Pháp luật về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công | Bài tiểu luận số 1 môn Pháp luật tài chính
Tự chủ tài chính là gì? Cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công hiện nay đang diễn ra như thế nào? Giải pháp nào để giải quyết những bất cập xảy đến khi tự chủ tài chính? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
lOMoARcPSD|47231818
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KINH TẾ - KINH DOANH PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH BÀI TIỂU LUẬN SỐ 1
Pháp luật về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công
Giảng viên: Th.s Trần Thị An Tuệ Họ tên: Vũ Như Ngọc MSSV: 21012354 Lớp: K15-LKT lOMoARcPSD|47231818 LỜI NÓI ĐẦU
Tự chủ tài chính là gì?
Cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công hiện nay đang diễn ra như thế nào?
Giải pháp nào để giải quyết những bất cập xảy đến khi tự chủ tài chính?
Nhu cầu của con người trong xã hội ngày càng tăng cao, kéo theo đó là yêu cầu về những
“sản phẩm” phúc lợi mà họ mong muốn nhận được cũng tăng theo. Đó là một trong số
những nguyên nhân khiến các đơn vị sự nghiệp công ngày càng trở nên tự chủ kinh tế. Việc
tự chủ kinh tế giúp cho những đơn vị ấy có thể chủ động được trong việc sử dụng các nguồn
lực tài chính để hoàn thành những nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. Ngoài ra nó còn
giúp những đơn vị này phát huy được mọi khả năng hiện có nhằm cung cấp những dịch vụ
với chất lượng ngày càng cao cho xã hội.
Không chỉ thế việc giảm bớt “sự dựa dẫm” của các cơ quan đơn vị này vào chính phủ còn
giúp ngân sách nhà nước bớt đi gánh nặng nhằm tạo đà cho các cơ quan này tự mình phát
triển theo định hướng của mình.
Tuy nhiên “tự chủ” không có nghĩa là “tự do không khuôn phép”, những đơn vị sự nghiệp
công này được trao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm về tài chính của cơ quan mình
nhưng không được vượt quá mức khung do nhà nước quy định. Vì những đơn vị này vốn
là những đơn vị do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và thuộc sở hữu của Nhà nước.
Tuy vậy việc tự chủ tài chính này đôi lúc cũng đem lại những bất cập không mong muốn
cho những đơn vị sự nghiệp công đang hoạt động theo cơ chế này. Việc nghĩ ra những giải
pháp nhằm giải quyết những bất cập này là việc tất yếu cần phải làm để giúp cơ chế này có
thể hoạt động một cách trơn tru.
Vậy hiện tại trong những đon vị sự nghiệp công lập, cơ chế tự chủ tài chính này đang
được vận hành như thế nào? Nó đem lại lợi ích gì cho chính những cơ quan đơn vị ấy hay
những dịch vụ mà đơn vị ấy cung cấp? Ngoài ra những bất cập mà nó đem đến đã ảnh
hưởng thế nào đến những đơn vị công lập này và phương hướng giải quyết hay giải pháp
cho những bất cập đó là gì? NỘI DUNG I. Khái niệm
Tự chủ tài chính là gì? 1 lOMoARcPSD|47231818
Tự chủ tài chính là một trong những cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, được
hiểu là cơ chế theo đó các đơn vị sự nghiệp công được trao quyền tự quyết định, tự chịu
trách nhiệm về các khoản thu, chi của đơn vị mình trong khuôn khổ pháp luật đưa ra. (Phi, 2022)
Như vậy có thể hiểu rằng “tự chủ tài chính” là một trong những cơ chế hoạt động của
các cơ quan/đơn vị công lập được Nhà nước công nhận. Cơ chế này chủ yếu nhắm tới các
hoạt động tài chính của các cơ quan/ đơn vị.
Đối tượng hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính – đơn vị sự nghiệp công lập – là gì?
Đơn vị sự nghiệp công lập là các đơn vị do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định
thành lập, thuộc sở hữu của Nhà nước. Là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản
riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán do Nhà nước ban hành. (Phi, 2022)
Những đơn vị sự nghiệp công lập này do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập
theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lí nhà nước.
Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội (như: bệnh viện, viện nghiên cứu, trường học,…) áp dụng các quy
định của pháp luật có liên quan.
Những đơn vị sự nghiệp công này được thành lập nhằm cung cấp những dịch vụ công
đến với những người dân trong xã hội và phục vụ quản lí nhà nước và bị bó buộc phần nào
trong khuôn khổ mà Nhà nước và pháp luật đặt ra. Là đơn vị cung cấp những dịch vụ và
phúc lợi nhằm thoả mãn nhu cầu trong đời sống của người dân.
Cơ chế tự chủ tài chính là gì?
Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập là các quy định về quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về danh mục sự nghiệp công, giá, phí, và
lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công; phân loại mức độ tự chủ tài chính, tự chủ sử dụng
nguồn tài chính, tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết, quản lý, sử dụng tài sản công
và các quy định khác có liên quan. (Nghị Định 60/2021/NĐ-CP Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính
Của Đơn vị Sự Nghiệp Công Lập, n.d.) II.Tự chủ tài chính
Tự chủ tài chính tức là tự chủ về những khoản thu chi của đơn vị sụ nghiệp công lập. Tự
quyết định, tự chịu trách nhiệm về những hoạch định tài chính mà bản thân đơn vị đưa ra.
Tương tự như vậy, “cơ chế tự chủ tài chính” chính là những gì mà đơn vị sự nghiệp công
lập ấy thực hiện đối với tài chính và các loại giá, phí dịch vụ của mình.
1, Vai trò của tự chủ tài chính đối với những đơn vị sự nghiệp công và toàn xã hội. 2 lOMoARcPSD|47231818
a, Đối với những đơn vị sự nghiệp công
Trong xã hội hiện tại, khi nhu cầu của con người tăng cao, dần dà những dịch vụ kiểu cũ
mà những đơn vị sự nghiệp công cung cấp khó có thể đáp ứng nổi nữa, những đơn vị do tư
nhân thành lập ra đời ngày càng nhiều. Họ dựa vào nguồn vốn tự lập (có một phần được
vay mượn từ những ngân hàng nhà nước) để thành lập nên những đơn vị tư nhân có khả
năng cung cấp được những dịch vụ có chất lượng cao cho xã hội và có thể đáp ứng nhu cầu
hiện tại. Tuy nhiên vì là cơ sở tư nhân nên những dịch vụ với chất lượng cao mà họ cung
cấp luôn đi kèm với phí dịch vụ mà người dân phải chi trả cao hơn – hơn hẳn những dịch
vụ do những đơn vị sự nghiệp công cung cấp.
Như thế cũng không có nghĩa là những đơn vị công không có khả năng hay không thể đáp
ứng nổi những dịch vụ đòi hỏi chất lượng cao như thế. Những đơn vị công ấy cũng có tồn
tại những nguồn lực sẵn có dồi dào và tiềm năng cao trong việc phát triển chất lượng dịch
vụ hiện tại. Chỉ là trong cơ chế hoạt động cũ, những đơn vị ấy phụ thuộc hoàn toàn vào
Nhà nước và nguồn ngân sách do Nhà nước cung cấp. Trong khi ngân sách Nhà nước phải
chi trả cho rất nhiều đơn vị khác nhau và những công vụ của Quốc gia, thì việc bị quá nhiều
đơn vị phụ thuộc vào như vậy lại trở thành gánh nặng cho nguồn ngân sách vốn không phải là “vô hạn” này.
Tận dụng những nguồn lực sẵn có và những tiềm năng mạnh thông qua cơ chế tự chủ kinh
tế chính là phương pháp tốt nhất giúp cho những đơn vị này có thể phát huy được khả năng
vốn có của mình. Hơn nữa việc tự chủ tài chính còn là cơ hội để những đơn vị này có thể
tự do hoạt động theo định hướng mà bản thân đưa ra miễn là không vượt quá những khuôn
phép mà Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền đưa ra.
b. Đối với Nhà nước và xã hội
Việc chủ động sử dụng nguồn lực tài chính ngoài giúp những đơn vị đó có thể phát huy
tối đa thế mạnh để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao nhằm cung cấp những dịch vụ
với chất lượng cao cho xã hội, còn giúp tăng nguồn thu, nhằm từng bước giải quyết vấn đề
thu nhập và việc làm cho càng nhiều người lao động hơn.
Việc những đơn vị công tự sử dụng những tiềm năng vốn có của mình để phát triển theo
hướng mà bản thân đơn vị lên kế hoạch không chỉ giúp cho đon vị đó có thể phát triển một
cách mạnh mẽ và sáng tạo hơn mà còn giúp cho ngân sách nhà nước giảm được nhiều gánh nặng.
Nhất là trong thời kì hiện tại khi mà dịch bệnh vẫn còn chưa hoàn toàn chấm dứt và những
cuộc lạm phát cũng như khủng hoảng năng lượng đang diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà
còn cả thế giới thì việc giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước là một việc hoàn toàn cần thiết.
Những đơn vị sự nghiệp công phát triển mạnh mẽ và cải thiện dịch vụ ngày càng tốt hơn
đồng nghĩa với việc chất lượng dịch vụ công được cải thiện rõ rệt. Khi mà mức sống của
người dân ngày càng tăng cao và người dân sẵn sàng chi trả dù là mức phí cao để sử dụng 3 lOMoARcPSD|47231818
những dịch vụ tư nhân với chất lượng cao thì việc xuất hiện những dịch vụ công với chất
lượng không hề thua kém nhưng người dân chỉ phải bỏ ra một khoản phí thấp hơn nhiều
so với dịch vụ tư nhân điều đó sẽ giúp người dân tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Tự chủ tài chính là chính sách được khuyến khích đối với những đon vị công có tiềm lực
lớn và nguồn vồn tài chính cũng như vốn nhân lực dồi dào. Còn lại Nhà nước vẫn sẽ quan
tâm đầu tư cho những hoạt động xã hội và sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho
các đối tượng chính sách – xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, những địa bàn vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn trong khả năng của ngân sách Nhà nước.
2, Vai trò của cơ chế tự chủ tài chính đối với nhà nước
Tận dụng những tiềm năng mà chính đơn vị mình có để phát triển dịch vụ của mình, từ
cơ chế tự chủ tài chính những đơn vị sự nghiệp công có thể giảm bớt gánh nặng lên nguồn
ngân sách của nhà nước. Nhà nước cũng có thể nhờ đó mà chuyển sang đầu tư cho nhiều
lĩnh vực thiết yếu hơn.
III. Cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị công
Cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công được pháp luật và Nhà nước chỉ
đạo qua từng thời kì với những chính sách ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
Thời kì đầu cơ chế này được thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP (25/4/2006) được
Chính phủ ban hành nhằm “quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với những đơn vị sự nghiệp công lập”. Đi
kèm với nghị định này là thông tư số 71/2006/TT-BTC (9/8/2006) để hướng dẫn thực hiện.
Nghị định ban đầu này quy định tổng thể về cả cách tổ chức cơ cấu bộ máy đơn vị và tài
chính nhưng chưa hoàn toàn đi sâu vào vấn đề nào cả. Nó vốn hướng tới khả năng tự chủ,
tụ chịu trách nhiệm của những cơ quan đơn vị công lập hơn là tiềm năng tài chính mà
những cơ quan ấy có. Ngoài ra nó nhấn mạnh quyền tự chủ mà những đơn vị công lập ấy
có hơn là việc nhắc đến nó như một quy định phải thực hiện, cũng như trách nhiệm của
những đon vị ấy trong việc hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao
Sau nghị định 43/2006/NĐ-CP là nghị định 16/2015/NĐ-CP (14/2/2015): “quy định cơ
chế tự chủ của đon vị sự nghiệp công lập”. Vẫn là quy định tổng quát về việc tự chủ cơ cấu
bộ máy và cơ cấu tài chính của những đơn vị công lập, nhưng thay vì nhắc đến nó như một
thứ quyền lợi mà những đơn vị này có thì nghị định này quy định về việc “tự chủ” như một
cơ chế mà những cơ quan đon vị công này nên và phải áp dụng trong cơ cấu hoạt động của
mình. Ngoài ra nghị định này giải thích rõ ràng hơn về cơ chế tự chủ tài chính mà những
đon vị công có thể áp dụng như: giá, phí dịch vụ sự nghiệp công của những dịch vụ công
không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; hay là lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công
sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước. 4 lOMoARcPSD|47231818
Không chỉ giải thích hay đặt ra quy trình tính phí dịch vụ, nghị định này còn quy định rõ
về cách thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở những đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi
thường xuyên và chi đầu tư nhằm làm rõ hơn điểm khác biệt giữa các cơ quan có cơ chế
hoạt động khác nhau khi áp dụng tự chủ tài chính. Bằng cách giảm bớt việc phụ thuộc vào
ngân sách nhà nước thay vào đó sử dụng nguồn tài chính sẵn có của chính cơ quan, đơn vị
mình, hay tự chủ trong những giao dịch tài chính. Đi kèm theo đó là những nghĩa vụ tài
chính, quản lý tài sản Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ mà những đơn vị sự nghiệp công phải thực hiện.
Tuy nhiên nghị định này còn thiếu sót khi chưa quy định cụ thể về các hình thức liên doanh,
liên kết và việc phân phối kết quả chênh lệch tài chính thu chi từ việc hoạt động liên doanh
liên kết giữa các đon vị sự nghiệp công lập.
Để khắc phục thiếu sót này nhằm đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất chung trong việc
phân phối kết quả từ hoạt động liên doanh liên kết của các đơn vị sự nghiệp công, Nhà
nước và chính phủ đã ban hành nghị định 60/2021/NĐ-CP nhằm bổ sung quy định về tự
chủ trong hoạt động liên doanh liên kết.
Nghị định 60/2021/NĐ-CP (21/6/2021) “quy định cơ chế tự chủ tài chính của đon vị sự
nghiệp công lập”, từ tên của nghị định này cũng đủ thấy rằng đối tượng mà nó nhắm tới
đích xác là cơ chế tự chủ tài chính của những đơn vị sự nghiệp công lập. Theo quy định
được đưa ra những đơn vị sự nghiệp công lập được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm liên
doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Từ đó ngoài những điều đã được quy định rõ ràng ở nghị định 16, nghị định 60 còn nói rõ
thêm về việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết phải đảm bảo các yêu
cầu quy định tài khoản 2 Điều 55 Luật quản lý, sử dụng tài sản công và thuộc các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
Không chỉ nêu thêm điều mà nghị định trước còn thiếu sót, nghị định mới này còn chỉ rõ
nguồn thu từ những hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao và các hoạt
động kinh doanh dịch vụ thay vì tổng hợp chung tất cả các nguồn lực như nghị định cũ.
Tổng hợp lại cơ chế tự chủ tài chính của của các đơn vị sự nghiệp được chia thành 4 chế độ:
. Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.
. Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch
vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung
cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí) . Tự chủ tài chính đối với
đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên.
. Tự chủ tài chính đối với đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức
năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp). 5 lOMoARcPSD|47231818
Trong khoảng thời gian cơ chế tự chủ tài chính được khuyến khích thực hiện và ngày càng
được các cơ quan đơn vị công lập áp dụng rộng rãi, thực tế cho thấy cơ chế này đã mang
lại một số kết quả tích cực cho chính các đơn vị thực hiện và cho cả Nhà nước. Cụ thể,
nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công được sử
dụng một cách có hiệu quả để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và cho ra các dịch vụ
ngày càng có chất lượng tốt hơn. Chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính và nhân lực
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ từ đó phát triển nguồn thu.
Từ nguồn thu được nhiều hơn trước cộng với nguồn kinh phí tự tiết kiệm được, những đơn
vị công lập này còn giải quyết được nhu cầu tăng lương của công nhân viên chức và theo
quy định của chính phủ, từ đó cải thiện được đời sống của người lao động trong các đơn vị
công lập. Hiện tại, riêng đối với một số đơn vị trong lĩnh vực giáo dục đại học việc tự đảm
bảo toàn bộ chi phí hoạt động đã khiến các đơn vị này tăng chi trả thu nhập cho người lao
động lên gấp 2-3 lần (tuy nhiên việc tự chủ toàn bộ đó đã kéo theo gía dịch vụ mà người
dân - cụ thể ở đây là học sinh, sinh viên – phải chi trả tăng lên rất nhiều).
Việc tự chủ tài chính còn được rút ra từ việc tinh giản bộ máy hoạt động và lượng biên chế
cơ hữu mà các cơ quan địa phương đang thực hiện trong những năm gần đây. Theo đó việc
thực hiện sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở, ban, ngành nhằm
giảm bớt hay gộp các đơn vị cùng cấp lại với nhau nhằm làm giảm số lượng các đơn vị
trực thuộc uỷ ban trung ương tỉnh, thành phố; giảm bớt lượng biên chế cơ hữu trong các cơ
quan đơn vị được gộp lại; từ đó giao cho các cơ quan đơn vị dưới trung ương thực hiện tự
chủ tài chính – sử dụng nguồn lực sẵn có của mình để phục vụ chính mình – nhằm giảm
bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước khi phải cấp kinh phí hằng năm.
IV. Những bất cập xảy đến khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và giải pháp.
1, Những bất cập ở thời điểm hiện tại
Cơ chế tự chủ tài chính được khuyến khích áp dụng rộng rãi ở nhiều cơ quan đơn vị ở mọi
cấp bậc khác nhau. Tuy vậy, không phải ở đâu nó cũng phát huy được tối đa tác dụng và
đem lại hiệu quả tốt.
Cơ chế đem lại hiệu quả tốt hơn đối với những đơn vị có định hướng phát triển và cơ chế
hoạt động năng động, sáng tạo; có lợi thế về uy tín trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công
hoặc ở một số ngành nghề có khả năng xã hội hoá cao như: giáo dục, y tế,…
Vì tiềm năng của mỗi cơ quan đơn vị là khác nhau, tỷ lệ các đơn vị sự nghiệp công đứng
ra đảm bảo tự chủ tài chính còn thấp, việc thực hiện cơ chế này ở những đơn vị đã triển
khai vẫn còn chậm, ngoài ra vướng mắc từ những quy định cũ chưa được sửa đổi, ban hành
và bổ sung kịp thời khiến quá trình áp dụng cơ chế bị chậm và khó có thể mở rộng quy mô.
Những cơ chế chính sách đã được ban hành nhưng việc thực hiện còn chưa được đồng bộ,
còn thiếu nhiều quy định về chế độ và định mức giá, phí (chế độ học phí, viện phí, định
mức giờ làm, định mức biên chế,…). Việc chuyển giao kinh phí ngân sách Nhà nước còn
chậm và thiếu cân bằng; những đon vị nhận kinh phí chưa thực sự dùng nguồn kinh phí 6 lOMoARcPSD|47231818
này một cách đúng hiệu quả. Lâu dần, những thiếu ót trên dẫn đến các cơ quan đon vị phụ
thuộc, ỷ lại vào ngân sách nhà nước mà chưa thục sụ quyết tâm, hành động quyết liệt để
làm tốt nhiệm vụ được giao.
Việc tự chủ tài chính giúp tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ nhưng cũng đồng nghĩa với
việc gía, phí dịch vụ tăng lên làm nguồn thu nhập của các đơn vị công lập tăng lên. Từ
những điều đó và lợi nhuận nhận được khiến một số đơn vị chỉ mải chạy theo số lượng và
nguồn thu mà quên mất phải tăng chất lượng của dịch vụ sao cho xứng đáng với nhũng gì
người dân bỏ ra để được sử dụng những dịch vụ này.
2, Giải pháp khắc phục bất cập và đẩy mạnh hoạt động áp dụng cơ chế tự chủ tài chính ở
những đơn vị sự nghiệp công lập a, Đối với các cơ quan Nhà nước
Để đảm bảo hoạt động tự chủ tài chính diễn ra một cách suôn sẻ và mang lại hiệu quả cao
trong những đơn vị sự nghiệp công lập ngoài việc ban hành đầy đủ khung pháp lý về cơ
chế thì chính những cơ quan đon vị thực hiện cơ chế này cũng cần phải tiếp tục hoàn thiện
bộ máy hoạt động và cơ chế quản lý của tổ chức mình để có thể vận hành trơn tru cơ chế
tự chủ hành chính. Những nghị định mới được ban hành ra đã khắc phục được đa số những
thiếu sót của nghị định cũ về chế độ tự chủ tài chính, vậy nên trong khoảng thời gian tới
các bộ ngành và các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành những thông tư hướng dẫn,
quy định cơ chế tự chủ cũng như phân loại cụ thể rõ ràng những dịch vụ sự nghiệp công
được sử dụng ngân sách nhà nước hay được cung cấp dựa trên nguồn tài chính tự chủ của cơ quan đơn vị.
Khuyến khích xã hội hoá các đơn vị sự nghiệp công, chuyển hướng các đơn vị này sang
hình thức phát triển cơ chế tài chính như một doanh nghiệp bằng cách tự bảo đảm toàn bộ
kinh phí hoạt động hay vận dụng cơ chế tài chính do chính mình đặt ra, đặc biệt là các đon
vị sự nghiệp công nằm thuộc những lĩnh vực có khả năng xã hội hoá cao trên cơ sở Nhà
nước sẽ đảm bảo một lộ trình kinh phí có thời hạn cho đơn vị đó trong thời gian đầu vận hành tự chủ.
Đối với việc giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước, chính phủ nên đề ra những chính sách
khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công tiếp cận đến những nguồn tài chính khác và hỗ trợ
như: tiếp cận vốn vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết
bị, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp,…
Ngoài ra Nhà nước còn có thể ban hành quy chế đổi mới chính sách ưu đãi tín dụng đối
với học sinh, sinh viên cho phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính của các trường (đa số là các
trường đại học, tiểu học,…) khi thực hiện chuyển từ cơ chế học phí sang giá dịch vụ đối
với các đơn vị sự nghiệp công hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ( trường học, học viện,…)
b, Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
Cơ chế tự chủ tài chính đã được ban hành và khuyến khích thực hiện từ lâu nhưng đến
nay tỷ lệ các đơn vị sự nghiệp công thực hiện nó vẫn còn thấp, hơn thế hiệu quả mà cơ chế 7 lOMoARcPSD|47231818
này đem lại cho các đơn vị vẫn chưa được nhiều. Một phần đến từ những thiếu sót của các
cơ quan chức năng và bộ máy Nhà nước nhưng nó cũng đến từ năng lực vận hành còn yếu
kém và nhiều thiếu sót của những đơn vị này.
Từ đó những đơn vị sự nghiệp công cần phải cải thiện và nâng cao năng lực quản trị tài
chính, quản lý tài sản công của mình. Lập kế hoạch hoạt động và cơ chế vận hành cụ thể
đến từng phòng ban, xác định rõ trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân,
đặc biệt là của người đứng đầu các cơ quan này.
Cùng với đó cần tiếp tục hoàn thiện chế độ kế toán và hạch toàn tài chính, kiểm toán,
giám sát nhằm bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động tài chính tránh lãng phí vô ích,
ngược lại có thể áp đụng được vào nhiều khoản khác.
Ngoài cải thiện bộ máy và cơ chế hoạt động; việc tích cực nghiên cứu tìm kiếm, khai thác
và phát triển các hoạt động sự nghiệp, sản xuất và cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ
đa dạng chất lượng cao nhằm gia tăng nguồn thu cho đơn vị như: tiếp cận các nguồn viện
trợ từ nước ngoài, tài trợ từ trong và ngoài nước, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, thực
hiện cơ chế giá dịch vụ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và các đối tác cùng lĩnh vực, …
Trước thực trạng hệ thống các cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập đang chiếm định mức
chi tiêu ngân sách nhà nước cao, trong khi việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính vẫn chưa
đem lại hiệu quả cao do có nhiều vướng mắc và bất cập xảy ra đến từ cả 2 phía – đơn vị sự
nghiệp công và nhà nước - thì việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự
chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập cũng như đề xuất nhà nước sửa đổi hoặc ban
hành thêm những quy định nghị định cho thuận tiện với các đơn vị khi thực hiện cơ chế
thự chủ là vô cùng thiết yếu. Càng có nhiều giải pháp giải quyết được những bất cập còn
tồn đọng thì hiệu quả của cơ chế tự chủ này sẽ phát huy được ngày càng cao mang lại nhiều
lợi ích kinh tế không chỉ cho chính các đơn vị thực hiện mà còn là cho nhà nước và toàn xã hội. KẾT LUẬN
Các đơn vị sự nghiệp công hiện nay ở nước ta được thiết lập từ lâu, ở thời điểm hiện tại
quy chế hoạt động của các đơn vị ấy không còn phù hợp nữa ngược lại trở nên cồng kềnh,
chồng chéo, phân tán và thậm chí còn tiêu tốn một phần chi tiêu ngân sách không hề nhỏ
của nhà nước. Vô hình chung nó trở thành gánh nặng cho nguồn ngân sách nhà nước dù
thực tế cho thấy rằng có không ít những đơn vị ở hữu tiềm năng tài chính, nhân lực và kĩ
thuật không hề nhỏ còn chưa được phát huy toàn diện. Vì bị bó buộc bởi nguồn kinh phí ít
ỏi được cấp nên những tiềm năng ấy mới khó phát huy. Từ đó việc áp dụng rộng rãi cơ chế
tụ chủ tài chính lại chính là cơ hội tốt để các cơ quan, đơn vị phát huy tối đa được tiềm năng vốn có của mình. 8 lOMoARcPSD|47231818
Đã có những nghị định, thông tư được đưa ra để khuyến khích thực hiện cơ chế tự chủ ở
các đơn vị công lập này nhưng trên thực tế còn nhiều bất cập xảy đến mà nguyên nhân đến
từ cả hai phía – các đơn vị sự nghiệp công và chính sách nhà nước ban hành. Điều đó khiến
cho cơ chế tự chủ tài chính chưa thực sự đem lại được hiệu quả như mong muốn.
Tuy nhiên nhờ nỗ lực không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động cũng như
chất lượng dịch vụ của các đon vị công lập; kèm theo đó là sự sửa đổi và bổ sung không
ngừng những chính sách và nghị định còn thiếu sót của nhà nước, trong tương lai gần cơ
chế tự chủ tài chính chắc chắn có thể đem lại nhiều hiệu quả tốt hơn cả mong đợi từ các
đơn vị sự nghiệp công cũng như nhà nước và toàn xã hội. ~Hết~ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Nghị định 43/2006/NĐ-CP
2, Nghị định 16/2015/NĐ-CP
3, Nghị định 60/2021/NĐ-CP
4, Vai trò của tự chủ tài chính với những đơn vị sự nghiệp công lập – Lê Thuỷ Tiên – Luật
Minh Khuê ( https://luatminhkhue.vn/vai-tro-cua-tu-chu-tai-chinh-voi-nhung-donvi-su- nghiep-cong-lap.aspx)
5, Một số giải pháp nâng cao năng lực tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
(3/9/2022) – Lê Huỳnh Lai – Tạp chí tài chính.
6, Luật quản lý, sử dụng tài sản công
7, Tự chủ tài chính là gì? – Nguyễn Văn Phi – Luật Hoàng Phi
(https://luathoangphi.vn/tu-chu-tai-chinh-la-gi/) 9