-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích về một số cơ cấu xã hội cơ bản? Ý nghĩa của nghiên cứu cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội - giai cấp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc duy trì các quan hệ giai cấp tạo sự ổn định xã hội. Bởi, xã hội thường bị chia thành các giai cấp mà đặc trưng cơ bản cùa giai cấp là vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất nên cơ cấu xã hội - giai cấp đóng một vai trò nền tảng của hệ thống xã hội. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 1 K tài liệu
Tài liệu khác 1.1 K tài liệu
Phân tích về một số cơ cấu xã hội cơ bản? Ý nghĩa của nghiên cứu cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội - giai cấp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc duy trì các quan hệ giai cấp tạo sự ổn định xã hội. Bởi, xã hội thường bị chia thành các giai cấp mà đặc trưng cơ bản cùa giai cấp là vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất nên cơ cấu xã hội - giai cấp đóng một vai trò nền tảng của hệ thống xã hội. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 1 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Phân tích về một số cơ cấu xã hội cơ bản? Ý nghĩa của nghiên cứu cơ cấu xã hội
Các cơ cấu xã hội luôn luôn gắn liền với các quan hệ xã hội và là biểu hiện trực tiếp của các quan hệ xã hội.
Chính vì lẽ đó, khi mà nghiên cứu về cơ cấuxã hội người ta thường nói tới những cơ cấu sau:
1. Cơ cấu xã hội - giai cấp
Cơ cấu xã hội - giai cấp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc duy trì các quan hệ giai cấp tạo sự ổn định xã
hội. Bởi, xã hội thường bị chia thành các giai cấp mà đặc trưng cơ bản cùa giai cấp là vấn đề sở hữu tư liệu
sản xuất nên cơ cấu xã hội - giai cấp đóng một vai trò nền tảng của hệ thống xã hội. Do vậy, khi xem xét cơ
cấu xã hội - giai cấp phải xem xét nó ở hai khía cạnh: một mặt xem xét không chỉ các giai cấp mà cả các tập
đoàn xã hội, mặt khác cần nhấn mạnh và nêu rõ những tập đoàn người hợp thành các giai cấp cơ bản của
cơ cấu xã hội - giai cấp chiếm vị trí quyết định đối với toàn bộ các tầng lóp và tập đoàn xã hội khác, có vị trí
quyết định đến sự phát triển và biến đổi của cơ cấu xã hội.
Cơ cẩu xã hội - giai cấp là một hệ thống phức tạp tồn tại tương đổi độc lập, gắn liền với sự tồn tại của xã hội
là sản xuất ra của cải vật chất và các mối quan hệ xã hội của con người, nó là hạt nhân quyết định sự biến
đổi của cơ cấu xã hội. Cơ cẩu xã hội là một hệ thống bao gồm các nhóm xã hội khác nhau, các nhóm xã hội
này có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội, có quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất.
Như vậy, cơ cấu xã hội - giai cấp gắn liền với phương thức sản xuất ra của cải vật chất xã hội. Quan hệ giai
cấp phản ánh mối quail hệ về lợi ích giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Căn cứ vào đó mà chia xã
hội thành các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.
Ở nước ta cơ cấu - giai cấp mang 3 đặc điểm cơ bản sau:
+ Tính chất xã hội chủ nghĩa:đó là biểu hiện ở sự lãnh đạc. của Đảng Cộng sản, xác định hướng phát triển
của cơ cẩu - giai cấp là theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
+ Cơ cấu xã hội - giai cấp còn phát triển chậm biếu hiện ở chỗ giai cấp nông dân chiếm một tỷ lệ lao động lớn trong dân cư.
+ Cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta mang tính quá độ và tính đa dạng, thống nhất. Giai cấp công nhân và
đội ngũ trí thức còn chiếm tỷ lệ thấp, giai cấp nông dân còn chiếm tỷ lệ cao. Tính đa dạng được biểu hiện ở
cơ cấu nhiều giai tầng, tính thống nhất biểu hiện ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đó là một đặc trưng
của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ chuyển hóa, có sự biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc các thành phần
xã hội, có sự phân hóa các tầng lớp xã hội trong quá 'trình hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý và điều tiết của Nhà
nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Khi nghiên cứu cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta cần chú ý đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu này có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Đó là việc phát triển của năm thành phần kinh tế trên cơ sở
ba chế độ sở hữu: toàn dân, tập thể và tư nhân.
2. Cơ cấu nghề nghiệp - xã hội
Vị thế nghề nghiệp là vị thế xã hội cơ bản và chủ đạo. Trình độ nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển xã hội và trong quá trình phân hóa xã hội. Do đó, cơ cấu nghề nghiệp xã hội là sự phân công
lao động xã hội. Đó là sự chuyên môn hóa ngành nghề của các nhóm xã hội, các tập đoàn xã hội thực hiện
những chức năng lao động của mình trong một tổ chức sản xuất. Nếu cơ cấu xã hội - giai cấp là sự phân
chia xã hội thành các giai tầng theo chiều dọc của cơ cấu xã hội thì cơ cấu nghề nghiệp - xã hội là sự phân
chia cơ cấu xã hội theo chiều ngang.
Đặc trưng của sự phân công lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội gồm hai đặc trưng: trong
điều kiện của chủ nghĩa xã hội thì tính chất không đồng nhất về kinh tế - xã hội của lao động vẫn tồn tại; đặc
biệt là trong thời kỳ quá độ vẫn còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất còn khác nhau, do vậy còn có sự phân biệt về tính chất và nội dung của lao động. Đặc trưng thứ
hai của sự phân công lao động là vẫn còn có sự khác biệt chuyên môn nghề nghiệp. Do vậy cần phải nhận
thức rõ về mối quan hệ giữa hai sự khác biệt này.
Khuynh hướng cơ bản để phát triển cơ cấu nghề nghiệp - xã hội tùy thuộc sự phát triển của lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất quyết định. Nó được biểu hiện ở ba điểm .chính sau đây:
- Thứ nhất, khuynh hướng phân hóa các loại lao động do -sự chuyên môn hóa ngày càng sâu trong mỗi
ngành nghề, là do khoa học, công nghệ ngày càng thâm nhập sâu rộng vào các lĩnh vực, các ngành nghề
khác nhau của sản xuất và đời sống;
- Thứ hai, sự liên kết giữa các ngành đã làm nảy sinh các ngành nghề mới. Khoa học trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp dẫn đến việc trí thức hóa lao động, ngày càng nâng cao trình độ trí thức của người lao động;
- Thứ ba, bản thân quan hệ sản xuất cũng có sự thay đổi trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, đã hình
thành một số ngành nghề mới mà trước kia chưa có, nhất là trong khu vực dịch vụ - xã hội mang tính tư nhân.
Tóm lại: Quá trình phân hóa trong sự phân công lao động xã hội không chỉ đưa đến sự phân hóa mà còn
dẫn tới sự đồng nhất về kinh tế - xã hội, sự xích lại gần nhau về trình độ học vấn, văn hóa, lối sống và mức
độ thu nhập giữa các nhóm nghề nghiệp - xã hội khác nhau. Vì vậy, xã hội học luôn quan tâm và phát hiện
mối quan hệ biện chứng giữa những khuynh hướng biến đổi trong cơ cấu xã hội - giai cấp và cơ cấu nghề
nghiệp - xã hội, để từ đó quan tâm đến vấn đề Người lao động trong nền kinh tế thị trường. Nguồn cung cấp
lao động và giải quyết việc làm sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ cấu xã hội - giai cấp cũng như sự chuyển dịch dân cư.
3. Cơ cấu nhân khẩu - xã hội
Cơ cấu nhân khẩu - xã hội là một trong những nội dung cơ bản của cơ cấu xã hội. Đó là nghiên cứu các
thành phần dân số theo lứa tuổi, giới tính trong một cấu trúc xã hội hay một hệ thống xã hội nhất định và
mối liên hệ tác động qua lại giữa các nhóm dân số nhằm đảo bảo tính ổn định và phát triển của xã hội. Qua
nghiên cứu cơ cấu nhân khẩu - xã hội có thể thấy được những đặc trưng xu hướng biến đổi của dân số,
mức sinh, mức tử, di dân, tỷ lệ giới tính,... từ đó rút ra được một số vấn đề liên quan đến số lượng và chất
lượng của cuộc sống con người trong xã hội.
Nghiên cứu cơ cấu nhân khẩu - xã hội, Xã hội học phát hiện ra những mối liên hệ và sự phụ thuộc có tính
chất quy luật giữa các quá trình nhân khẩu, với những thay đổi về tâm lý và kinh tế - xã hội.
4. Cơ cấu xã hội - lãnh thể
- Cơ cấu xã hội lãnh thổ được nhận diện chù yếu qua đường phân ranh về lãnh thổ. Những dấu hiệu chủ
yếu được phân tích trong cơ cấu xã hội - lãnh thổ là những khác biệt về điều kiện sổng, môi trường kinh tế,
trình độ sản xuất, đặc trưng văn hóa, mật độ dân cư, thiết chế xã hội (vùng) cũng như những đặc trưng
khác về mức sống, phong tục tập quán, lễ hội thói quen sinh hoạt, kiểu nhà ờ, y phục...
- Cơ cấu xã hội còn được nhận diện qua đường phân ranh giữa xã hội đô thị Và nông thôn. Ngoài lát cắt
phân tích về đô thị nông thôn, tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội - lãnh thổ còn đi vào nghiên cứu cơ cấu
vùng: đồng bằng, trung du, miền núi. Trong mỗi vùng đó lại chia nhỏ hơn nữa những phân tích về cơ cấu.
5. Cơ cấu xã hội - dân tộc
Cơ cấu xã hội - dân tộc là nghiên cứu quy mô, tỳ trọng và sự biến đổi về số lượng, chất lượng cũng như
những đặc trưng xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội trong nội bộ mỗi dân tộc và tương quan giữa chúng
trong cộng đồng. Sự tương tác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của sự biến đổi về cơ cấu giữa các dân tộc,
mối quan hệ và tác động qua lại giữa cơ cấu xã hội hiện thực và các mặt khác của đời sống xã hội như:
kinh tế, chính trị, văn hóa, sự phát triển xã hội, vấn đề di dân, tầ chức lao động, phâr. bổ dân cư...
6. Tìm hiểu vấn đề pháp luật về cơ cấu xã hội - nhân khẩu
- Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ (khoản 1 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006). Đặc
điểm của giói tính bị quy định bởi gen qua di truyền từ cha mẹ sang con. Nó là sản phẩm của quá trình tiến
hóa sinh học ở trình độ cao, biến đổi theo quy luật sinh học không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cá
nhân. Giới tính được biểu hiện thể chất qua cấu tạo, quan hệ tình dục, còn đàn ông thì lo làm các công việc
nấu nướng, dọn dẹp và chăm .sóc con. Do đó, nam tính hay nữ tính không phải do bẩm sinh mà do quá
trình xã hội hóa (ảnh hưởng của hoàn cảnh sống, gia đình và giáo dục). Sự khác biệt về vai trò của nam
giới và nữ giới chỉ là tương đối, không có bằng chứng tất yếu nào cho thấy sự thống trị thuộc về người đàn
ông còn đàn bà phải phục tùng. Vì vậy, bình đẳng mới có thể được coi là tự nhiên.
Ở hầu hết các xã hội đều quy định những hoạt động đặc thù khác nhau cho nam giới và nữ giới và một
cách truyền thống nam giới có quyền uy hơn nữ giới và có quyền đối với nữ giới. Quan niệm phổ biến nhất
là nam giới đi làm nuôi gia đình, còn người vợ ở nhà chăm lo nhà cửa, con và phụ thuộc vào người chồng.
Như vậy, nam và nữ không chỉ khác nhau về mặt xã hội mà còn nằm trong mối quan hệ phụ thuộc và thống
trị (chế độ gia trưởng). Do đó, sự bất bình đẳng nam, nữ là vốn có trong các quan hệ giữa hai giới.
Ở Việt Nam, bình đẳng giới, không có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực được Nhà
nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật và trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như: Hiến
chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới, Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ,
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ... Từ Hiến pháp năm 1946 đã có quy định:
“Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9). Chính sách bình đẳng nam nữ cũng được
thể hiện xuyên suốt trong giới tính khi sinh hiện nay là 112 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái. Theo các nhà
nghiên cứu tỉ số chênh lệch này có thể tăng cao, lên tói 115 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái trong thập kỉ này.
Việc lựa chọn giới tính ngày càng phổ biến làm cho sự mất cân bằng giới tính càng trở nên trầm trọng. Neu
xu hướng này không có sự cải thiện thì khoảng hai thập niên tiếp theo sẽ dẫn đến tình hạng dư thừa nam
giới so với phụ nữ cùng độ tuổi.
Nhận thức được hậu quả của sự mất cân bằng giới tính, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
nhằm điều chỉnh những vấn đề về dân số. Pháp luật Việt Nam đã nghiêm cấm tất cả các hành vi lựa chọn
giới tính thai nhi được thể hiện ở Pháp lệnh dân số năm 2003, Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày
16/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số, Nghị
định số 114/2006/NĐ-CP ngày 03/10/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số
và trẻ em (được thay thế bởi Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị định số 176/2013/ND-CP hết hiệu lực ngày 15/11/2020 và
được thay thế bằng Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế); gần đây nhất là Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025 với mục tiêu
khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỉ số giới
Nhiều người trong số các chị em phụ nữ phải tự tạo việc làm hoặc làm việc trong gia đình mà không được
trả công. Phụ nữ làm việc trong các khu vực không chính thức có tiền công thấp hơn, tay nghề thấp hơn, ít
có cơ hội nâng cao tay nghề và đào tạo hơn nam giới. Vai trò kép của người phụ nữ vừa chăm sóc con vừa
làm nội trợ, cũng như tạo thu nhập cản trờ người phụ nữ tham gia vào các công việc được trả công, đặc
biệt là công việc trong khu vực chính thức. Trong lĩnh vực chính trị, nam giới thường có vị thế xã hội cao
hơn, nắm giữ vai trò lãnh đạo, tỉ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội Khóa 14 (nhiệm kì 2016 - 2021) chỉ chiếm tỉ lệ 26,8%.
Xã hội đang giải quyết những vấn đề chung của phụ nữ đảm bảo cho họ bình quyền với nam giới về địa vị
pháp lý cũng như giải quyết những vấn đề đặc thù tạo ra những điều kiện cần thiết để phụ nữ kết hợp tham
gia vào các lĩnh vực xã hội với vai trò làm mẹ. Tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố không bình đẳng trong thực
tế của phụ nữ đó là những nghĩa vụ liên quan đến chức năng làm mẹ, giáo dục con và phục vụ gia đình;
cản hở phụ nữ sử dụng đầy đủ các quyền bình đẳng với nam giới mà luật pháp mang lại cho họ với tư cách
là một công dân xã hội.
Quan điểm về giới cho rằng trong xã hội không chỉ có hai giới nam và nữ mà nhiều hơn hai giới tồn tại đó là
nhóm xã hội bao gồm những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính
luyến ái (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender) (LGBT). Cộng đồng LGBT cũng có chúng tiếp nhận
được những suy nghĩ và hành vi khác với những gì chúng được học hỏi ở gia đình. Môi trường xã hội hóa
chính thức của trẻ em là môi trường nhà trường. Khi đứa trẻ đến trường nó tiếp thu không chỉ nội dung các
môn học truyền thống mà còn tiếp thu những quy tắc và khuôn mẫu hành vi, các kĩ năng xã hội khác. Như
vậy, quá trình xã hội hóa trẻ em thông qua môi trường gia đình, nhà trường và nhóm xã hội được thực hiện
như là kết quả của sự tương tác giữa các thành viên.
Trẻ em là nhóm xã hội đang trong quá trình học hỏi các giá trị, chuẩn mực để thích nghi với xã hội, đặc biệt
với chuẩn mực pháp luật. Những hành vi xử sự đúng đắn hay vi phạm pháp luật của cha mẹ, hay các thành
viên trong gia đình và xã hội sẽ tác động lớn đến trẻ em. Mặt khác, nếu các chương trình giáo dục pháp luật
được thiết kế một cách phù hợp thì trẻ em sẽ tiếp nhận chuẩn mực pháp luật một cách có hiệu quả và định
hình khuôn mẫu, thói quen xử sự theo đúng quy định của pháp luật.
Trẻ em đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, thể chất và trí lực nên bản thân chúng
không thể tự thực hiện các quyền cơ bản của mình được ghi nhận trong pháp luật vì chúng chưa có đù các
kĩ năng. Do đó, toong nhiều trường hợp trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em lại thuộc về cha mẹ, người nuôi
dưỡng, người giám hộ, nhà trường, các cơ sở nuôi dưỡng, giáo dục và xã hội. Độ tuổi trẻ em phải chịu
trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình cũng thay đổi theo thời gian, và theo từng lĩnh vực quan hệ xã hội.
Ví dụ, toong lĩnh vực hình sự, đủ 14 tuổi trở lên trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự với một số loại tội
phạm liên tục được rà soát, đánh giá và sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế.
Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi (Điều 1 Luật Thanh niên năm
2020). Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành các chính sách,
pháp luật tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo
đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, tạo điều kiện cho thanh niên có ý chí phấn đấu vươn lên. Thanh
niên nước ta hiện nay chiếm lực lượng lớn của lao động xã hội, có trình độ, tính năng động xã hội cao.
Song trước mắt họ đặt ra không ít những vấn đề có liên quan đến việc lựa chọn vị trí của mình trong cuộc
sống. Việc lựa chọn con đường của mình lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nguồn gốc xã hội, hoàn cảnh
vật chất gia đình, nơi sinh sống, định hướng giá trị... Đặc trưng của thanh niên là có yêu cầu cao đối với
cuộc sống nhung lại chưa đủ hiểu biết về hoàn cảnh thực tế, do đó thường dẫn đến mâu thuẫn giữa những
điều mong đợi và hiện thực. Điều đó đôi khi dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Họ không thoả mãn với lao
động và thậm chí có những hành vi chống đối xã hội. Tất cả những vấn đề này đều phải được tính đến
trong các nghiên cứu xã hội học pháp luật.
Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên (Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009). Xã hội
phát triển, tuổi thọ trung bình tăng lên theo đó số lượng người cao tuổi tăng lên trong xã hội. Kết quả điều
tra năm 2014 cho thấy, tuổi thọ trung có quy định hình thức giảm nhẹ trong trường hợp người cao tuổi phạm
tội và tăng nặng hình phạt hành vi phạm tội đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, dù đã được điều chỉnh và bổ
sung nhưng pháp luật vẫn chưa đáp ứng và thích ứng với thực trạng đời sống người cao tuổi cũng như
những hệ quả từ biến đổi cơ cấu tuổi dân số theo hướng già hóa.
Căn cứ vào khả năng lao động, cơ cấu lứa tuổi phân chia thành 3 nhóm: Chưa đến tuổi lao động; trong độ
tuổi lao động; nghỉ hưu.
Sự phát triển của cơ cấu dân số ảnh hưởng lớn đến sự biến động của quá trình phát triển xã hội nói chung.
Sự thay đổi số lượng của các nhóm lứa tuổi chưa đến tuổi lao động, đến tuổi lao động, người hưu trí có ảnh
hưởng đến cường độ và tính chất của sự di động xã hội, cơ cấu nghề nghiệp, tính tích cực xã hội, đặc biệt
là năng suất lao động. Nghiên cứu quy luật phát triển của cơ cấu nhân khẩu để đưa ra những nhận định có
căn cứ khoa học về những thay đổi sẽ diễn ra trong thành phần dân cư để xác định đúng con đường phát
triển kinh tế đất nước. Khi xây dựng chính sách, pháp luật về dân số đòi hỏi phải xác định được tình hình
dân số trong nước, dự đoán được diễn biến của quá trình tăng, giảm. Từ đó xác định được những vấn đề
cơ bản về tình hình phát triển dân số để có cơ sở hoạch định chính sách xã hội và kế hoạch phát hiển kinh tế - xã hội.
Cơ cấu tình trạng hôn nhân là sự phân chia cơ cấu dân số theo các nhóm bao gồm: chưa bao giờ kết hôn,
đang trong hôn nhân, li thân, li hôn, góa và liên minh tự do. Tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng rất lớn đến tỉ
lệ gia tăng dân số, tác động trực tiếp đến sức khỏe, mức sinh, tỉ lệ tử vong của các nhóm.
buộc các cá nhân. Họ có thể tự do lựa chọn, quyết định những vấn đề riêng tư của mình mà không vi phạm
các quy định cấm của pháp luật. Lý do mà các cá nhân lựa chọn sống liên minh tự do là vì họ không muốn
ràng buộc bởi thiết chế hôn nhân với nhiều vai trò và trách nhiệm, có thể làm hạn chế các cơ hội bên ngoài
xã hội (đặc biệt là phụ nữ). Lý do khác là, có những người lựa chọn sống thử một thời gian nếu các bên
thấy phù hợp thì sẽ tiến hành đăng kí kết hôn, nếu không hợp nhau thì các bên chia tay. Theo quy định của
pháp luật, nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nhung không đăng kí
kết hôn mà chỉ chung sống như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Quyền, nghĩa vụ đối với con của nam, nữ chung sống như vợ chồng được giải quyết theo quy định của
pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con.
7. Ý nghĩa của nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội
Việc nghiên cứu cơ cấu xã hội có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc lãnh đạo và quản lý xã hội. Nó
trang bị những tri thức cơ bản để hiểu được sự hình thành các đặc trưng và các mối quan hệ của các giai
cấp, các nhóm xã hội khác nhau. Trên cơ sở đó giúp Đảng và Nhà nước đề ra được các quyết định chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với thực tiễn, nhát huy được tiềm năng của con người nhằm hướng vào
các mục tiêu đã được hoạch định, thông qua đó mà hoàn thiện công tác quản lý và hoàn thiện cơ cấu xã hội.
Ở Việt Nam, cơ cấu xã hội có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó cho chúng ta một bức tranh tổng quát,
một bộ khung, bộ dàn về xã hội, từ đó mà vạch ra được chiến lược xây dựng mô hình cơ cấu xã hội tối ưu.
Nghiên cứu cơ cấu xã hội, đặc biệt là nghiên cứu sự phân tầng xã hội cho phép đi sâu vào phân tích thực
trạng xã hội, nhận diện được một cách chân thực những đặc trưng và xu hướng phát triển của đất nước, từ
đó có cơ sở khoa học để vạch ra những chính sách xã hội phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể ở
nước ta, và từ đó có thể quản lý, điều hành xã hội một cách có hiệu quả, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong những năm gần đây, cùng với sự nghiệp đổi mới, đặc
biệt là bước quá độ chuyển biến từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, trong cơ
cấu xã hội đã có những sự biến đổi căn bản ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để chủ động đưa sự
nghiệp đổi mới đạt được những thành tựu cao hơn nữa, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang triển
khai một loạt công trình nghiên cứu khoa học về tất cả các lĩnh vực đang đặt ra trong sự nghiệp đổi mới,
trong đó có nghiên cứu những đặc trưng và xu hướng chuyển đổi của cơ cấu giai cấp trong điều kiện hiện nay.
8. Câu hỏi thường gặp về cơ cấu xã hội
8.1 Cơ cấu xã hội nghề nghiệp được phân chia như thế nào? - Cơ cấu nền kinh tế
- Cơ cấ trình độ học vấn - Cơ cấu theo ngành nghề
- Cơ cấu xã hội theo ngành nghề chia theo khu vực kinh tế.
8.2 Vai trò của xã hội trong cơ cấu xã hội?
- Vai trò xã hội gắn liền với địa vị xã hội. Ở địa vị xã hội khác nhau ta sẽ có những vai trò khác nhau và nó
thể hiện đặc trưng cho cơ cấu xã hội của xã hội đó. Mỗi cá nhân trong xã hội sẽ thực hiện các vai trò xã hội
khác nhau và phù hợp với sự biến đổi không ngừng của địa vị đang đảm nhận trong xã hội
-Vai trò xã hội trong cơ cấu xã hội cũng có sự khác nhau khi ta ở các vị trí khác nhau trong xã hội hội thì ta
sẽ có những vai trò khác nhau trong xã hội.
8.3 Địa vị xã hội là yếu tố chủ yếu của cơ cấu xã hội?
Địa vị xã hội là một yếu tố chủ yếu và quan trọng trong việc cấu thành nên cơ cấu xã hội. Địa vị xã hội là uy
tín của mỗi người và vị trí của mỗi cá nhân trong xã hội.
Để có được địa vị xã hội mỗi cá nhân cần đạt được những thành tựu mà bản thân đạt được và được người khác công nhận.