Phép biện chứng duy vật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
TẤT NHIÊN là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng, do bản chất của sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác LêNin
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT.
1. KHÁI NIỆM BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG.
Khái niệm biện chứng:
Dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát
triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng các quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Phép biện chứng:
Là học thuyết nghiên cứu khái quát biện chứng của thế giới, từ đó xây
dựng nên hệ thống các nguyên lý, quy luật các nguyên tắc… cung cấp
phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động thực tiến của con người.
Theo Ph.Ăngghen: “Phép biện chứng duy vật là khoa học về những quy
luật phổ biến của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy”.
Đặc điểm của Phép duy vật biện chứng: là sự thống nhất giữa thế giới
quan duy vật và phương pháp luận biện chứng; giữa lý luận nhận thức
và lôgic biện chứng; được chứng minh bằng thành tựu phát triển của
khoa học tự nhiên trước đó.
Vai trò của Phép duy vật biện chứng: là phương pháp luận trong nhận
thức và thực tiễn để giải thích quá trình phát triển của sự vật, cung cấp
phương pháp luận cho các ngành khoa học.
Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.
- Biện chứng khách quan là phạm trù chỉ biện chứng qua bản thân sự
vật, hiện tượng tồn tại ngoài ý thức, độc lập với ý thức con người.
- Biện chứng chủ quan là biện chứng của tư duy và biện chứng của
quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người.
NỘI DUNG 1 : NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.
1. KHÁI NIỆM MỐI LIÊN HỆ, MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.
Khái niệm mối liên hệ: dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển
hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố
bên trong sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Khái niệm mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ tính phổ biến của các mối
liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối
liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.
2. TÍNH CHẤT CỦA CÁC MỐI LIÊN HỆ. Tính khách quan:
Sự quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng
(hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập, không
phụ thuộc vào ý chí của quan của con người…
Tính phổ biến của các mối liên hệ.
Mối liên hệ tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, ở tất cả các lĩnh
vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ.
Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên
hệ, đó là liên hệ bên trong, bên ngoài, cơ bản, không cơ bản…
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Quan điểm toàn diện.
Đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải xem xét sự vật,
hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa sự vật, hiện tượng
này với các sự vật, hiện tượng khác. Tránh phiến diện, một chiều trong nhận thức.
Quan điểm lịch sử - cụ thể.
Yêu cầu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những
tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và giải quyết vấn đề phải rất
cụ thể, rất khác nhau trong thực tiễn.
II. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN.
1. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN.
Dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi
lên, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn.
Như vậy: Khái niệm “phát triển” không đồng nhất với khái niệm “vận động”
(phát triển không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng)
mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những
trình độ ngày càng cao hơn.
- Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách
quan vốn có của sự vật, hiện tượng.
- Là quá trình thống nhất giữa sự phủ định các nhân tố tiêu cực, kế
thừa nhân tố tích cực từ sự vật cũ.
2. TÍNH CHẤT CỦA SỰ PHÁT TRIỂN. Tính khách quan.
Quá trình phát triển bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá
trình đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn vốn có bên
trong của sự vật, hiện tượng. Tính phổ biến.
Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi
giai đoạn tồn tại của sự vật, hiện tượng.
Tính đa dạng, phong phú.
Sự phát triển thường diễn ra quanh co, phức tạp, phải trải qua những
khâu trung gian, thậm chí chỉ có lúc có sự thụt lùi tạm thời.
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Quan điểm phát triển.
Quan điểm phát triển đòi hỏi trong nhận thức phải xem xét sự vật trong
sự tự vận động, biến đổi, phát triển. Phải tìm ra được nguồn gốc của sự phát triển.
Quan điểm lịch sử - cụ thể.
Yêu cầu chủ thể nhận thức:
- Phải xem xét khách thể trong sự tự vận động, phát triển của nó.
- Phải chỉ ra mối liên hệ, quy luật tất yếu khách quan giữa các sự vật,
hiện tượng nối tiếp nhau.
NỘI DUNG 2 : NHỮNG CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT.
Khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ
cơ bản, chung nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định gọi là phạm trù.
1. PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG VÀ CÁI ĐƠN NHẤT.
Phạm trù cái riêng: dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định.
Phạm trù cái chung: dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những
yếu tố, những quan hệ,… lặp lại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng.
Cái đơn nhất: là phạm trù chỉ những đặc tính, những tính chất… chỉ
tồn tại ở một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG VÀ CÁI ĐƠN NHẤT.
Theo quan điểm duy vật biện chứng: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
đều tồn tại khách quan.
Cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng, mà Cái chung chỉ tồn
tại trong Cái riêng, thông qua Cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Vì vậy:
Cái riêng phong phú hơn cái chung, bởi ngoài những đặc điểm ra nhập cái
chung thì cái riêng còn bao hàm cả cái đơn nhất.
Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì nó phản ánh những thuộc tính, những
mối liên hệ bên trong, tất nhiên, ổn định của sự vật.
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau theo 2 hướng:
- Cái đơn nhất phù hợp quy luật phát triển của sự vật sẽ chuyển hóa
thành cái chung, cái phổ biến.
- Ngược lại khi cái chung đã lạc hậu, lỗi thời sẽ biến thành cái đơn
nhất rồi làm cho sự vật chuyển thành sự vật khác.
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải nhận thức được cái
chung để hiểu biết cái riêng. Nếu không nhận thức được cái chung thì
sẽ không nhận thức được mỗi cái riêng.
Cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để
khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc trong nhận thức.
PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ
1. NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ.
Phạm trù nguyên nhân: dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật, hoặc giữa các sự vật với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định.
Phạm trù kết quả: dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động
giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật.
2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ.
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là khách quan.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước
kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.
Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và ngược lại.
Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả
có thể diễn ra theo các hướng thuận, nghịch khác nhau.
Nguyên nhân có nhiều loại như: trực tiếp, gián tiếp, bên trong, bên ngoài…
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn không thể phủ nhận mối quan hệ nhân – quả.
Trong nhận thức cần phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có
phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiến cần phải có quan điểm toàn diện
và quan điểm lịch sử - cụ thể để phân tích, đánh giá đúng nguyên nhân
làm phát sinh các hiện tượng.
TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN. 1. Ý NGHĨA.
TẤT NHIÊN là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, do
nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng, do bản chất của sự vật,
hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như
thế chứ không thể khác.
NGẪU NHIÊN là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ không bản
chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định, do sự ngẫu hợp
của điều kiện bên ngoài nên có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện, có
thể xuất hiện thế này hoặc thế khác.
2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN.
Tất nhiên quy định khuynh hướng vận động của sự vật; Ngẫu nhiên chỉ
ảnh hưởng đến khuynh hướng vận động đó.
Tất nhiên vạch đường đi cho mình thông qua vô số ngẫu nhiên; Ngẫu
nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên.
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau khi có điều kiện
nhất định ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối.
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào điều tất nhiên chứ không thể
dựa vào ngẫu nhiên; song không vì thế mà bỏ qua ngẫu nhiên.
Trong hoạt động nhận thức phải nghiên cứu cái tất nhiên thông qua ngẫu nhiên.
Không được xem nhẹ ngẫu nhiên
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC 1. ĐỊNH NGHĨA.
NỘI DUNG là phạm trù triết học chỉ tổng hợp những mặt, yếu tố, quá
trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
HÌNH THỨC là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại,
biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng ấy, là hệ thống mối liên hệ
tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng; không
chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên
trong của sự vật, hiện tượng.
2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC.
Sự thống nhất, gắn bó khăng khít giữa nội dung và hình thức.
Vai trò quyết định của nội dung đối với hình thức.
Tác động tích cực trở lại của hình thức với nội dung.
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Phải kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức.
Phải chống chủ nghĩa hình thức.
BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG. 1. ĐỊNH NGHĨA.
BẢN CHẤT là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng hợp những mặt,
những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự
vận động, phát triển của sự vận động đó.
HIỆN TƯỢNG là phạm trù triết học dùng để chỉ sự biểu hiện của những
mặt, những mối liên hệ đó ra bên ngoài.
2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG.
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất tồn tại thông qua hiện tượng, còn hiện tượng phải là sự thể hiện của bản chất.
Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng.
Vì một sự vật có nhiều mối quan hệ, khi biểu hiện ra bên ngoài, do tác
động của hoàn cảnh không phải lúc nào cũng thể hiện y nguyên bản chất,
thậm chí sai lệch bản chất (giả tưởng).
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Phải nhận thức bản chất thông qua hiện tượng.
Nhận thức phải đạt đến bản chất của sự vật.
KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC 1. ĐỊNH NGHĨA.
HIỆN THỰC là phạm trù triết học dùng để chỉ những cái hiện đang có,
hiện đang tồn tại trên thực tế.
KHẢ NĂNG là phạm trù triết học dùng để chỉ cái chưa xuất hiện, chưa
tồn tại nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại khi có điều kiện thích hợp nhất.
2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC.
Khả năng và hiện thực quan hệ chặt chẽ với nhau, chuyển hóa cho nhau.
Sự xuất hiện của khả năng tùy thuộc vào điều kiện.
Để khả năng trở thành hiện thực, cần phải tập hợp các điều kiện.
3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực.
Cần tính đến khả năng để hoạch định chính sách.
Tạo điều kiện để biến khả năng thành hiện thực.
Document Outline
- PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT.
- Khái niệm biện chứng:
- Phép biện chứng:
- Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.
- NỘI DUNG 1 : NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.
- 2.TÍNH CHẤT CỦA CÁC MỐI LIÊN HỆ.
- Tính khách quan:
- Tính phổ biến của các mối liên hệ.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ.
- 3.Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
- Quan điểm toàn diện.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể.
- II. NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN.
- 2.TÍNH CHẤT CỦA SỰ PHÁT TRIỂN.
- Tính khách quan.
- Tính phổ biến.
- Tính đa dạng, phong phú.
- 3.Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
- Quan điểm phát triển.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể.
- NỘI DUNG 2 : NHỮNG CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BI
- 1.PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG VÀ CÁI ĐƠN NHẤT.
- 2.QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG VÀ CÁ
- Vì vậy:
- 3.Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
- PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ
- 2.QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ.
- 3.Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
- TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN.
- 2.QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN.
- 3.Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
- NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
- 2.QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC.
- 3.Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
- BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG.
- 2.QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG.
- 3.Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
- KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC
- 2.QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC.
- 3.Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.