Phân tích về tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen | Bài tập lớn môn Chủ nghĩa xã hội Neu
Phân tích về tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL(120)_01)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45734214
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA/ VIỆN: Ngân hàng – Tài chính _____ _____ BÀI TẬP LỚN
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đ ề 1 : Phân tích về tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách
“Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen. Nêu suy nghĩ của anh chị
về học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác và ý nghĩa của nó ngày nay.
Họ và tên: Phạm Thu Thuỷ Lớp: CNXHKH_35 Mã SV: 11218899
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lê Thư Hà Nội – 2022 lOMoAR cPSD| 45734214 A. Lời mở đầu
Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm
thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động
của mình đế sống. Giai cấp công nhân hình thành và phát triển cùng với quá trình
phát triển nền công nghiệp hiện đại cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất có
tính chất xã hội hóa ngày càng cao. Đây là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến
trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải, vật chất đồng thời cải tạo các quan hệ xã hội.
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là giai cấp làm thuê cho
nhà tư bản, hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư
bản để kiếm sống. Họ là giai cấp bị phụ thuộc trong sản xuất và là giai cấp bị bóc
lột giá trị thặng dư trong phân phối. Sự phát triển của thời đại công nghiệp đã tập
hợp giai cấp công nhân lại thành một tập đoàn rộng lớn, trở thành giai cấp vô sản
hiện đại. Do vậy, giai cấp công nhân ra đời gắn liền với sự phát triển của đại công
nghiệp, là sản phẩm của nền đại công nghiệp, lớn lên cùng sự phát triển của nền đại công nghiệp đó.
Giai cấp công nhân cũng được xem là giai cấp tiên tiến, cách mạng nhất. Đây
còn là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản,
đồng thời xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và giải phóng nhân loại thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn
lạc hậu; đi lên xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Tất cả những điều trên sẽ được làm rõ qua tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công
nhân Anh” của Ph.Ăngghen cũng như học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân. Từ đó, ta cũng rút ra được những ý nghĩa vô cùng quan trọng cuả học
thuyết trong hiện tại, trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và điều này là không thể phủ nhận được.
Chính vì những điều trên, em đã chọn đề 1 để nghiên cứu. Bài làm của em vẫn
còn nhiều thiếu sót nên em rất mong nhận được những ý kiên đóng góp của cô để
bài làm được hoàn thiện hơn. lOMoAR cPSD| 45734214
Em xin chân thành cảm ơn! B. Nội dung chính
I. Tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình cảnh giai
cấp Công nhân Anh” của Ăngghen
1. Giới thiệu tác phẩm
Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh là một trong những tác phẩm nổi tiếng
nhất trong thời kỳ đầu hoạt động của nhà triết học, nhà cách mạng người Đức –
Phriđơrich Ăngghen. Tác phẩm này gồm 2 phiên bản: bản tiếng Đức (xuất bản
năm 1845 và in lần hai năm 1892) và bản tiếng Anh (xuất bản tại New York năm 1887 và London năm 1892).
Tác phẩm được viết ở Barmen từ tháng 9/1844 đến tháng 3/1845 về thời
gian Ăngghen sang thành phố Manchester của nước Anh năm 1842, làm công nhân
cho một hãng buôn. Suốt hai mươi mốt tháng, ông đã có cơ hội để tiếp xúc với
giai cấp vô sản Anh, với những vui buồn sướng khổ của họ; trực tiếp nghiên cứu
họ kết hợp với những nguồn tài liệu xác thực cần thiết. Từ đó, tác phẩm “Tình
cảnh giai cấp Công nhân Anh” được ra đời.
Tác phẩm này đã miêu tả một cách chân thực và sâu sắc nhất cuộc sống
khốn khó của giai cấp công nhân ở Anh. Đó cũng là hình ảnh chung của giai cấp
công nhân trên toàn thế giới ở thời đại của Ăngghen. Từ những tìm hiểu của mình,
ông đã có một nhận định vô cùng quan trọng: Giai cấp công nhân không chỉ là
những con người cùng cực nhất trong xã hội tư bản mà còn mang sứ mệnh tự giải
phóng cho giai cấp mình cũng như dẹp vỏ xiềng xích cho nhân loại.
Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh đã thể hiện tư tưởng sáng suốt của
Ăngghen. Tư tưởng này cũng vô cùng phù hợp với tư tưởng mà Các Mác đề ra và
cả quy luật lịch sử. Từ đó, hai ông đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển
mạnh mẽ trên toàn thế giới.
2. T ình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19
a. Trong lao động + Trong sản xuất:
Người công nhân chăm chỉ, tận tuỵ với công việc của mình và coi đó như
việc luyện “bắp thịt” hàng ngày. Chưa một đứa trẻ nào bị ngược đãi, bị nhục
hình hay tâm lý không tốt. Tất cả chúng đều vui vẻ, nhanh nhẹn, thấy thích lOMoAR cPSD| 45734214
thú với sự hoạt động nhẹ nhàng của cơ bắp, có đầy đủ tính hoạt bát tự niên của
lứa tuổi chúng. Nhưng kể từ khi máy móc ra đời, ngay phát minh đầu tiên là
máy Jenny, do một công nhân điều khiển, đã có thể sản xuất được ít ra là gấp
sáu lần một chiếc xa bình thường, điều này dẫ đến một chiếc máy Jenny sẽ
làm cho năm người thợ thất nghiệp. Máy sợi con có sức sản xuất lớn hơn máy
Jenny nhiều, và cũng chỉ do một công nhân điều khiển, cướp mất sinh kế của
nhiều người hơn. Máy Mule còn cần ít công nhân hơn và mỗi lần nó được cải
tiến thì lại rút bớt một số công nhân. Công nhân đều thất nghiệp, nếu có việc
làm thì họ cũng bị vắt cạn sức lao động, phải làm những việc nặng nhọc mà
máy móc chưa làm được, khiến sức khoẻ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Cũng vì không có tư liệu sản xuất mà họ phải đi làm thuê cho các chủ
xưởng để kiến ngày nào ăn ngày đó. Chính vì vậy mà các vụ phạm tội sinh ra.
Tỉ lệ giữa số tội vi phạm quyền sở hữu với số dân là 1/7140 ở Hà Lan, 1/1804
ở Pháp…Mọi thứ nông nô kiếm được có thể bị chủ lấy đi, công nhân tự do
không có tài sản, chủ xưởng còn giành quyền quản lý cả những thứ mà công
nhân cần thiết cho đời sống khiến người công nhân rơi vào cảnh khốn cùng.
+ Về tiền lương:
Họ bị xem như là tư bản tự nộp mình cho chủ xưởng và được trả lợi tức
dưới danh nghĩa tiền lương. Các doanh nghiệp công nghiệp lớn yêu cầu nhiều
công nhân làm việc trong cùng một tòa nhà; những công nhân này cần phải
sống gần nhau, và thậm chí trong một nhà máy lớn, họ tạo thành cả một ngôi
làng. Họ đều có những nhu cầu nhất định, và để đáp ứng những nhu cầu đó,
những người khác phải đến: nghệ nhân, thợ may, thợ đóng giày, thợ làm bánh,
thợ nề, thợ mộc đều chuyển đến đó. Cư dân các làng công nhân, nhất là thế hệ
trẻ dần dần học hỏi và quen làm việc trong các nhà máy, khi nhà máy đầu tiên
không tìm được việc làm cho ai muốn làm việc thì tự nhiên lương tụt dốc,
nhiều chủ nhà máy mới vào đó làm. làm việc. Kết quả là, làng công nhân trở
thành một thị trấn nhỏ, và một thị trấn nhỏ trở thành một thành phố lớn. Thành
phố càng lớn càng thuận tiện: có đường sắt, đường sông, đường bộ, càng dễ
chọn thợ giỏi; do sự cạnh tranh trong xây dựng và chế tạo máy, nơi mọi thứ
đều trong tầm tay, nên việc xây dựng một nhà máy mới ở vị trí xa sẽ rẻ hơn vì
phải vận chuyển trước đến đó vật liệu xây dựng và máy móc, cũng như công
nhân xây dựng và nhà máy; có chợ, sở giao dịch chứng khoán tập trung đông
khách hàng; có liên kết trực tiếp với thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu
thụ thành phẩm. Kết quả là, các thành phố nhà máy lớn đã phát triển với tốc độ chóng mặt. lOMoAR cPSD| 45734214
Thực tế, nông thôn cũng có lợi thế hơn so với thành phố là giá nhà thường
rẻ hơn. Vì vậy, nông thôn và thành phố nhà máy luôn cạnh tranh với nhau, nếu
hôm nay lợi thế về phía thành phố thì ngày mai tiền lương ở nông thôn sẽ thấp,
xây nhà máy mới ở đó sẽ đắt hơn và có lợi hơn. Công nhân được trả công bằng
những khu nhà ổ chuột tồi tàn thường được gọi là cottage. Đường phố cũng
không được lát bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật, không có
cống rãnh thoát nước nhưng luôn có những vũng nước hôi thối.
Những công nhân có lương cao, nhất là công nhân công xưởng, khi mỗi
người trong gia đình đều có việc làm và kiếm được ít nhiều, thì ăn uống khá;
hàng ngày có thịt, và buổi tối có thịt mỡ và pho-mát. Nơi nào lương thấp hơn,
thì mỗi tuần ăn thịt hai ba lần, và ăn nhiều bánh mì, khoai tây hơn. Nơi nào
tiền lương thấp nữa, thì chỉ còn tí thịt mỡ, cắt thành miếng nhỏ, trộn với khoai
tây; thấp hơn nữa, thì tí thịt mỡ ấy cũng không có, chỉ còn pho-mát, bánh mì,
cháo yến mạch (porridge) và khoai tây; tới những công nhân lương thấp nhất,
là những người Ireland, thì khoai tây là thức ăn duy nhất. Đồng thời, nói chung
họ đều uống nước chè loãng, có khi pha đường, ít sữa hay chút rượu; ở Anh
và cả ở Ireland, nước chè được xem là thức uống quan trọng và cần thiết, như
là cà-phê ở Đức; không có nước chè uống là cực kỳ nghèo khổ.
Tiền lương quyết định số lượng và chất lượng thức ăn, công nhân nào có
lương thấp thì khả năng bị đói của họ rất cao ngay cả khi họ có việc làm, gia
đình của họ không có đông người. Số lượng công nhân lương thấp lại rất đông,
hầu hết là lương chỉ vừa đủ ăn.
Lúc bấy giờ, công nhân phải chịu nhiều khổ cực, họ là nô lệ của giai cấp
tư sản, bị chèn ép đến mức mà có thể bán đi như một món hàng hoá, giá
cũng biến động lên xuống như hàng hoá vậy. Mặc dù vậy giai cấp công
nhân vẫn đóng vai trò chủ yếu trong việc sản xuất ra của cải bằng
phương thức công nghiệp mang tính xã hội hoá cao. Công nhân là lực
lượng sản xuất cơ bản của nền kinh tế. Là bộ phận trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất, tái sản xuất.
b. Trong đời sống sinh hoạt
Công nghiệp Anh không thể phát triển nhanh chóng như vậy, nếu nước Anh
không tìm thấy ở cư dân Ireland đông đúc và nghèo nàn, một dự trữ sẵn sàng
phục vụ họ. Sự xâm nhập của người Ireland ở đó đã thúc đẩy rất nhiều sự hạ
thấp tiền lương và sự suy sụp của tình cảnh giai cấp công nhân. Vì vậy mà
người công nhân vô cùng căm phẫn. lOMoAR cPSD| 45734214
Số dân đông đúc đến nỗi mà một cặp vợ chồng, 4-5 đứa con cùng với cha
mẹ già sống và làm việc trong căn phòng vỏn vẹn 10-12 foot vuông. Cha mẹ
ảnh hưởng rất nhiều đến con cái. Cha mẹ mang mần mống bệnh tật dẫn đến
con cái cũng bị bệnh. Cha mẹ nhiễm tệ nạn thì con cái cũng sẽ bị sa đoạ dẫn
thân vào con đường tệ nạn xã hội. Ở cái xã hội mà lúc bấy giờ sức lao động
của người công nhân bị đem ra làm vật ngang giá thì mức sống của họ chưa
bao giờ là cao. Họ sống trong điều kiện mà ngay cả những tư liệu sinh hoạt cơ
bản cũng còn thiếu. Sức khoẻ con người bị ảnh hưởng trầm trọng. Họ phải hít
thở bầu không khí ô uế đặc biệt là ở những thành phố lớn, không khí gần như
không thể lưu thông, cặn bã động vật tồn đọng bốc mùi, vũng nước hôi thối
cũng đua nhau dậy mùi…Họ còn bị nhét hàng tá con người vào chung một căn
phòng vô cùng chật chội, cho những bộ quần áo rách tả tơi, bở bục, những
thức ăn tồi tệ làm giả một cách trắng trợn và khó tiêu. Người ta mang đến cho
họ những cảm xúc trái ngược mạnh mẽ nhất, những thay đổi đột ngột, đôi khi
sợ hãi, đôi khi hy vọng; người ta đuổi theo họ như những kẻ săn bắt, bỏ mặc
họ và sống cuộc sống yên bình. Họ bị tước đoạt mọi thú vui ngoại trừ tình dục
và rượu và buộc phải làm việc hàng ngày đến mức kiệt quệ cả về thể chất lẫn
tinh thần, do đó luôn đẩy họ không kiểm soát về hai thú vui duy nhất mà họ có.
Lòng tham lợi nhuận, sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã làm cho tình
cảnh công nhân vô cùng khốn khổ. Họ phải làm việc từ 14 – 16 giờ mỗi ngày
trong điều kiện vô cùng vất vả để nhận đồng lương chết đói. Đàn bà, trẻ em
cũng phải làm việc, lương thấp hơn đàn ông. Những đứa trẻ không những
không được đi học, không được chăm sóc mà còn bị bòn rút cả thể lực lẫn
tinh thần, mỗi ngày làm việc 6 giờ rưỡi (trước kia là 8 giờ, trước nữa là 12 –
14 giờ, thậm chí 16giờ).
Công nhân chỉ được chỉ thí chút ít giáo dục vừa đủ để đáp ứng lợi ích của
giai cấp tư sản. Số cơ sở giáo dục ở Anh so với số dân thì không đáng kể.
Điều kiện giáo dục vô cùng tồi tệ từ cơ sở vật chất đến trình độ của giáo viên.
Khi muốn thực hiện hoá phổ cập giáo dục thì tư sản kịch liệt phản đối. Tiếp
đến là tôn giáo, điều vô tác dụng nhất của tôn giáo là bác bỏ giáo lí của những
tôn giáo khác, đã trở thành môn học quan trọng nhất; đầu óc trẻ con bị nhồi
đầy những giáo điều khó hiểu và những điều phiền toái về thần học, lòng thù
hằn giáo phái và sự cuồng tín mê muội được bồi dưỡng từ tuổi thơ ấu; việc
rèn luyện tư duy, tri thức và đạo đức thì bị bỏ bê một cách trắng trợn. lOMoAR cPSD| 45734214
Người công nhân không có chút hoạt động tinh thần nào, họ luôn phải tập
trung chú ý đến công việc, đến mức không nghĩ được gì khác nữa. Thực tế,
người công nhân Anh đôn hậu hơn tư sản rất nhiều. Họ không hề có tư tưởng
sùng bái đồng tiền, không tham lam như người tư sản. Sự thiếu sót về giáo dục
cũng như điều kiện sinh sống khiến họ ít bị ràng buộc bởi thành kiến và những
nguyên tắc cũ rích. Trên thực tế, do tính chất cưỡng bức của công việc đã đưa
người công nhân vào các tệ nạn xã hội: thuốc phiện, rượu chè vô độ, nạn mại
dâm, hưởng lạc vô độ, thiếu lo xa, thiếu tôn trọng trật tự xã hội…
c. Trong quan hệ xã hội
Giai cấp tư sản luôn muốn chứng minh rằng họ muốn xóa bỏ các đạo luật
ngũ cốc, chỉ vì lợi ích của giai cấp vô sản. Nhưng thực chất thì các đạo luật
ngũ cốc làm cho giá lúa mì ở Anh cao hơn so với ở nước ngoài, và tiền lương
cũng cao hơn, thế nên các chủ xưởng Anh khó cạnh tranh với ngoại quốc, nơi
có giá lúa mì và tiền lương rẻ hơn. Nếu xóa bỏ các đạo luật ngũ cốc thì giá lúa
mì sẽ giảm, và tiền lương sẽ gần với mức của các nước văn minh khác ở châu
Âu. Khi đó thì chủ xưởng dễ dàng cạnh tranh hơn, cầu về hàng hoá ở Anh tăng
lên, cầu về thợ cũng sẽ tăng do đó tiền lương cũng sẽ tăng một chút ít công
nhân thất nghiệp sẽ tìm được việc làm. Nhưng xem với tình hình này sau vài
năm nữa thì chút lợi nhuận thu được từ việc xoá bỏ các đạo luật ngũ cốc rồi
cũng mất. Chính quyền chống lại giai cấp vô sản. Toàn bộ pháp luật chỉ là để
bảo vệ những kẻ có của và chống lại những kẻ không có của. Tác dụng bảo vệ
của pháp luật với người vô sản vô cùng ít ỏi, họ chịu mọi gánh nặng của pháp
luật trong khi không được hưởng một chút lợi lộc nào từ nó. Từ những điều
đó buộc họ phải đứng dậy đấu tranh. Hình thức đầu tiên, thô sơ và ít hiệu quả
nhất của sự đấu tranh là phạm tội. Việc phạm tội chỉ là hành động đơn thương
độc mã chống lại chế độ xã hội hiện tồn, với tư cách cá nhân; mà xã hội có thể
dùng mọi sức mạnh để đối phó, và áp đảo kẻ địch đơn độc bằng ưu thế tuyệt
đối. Trộm cắp là hình thức đấu tranh thô sơ và vô ý thức nhất. Sự chống đối
của giai cấp công nhân đối với giai cấp tư sản bắt đầu khi công nhân dùng bạo
lực để chống lại việc sử dụng máy móc. Tiếp theo đấu tranh phát triển thành
các hình thức mang ý thức cao. Năm 1812, cuộc tổng bãi công của thợ dệt ở
Glaslow. Năm 1822 lại có bãi công, có hai công nhân, vì không chịu vào hội
nên đã bị coi là phản bội giai cấp mình; họ đều bị tạt acid sulfuric vào mặt, do
đó bị mù. Năm 1818, hội thợ mỏ ở Scotland đã đủ mạnh để tiến hành tổng bãi
công. Trong phong trào công nhân mãnh liệt năm 1831, Ashton, một chủ
xưởng trẻ ở Hyde, gần Manchester, đã bị bắn chết vào một buổi tối ở ngoài lOMoAR cPSD| 45734214
đồng, và không tìm ra hung thủ. Đó chính là hành vi báo thù của công nhân…
Nhiều cuộc đình công là bằng chứng tốt nhất cho thấy cuộc chiến tranh xã hội
đã lan rộng đến mức nào ở Anh. Không một tuần, thậm chí không một ngày,
nơi không có đình công; đôi khi vì lương giảm, đôi khi vì chủ nhà máy từ chối
tăng lương, đôi khi vì chủ nhà máy cho thuê núm vú, đôi khi vì chủ nhà máy
thường xuyên chửi bới hoặc độc ác. Những trận đánh này là những trận đánh
nhỏ trên mặt trận, đôi khi biến thành những trận đánh lớn hơn, không giải
quyết được vấn đề gì, nhưng chúng làm rõ một trận chiến quyết định giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản đang đến gần.
Do sự đình trệ công nghiệp và tình trạng nghèo đói sau đó, do đó, vào năm
1834, Lyon đã nổi dậy, yêu cầu thành lập một nước cộng hòa. Năm 1842, đã
có một cuộc tổng đình công ở Manchester yêu cầu một Hiến chương Nhân dân
và mức lương cao hơn. Quả thật, đối với những người lao động từng trải và
thấu hiểu cái nghèo, thì đó là sự gắn bó với vợ con, cùng nhau chịu đựng đói
rét, những tháng ngày thiếu thốn nhưng kiên trung; đó không phải là chuyện
nhỏ. Những người lao động Anh thà chết đói, phải chứng kiến cảnh vợ con
chết đói hàng ngày, biết rằng sau này giai cấp tư sản sẽ trả thù cho họ, họ thà
chịu đựng tất cả chứ không chịu khuất phục trước sự áp bức của giai cấp giàu
có. Hơn bất cứ điều gì khác, đe dọa cái chết hoặc tù đày của những người cách
mạng Pháp! Đấu tranh đẩy đến đỉnh điểm dẫn đến các phong trào công nhân sau này.
Có thể thấy, công nhân lúc nào cũng thấy giai cấp tư sản coi họ như đồ vật
và tài sản của chúng, chính điều này đã đủ khiến công nhân trở thành kẻ thù
của giai cấp tư sản. Vì vậy, ngoài việc đấu tranh chống lại tình cảnh của mình
thì công nhân không có cách nào khác để biểu lộ nhân cách của mình nữa. Ta
sẽ thấy là toàn bộ lực lượng và hoạt động của công nhân đều là những cố gắng
để có được sự công bằng, họ thà chịu tất cả chứ không cúi đầu dưới ách áp
bức của giai cấp có của; chết chóc hay tù đày.
Khi các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, địa vị kinh tế của giai cấp công
nhân thế kỷ XIX không được công nhận, bị áp bức bóc lột cả về vật chất lẫn
tinh thần nhưng không có họ thì nền công nghiệp Anh cũng không thể phát
triển mạnh mẽ như vậy được. Do không có tư liệu sản xuất mà họ buộc phải
bán sức lao động cho tư bản vì miếng cơm manh áo, duy trì sự sống. Địa
vị chính trị của giai cấp công nhân được thể hiện ở chỗ dù họ ít có sự đào tạo
giáo dục nhưng họ đã kết hợp lại với nhau trở thành “công liên” để bảo vệ lOMoAR cPSD| 45734214
mình khỏi kẻ thù, xoá bỏ áp bức bóc lột, để cải thiện mức sống đói khổ, giành
quyền bình đẳng trong giáo dục, lao động cũng như xã hội.
Tổng kết: Vậy, có thể hình dung tình cảnh của giai cấp công nhân ở các
thành phố lớn như một cái thước đo: khá nhất là một cuộc sống tạm
được, đồng lương kiếm được bằng công việc nặng nhọc cũng khá, chỗ ở
tốt, ăn uống nói chung không đến nỗi tồi, tất cả đều khá và chịu được,
cố nhiên là theo con mắt của người công nhân; tệ nhất là sự bần cùng
tàn khốc, đến mức không nhà cửa và chết đói; nhưng mức trung bình thì
gần với cái tệ nhất hơn là cái khá nhất. Có thể thấy được địa vị của họ
về kinh tế và cả chính trị đều vô cùng thấp kém. Họ gần như không có
tiếng nói trong xã hội, là giai cấp bị chèn ép nặng nề.
Do vậy, công nhân cũng chính là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp
tư sản để dành quyền lợi về tay mình.
II. Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác và ý nghĩa
của học thuyết trong hiện tại .
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và học
thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1.1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân
a. Khái niệm giai cấp công nhân
C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau như giai cấp vô
sản; giai cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân hiện đại; giai cấp công nhân đại
công nghiệp; giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của
mình; lao động làm thuê ở thế kỷ XIX… như những cụm từ đồng nghĩa để biểu
thị một khái niệm giai cấp công nhân – con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ
nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất
hiện đại. Dù diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau nhưng theo C.Mác, giai cấp
công nhân vẫn chỉ mang hai thuộc tính cơ bản:
- Về phương diện kinh tế - xã hội:
Đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ
sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với
sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân lOMoAR cPSD| 45734214
nền đại công nghiệp” và “công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống
như máy móc vậy… Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”.
- Về phương diện chính trị - xã hội:
Đó là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động
cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Thuộc tính thứ hai này
thể hiện một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ tư
bản chủ nghĩa nên C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp
vô sản. Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong, có tinh thần cách mạng triệt để.
Họ là giai cấp có phẩm chất tiên tiến bao gồm : đoàn kết, kỷ luật, tự giác và quốc tế.
- Giai cấp công nhân:
+ Xét về lượng: Họ là một tập đoàn xã hội mang tính ổn định.
+ Xét về chất: Họ là lực lượng nóng cốt, chủ yếu, quyết định thành công của
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.
b. Đặc điểm của giai cấp công nhân •
Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là lao động bằng phương thứccông
nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao,
quá trình lao động mang tính chất xã hội hóa. •
Giai cấp công nhân là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủthể
của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Do đó, giai cấp công nhân là đại biểu cho
lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn
tại và phát triển của xã hội hiện đại. •
Nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã rènluyện
cho giai cấp công nhân những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động,
tinh thần hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp. Đó là một giai cấp cách mạng
và có tinh thần cách mạng triệt để.
=> Những đặc điểm ấy chính là những phẩm chất cần thiết để giai cấp công
nhân trở thành giai cấp cách mạng có khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử, đó là lOMoAR cPSD| 45734214
khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy
mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là những nhiệm vụ
mà giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong.
- Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là: xóa bỏ chế độ tư bản
chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự
áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng thành công xã hội
chủ nghĩa và xã hội cộng sản văn minh trên phạm vi toàn thế giới.
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được thực hiện trên 2 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của
mình tiến hành một cuộc đấu tranh giành chính quyền về
tay mình, thiết lập chuyên chính vô sản.
• Giai đoạn 2: Giai cấp công nhân liên minh với nhân dân lao
động để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa
và chủ nghĩa cộng sản.
=> Hai giai đoạn trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong
đó giai đoạn 2 là quan trọng để giai cấp công nhân hoàn thành
sứ mệnh lịch sử của mình. a. Về kinh tế:
+ Về lực lượng sản xuất: Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
để giải phóng lực lượng sản xuất.
+ Về quan hệ sản xuất:
• Quan hệ sở hữu: xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xây
dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
• Quan hệ tổ chức và quản lý: phát triển kiểu tổ chức sản xuất mới b. Về chính trị:
• Xoá bỏ sự thống trị của giai cấp tư sản và nhà nước tư sản. lOMoAR cPSD| 45734214
• Xây dựng Nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công
nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. => Xây dựng dân
chủ xã hội chủ nghĩa.
c. Về văn hóa - tư tưởng: + Văn hoá:
• Xoá bỏ những giá trị lỗi thời.
• Xây dựng hệ giá trị mới: lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do. + Tư tưởng:
• Xoá bỏ ý thức hệ tư sản và tàn dư của hệ tư tưởng cũ.
• Xây dựng ý thức hệ tiên tiến của ghiai cấp công nhân ( Chủ nghĩa Mác – Lê-nin).
=> Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm 4 sự
nghiệp giải phóng đó là: giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc,
người lao động và con người. Giai cấp công nhân trở thành lực
lượng tiên tiến cho sản xuất Đại công nghiệp, lực lượng tiên phong
cho cách mạng triệt để. Đây chính là phẩm chất do sản xuất Đại
công nghiệp mang lại. Tất cả những điều đó đã góp phần định hướng
cho phong trào công nhân thế giới lúc bấy giờ.
1.3. Những điều kiện quy định và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a. Điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Thứ nhất, do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân qui định
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lực lượng sản xuất là yếu tố
động nhất, luôn luôn vận động và phát triển. Trong lực lượng sản xuất ở bất kỳ xã
hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất. Trong chủ nghĩa tư bản và
chủ nghĩa xã hội, với nền sản xuất đại công nghiệp ngày càng phát triển, thì "Lực
lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, là người lao động".
Trong nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực
tiếp nhất, vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Khi sản xuất đại công
nghiệp ngày càng mở rộng, ngày càng phát triển thì "Tất cả các giai cấp khác đều
suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô lOMoAR cPSD| 45734214
sản lại là sản phẩm của bản thân nên đại công nghiệp", giai cấp vô sản "được tuyển
mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư".
Với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa "... giai cấp công nhân hiện đại... chỉ có
thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao
động của họ làm tăng thêm tư bản". Từ điều kiện làm việc như vậy đã buộc giai
cấp công nhân phải không ngừng học tập vươn lên sao cho đáp ứng được yêu cầu
của nền sản xuất ngày càng hiện đại. Ngày nay, trong các nuớc tư bản phát triển,
tỷ lệ sản xuất tự động hóa ngày càng gia tăng với "văn minh tin học", "kinh tế tri
thức", do vậy đội ngũ công nhân được "tri thức hóa" cũng ngày càng gia tăng.
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân hoàn loàn không có hoặc
có rất ít tư liệu sản xuất, là người lao động làm thuê, "vì thế họ phải chịu hết sự
may rủi của cạnh mình, mọi sự lên xuống của thị trường với mức độ khác nhau".
Như vậy, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản đối
lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản muốn duy trì chế độ tư
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, duy trì chế độ áp bức bóc lột đối
với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Ngược lại, lợi ích cơ
bản của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất, giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dùng
chính quyền đó để tổ chức xây dựng xã hội mới, tiến tới một xã hội không còn
tình trạng áp bức bóc lột.
Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp, có quy mô
sản xuất ngày càng lớn, sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình sản xuất ngày càng
nhiều, họ lại thường sống ở những thành phố lớn, những khu công nghiệp tập
trung. Điều kiện làm việc, điều kiện sống của giai cấp công nhân đã tạo điều kiện
cho họ có thể đoàn kết chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư
bản. Khả năng này giai cấp nông dân, thợ thủ công không thể có được.
Điều kiện khách quan này là nhân tố kinh tế, quy định giai cấp công nhân là
lực lượng phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giành chính quyền về tay
mình, chuyển từ giai cấp “tự nó thành giai cấp “vì nó””. Giai cấp công nhân trở
thành đại biểu cho sự tiến hoá tất yếu lịch sử, là lực lượng duy nhất có đủ điều
kiện để tổ chức và lãnh đạo xã hội, xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, taọ nền tảng vững chắc để xây dựng chủ nghĩa lOMoAR cPSD| 45734214
xã hội với tư cách là một chế độ xã hội kiểu mới, không còn là chế độ áp bức, bóc lột người.
Thứ hai, do địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân qui định
+ Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng.
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng vì họ đại biểu cho
phương thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và công
nghệ hiện đại. Đó là giai cấp đuợc trang bị bởi một lý luận khoa học cách mạng
và luôn luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng theo mục tiêu xóa bỏ xã hội
cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, nhờ đó có thể tập hợp được đông đảo các
giai cấp, tầng lớp khác vào phong trào cách mạng.
+ Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất thời đại ngày nay.
Trong cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản chỉ có tinh thần cách mạng
trong thời kỳ đấu tranh chống chế độ phong kiến, còn khi giai cấp này đã giành
được chính quyền thì họ quay trở lại bóc lột giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,
những giai cấp đã từng kề vai sát cánh với giai cấp này trong cuộc cách mạng dân
chủ tư sản. Khác với giai cấp tư sản, giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột,
có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Điều kiện sống,
điều kiện lao động trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể
được giải phóng bằng giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa.
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ:
"Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp
vô sản là giai cấp thật sự cách mạng...Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công
nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp
tư sản để cứu lấy sự sống còn của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng.
Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ".
+ Giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp với hệ
thống sản xuất mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương buộc
giai cấp này phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động; cùng với cuộc sống đô
thị tập trung đã tạo nên tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ cho giai cấp công nhân. lOMoAR cPSD| 45734214
Tính tổ chức và kỷ luật cao của giai cấp này được tăng cường khi nó phát
triển thành một lực lượng chính trị lớn mạnh, có tổ chức: được sự giác ngộ bởi
một lý luận khoa học, cách mạng và tổ chức ra được chính đảng có nó - đảng cộng
sản. Giai cấp công nhân không có ý thức tổ chức kỷ luật cao thì không thể giành
được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và xây dựng chế độ xã hội mới.
+ Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế.
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế.
Giai cấp tư sản không chỉ bóc lột giai cấp công nhân ở chính nước họ mà còn bóc
lột giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ
của lực lượng sản xuất, sản xuất mang tính toàn cầu hóa. Tư bản của nước này có
thể đầu tư sang nước khác là một xu hướng khách quan. Nhiều sản phẩm không
phải do một nước sản xuất ra mà là kết quả lao động của nhiều quốc gia. Vì thế,
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng doanh
nghiệp, ở mỗi quốc gia mà ngày càng phải có sự gắn bó giữa phong trào công nhân
các nước, có như vậy, phong trào công nhân mới có thể giành được thắng lợi.
V.I.Lẽnin chỉ rõ: "... không có sự ủng hộ của cách mạng quốc tế của thế giới thì
thắng lợi của cách mạng vô sản là không thể có được", "Tư bản là một lực lượng
quốc tế. Muốn thắng nó, cần phải có sự liên minh quốc tế".
Những phẩm chất ấy của giai cấp công nhân được hình thành từ chính
những điều kiện khách quan, được qui định từ địa vị kinh tế và địa vị chính
trị - xã họi của nó trong nền sản xuất hiện đại và trong xã hội hiện đại mà
giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một cách khách quan, ngoài ý muốn của nó.
Tóm lại, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân sở dĩ được thực hiện bởi
giai cấp công nhân, vì nó là một giai cấp cách mạng, đại biểu cho lực lượng
sản xuất hiện đại, cho phương thức sản xuất tiên tiến, phương thức cộng
sản chủ nghĩa, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp công
nhân là giai cấp đại biểu cho tương lai, cho xu thế đi lên của tiến trình phát
triển lịch sử - đây là đặc tính quan trọng, quyết định bản chất cách mạng
của giai cấp công nhân. lOMoAR cPSD| 45734214
b. Điều kiện thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Thứ nhất, do sự phát triển của bản thân giai cấp công nhâ n cả về số lượng và chất lượng
Giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh với quy mô phát triển của nền sản
xuất vật chất hiện đại trên nền tảng của công nghiệp, của kỹ thuật và công nghệ.
Sự phát triển về số lượng phải gắn liền với sự phát triển về chất lượng, đảm
bảo cho giai cấp công nhân thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình. Chất lượng
giai cấp công nhân phải thể hiện ở trình độ trưởng thành về ý thức chính trị của
một giai cấp cách mạng, tự giác nhận thức được vai trò và trọng trách của mình
đối với lịch sử. Do đó, họ cần được giác ngộ về lý luận khoa học và cách mạng
của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chất lượng của giai cấp công nhân còn phải thể hiện ở năng lực và trình độ
làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại bằng hai biện pháp cơ bản: 1)
Phát triển công nghiệp – “tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết”; 2) Sự trưởng thành
của Đảng Cộng sản – hạt nhân chính trị quan trọng của giai cấp công nhân.
Với sự phát triển về số lượng và đặc biệt là về chất lượng, giai cấp công
nhân mới có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình.
Thứ hai, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quan trọng nhất để giai
cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình
Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân ra đời và đảm nhận
vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng là dấu hiệu về sự trưởng thành vượt bậc của giai
cấp công nhân với tư cách là giai cấp cách mạng.
Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội và nguồn bổ sung lực lượng quan trọng
nhất của Đảng, làm cho Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, trở thành đội tiên
phong, bọ tham mưu chiến đấu của giai cấp. Đảng Cộng sản đại biểu trung thành
cho lợi ích của giai cấp công nhân, của dân tộc và xã hội. Sức mạnh của Đảng
không chỉ thể hiện ở bản chất giai cấp công nhân mà còn ở mối liên hệ mật thiết
giữa Đảng với nhân dân, với đông đảo quần chúng lao động trong xã hội, thực
hiện cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo đẻ giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. lOMoAR cPSD| 45734214
Ngoài ra, để cuộc cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân đi đến thắng lợi, phải có sự liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác
Giai cấp công nhân lãnh đạo liên minh thông qua đội tiên phong của nó là
Đảng Cộng sản. Đây cũng là một điều kiện quan trọng không thể thiếu để thực
hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
2. Ý nghĩa của học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong hiện tại
2.1. Giai cấp công nhân hiện nay
Giai cấp công nhân hiện nay là những tập đoàn người sản xuấ và dịch vụ
bằng phương thức công nghiệp tạo nên cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển
của thế giới hiện nay.
So với giai cấp công nhân truyền thống ở thế kỷ XIX thì giai cấp công nhân
hiện nay vừa có những điểm tương đồng vừa có những điểm khác biệt, có những
biến đổi mới trong điều kiện lịch sử mới. Cần phải làm rõ những điểm tương đồng
và khác biệt đó theo quan điểm lịch sử - cụ thể của chủ nghĩa Mác Lênin để một
mặt khẳng định những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, mặt khác, cần có những
bổ sung, phát triển nhận thức mới về việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay.
Thứ nhất, những điểm tương đối ổn định so với thế kỷ XIX
Giai cấp công nhân hiện nay vẫn đang là lực lượng sản xuất hàng đầu của
xã hội hiện đại. Họ là chủ thể của quá trình sản xuất công nghiệp hiện đại mang
tính xã hội hóa ngày càng cao. Ở các nước phát triển, có một tỷ lệ thuận giữa sự
phát triển của giai cấp công nhân với sự phát triển kinh tế. Lực lượng lao động
bằng phương thức công nghiệp chiếm tỷ lệ cao ở mức tuyệt đối ở những nước có
trình độ phát triển cao về kinh tế, đó là những nước công nghiệp phát triển (như
các nước thuộc nhóm G7). Đa số các nước đang phát triển hiện nay đều thực hiện
chiến lược công nghiệp hóa nhằm đẩy mạnh tốc độ, chất lượng và quy mô phát
triển. Công nghiệp hóa vẫn là cơ sở khách quan để giai cấp công nhân hiện đại
phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Cũng giống như thế kỉ XIX, ở
các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, công nhân vẫn bị giai cấp tư sản và chủ nghĩa
tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với chế độ sở lOMoAR cPSD| 45734214
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sản sinh ra tình trạng bóc lột này vẫn tồn tại. Xung
đột về lợi ích cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân (giữa tư bản và lao
động) vẫn còn, vẫn là nguyên nhân cơ bản, sâu xa của đấu tranh giai cấp trong xã
hội hiện đại ngày nay. Phong trào cộng sản và công nhân ở nhiều nước vẫn luôn
là lực lượng đi đầu trong các cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển, vì
dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội. Từ những điểm tương đồng
đó của công nhân hiện đại so với công nhân thế kỷ XIX, có thể khẳng định: Lý
luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn
mang giá trị khoa học và cách mạng, vẫn có ý nghĩa thực tiễn to lớn, chỉ đạo cuộc
đấu tranh cách mạng hiện nay của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và
quần chúng lao động, chống chủ nghĩa tư bản và lựa chọn con đường xã hội chủ
nghĩa trong sự phát triển của thế giới ngày nay.
Thứ hai, những biến đổi và khác biệt của giai cấp công nhân hiện đại
- Xu hướng “trung lưu hóa" gia tăng
Trong bối cảnh toàn cầu hóa chủ nghĩa tư bản đã có một số điều chỉnh nhất
định về phương thức quản lý, các biện pháp điều hòa mâu thuẫn xã hội. Điều này
đang tác động hai mặt vào giai cấp công nhân. Một bộ phận công nhân đã tham
gia vào sở hữu một lượng tư liệu sản xuất của xã hội thông qua chế độ cổ phần
hóa. Về mặt hình thức, họ không còn là “vô sản” nữa và có thể được “trung lưu
hóa" về mức sống, nhưng về thực chất, ở các nước tư bản, do không chiếm được
tỷ lệ sở hữu cao nên quá trình sản xuất và phân chia lợi nhuận vẫn bị phụ thuộc
vào những cổ đông lớn. Việc làm và lao động vẫn là nhân tố quyết định mức thu
nhập, đời sống của công nhân hiện đại. Quyền định đoạt quá trình sản xuất, quyền
quyết định cơ chế phân phối lợi nhuận vẫn thuộc về giai cấp tư sản. Cần hiểu rằng,
khi sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất vẫn tồn tại thì những thành
quả của khoa học và công nghệ, trình độ kinh tế tri thức và những điều chỉnh về
thể chế quản lý kinh tế và xã hội...trước tiên vẫn là công cụ để bóc lột giá trị thặng
dư. Giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột nặng nề bởi các chủ thể mới trong toàn cầu
hóa như các tập đoàn xuyên quốc gia, nhà nước của các nước tư bản phát triển ...
- Xu hướng “trí tuệ hóa" tăng nhanh
Gắn liền với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, với sự phát triển
kinh tế tri thức, công nhân hiện đại có xu hướng trí tuệ hóa, Tri thức hóa và trí
thức hóa công nhân là hai mặt của cùng một quá trình, của xu hướng trí tuệ hóa lOMoAR cPSD| 45734214
đối với công nhân và giai cấp công nhân. Trên thực tế đã có thêm nhiều khái niệm
mới để chỉ công nhân theo xu hướng này. Đó là “công nhân tri thức”, “Công nhân
trí thức, công nhân áo trắng", lao động trình độ cao. Nền sản xuất và dịch vụ hiện
đại đòi hỏi người lao động phải có hiểu biết sâu rộng tri thức và kỹ năng nghề nghiệp.
Ngày nay, công nhân được đào tạo chuẩn mực và thường xuyên được đào
tạo lại. đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong nền sản xuất. Hao
phí lao động hiện đại chủ yếu là hao phí về trí lực chứ không còn thuần túy là hao
phí sức lực cơ bắp. Cùng với nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinh thần và văn hóa
tinh thần của công nhân ngày càng tăng, phong phú đa dạng hơn và đòi hỏi chất
lượng hưởng thụ tinh thần cao hơn.
Với tri thức và khả năng làm chủ công nghệ, với năng lực sáng tạo trong
nền sản xuất hiện đại, người công nhân đang có thêm điều kiện để tự giải phóng.
Người công nhân hiện đại đã trở thành nguồn lực cơ bản, nguồn vốn xã hội quan
trọng nhất trong các nguồn vốn của xã hội hiện đại. Tính chất xã hội hoá của lao
động công nghiệp mang nhiều biểu hiện mới: sản xuất công nghiệp trong thế giới
toàn cầu hoá đang mở rộng thành “chuỗi giá trị”. Quá trình sản xuất một sản phẩm
liên kết nhiều công đoạn của nhiều vùng miền, quốc gia, khu vực, hình thành nên
các hình thức liên kết mới như “xuất khẩu lao động tại chỗ”, “làm việc tại nhà”,
“nhóm chuyển gia quốc tế”, “quốc tế hoá các tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp”
(ISO 9001, 9002). Lực lượng sản xuất hiện đại đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia
– dân tộc và mang tính chất quốc tế, trở thành lực lượng sản xuất mang tính quốc tế.
Là giai cấp giữ vai trò lãnh đạo, Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai
cấp công nhân, giữ vai trò cầm quyền trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở một số quốc gia xã hội chủ nghĩa. Từ khi nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra
đời – nhà nước Xô – viết, giai cấp công nhân và đội tiên phong của mình đã trở
thành giai cấp lãnh đạo giành chính quyền và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
ở các quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội. Liên Xô và Đông Âu trước đây và ở các
nước xã hội chủ nghĩa hiện nay (Việt Nam, Trung Quốc...). Trong bối cảnh mới
của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp thế hệ mới (4.0),
công nhân hiện đại cũng tăng nhanh về số lượng, thay đổi lớn về cơ cấu trong nền lOMoAR cPSD| 45734214
sản xuất hiện đại. Cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập giữa các bộ
phận công nhân rất khác nhau trên phạm vi toàn cầu cũng như trong mỗi quốc gia.
2.2. Giá trị học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Nội dung của sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân là một quá trình cách mạng
toàn diện để xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới trên các phương diện
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng. Nó làm xuất hiện hình thái kinh tế -
xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong
lịch sử, có “một cuộc cách mạng của đại đa số mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số”,
nhờ việc hướng tới xây dựng một xã hội trên cơ sở công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu.
Tuy nhiên, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, internet vạn vật, dữ
liệu lớn (Big data), các nhà sản xuất đã sử dụng nhiều rôbot, dây truyền tự động
hóa nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất lao động. Lợi dụng tình hình
này, nhiều ý kiến cho rằng học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
của chủ nghĩa Mác - Lênin không còn đúng nữa. Nhưng thực tế là nếu không có
người công nhân chế tạo, lập trình, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa rôbot, dây truyền
tự động hóa chỉ là đống sắt vụn vô tri, vô giác. Trong mối quan hệ giữa người lao
động và máy móc (rôbot, dây truyền tự động) thì người lao động ở đây là người
công nhân đóng vai trò quyết định. Mặc dù người công nhân hiện nay có sự thay
đổi về mặt cơ cấu như như công nhân “cổ xanh”; công nhân “cổ cồn”, công nhân
“cổ vàng”, nhưng họ đều là công nhân, đều là người lao động và nếu thiếu họ thì
nền sản xuất hiện đại không thể tồn tại. Hơn nữa, nếu xét về mặt kinh tế, người
công nhân hiện đại vẫn là người sản xuất chính ra của cải vật chất của xã hội hiện
đại. Xét về mặt chính trị, tư tưởng thì chỉ có giai cấp công nhân hiện đại mới là
người có thể đoàn kết với nông dân, những người lao động khác và dẫn dắt họ xây
dựng xã hội mới (ở đó có công bằng, tự do, bác ái, mọi người có cuộc sống tự do,
hạnh phúc). Xét về mặt văn hóa, đạo đức, chỉ có giai cấp công nhân hiện đại mới
xây dựng được những giá trị văn hóa, đạo đức mới như công bằng, chân, thiện,
mỹ, bình đẳng tôn trọng… Do đó, giai cấp công nhân hiện đại vẫn đóng vai trò sứ
mệnh lịch sử toàn thế giới là lật đổ chủ nghĩa tư bản bóc lột, áp bức và nô dịch con
người. Đúng như C.Mác nói: “Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản
chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc, họ sẽ được cả thế giới”.