Phiếu bài tập cuối tuần môn tiếng Việt lớp 3 Tuần 26 | Kết nối tri thức

Phiếu bài tập cuối tuần môn tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tuần 26 có đáp án tổng hợp nhiều dạng bài tập tiếng Việt 3 cơ bản khác nhau giúp các em học sinh kiểm tra lại kiến thức tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối trọng tâm.

BÀI TP CUI TUN LP 3 MÔN TING VIT
B SÁCH: KT NI TRI THC - TUN 26
I. Luyn đc din cm
KIN VÀ CHIM B CÂU
Chú Kiến n ra sông chy xiết
Ung tht nhiu cho hết khát khô.
Nào ng sóng cun khi b
Ngoi lên chìm xung ch ch cá xơi.
B Câu đậu ngay nơi cành lả
Lin ngt mt chiếc lá th rơi.
Theo dòng lá lướt tới nơi
Kiến leo lên, an toàn trôi vào b.
Sau đó thì bất ng xut hin
Ngưi by chim cnh kiến đang bò.
Bác cm cục đá vôi to
Giơ lên nhằm ném vào b câu kia.
Kiến hiu rõ chuyn gì ch đón
Nên cn ngay vào ngón chân người.
Giật mình, bác ta đánh rơi
Đá tòm xuống nưc, chim thời bay đi.
m điều tt s thường khi
Nhn v vic tt, nh ghi điều này.
II. Đc hiểu văn bn (Khoanh tròn vào đáp án đúng)
1. Kiến đã gặp phải điều không may gì?
A. Kiến ra sông ung nước và b sóng cun khi b.
B. Kiến ra sông ung nước và b quên đường v.
C. Kiến ra sông ung nước và b đàn cá đuổi bt.
2. B Câu đã cứu giúp Kiến bng cách nào?
A. sà xung qup Kiến lên
B. th chiếc lá xung cho Kiến leo lên
C. gi người đến cu Kiến
3. Kiến đã giúp bồ câu thoát nn bng cách nào?
A. bò đi ch khác đánh lạc hướng người by chim
B. gi các bạn khác đến giúp B Câu
C. cn bt ng vào chân người by chim cho hòn đá rơi xuống nưc
4. Bài thơ muốn nói vi em điều gì?
5. K v việc em đã giúp đỡ người khác hoặc người khác giúp đỡ em.
III. Luyn tp
6.
a) Chn rang/giang/dang điền vào ch chm đ to t:
cơm …………; ………….sơn;
……………cánh; giỏi …………..;
………..lạc; cây …………….
b) Chn rao/dao/giao đin vào ch chấm để to t:
con …………; tiếng …………..;
bạn tâm ……………; cầu …………;
bàn …………; …………bán
7. Ni ý ct A vi ý ct B đ to câu:
A
B
Mai khoanh tay và cúi đu chào
khi tm bit ch gái.
Nam vy tay, ming mỉm cười
khi nhìn thy cô giáo.
Vit lch s bt tay
khi gặp người bn quc tế tới thăm trường.
8. Chn t đúng với nghĩa:
(lch s, ci m, l phép)
a. cách giao tiếp chân thành và hn nhiên …..
b. có lời nói, hành động đẹp trong giao tiếp là…..
c. thái đ cư xử kính trng với người lớn tuori hơn là….
9. Đặt câu vi mi t ng bài tập 8 (đặt trong hoàn cnh giao tiếp).
Đáp án và hưng dn gii
I. Luyn đc din cm
Hc sinh chú ý đọc đúng chính tả, ngt nhp phù hp.
II. Đc hiểu văn bn
1. A. Kiến ra sông uống nước và b sóng cun khi b.
2. B. th chiếc lá xung cho Kiến leo lên
3. C. cn bt ng vào chân người by chim cho hòn đá rơi xuống nưc
4. Bài thơ nói với em v s đền ơn đáp nghĩa. Nếu mình nhận đưc s giúp đ
t người khác thì phi tr ơn cho họ.
5. Trong mt lần đi hc mun, bạn Trang đã trc nht giúp em.
III. Luyn tp
6.
a) cơm rang; giang sơn; dang cánh; gii giang; rang lc; cây giang.
b) con dao; tiếng giao; bn tâm giao; cu dao; bàn giao; rao bán.
7.
Mai khoanh tay và cúi đu chào khi nhìn thy cô giáo
Nam vy tay, ming mỉm cười - khi tm bit ch gái
Vit lch s bt tay khi người bn quc tế tới thăm trường
8.
a. ci m
b. lch s
c. l phép
9.
- Vì bn Lan rt ci m nên mọi người đu yêu quý bn y.
- Mi khi gặp cô giáo chúng em đều l phép chào.
- Dù trong hoàn cảnh nào, chúng em cũng đều phải cư xử lch s.
| 1/5

Preview text:

BÀI TẬP CUỐI TUẦN LỚP 3 MÔN TIẾNG VIỆT
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC - TUẦN 26
I. Luyện đọc diễn cảm
KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU
Chú Kiến nọ ra sông chảy xiết
Uống thật nhiều cho hết khát khô.
Nào ngờ sóng cuốn khỏi bờ
Ngoi lên chìm xuống chỉ chờ cá xơi.
Bồ Câu đậu ngay nơi cành lả
Liền ngắt một chiếc lá thả rơi.
Theo dòng lá lướt tới nơi
Kiến leo lên, an toàn trôi vào bờ.
Sau đó thì bất ngờ xuất hiện
Người bẫy chim cạnh kiến đang bò.
Bác cầm cục đá vôi to
Giơ lên nhằm ném vào bồ câu kia.
Kiến hiểu rõ chuyện gì chờ đón
Nên cắn ngay vào ngón chân người.
Giật mình, bác ta đánh rơi
Đá tòm xuống nước, chim thời bay đi.
Làm điều tốt sẽ thường khi
Nhận về việc tốt, nhớ ghi điều này.
II. Đọc hiểu văn bản (Khoanh tròn vào đáp án đúng)
1. Kiến đã gặp phải điều không may gì?
A. Kiến ra sông uống nước và bị sóng cuốn khỏi bờ.
B. Kiến ra sông uống nước và bị quên đường về.
C. Kiến ra sông uống nước và bị đàn cá đuổi bắt.
2. Bồ Câu đã cứu giúp Kiến bằng cách nào?
A. sà xuống quắp Kiến lên
B. thả chiếc lá xuống cho Kiến leo lên
C. gọi người đến cứu Kiến
3. Kiến đã giúp bồ câu thoát nạn bằng cách nào?
A. bò đi chỗ khác đánh lạc hướng người bẫy chim
B. gọi các bạn khác đến giúp Bồ Câu
C. cắn bất ngờ vào chân người bẫy chim cho hòn đá rơi xuống nước
4. Bài thơ muốn nói với em điều gì?
5. Kể về việc em đã giúp đỡ người khác hoặc người khác giúp đỡ em. III. Luyện tập 6.
a) Chọn rang/giang/dang điền vào chỗ chấm để tạo từ:
cơm …………; ………….sơn;
……………cánh; giỏi …………..;
………..lạc; cây …………….
b) Chọn rao/dao/giao điền vào chỗ chấm để tạo từ:
con …………; tiếng …………..;
bạn tâm ……………; cầu …………;
bàn …………; …………bán
7. Nối ý ở cột A với ý ở cột B để tạo câu: A B
Mai khoanh tay và cúi đầu chào khi tạm biệt chị gái.
Nam vẫy tay, miệng mỉm cười khi nhìn thấy cô giáo. Việt lịch sự bắt tay
khi gặp người bạn quốc tế tới thăm trường.
8. Chọn từ đúng với nghĩa:
(lịch sự, cởi mở, lễ phép)
a. cách giao tiếp chân thành và hồn nhiên là…..
b. có lời nói, hành động đẹp trong giao tiếp là…..
c. thái độ cư xử kính trọng với người lớn tuori hơn là….
9. Đặt câu với mỗi từ ngữ ở bài tập 8 (đặt trong hoàn cảnh giao tiếp).
Đáp án và hướng dẫn giải
I. Luyện đọc diễn cảm
Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, ngắt nhịp phù hợp.
II. Đọc hiểu văn bản
1. A. Kiến ra sông uống nước và bị sóng cuốn khỏi bờ.
2. B. thả chiếc lá xuống cho Kiến leo lên
3. C. cắn bất ngờ vào chân người bẫy chim cho hòn đá rơi xuống nước
4. Bài thơ nói với em về sự đền ơn đáp nghĩa. Nếu mình nhận được sự giúp đỡ
từ người khác thì phải trả ơn cho họ.
5. Trong một lần đi học muộn, bạn Trang đã trực nhật giúp em. III. Luyện tập 6.
a) cơm rang; giang sơn; dang cánh; giỏi giang; rang lạc; cây giang.
b) con dao; tiếng giao; bạn tâm giao; cầu dao; bàn giao; rao bán. 7.
Mai khoanh tay và cúi đầu chào – khi nhìn thấy cô giáo
Nam vẫy tay, miệng mỉm cười - khi tạm biệt chị gái
Việt lịch sự bắt tay – khi người bạn quốc tế tới thăm trường 8. a. cởi mở b. lịch sự c. lễ phép 9.
- Vì bạn Lan rất cởi mở nên mọi người đều yêu quý bạn ấy.
- Mỗi khi gặp cô giáo chúng em đều lễ phép chào.
- Dù trong hoàn cảnh nào, chúng em cũng đều phải cư xử lịch sự.