Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 8
Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 8 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 8 - KNTT Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
“Chị đã qua tuổi Đoàn
Em hôm nay vào Đội
Màu khăn đỏ dắt em
Bước qua thời thơ dại.
Màu khăn tuổi thiếu niên
Suốt đời tươi thắm mãi
Như lời ru vời vợi
Chẳng bao giờ cách xa. Này em, mở cửa ra
Một trời xanh vẫn đợi
Cánh buồm là tiếng gọi
Mặt biển và dòng sông.
Nắng vườn trưa mênh mông
Bướm bay như lời hát
Con tàu là đất nước
Đưa ta tới bến xa.
Những ngày chị đi qua
Những ngày em đang tới
Khao khát lại bắt đầu
Từ màu khăn đỏ chói.”
(Ngày em vào đội, Xuân Quỳnh)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ là lời của ai, nói với ai?
A. Người mẹ nói với con
B. Người cô nói với trò
C. Người chị nói với em
Câu 2. Bài thơ viết về sự kiện gì?
A. Nhân vật “em” được kết nạp đội
B. Nhân vật “em” được đi tham quan
C. Nhân vật “em” được về quê
Câu 3. Hai dòng thơ “Màu khăn đỏ dắt em/Bước qua thời thơ dại.” như thế nào?
A. Màu đỏ của chiếc khăn quàng sẽ giúp em khôn lớn.
B. Chiếc khăn quàng đỏ sẽ giúp em bước qua thời thơ dại.
C. Lễ kết nạp Đội đánh dấu bước trưởng thành của em.
Câu 4. Hai dòng thơ cuối có nghĩa là gì?
A. Người chị tin là em đang có những ước mơ đẹp khi trở thành đội viên.
B. Người chị chúc em có những ước mơ đẹp khi trở thành đội viên.
C. Người chị căn dặn em thực hiện những ước mơ đẹp khi trở thành đội viên
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Viết chính tả: Thư viện (Trích)
Khi quay trở lại trường sau kì nghỉ, các bạn hò reo vui sướng khi phát hiện ra một
điều tuyệt vời. Đối diện với dãy lớp học, một căn phòng mới đã biến thành thư viện.
Bên trong căn phòng có rất nhiều giá chất đầy những quyển sách đủ màu sắc. Trong
phòng còn có cả bàn và ghế để các bạn có thể ngồi đọc sách ngay tại đó nữa.
Câu 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
a. Chú khỉ đạp xe bằng đôi chân thật điêu luyện.
b. Mẹ em mua cá về để kho với dưa.
c. Nhà em nằm trong một con ngõ nhỏ.
d. Hôm qua, Lan đã dọn dẹp sạch sẽ bàn học.
Câu 3. (*) Hai cậu bé đem giam tôi vào một cái lồng tre gài then chắc chắn. Tôi
đành nằm yên, chờ sự thay đổi nào đó mà tôi lại không thể tưởng tượng ra trước
được. Tôi chỉ biết thế là tôi sắp phải đi đánh nhau. Nhưng cứ nói đến đánh nhau, tôi
lại cứ muốn múa chân lên. Quên cả cái thân tù đáng nhẽ phải tìm cách thế nào cho
được tự do. Tâm tính ngông nghênh của tôi muốn hung hăng trở lại như dạo trước.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài)
a. Trong câu: “Hai cậu bé đem giam tôi vào một cái lồng tre gài then chắc chắn”,
đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
b. Câu “Tôi đành nằm yên, chờ sự thay đổi nào đó mà tôi lại không thể tưởng tượng
ra trước được” được viết theo kiểu câu gì?
c. Đặt câu với từ: chắc chắn, ngông nghênh
Câu 4. Viết một thông báo của lớp về việc đăng kí tham gia một cuộc thi cấp
trường (thi cờ vua, thi bơi lội…).
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ là lời của ai, nói với ai?
C. Người chị nói với em
Câu 2. Bài thơ viết về sự kiện gì?
A. Nhân vật “em” được kết nạp đội
Câu 3. Hai dòng thơ “Màu khăn đỏ dắt em/Bước qua thời thơ dại.” như thế nào?
C. Lễ kết nạp Đội đánh dấu bước trưởng thành của em.
Câu 4. Hai dòng thơ cuối có nghĩa là gì?
A. Người chị tin là em đang có những ước mơ đẹp khi trở thành đội viên. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
a. Chú khỉ đạp xe thật điêu luyện bằng gì?
b. Mẹ em mua cá về để làm gì? c. Nhà em nằm ở đâu? d. Hôm qua, Lan làm gì? Câu 3.
a. Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” là: vào một cái lồng tre gài then chắc chắn b. Kiểu câu: Ai làm gì? c.
- Nga khẳng định chắc chắn mình đã giải đúng bài toán.
- Dế Mèn có tính cách khá ngông nghênh. Câu 4. Gợi ý:
THÔNG BÁO ĐĂNG KÍ THAM GIA CUỘC THI KỂ CHUYỆN
Vào ngày … tháng… năm…, Liên đội trường Tiểu học… sẽ tổ chức cuộc thi “Kể
chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại phòng học số…
Các bạn đủ điều kiện đăng kí: Học sinh đạt danh hiệu học sinh Giỏi, kết quả rèn
luyện đạo đức Tốt trong năm học…
Thời gian đăng kí: từ ngày… đến ngày ...
Cách thức đăng kí: Đăng kí trực tiếp với lớp trưởng. Lớp trưởng Đức Huy Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Bây giờ đã là cuối mùa đông. Hôm nay, trời rét thêm. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ
lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh.
Mấy bạn nhỏ vẫn rủ nhau đến lớp. Những ngón tay nho nhỏ đỏ lên vì lạnh. Thầy
giáo và các bạn quây quần bên đống lửa.
Tiếng nói dè dặt ban đầu to dần lên theo ngọn lửa. Các bạn kể cho thầy giáo nghe
về cuộc sống của mình. Đêm qua, con bò nhà bạn Súa đẻ một con bê mập mạp. Bạn
thức suốt đêm đốt lửa cho mẹ con chúng sưởi. Bạn Mua thì kể về đám cưới của chị
gái, về bộ váy áo đẹp nhất, sặc sỡ nhất mà bạn nhìn thấy. Bạn Chơ kể về cái hàng
rào đá mà bố con bạn đang xếp dở. Cái hàng rào đá được xếp bằng những hòn đá
xanh, bằng sự khéo léo, cần cù của những bàn tay yêu lao động... Tiếng Mông lẫn
tiếng Kinh làm cho căn phòng nhỏ thêm rộn ràng. (Lớp học cuối đông)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy trời rất rét?
A. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng.
B. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh.
C. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh. Những
ngón tay nho nhỏ đỏ lên vì lạnh.
Câu 2. Các bạn nhỏ kể cho thầy giáo nghe về điều gì?
A. về cuộc sống của mình
B. về đoạn đường đi học của mình C. về nhà của mình
Câu 3. Các bạn nhỏ trong bài có những điểm gì đáng khen?
A. Biết giúp đỡ gia đình trong lao động, trong cuộc sống
B. Không ngại khó khăn, thời tiết xấu vẫn cố gắng đi học C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Mỗi bạn kể cho thầy giáo nghe chuyện gì?
Câu 5. Hãy kể lại việc tốt em đã làm hoặc việc em đã làm để giúp đỡ gia đình. III. Luyện tập Câu 1.
a. Chọn truyền/chuyền điền vào chỗ chấm để tạo từ đúng: Chim non tập … cành.
Bạn Trang có giọng đọc … cảm. Dây … sản xuất.
Em mới biết chơi bóng …
b. Điền ân/âng vào chỗ chấm để tạo từ: b… khuâng … nhân ng… nga n… đỡ … thiết kết th…
Câu 2. Xếp các từ ngữ sau vào hai nhóm thích hợp:
đọc sách, thẻ mượn sách, tuân thủ nội quy, giá sách, tạp chí, bảng nội quy, mượn sách
Sự vật có ở thư viện
Hoạt động ở thư viện
Câu 3. Đặt câu cảm cho mỗi tình huống sau:
- Em bé chạy nhảy, nô đùa trong thư viện gây ồn ào.
- Em tìm được cuốn sách mình yêu thích trong thư viện.
- Thư viện trường em mới được nhà xuất bản Kim Đồng tặng thêm 500 cuốn Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy trời rất rét?
C. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh. Những
ngón tay nho nhỏ đỏ lên vì lạnh.
Câu 2. Các bạn nhỏ kể cho thầy giáo nghe về điều gì?
A. về cuộc sống của mình
Câu 3. Các bạn nhỏ trong bài có những điểm gì đáng khen? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Mỗi bạn kể cho thầy giáo nghe chuyện gì?
⚫ Bạn Súa: con bò đẻ một con bê mập mạp
⚫ Bạn Mua: kể về đám cưới chị gái
⚫ Bạn Chơ: kể cái hàng rào đá mà bố con bạn đang xếp dở
Câu 5. Hãy kể lại việc tốt em đã làm hoặc việc em đã làm để giúp đỡ gia đình.
Em giúp mẹ quét nhà, trông em, nhặt rau,... III. Luyện tập Câu 1. a.
Chim non tập chuyền cành.
Bạn Trang có giọng đọc truyền cảm.
Dây chuyền sản xuất.
Em mới biết chơi bóng chuyền b. bâng khuâng ân nhân ngân nga nâng đỡ thân thiết kết thân Câu 2.
Sự vật có ở thư viện
Hoạt động ở thư viện
thẻ mượn sách, giá sách, tạp chí, bảng nội đọc sách, tuân thủ nội quy, mượn quy sách Câu 3.
- Em bé mất trật tự quá!
- Cuốn sách này thật là hay!
- Thư viện trường em được tặng nhiều sách quá!