Cừu, 2022).
Bên cạnh đó, chúng ta muốn trở nên tích cực còn vì nhu cầu khẳng định bản
thân - nhu cầu cao nhất theo tháp Maslow. Cain (2022) cho rằng vào thế kỷ 19, chu kỳ
thăng hoa và phá sản của tư bản đã dẫn tới suy nghĩ rằng không thành công trong công 2 lOMoAR cPSD| 39651089
việc kinh doanh tức là một kẻ thất bại. Thế nên khuynh hướng tích cực độc hại ngày
càng phổ biến vì biểu hiện tích cực khiến họ được xem như là một người chiến thắng.
Hơn thế, tích cực được xem trọng vì nó là động lực để con người giải quyết vấn
đề. Nghiên cứu của The Healthy Minds (2023) về sức khỏe tinh thần của các sinh viên
trong đại dịch Covid- 19 cho thấy: 44% sinh viên có những triệu chứng của bệnh trầm
cảm và cứ 3 sinh viên thì có 1 người trải qua những triệu chứng của trầm cảm ở mức
độ nghiêm trọng, 75% chần chừ trong việc tìm kiếm sự trợ giúp dẫn đến việc bỏ học,
vắng học, tự gây hại bản thân. Sau đó, họ buộc phải ép bản thân tích cực để giải quyết
vấn đề trong khi điều kiện tâm lý không cho phép. Chính điều này đã phần nào dẫn
đến tích cực độc hại tăng đột biến trong đại dịch (tr.5).
Những điều trên là nguyên cớ cho góc nhìn quen thuộc xem tích cực như một
giá trị được đề cao. Vì vậy, chúng tôi đề xuất xem xét sự tích cực trong hệ nhị nguyên
tích cực - tiêu cực để tái định nghĩa lại vấn đề. Một cách rõ ràng, chúng ta sẽ không
thể nhận biết tích cực nếu không có khái niệm về tiêu cực trong suy nghĩ. Mặt khác, ý
niệm tôn sùng sự tích cực cũng được củng cố thông qua hậu quả khi con người tiêu
cực. Như vậy, tiêu cực có vai trò nhất định trong đời sống. Nếu giản lược hoặc triệt
tiêu nó trong quá trình nhận thức và diễn tiến của cảm xúc, sự tích cực sẽ không đủ để
đảm bảo sự đa dạng cho bộ cảm xúc của con người. Dưới đây là các lý do nhóm tác
giả đưa ra nhằm củng cố sự thiết yếu của tiêu cực trong đời sống tinh thần.
Trước hết, trong trải nghiệm đời sống, con người không chỉ tìm gặp niềm vui,
sự êm đềm mà hơn hết còn là bất hạnh và khổ đau. Tiêu cực là nhân tố nảy sinh tất yếu
từ quá trình đó. Hơn hết, theo mô hình tính cách Năm Nhân Tố, một trong năm nhân tố
định hình tính cách con người đó là sự nhạy cảm (Sơn Đặng, 2019). Nó giúp con
người nhận biết các biến đổi của môi trường để đưa ra phản ứng phòng vệ thích hợp.
Cảm giác tiêu cực là minh chứng cho thấy tương tác giữa con người và môi trường
cũng như hoạt động bình thường của cơ chế phòng vệ. Theo Marc đó là: “Tin báo sâu
thẳm trong tâm hồn, gửi thông điệp về những diễn biến xảy ra trong mỗi cá thể khi
phản ứng với bất kỳ sự kiện mà ta trải qua.” (được trích dẫn bởi “TOXIC POSIVITY -
GÓC KHUẤT CỦA SỰ TÍCH CỰC”, n.d.). Có thể nhận thấy điều đó trong sự kiện
hai nhà khoa học David Julius và Ardem Patapon được trao giải Nobel Y sinh năm
2021 vì đã phát hiện thụ thể TRP và Piezo. Đó là hai thụ thể có vai trò quan trọng 3 lOMoAR cPSD| 39651089
trong việc giúp các nhà khoa học hiểu cơ chế của những cơn đau, từ đó giúp phát triển
các loại thuốc giảm đau hiệu quả (Nguyễn Văn Tuấn, 2021). Như vậy, cảm xúc tiêu
cực góp phần rất lớn trong việc đem đến dữ liệu đúng đắn cho việc giải quyết vấn đề.
Nói như Ngọc Hà (2020), cảm xúc tiêu cực chính là “đèn đỏ khi con người vượt ngã
tư” (được trích dẫn bởi “TOXIC POSIVITY - GÓC KHUẤT CỦA SỰ TÍCH CỰC”, n.d.).
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả cũng nhận thấy tiêu cực như một đề
xuất khả thi để con người điều hoà cảm xúc và đạt được sự cân bằng trong nội tâm. Đó
là một trong những cung bậc của cảm xúc, là phần cân bằng lại với sự thăng hoa trong
thang đo xúc cảm. Nếu con người tích cực hay tiêu cực quá mức đều có khả năng dẫn
đến nhiều bệnh lý tâm thần. Do đó theo chúng tôi, tiêu cực nên được nhìn nhận như
một yếu tố điều hòa thiết yếu.
Trong quá trình tái định nghĩa khái niệm tích cực và tiêu cực như trên, có thể
thấy sự tồn tại của chúng trong đời sống là tất yếu. Vậy nên, triệt tiêu hoàn toàn sự tiêu
cực chỉ vì truy cầu sự tích cực sẽ trở thành tích cực độc hại. Khi đó, nó không giúp con
người giải quyết vấn đề mà còn khiến họ lạc lối, cũng như tăng nguy cơ gặp phải bệnh lý về tâm thần.
b) Tích cực như một lựa chọn của con người trong bối cảnh của xã hội
truyền thông và đại dịch
Trong kỉ nguyên số, truyền thông trở thành một trong những “nhà máy sản xuất
thức ăn tinh thần” lớn nhất cho con người. Các thông tin từ phương tiện đại chúng
không ngừng cho ta thấy cuộc sống “màu hồng” của người khác. Nó khiến chúng ta
muốn hoà vào bầu không khí chung ấy và vô hình trung, lầm tưởng thành rằng công
của người khác không hề trải qua thất bại. Theo trang Bloomberg tư tưởng “sợ tiêu
cực” đó đã tạo cơ hội cho sự tăng trưởng vượt bậc của những “chuyên gia hạnh phúc”
từ 4.700 trong năm 2001 đến hơn 41.000 hiện nay (được trích dẫn bởi “TOXIC
POSIVITY - GÓC KHUẤT CỦA SỰ TÍCH CỰC”, n.d.). Điều đó ảnh hưởng rất lớn
đến tâm lý so sánh bản thân với người khác của chúng ta. Mặc dù hạnh phúc đó có thể
chỉ là góc độ mà người khác đã chọn phô bày trước mắt mọi người. Cùng với đó còn là
việc chúng ta lạm dụng tích cực như thuốc an thần cho mọi mất mát trong thời điểm
đại dịch diễn ra, khi nhiều người có xu hướng đăng những điều tích cực lên mạng xã 4 lOMoAR cPSD| 39651089
hội thay vì đối mặt với những tác hại mà Covid 19 mang lại. Hashtag “Good Vibes
Only” đã trở nên vô cùng phổ biến trên mạng xã hội trong thời điểm đó. Theo website
“best-hashtags.com”, hashtag #goodvibes có 114,869,647 bài trên trang mạng xã hội
Instagram, hashtag #positivevibes được sử dụng trong 68,663,354 bài trên Instagram
(“Hashtags for #goodvibesonly”, n.d.). Ở khía cạnh khác, tích cực độc hại còn đến từ
ảnh hưởng của chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại theo Nguyễn Quốc Tấn Trung (được trích
dẫn bởi Hội Đồng Cừu, 2022). Chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại - thứ xuất phát từ chủ
nghĩa tư bản đã không ngừng gắn nhãn lên sản phẩm những giá trị không tưởng. Ngoài
giá trị vật chất thật sự mà nó đem lại (Munjal, 2020). Kiến tạo của chủ nghĩa tư bản
khiến con người tin rằng chúng ta càng mua nhiều thì càng hạnh phúc. Sự tích cực
trong xã hội hiện đại dần trở thành một khái niệm tự tạo thay vì đến từ giá trị tự thân.
Như vậy, tích cực trong tình huống này không hẳn chỉ là lựa chọn của cá nhân để trở
nên hạnh phúc mà hơn hết còn chịu tác động mạnh mẽ từ bối cảnh chung của xã hội.
4. Khảo sát các ví dụ về tích cực độc hại trong truyền thông và các ấn phẩm
văn hoá đại chúng:
a) Trong truyền thông:
Gen Z (1995-2015) là thế hệ được sinh ra với một cuộc sống đầy đủ về vật chất.
Vì thế, họ thường bị gắn nhãn là “thế hệ vượt sướng”. Như mọi thời, gen Z không thể
tránh khỏi sự “thượng đẳng thế hệ”. Họ bị các thế hệ trước cho rằng quá nhạy cảm,
yếu đuối và dễ mắc các chứng bệnh về tâm lý. Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu (2022) cho
biết, vấn đề rối loạn lo âu trầm cảm đang ngày càng báo động ở trẻ vị thành niên. Ước
tính, nếu có 25% dân số Việt Nam mắc phải chứng bệnh này thì có 20% là trẻ vị thành
niên (được trích dẫn bởi Nam Phương, 2022). Tuy nhiên, câu trả lời cho vấn đề ấy lại
là những dòng bình luận mang tính “cưỡng bức tích cực” của cộng đồng mạng: “Gen
Z phải tích cực lên đi chứ! Bọn trẻ thời nay sướng thế còn gì”, “Còn trẻ thế mà đã nghĩ
đến việc tự tử”. Điều đó càng khiến người trẻ có xu hướng che đậy nỗi đau và khó bày
tỏ bản thân. Xét về bản chất, các bình luận trên mang tư duy tích cực độc hại khi
không đi vào bản chất hiện tượng mà chỉ dựa vào sự việc bên ngoài để phán xét.
Những câu nói đó đã chặn đứng thảo luận tiếp theo về cảm xúc thực sự của thế hệ Z,
về lý do mà họ chọn làm vậy. Do đó, nó không thể giải quyết bất kỳ vấn đề gì mà đơn
thuần chỉ làm trầm trọng thêm trải nghiệm đau khổ của một người. 5 lOMoAR cPSD| 39651089
b) Trong các ấn phẩm văn hóa đại chúng
Lời rap trong bài hát “Gieo quẻ”
“Còn sức còn khỏe là còn mừng, còn phải cười Nhìn các cô chú đang chống dịch mòn cả
người Bớt than bớt thở, mình khổ một họ khổ mười” (Gieo quẻ - Hoàng Thuỳ Linh ft Đen Vâu)
Đại dịch Covid-19 là sự cảnh tỉnh con người về cái chết và giá trị của sự sống.
Trước sự sống, không còn gì đáng quý hơn nữa. Xét theo khía cạnh đó, lời rap của
Đen Vâu là sự cổ vũ với con người. Nhưng theo cách nhìn phản biện thì lời nhạc trên
cũng gặp phải lỗi về tích cực độc hại. Đó là kĩ thuật so sánh nỗi đau của hai phía để
cưỡng bức một bên phải nhượng bộ với mất mát của mình (Hội Đồng Cừu, 2022).
Bằng cách so sánh nỗi đau của một người bình thường với một bác sĩ chống dịch, lời
bài hát vô hình trung khiến người ta xem nhẹ nỗi đau của chính mình, nghĩ rằng nó
không đáng để giải quyết. Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn có thể thấu cảm cho cả hai
bên. Rằng người bình thường cũng có nỗi lo về mất việc làm, nỗi đau mất người thân
trong dịch bệnh,...Đồng thời, nhóm bác sĩ cũng chịu mất mát khi phải xa gia đình để
đến tâm dịch, hay sự căng thẳng khi hằng ngày phải đối mặt với tử thần,...Những cảm
xúc trên đều có lí của nó và đáng được trân trọng như nhau. Chúng ta không thể bác
bỏ, phủ nhận một phía của cảm xúc chỉ vì một bên gặp phải vấn đề trầm trọng hơn.
Cảm xúc tiêu cực cần phải được giải quyết để đi đến sự phát triển bền vững cho sức
khỏe tinh thần con người.
Sự tràn lan của những cuốn sách “self-help”
Theo thống kê của Google Trends, sách “self-help” đã trở thành một trong
những chủ đề thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng. Lượt tìm kiếm về đề tài
này tăng từ năm 2019 và đạt đến đỉnh điểm vào năm 2020. Trên phương diện tâm lý
học, sách “self-help” là một hình thức đối phó với các vấn đề cá nhân hoặc cảm xúc
của một người mà không cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia. Thế nhưng, nó cũng vấp
phải nhiều ý kiến về những điều được viết trong sách liệu có phải là hy vọng phi thực
tế hay không (Policy và Herman 2002). Paul (2001) cho rằng, một phần sách “self-
help” thường đưa ra lời khuyên theo tư tưởng tích cực độc hại. Ông đã tổng kết những
lời khuyên này thành 5 xu hướng phổ biến nhất trong các cuốn sách self- help: 6 lOMoAR cPSD| 39651089
Hãy trút cơn giận của bạn ra và nó sẽ biến mất.
Khi bạn đang chán nản, hãy nghĩ rằng mình hạnh phúc bằng cách nghĩ về điều tích cực.
Hình dung mục tiêu của bạn, nó sẽ giúp bạn biến chúng thành hiện thực.
Sự tự khẳng định sẽ giúp bạn nâng cao lòng tự trọng thấp.
Tích cực lắng nghe giúp bạn giao tiếp tốt hơn với đối tác của mình.
Nhưng thực tế, cảm xúc không dễ điều tiết và thay đổi như vậy. Bên trong mỗi
cảm xúc là một câu chuyện riêng. Vì vậy, sự tích cực mà sách self-help khuyến nghị
không phải lúc nào cũng hiệu quả và thực tế với con người. III. KẾT LUẬN
Bài viết cho thấy vấn đề tích cực độc hại đã tiềm ẩn từ lâu trong xã hội loài người.
Trong thời gian đầu, vấn đề này chưa được thể hiện rõ nên mọi người khó nhìn thấy
những tác động mà nó gây ra. Chỉ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, sự tích cực độc hại tiềm
tàng mới bị soi tỏ khi bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu phản ánh con người có xu
hướng đề cao sự tích cực một cách thái quá. Bên cạnh đó, xu hướng “Good vibes only” và
chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại cũng đã góp phần không nhỏ vào sự sinh sôi và phát triển
của tích cực độc hại. Vì vậy, nhóm tác giả đã đặt vấn đề trong bối cảnh cụ thể trên và tiến
hành khảo sát một cách cụ thể biểu hiện của chúng bằng ấn phẩm của xã hội truyền thông
và văn hoá đại chúng để đem đến góc nhìn sáng rõ cho người đọc. Từ đó, nhóm tác giả
cũng đưa ra các biện pháp để hạn chế tác động của tích cực độc hại. Với bản thân, chúng
ta nên học cách điều tiết cảm xúc tiêu cực thông qua các hoạt động trồng cây, ngồi
thiền,.... Với mọi người xung quanh, chúng ta cần học
cách lắng nghe, thấu hiểu khi ai đó bày tỏ vấn đề họ đang gặp phải. Thay vì đưa ra
những lời khuyên sáo rỗng, chúng ta cần dùng từ ngữ phù hợp để họ cảm thấy cảm
xúc của mình được thấu hiểu và trân trọng; để họ nhìn lại xem chính mình đang muốn
và cần làm gì để giải quyết vấn đề. Xuất phát từ nhận thức và điều chỉnh hành vi như
thế, biến thể xấu của tích cực - tích cực độc hại sẽ biến mất. Đó cũng là cơ sở quan
trọng để con người vươn đến hạnh phúc thật sự. 7 lOMoAR cPSD| 39651089 References
Bhattacharyya, R., Bhattacharyya, M. N., & Sharaff, M. S. (2021). Toxic Positivity
and Mental Health–It is ok to Not Be ok. Design Engineering, 8, 5109-5127.
Truy xuất từ https://scholar.google.com/citations?
view_op=view_citation&hl=en
&user=zLDwf9QAAAAJ&citation_for_view=zLDwf9QAAAAJ:u- x6o8ySG0sC
Cain, S. (2020). Susan Cain Wants You to Stop Being So Positive and Start
Thinking About Death. GQ
Truy xuất từ https://www.gq.com/story/susain-cain-bittersweet-interview
Đại Lâm Mộc (2021). Có một hiện tượng gọi là "Sự tích cực độc hại": Giả vờ mọi thứ
đang ổn khiến nhiều người căng thẳng chồng chất trong bế tắc. Cafef.
Truy xuất từ https://cafef.vn/co-mot-hien-tuong-goi-la-su-tich-cuc-doc-hai-
gia-vo-moi- thu-dang-on-khien-nhieu-nguoi-cang-thang-chong-chat-trong-be- tac-20210718090902753.chn
Sơn Đặng. (2019). Vì sao "Hãy suy nghĩ tích cực" là một lời khuyên phản tác dụng?
Vietcetera.. Truy xuất từ https://vietcetera.com/vn/vi-sao-hay-suy- nghi-tich-
cuc-la-mot-loi-khuyen-phan-tac-dung
Google Trends. Self Help. Truy xuất từ
https://trends.google.com/trends/explore?date=today%205-
y&geo=VN&q=Self%20Help&hl=vi
Hashtags for #goodvibesonly to grow your Instagram, TikTok | best-hashtags.com.
Truy xuất từ https://best- hashtags.com/hashtag/goodvibesonly/
The Healthy Minds Truy xuất từ https://healthymindsnetwork.org/wp-
content/uploads/2023/08/HMS-National- Report-2021-22_full.pdf
Hội Đồng Cừu. (2022). TRIẾT HỌC/CHÍNH TRỊ CỦA "TÍCH CỰC ĐỘC HẠI" |
TRIẾT HỌC ĐẠI CHÚNG | Truy xuất từ
https://www.youtube.com/watch?v=tjxhTi1xWEc&t=719s 8 lOMoAR cPSD| 39651089
Munjal, D. (2020). How to Avoid Toxic Positivity. Entrepreneur. Truy xuất từ
https://www.entrepreneur.com/starting-a-business/how-to-avoid- toxic-positivity/354356
Nguyễn Văn Tuấn. (2021). Giải Nobel Y sinh 2021: Tầm quan trọng của việc biết
đau. Tuổi Trẻ Cuối Tuần. Truy xuất từ https://cuoituan.tuoitre.vn/giai-nobel-y-
sinh-2021-tam-quan-trong-cua-viec-biet-dau-1609332.htm
Paul, A. M. ( 2021). Self-Help: Shattering the Myths. THE CARTER CENTER.
Truy xuất từ https://www.cartercenter.org/news/documents/doc417.html
Peterson, A. L. (2022). Toxic Positivity: What It Is and Why It’s Not Helpful.
Mental Health @. Truy xuất từ
https://mentalhealthathome.org/2022/07/26/toxic-positivity/amp/
Sawhney, V. (2020). It's Okay to Not Be Okay. Harvard Business Review.
Truy xuất từ https://hbr.org/2020/11/its-okay-to-not-be-okay
TOXIC POSITIVITY - GÓC KHUẤT CỦA TÍCH CỰC. (2021). Truy xuất từ
https://leadthechange.asia/toxic-positivity-goc-khuat-cua- su-tich-cuc/
Weinstein, N. D. (1980). Unrealistic optimism about future life events. Journal of
Personality and Social Psychology, 39(5), 806–820. Truy xuất từ
https://doi.org/10.1037/0022-3514.39.5.806 9