Pháp luật về hoạt động phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam | Trường đại học Luật, đại học Huế
Pháp luật về hoạt động phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM
I. Khái quát về năng lượng mặt trời Năng lượng mặt trời
1. Khái niệm năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời hay còn gọi là nguồn năng lượng tái tạo được tạo ra bởi
mặt trời gồm năng lượng bức xạ và nhiệt. Mỗi ngày, năng lượng mặt trời đều
được tái tạo, nó chuyển đối năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành điện năng.
2. Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng sạch vì không gây ra khí thải
carbon hay ô nhiễm môi trường. Ánh sáng mặt trời là một tài nguyên tái tạo, vì
nó không bao giờ cạn kiệt. Nó là yếu tố quan trọng giúp con người và toàn bộ
các loài sinh vật trên trái đất tồn tại và phát triển. Nó mang đến nhiều giá trị to
lớn cho con người, đặc biệt không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì vậy, trong
những năm gần đây, năng lượng mặt trời đang được nhiều quốc gia khai thác và
đưa vào sử dụng.Bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời,chúng ta có thể giảm
thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch và giúp bảo vệ môi trường.
3. Khái quát về pháp luật về năng lượng mặt trời
(Chính sách, pháp luật về năng lượng mặt trời bao gồm: chính sách ưu đãi vốn,
chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách giá, chính sách hỗ trợ đất đai, thủ tục triển khai,...)
Thực trạng, chính sách năng lượng mặt trời tại Việt Nam hiện nay
Các chính sách, pháp luật đã ban hành
Theo thời gian ban hành, lĩnh vực năng lượng mặt trời đang được điều chỉnh bởi nhiều văn bản:
Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính
phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 của Bộ Công Thương quy
định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ
chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Quyết định số 2023/QĐ-BCT ngày 5/7/2019 của Bộ Công Thương phê
duyệt Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt
Nam vào giai đoạn 2019 – 2025.
Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ
về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.
Một số nội dung trong chính sách, pháp luật về nguồn năng lượng mặt trời
1. Cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phát triển nguồn năng lượng mặt trời
Có nhiều cách thức hỗ trợ phát triển năng lượng mặt trời đối với cá nhân, tổ
chức sản xuất điện mặt trời.
Tín dụng xanh, hỗ trợ vay vốn ưu đãi lắp đặt hệ thống điện mặt trời.
Ưu đãi về thuế. Dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu đối với
hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án được thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối
với hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất.
Ưu đãi về đất đai. Các dự án điện mặt trời, công trình đường dây và trạm
biến áp để đấu nối với lưới điện được miễn phí, giảm tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng cho dự án
thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
2. Chính sách về giá điện mặt trời
Đối với dự án điện mặt trời nối lưới
Biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện
Quyết định 13/2020/QĐ-TTg. Giá mua điện tại Biểu giá mua điện chưa gồm
thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động tỷ giá của đồng Việt Nam
với đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh). Giá mua điện này được áp dụng
20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Riêng đối với Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã
có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại
trước ngày 01/01/2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW là
2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 9,35
UScents/kWh, theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10/4/2017 là 22.316 đồng/USD).
Đối với điện mặt trời áp mái
Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền thực hiện
thanh toán lượng điện năng từ hệ thống điện mặt trời mái nhà phát lên lưới điện
quốc gia theo giá mua điện quy định tại Biểu giá mua điện đối với hệ thống điện
mặt trời mái nhà. Giá mua điện này chưa gồm thuế giá trị gia tăng, được điều
chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng tiền Việt Nam với đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh
3. Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời
Theo quy định, giao dịch mua bán điện giữa các bên bắt buộc phải sử dụng Hợp
đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện mặt trời nối lưới, bên mua là Tập
đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ủy quyền.
Quy định về thời hạn của hợp đồng mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời
nối lưới là 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Sau khi hết thời hạn, việc
gia hạn thời hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới được thực hiện theo quy định
của pháp luật tại thời điểm đó.
Nhận xét, đánh giá về chính sách, pháp luật của năng lượng mặt trời
Các chính sách khuyến khích, ưu đãi nhằm phát triển năng lượng mặt trời
được quan tâm ban hành và triển khai áp dụng trong thực tiễn là tương đối
kịp thời và đầy đủ, phát huy một cách tích cực, mang lại hiệu quả trong thực tiễn.
Các quy định pháp luật được xây dựng và ban hành theo khuông khổ pháp
lý điều chỉnh hoạt động phát triển năng lượng mặt trời đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam.
Các quy định pháp luật về phát triển năng lượng mặt trời ở Việt Nam còn
sơ khai, phần lớn được quy định trong các văn bản với hiệu lực pháp lý
chưa cao, tác dụng điều chỉnh còn hạn chế. Còn một số điểm bất cập,
vướng mắc cần được quan tâm tháo gỡ như giá điện, tiếp cận nguồn lực đất đai, vốn vay,…
Cần chú trọng phát triển điện mặt trời mái nhà (điện áp mái) trong cơ cấu
phát triển điện mặt trời nói chung. Khuyến khích có cơ chế hỗ trợ giá lắp
đặt điện mặt trời mái nhà cho cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức ở từng
vùng miền để điện mặt trời mái nhà phát triển đồng đều trong cả nước.
Gấp rút nghiên cứu xây dựng, ban hành Luật về năng lượng tái tạo trong
thời gian tới. Trong đó, các quy định cần được nghiên cứu đầy đủ về cơ
sở khoa học và thực tiễn.
Hiện tại, Việt Nam đang dần phát triển các chính sách và pháp luật về năng
lượng mặt trời để khuyến khích đầu tư và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo này.
Dưới đây là một số điểm chính về pháp luật liên quan đến năng lượng mặt trời tại Việt Nam:
Chính sách ưu đãi vốn: Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu
đãi vốn để hỗ trợ các dự án năng lượng mặt trời. Các nhà đầu tư có thể được
hưởng lãi suất ưu đãi hoặc miễn, giảm thuế đối với dự án năng lượng mặt trời.
Chính sách khuyến khích đầu tư: Chính phủ cũng khuyến khích đầu tư vào lĩnh
vực năng lượng mặt trời thông qua việc cung cấp các ưu đãi về thuế, hỗ trợ hạ
tầng, và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Chính sách giá: Việt Nam đã ban hành các quy định về giá mua điện từ nguồn
năng lượng mặt trời. Các chính sách này có thể bao gồm cơ chế mua điện theo
giá cố định hoặc theo giá thị trường.
Chính sách hỗ trợ đất đai: Để thuận lợi cho việc triển khai dự án năng lượng mặt
trời, chính phủ cũng có thể cung cấp hỗ trợ đất đai cho các nhà đầu tư.
Thủ tục triển khai: Các thủ tục liên quan đến triển khai dự án năng lượng mặt
trời cũng được quy định rõ ràng để giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia.
Đây chỉ là một cái nhìn tổng quan về pháp luật và chính sách liên quan đến năng
lượng mặt trời tại Việt Nam. Để biết thông tin chi tiết và cập nhật, bạn có thể
tham khảo từ các nguồn thông tin chính thống hoặc cơ quan chính phủ có thẩm quyền.