Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 7
Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 7 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 - KNTT Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu.
Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn
toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu
chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”. Có tiếng xì xào: - Thế nghĩa là gì nhỉ?
- Nghĩa là thế này: “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi
giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi”.
Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu: - Ẩu thế nhỉ! Bác chữ A đề nghị:
- Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc
lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?
(Cuộc họp của các chữ viết)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm có?
A. Bác chữ A, Dấu Chấm, Các dấu câu khác, Hoàng
B. Bác chữ A, Dấu Chấm, Dấu Phẩy, Hoàng
C. Dấu Chấm, Dấu Phẩy, Dấu Hỏi, Hoàng
Câu 2. Lý do của cuộc họp giữa các chữ viết là gì?
A. Giúp đỡ Hoàng trong việc đặt dấu chấm câu.
B. Giúp đỡ Hoàng trong việc viết đúng chính tả
C. Giúp đỡ Hoàng trong việc viết chữ đẹp hơn.
Câu 3. Ai là người mở đầu cuộc họp? A. Dấu Chấm B. Dấu Phẩy C. Bác chữ A.
Câu 4. Dấu Chấm được giao nhiệm vụ gì?
A. Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa.
B. Dấu Chân cần nhắc Hoàng đặt dấu chấm đúng chỗ. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 5. Theo em, bài học được rút ra từ câu chuyện là gì?
A. Vai trò của việc viết đúng chính tả
B. Vai trò của dấu chấm câu. C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Bàn tay cô giáo (Trích) Một tờ giấy trắng Cô gấp cong cong Thoắt cái đã xong Chiếc thuyền xinh quá!
Câu 2. Các phần được gạch chân dưới đây trả lời cho câu hỏi gì?
a. Những rổ đào đầy ăm ắp.
b. Con đường làng được quét dọn sạch sẽ.
c. Ngày hôm qua, tôi đã đi chơi với bố mẹ.
d. Những bức tranh được đặt trên giá.
Câu 3.(*) Xác định sự vật được so sánh, sự vật so sánh trong các câu dưới đây:
a. Ông mặt trời giống như một quả bóng khổng lồ.
b. Những đám mây trắng như bông đang trôi trên bầu trời.
c. Ban đêm, bầu trời giống như một tấm thảm nhung khổng lồ.
d. Hai bàn tay của Phương như búp măng non.
Câu 4. Viết một đoạn văn tự giới thiệu về em.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm có?
A. Bác chữ A, Dấu Chấm, Các dấu câu khác, Hoàng
Câu 2. Lý do của cuộc họp giữa các chữ viết là gì?
A. Giúp đỡ Hoàng trong việc đặt dấu chấm câu.
Câu 3. Ai là người mở đầu cuộc họp? C. Bác chữ A
Câu 4. Dấu Chấm được giao nhiệm vụ gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 5. Theo em, bài học được rút ra từ câu chuyện là gì?
B. Vai trò của dấu chấm câu. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Các phần được gạch chân dưới đây trả lời cho câu hỏi gì? a. Như thế nào? b. Cái gì? c. Khi nào? d. Ở đâu?
Câu 3. (*) Xác định sự vật được so sánh, sự vật so sánh trong các câu dưới đây: a.
⚫ Sự vật được so sánh: ông mặt trời
⚫ Sự vật so sánh: quả bóng khổng lồ b.
⚫ Sự vật được so sánh: những đám mây trắng
⚫ Sự vật so sánh: bông c.
⚫ Sự vật được so sánh: bầu trời
⚫ Sự vật so sánh: một tấm thảm nhung khổng lồ d.
⚫ Sự vật được so sánh: hai bàn tay của Phương
⚫ Sự vật so sánh: búp măng non Câu 4. Gợi ý:
Đỗ Khánh Linh là tên gọi của em. Em đã được bảy tuổi rồi. Em đang học lớp 3B,
trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Gia đình của em gồm có bốn thành viên: bố, mẹ, anh
trai và em. Trong lớp, em chơi thân nhất với bạn Hoài. Môn học yêu thích nhất của
em là Tiếng Việt. Cuối tuần, em và anh trai sẽ ngồi xem hoạt hình, chơi cờ vua hoặc
đi bơi. Em sẽ học tập thật tốt để bố mẹ cảm thấy tự hào. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Giờ ra chơi, Minh thì thầm với Nam: “Ngoài phố có gánh xiếc, bọn mình ra xem đi!”
Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được. Minh bảo:
- Tớ biết có một chỗ tường thủng.
Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra
ngoài. Đang đến lượt Nam cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em:
“Cậu nào đây? Trốn học hả?”. Nam vùng vẫy, Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên. Bỗng có tiếng cô giáo:
- Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi.
Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại và đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lầm lem trên
người Nam và đưa em về lớp.
Vừa đau, vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở
cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:
- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không? Hai em cùng đáp:
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ rồi tiếp tục giảng bài. (Người mẹ hiền)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vào giờ ra chơi, Minh đã rủ Nam đi đâu?
A. Minh rủ Nam chui qua chỗ tường thủng
B. Minh rủ Nam ra xem gánh xiếc biểu diễn ngoài phố
C. Minh rủ Nam trốn ra ngoài cổng trường để đi chơi
Câu 2. Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào? A. Trèo tường
B. Chui qua cái lỗ gần cổng trường C. Treo qua cổng trường
Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra với hai bạn khi cố gắng chui qua chỗ tường thủng?
A. Minh chui ra được nhưng Nam bị bác bảo vệ phát hiện và tóm chặt lấy hai chân.
B. Minh và Nam bị bác bảo vệ phát hiện và đưa về gặp cô giáo.
C. Cô giáo và bác bảo vệ đã phát hiện khi Nam đang cố gắng chui qua lỗ thủng.
Câu 4. “Người mẹ hiền” trong bài là ai? A. Mẹ của bạn Minh B. Mẹ của bạn Nam C. Cô giáo III. Luyện tập Câu 1 a. Điền l/n:
Hoa thảo quả …ảy dưới gốc cây kín đáo và …ặng …ẽ. Dưới tầng đáy rừng, những
chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa …ửa, chứa …ắng.
b. Tìm tiếng có chứa vần ăn/ăng:
- Nước đông cứng ở trong thiên nhiên, thường ở nơi khí hậu lạnh là:
- Vật hình chữ nhật hoặc hình vuông, thường dùng để rửa mặt là:
Câu 2. Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước những câu kể trong các câu sau:
a. Nam và Minh rủ nhau đi xem gánh xiếc ngoài phố.
b. Nam ơi, gánh xiếc biểu diễn hay quá!
c. Cổng trường đang khóa rồi, trốn ra sao được?
d. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở về lỗi sai của hai bạn.
e. Cô giáo là người mẹ hiền của các bạn học sinh.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?
a. Hôm qua, tôi đến trường bằng xe đạp.
b. Bằng tấm lòng vị tha, bác Hòa đã giúp Minh nhận ra lỗi lầm.
c. Bức tranh của em được vẽ bằng bút chì.
d. Cuối tuần, em và chị Hà ra Hồ Gươm bằng xe buýt.
Câu 4. Viết một đoạn văn tự giới thiệu về em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vào giờ ra chơi, Minh đã rủ Nam đi đâu?
B. Minh rủ Nam ra xem gánh xiếc biểu diễn ngoài phố
Câu 2. Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
B. Chui qua cái lỗ gần cổng trường
Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra với hai bạn khi cố gắng chui qua chỗ tường thủng?
A. Minh chui ra được nhưng Nam bị bác bảo vệ phát hiện và tóm chặt lấy hai chân.
Câu 4. “Người mẹ hiền” trong bài là ai? C. Cô giáo III. Luyện tập Câu 1 a. Điền l/n:
Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Dưới tầng đáy rừng, những chùm
thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.
b. Tìm tiếng có chứa vần ăn/ăng:
- Nước đông cứng ở trong thiên nhiên, thường ở nơi khí hậu lạnh là: băng
- Vật hình chữ nhật hoặc hình vuông, thường dùng để rửa mặt là: khăn
Câu 2. Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước những câu kể trong các câu sau:
a. Nam và Minh rủ nhau đi xem gánh xiếc ngoài phố.
d. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở về lỗi sai của hai bạn.
e. Cô giáo là người mẹ hiền của các bạn học sinh.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?
a. Hôm qua, tôi đến trường bằng xe đạp.
b. Bằng tấm lòng vị tha, bác Hòa đã giúp Minh nhận ra lỗi lầm.
c. Bức tranh của em được vẽ bằng bút chì.
d. Cuối tuần, em và chị Hà ra Hồ Gươm bằng xe buýt. Câu 4. Gợi ý:
Tôi là Nguyễn Minh Hải. Hiện tại, tôi đang là học sinh lớp 3A1, trường Trung học
cơ sở Hòa Bình. Gia đình của tôi gồm có ông nội, bố, mẹ và em. Năm nay, ông nội
đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn rất khỏe mạnh. Trước đây, ông là một giáo
viên dạy môn Toán. Bố của tôi là một bác sĩ, còn mẹ của tôi là một y tá. Công việc
của bố mẹ rất bận rộn. Tôi là thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình. Sở thích của
tôi là đọc truyện tranh, xem hoạt hình. Tôi rất thích học môn Toán và Thể dục. Ở
trường, tôi chơi thân với bạn Tuấn Anh nhất. Ước mơ của tôi là trở thành một phi
công. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để thực hiện được ước mơ của mình.