-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Pháp luật đại cương | Đại học Thái Nguyên
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của Nhà nước. Chương 2: Những vấn đề cơ bản của Pháp luật. Nguồn gốc, bản chất của Nhà nước. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Đại học Thái Nguyên 164 tài liệu
Pháp luật đại cương | Đại học Thái Nguyên
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của Nhà nước. Chương 2: Những vấn đề cơ bản của Pháp luật. Nguồn gốc, bản chất của Nhà nước. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45349271
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
1.1. Nguồn gốc, bản chất Nhà nước
1.1.1. Nguồn gốc: Lực lượng sản xuất và năng suất lao động phát triển => Dư thừa của cải => Chế độ tư
hữu => phân chia giai cấp => Nhà nước hình thành do yêu cầu phải dập tắt được các xung đột giai cấp. 1.1.2. Bản chất
- Tính giai cấp: Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt của giai cấp thống trị
- Tính xã hội: Nhà nước đại diện cho lợi ích chung của xã hội
1.2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước: 5 đặc trưng
- Nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt
- Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ và các đơn vị hành chính
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị, pháp lý
- Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật
- Nhà nước có quyền đặt ra các loại thuế và các chính sách tài chính.
1.3. Chức năng của Nhà nước
1.3.1. Khái niệm: Là phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đã đặt ra. 1.3.2. Phân loại
+ Chức năng đối nội (về chính trị - kinh tế - xã hội – luật pháp): bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ
chế độ chính trị xã hội, xây dựng và phát triển đất nước,…
+ Chức năng đối ngoại: phòng thủ đất nước, thiết lập quan hệ với các nhà nước khác….
1.4. Kiểu Nhà nước
1.4.1. Khái niệm: Là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc thù của Nhà nước, thể hiện bản chất và các điều
kiện tồn tại của nhà nước trong một hình thái xã hội kinh tế nhất định.
1.4.2. Phân loại: 4 kiểu:
- Nhà nước chủ nô: tư hữu về tư liệu sản xuất (chủ yếu là đất đai) và nô lệ.
- Nhà nước phong kiến: sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất và bóc lột sức lao động của nông dân.
- Nhà nước tư sản: sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột qua thặng dư và lợi nhuận. - Nhà nước
xã hội chủ nghĩa: dân chủ, công bằng xã hội lOMoAR cPSD| 45349271
1.5. Hình thức Nhà nước
1.5.1. Hình thức chính thể
Là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan có quyền lực cao nhất của Nhà nước và mối quan
hệ giữa các cơ quan này, chia thành 2 dạng: -
Hình thức chính thể Quân chủ, gồm:
+ Quân chủ Chuyên chế (Quân chủ tuyệt đối): vua (hoàng đế) có quyền lực vô hạn. VD: các nhà nước
phong kiến Việt Nam, Trung Quốc,…
+ Quân chủ Lập hiến hay Quân chủ Đại nghị (Quân chủ tương đối): vua (hoàng đế) có quyền lực một
phần, thường chỉ mang tính tượng trưng, đại diện cho quốc gia. VD: Nhật Bản, Anh, Thụy Điển,… -
Hình thức chính thể Cộng hòa, gồm:
+ Cộng hòa Đại nghị: Nghị viện nắm quyền, tổng thống do Nghị viện bầu, Chính phủ do Nghị viện thành
lập. VD: Đức, Áo, Italia,…
+ Cộng hòa Tổng thống: Tổng thống do nhân dâu bầu, vừa đứng đầu quốc gia vừa đứng đầu chính phủ,
các thành viên chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm. VD: Hoa Kỳ
+ Cộng hòa Lưỡng tính: Nghị viện và Tổng thống do dân bầu, Tổng thống có quyền hạn lớn, Chính phủ
chịu trách nhiệm trước Nghị viện và Tổng thống. VD: Pháp.
1.5.2. Hình thức cấu trúc
Là sự cấu tạo của Nhà nước thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và xác lập các mối quan hệ giữa
các đơn vị ấy với nhau, cũng như các cơ quan nhà nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương, gồm 2 dạng: -
Nhà nước đơn nhất: chủ quyền chung, một quốc hội, hệ thống cơ quan nhà nước và pháp luật
thống nhất từ trung ương đến địa phương. -
Nhà nước liên bang: gồm hay hoặc nhiều nhà nước thành viên (bang) hợp lại. Ngoài hệ thống nhà
nước và pháp luật liên bang, mỗi bang có hệ thống nhà nước và pháp luật riêng. VD: Hợp chủng
Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức,…
2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3 giai đoạn chính: Thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945) => Xây dựng xã hội chủ nghĩa
ở miền Bắc (1954) => Xây dựng xã hội chủ nghĩa trên cả nước (1975)
2.2. Bản chất Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Căn cứ pháp lý: Điều 2 – Hiến pháp 2013 lOMoAR cPSD| 45349271 - Biểu hiện:
+ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong tổ chức và quản lý xã hội. (Điều 8)
+ Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước (Điều 6)
+ Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn (Điều 3)
+ Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 5)
+ Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các nước trên thế giới (Điều 12).
2.3. Các nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.3.1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp: Khoản 3, Điều 2, Hiến pháp 2013.
2.3.2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước: Điều 4, Hiến pháp 2013.
2.3.3. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của Nhà nước: Khoản 2,
Điều 2 và Điều 3, Hiến pháp 2013.
2.3.4. Nguyên tắc tập trung dân chủ: Khoản 1, Điều 8, Hiến pháp 2013.
2.3.5. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Khoản 1, Điều 8, Hiến pháp 2013.
2.4. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước
Các vấn đề: Địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức,…
2.4.1. Quốc hội: Xem Chương V – Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Quốc hội 2014
2.4.2. Chủ tịch nước: Xem Chương VI – Hiến pháp 2013
2.4.3. Chính phủ: Xem Chương VII – Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức Chính phủ 2015
2.4.4. Hội đồng nhân và Ủy ban nhân dân – Xem Chương IX – Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
2.4.5. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân – Xem Chương VIII – Hiến pháp 2013 Luật tổ chức
tòa án nhân dân 2014 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
2.4.6. Hội đồng bầu cử quốc gia - Xem Chương X – Hiến pháp 2013 và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
2.4.7. Kiểm toán nhà nước: – Xem Chương X – Hiến pháp 2013 và Luật kiểm toán Nhà nước 2015.
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
1. Những vấn đề lý luận về pháp luật lOMoAR cPSD| 45349271
1.1. Nguồn gốc của pháp luật
Nguồn gốc của pháp luật gắn với nguồn gốc ra đời của Nhà nước. Pháp luật hình thành theo 3 con đường: -
Giai cấp thống trị xã hội bảo vệ lợi ích của mình thông qua nhà nước bằng việc tự đặt ra các quy
tắc xử sự và dùng sức mạnh quyền lực nhà nước buộc mọi người phải tuân theo. -
Nhà nước thừa nhận các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán và ban bố dưới các hình thức
văn bản pháp luật để xã hội thực hiện. -
Nhà nước thừa nhận cách xử lý trong thực tế từ các quyết định áp dụng pháp luật để áp dụng tương tự.
1.2. Khái niệm và các đặc điểm chung của pháp luật
1.2.1. Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra
và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển của xã hội.
1.2.2. Đặc điểm: 5 đặc điểm
- Tính quyền lực nhà nước: Pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện.
- Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn cách xử sự cho mọi đối
tượng trong xã hội, trên tất cả các lĩnh vực.
- Tính bắt buộc chung: Bất kỳ chủ thể nào ở điều kiện, hoàn cảnh quy phạm dự liệu đều phải thực hiện
đúng yêu cầu của pháp luật.
- Tính hệ thống: Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung
- Tính xác định về mặt hình thức: Hình thức biểu hiện của pháp luật là các nguồn luật. 1.2.3. Bản chất
Tính giai cấp: ý chí của giai cấp cầm quyền
Tính xã hội: điều chỉnh các quan hệ xã hội củng cố, bảo vệ trật tự chung 1.2.4. Vai trò
- Tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế
- Cơ sở cho việc tổ chức, hoạt động và giám sát đối với bộ máy nhà nước
- Cơ sở thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác quốc tế
2. Quy phạm pháp luật lOMoAR cPSD| 45349271
2.1. Khái niệm, đặc điểm
2.1.1. Khái niệm: Khoản 1, Điều 3, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. 2.1.2. Đặc điểm:
Gần giống đặc điểm của pháp luật, gồm:
- Tính quyền lực nhà nước - Tính bắt buộc chung - Tính hệ thống.
2.2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
Một điều luật thông thường không nhất thiết phải đầy đủ nhưng thường gồm ba bộ phận: 2.2.1. Giả định
- Nêu rõ điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của của quy phạm pháp luật.
(Trả lời câu hỏi: Ai? Khi nào? Trường hợp nào?)
- Luôn xuất hiện, thường được viết ở đầu mỗi quy phạm pháp luật. 2.2.2. Quy định
- Chỉ ra trong điều kiện, hoàn cảnh ở phần giả định, chủ thể được làm gì, phải làm gì, không được làm gì. - Phân loại:
+ Quy định mệnh lệnh: nêu lên rõ ràng chính xác điều phải làm hoặc không được làm.
+ Quy định tùy nghi: không nêu cụ thể, để cho các bên tự thỏa thuận, định đoạt
+ Quy định tùy nghi lựa chọn: nêu ra những cách xử sự cụ thể để chủ thể tự lựa chọn cách xử sự phù hợp
+ Quy định giao quyền: trực tiếp xác định quyền hạn của một chức vụ, cơ quan trong bộ máy nhà nước
hoặc xác nhận quyền của một công dân hay tổ chức. 2.2.3. Chế tài
- Chỉ rõ: Nếu làm hay không làm thì chịu hậu quả thế nào.
- Phân loại: (Theo ngành luật)
+ Chế tài hành chính: hình thức xử lý vi phạm hành chính (hình thức xử phạt), hình thức trách nhiệm kỷ
luật với cán bộ, công chức.
+ Chế tài dân sự: tác động đến tài sản và nhân thân của một bên gây thiệt hại cho bên khác (bồi thường
thiệt hại, trả lại tài sản bị xâm phạm, hủy bỏ một cách xử sự không đúng,…) lOMoAR cPSD| 45349271
+ Chế tài hình sự (hình phạt): áp dụng cho hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm.
+ Chế tài kỷ luật: Người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động khi vi phạm kỷ luật lao động, nội quy lao động.
*Một số dạng quy phạm đặc biệt không có cấu trúc giả định – quy định – chế tài: quy phạm định nghĩa,
quy phạm nguyên tắc, quy phạm xung đột (trong tư pháp quốc tế),…!
3. Quan hệ pháp luật
3.1. Khái niệm, đặc điểm
3.1.1. Khái niệm: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các
bên tham gia quan hệ có cách quyền và nghĩa vụ pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện. 3.1.2. Đặc điểm:
- Là quan hệ xã hội đặc biệt được pháp luật điều chỉnh
- Tính ý chí: có thể là ý chí của nhà nước hoặc ý chí của các bên tham gia
- Tính cụ thể, xác định: cá biệt hóa các quan hệ giữa các chủ thể cụ thể
- Nội dung biểu hiện là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia và được đảm bảo thực hiện bằngý chí của nhà nước.
3.2. Cơ cấu của quan hệ pháp luật
3 bộ phận: Chủ thể, khách thể, nội dung
3.2.1. Chủ thể: Là các cá nhân (thể nhân) hoặc pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật để hưởng quyền
và làm nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật.
a. Năng lực chủ thể - Điều kiện trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật, gồm: -
Năng lực pháp luật: là khả năng chủ thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ pháp lý khi tham gia
quan hệ pháp luật => tham gia quan hệ pháp luật một cách thụ động, mà không tự tạo ra quyền và nghĩa vụ pháp lý. -
Năng lực hành vi: là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các chủ thể bằng hành vi của mình xác
lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật cụ thể. ð Chủ động. b. Các loại chủ thể
- Cá nhân: gồm công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch – Luật quốc tịch 2008.
+ Năng lực pháp luật: xuất hiện khi cá nhân được công nhận địa vị pháp lý, chấm dứt khi chết
hoặc thay đổi quốc tịch, bị pháp luật tước đoạt, hạn chế.
+ Năng lực hành vi: xuất hiện khi sinh ra, đầy đủ khi đạt độ tuổi nhất định, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. lOMoAR cPSD| 45349271
Cá nhân là chủ thể trực tiếp khi đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Cá nhân là chủ thể gián tiếp khi chỉ có năng lực pháp luật => tham gia quan hệ pháp luật qua
người đại diện.
- Pháp nhân: 4 điều kiện để chủ thể được công nhận là pháp nhân: Điều 74 – Bộ luật dân sự 2015 Năng
lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp luật xuất hiện cùng lúc, tại thời điểm pháp nhân thành lập.
+ Pháp nhân thương mại (mục tiêu chính lợi nhuận – DN và các tổ chức kinh tế)
+ Pháp nhân phi thương mại: các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác không phải pháp nhân thương mại.
3.2.2. Khách thể: Là những lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất) mà các chủ thể tham gia quan hệ mong
muốn đạt được khi tham gia quan hệ đó.
3.2.3. Nội dung: gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý
a. Quyền: Là khả năng của chủ thể được xử sự theo cách mà pháp luật cho phép.
Hình thức thực hiện quyền: tự thực hiện, ủy quyền; qua đại diện.
b. Nghĩa vụ: Là các xử sự mà các chủ thể bắt buộc phải thực hiện.
Hình thức: phải thực hiện hoặc không được thực hiện một (một số) hoạt động; phải chịu trách nhiệm
vì không thực hiện đúng.
4. Sự kiện pháp lý
4.1. Khái niệm: Là những sự kiện xảy ra trong thực tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh được dự
liệu trong các quy phạm pháp luật, làm xuất hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.
4.2. Đặc điểm:
- Là 1 trong 3 căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật, gồm: quy phạm pháp luật,
năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý.
4.3. Phân loại: căn cứ vào ý chí của chủ thể
- Sự biến: sự kiện - không do ý chí (ngoài ý thức, không do ý thức)
+ Sự biến tuyệt đối: do quy luật tự nhiên, con người không thể tác động.
+ Sự biến tương đối: con người có thể tác động gián tiếp.
- Hành vi: xử sự - có ý chí (hành động hoặc không hành động)
+ Hành vi hợp pháp: phù hợp cả về nội dung và hình thức
+ Hành vi bất hợp pháp (trái pháp luật): không phù hợp cả về nội dung, hình thức, là 1 trong các dấu
hiệu của vi phạm pháp luật.
+ Hành vi vi phạm pháp luật: đủ 4 yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể.
5. Vi phạm pháp luật lOMoAR cPSD| 45349271
5.1. Khái niệm và dấu hiệu của vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực
hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
=> 4 dấu hiệu tương ứng.
5.2. Cấu thành của vi phạm pháp luật
5.2.1. Khách thể: là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
5.2.2. Chủ thể: là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
5.2.3. Mặt khách quan: Là biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật gồm: - Hành vi vi phạm
- Hậu quả của hành vi vi phạm
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thực tế
- Điều kiện, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi
5.2.4. Mặt chủ quan: Là biểu hiện tâm lý bên trong của hành vi vi phạm pháp luật gồm: lỗi, động cơ, mục đích.
5.3. Phân loại vi phạm pháp luật (theo lĩnh vực: 4 loại)
- Vi phạm hình sự (tội phạm): Khoản 1, Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 sđbs 2017 - Vi phạm hành
chính: Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Vi phạm dân sự: (vi phạm nghĩa vụ dân sự): là hành vi trái pháp luật dân sự, có lỗi, do chủ thể
cónăng lực trách nhiệm dân sự thực hiện, xâm hại các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- Vi phạm kỷ luật (lao động): là hành vi trái kỷ luật lao động hoặc nội quy lao động, có lỗi do
NLĐthực hiện, đến mức phải chịu các hình thức kỷ luật.
VD: Học sinh vi phạm nội quy lớp không gọi là vi phạm kỷ luật!
6. Trách nhiệm pháp lý
6.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý
6.1.1. Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm pháp luật
phải gánh chịu trước các chủ thể có quyền (cơ quan nhà nước, nhà chức trách, người có quyền dân sự bị vi phạm. 6.1.2. Đặc điểm
- Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu.
- Trách nhiệm pháp lý luôn phát sinh trong phạm vi của quan hệ pháp luật giữa các bên.
- Nội dung của trách nhiệm pháp lý được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. lOMoAR cPSD| 45349271
- Việc xác định trách nhiệm pháp lý phải tuân theo trình tự, thủ tục được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. 6.1.3. Ý nghĩa
- Trừng phạt, giáo dục, cải tạo chủ thể vi phạm pháp luật.
- Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của mọi người.
- Tạo và nâng cao lòng tin của người dân về công lý, luật pháp.
6.2. Phân loại trách nhiệm pháp lý
Tương ứng với 4 loại vi phạm pháp luật có: Trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm
dân sự, trách nhiệm kỷ luật lao động. Ngoài ra, còn có trách nhiệm vật chất là trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về tài sản do vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần, trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ lao động gây ra.
7. Hình thức pháp luật
7.1. Khái niệm
Hình thức pháp luật là cách mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí của mình thành pháp luật.
7.2. Các hình thức pháp luật bên ngoài
7.2.1. Tập quán pháp: Là những tập quán được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những
nguyên tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
7.2.2. Tiền lệ pháp (án lệ): Là những bản án, quyết định của Tòa án được Nhà nước thừa nhận làm
khuôn mẫu và cơ sơ để đưa ra phán quyết cho các vụ việc tương tự về sau.
7.2.3. Văn bản quy phạm pháp luật: mục 7.3
7.3. Văn bản quy phạm pháp luật
7.3.1. Khái niệm: Điều 2, khoản 1, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 7.3.2. Đặc điểm
- Do các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành
- Hình thức do luật định.
- Việc ban hành phải theo thủ tục, trình tự luật định.
- Nội dung chứa các quy phạm pháp luật
- Được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp thích hợp.
- Là loại nguồn quan trọng nhất của pháp luật. lOMoAR cPSD| 45349271
7.3.3. Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật: Điều 4 – Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
- Thẩm quyền ban hành các văn bản cụ thể: Điều 15 – Điều 30
- Số, ký hiệu văn bản: Điều 10
- Sửa đổi, bổ sung, thay thế (Điều 12).
8. Thực hiện pháp luật: Tham khảo giáo trình trang 111 - 116
9. Ý thức pháp luật: Tham khảo giáo trình trang 116 - 121