Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 11 (nâng cao) | Kết nối tri thức
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 11 - Kết nối tri thức được biên soạn nhằm giúp các em ôn luyện, tổng hợp lại những kiến thức đã được học ở Tuần 11 thuộc chương trình Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI TẬP CUỐI TUẦN LỚP 3
Môn: Tiếng Việt (Kết nối tri thức) - Tuần: 11
Đề: Nâng cao - Mã số: 01 NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Phần Đọc: Nắm vững kĩ năng đọc hiểu một văn bản, trả lời
được các câu hỏi liên quan đến nội dung, hình thức và ý nghĩa
của văn bản Trò chuyện cùng mẹ (ở mức độ nâng cao)
2. Phần Luyện từ và câu:
- Luyện tập Mở rộng vốn từ về Người thân
- Luyện tập về dấu câu: Dấu hai chấm 3. Phần Viết:
- Nhìn viết (Luyện viết một đoạn văn)
- Luyện tập viết đoạn văn về ngôi nhà của em. A. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
TRÒ CHUYỆN CÙNG MẸ
Thời gian vui nhất trong buổi tối của Thư và Hân là trước khi đi
ngủ. Đã thành thói quan, ba mẹ con sẽ đọc sách, rồi thủ thỉ chuyện trò.
Những câu chuyện của ba mẹ con thường nối vào nhau không dứt.
Ba mẹ con có nhiều điều để nói
với nhau lắm. Hôm thì ba mẹ con bàn
luận về các nhân vật trong quyển sách
vừa đọc. Hôm thì mẹ kể cho hai chị em
về công việc của mẹ. Có hôm, mẹ lại kể về
ngày mẹ còn bé. Thỉnh thoảng, mẹ pha
trò khiến hai chị em cười như nắc nẻ.
Hai chị em cũng líu lo kể chuyện cho mẹ nghe. Em Hân bao giờ
cũng tranh kể trước. Em hay kể về các bạn ở lớp mẫu giáo, về những
trò chơi em được cô dạy, hay những món quà chiều mà em ăn rồi lại
muốn ăn thêm nữa. Thư thì kể cho mẹ nghe chuyện được cô giáo mời
đọc bài văn trước cả lớp, về những bài toán thử trí thông mình các
bạn thường đố nhau trong giờ ra chơi…
Ba mẹ con rúc rích mãi không chán. Chỉ là đến giờ ngủ thì phải ngủ thôi. Theo Diệu Thúy
❶ Ba mẹ con trong câu chuyện thường làm gì vào buổi tối trước khi đi ngủ? Chọn ý đúng:
A. Đọc sách và xem tivi
B. Đọc sách và kể chuyện
C. Đọc sách và chuyện trò
D. Đọc sách và hát ru
❷ Nội dung của cuộc trò chuyện giữa ba mẹ con là gì? Chọn các ý đúng:
A. Bàn luận về các nhân vật trong quyển sách vừa đọc
B. Kể chuyện về công việc của mẹ và chuyện ngày mẹ vẫn còn bé
C. Kể chuyện ở lớp của hai chị em Thư và Hân
D. Kể chuyện về kế hoạch cho ngày mai của ba mẹ con
❸ Chuyện ở lớp của em Thư có những gì thú vị? Chọn các ý đúng:
A. Chuyện các bài toán thử trí thông minh ở lớp
B. Trò chơi em Thư được cô dạy
C. Những món quà chiều em Thư đã ăn
D. Chuyện em Thư được cô giáo mời đọc bài văn trước cả lớp
❹ Theo em, vì sao ba mẹ con lại rúc rích mãi không chán? Chọn ý đúng:
A. Vì các câu chuyện đều rất mới lạ, hấp dẫn
B. Vì các câu chuyện rất dài, không thể kể hết nhanh được
C. Vì ba mẹ con rất yêu thương nhau, nên cảm thấy vui vẻ khi trò chuyện cùng nhau
D. Vì cả ba mẹ con đều chưa cảm thấy buồn ngủ
❺ Viết 1-2 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về tình cảm gia đình
của ba mẹ con trong bài đọc.
B. LUYỆN TỪ VÀ CÂU ❶ Cho đoạn thơ sau: Bà ngoại bên quê mẹ Bà nội bên quê cha. Cháu yêu cha, yêu mẹ Và thương cả hai bà.
Bà ngoại chăm làm vườn
Vườn bà bao nhiêu chuối Yêu cháu, bà trồng na
Chẳng nghĩ mình cao tuổi.
theo Nguyễn Hoàng Sơn
(a) Gạch chân dưới các từ chỉ người thân trong đoạn văn trên.
(b) Tìm 2-3 từ ngữ chỉ tình cảm của em dành cho bà của mình.
(c) Đặt một câu nêu hoạt động của em thể hiện tình cảm dành cho bà.
Trong đó có sử dụng từ ngữ tìm được ở câu b.
❷ Nêu công dụng của dấu hai chấm trong các câu văn sau:
(a) Vườn cây của ông trồng đủ các loại quả: bưởi, đào, cam, nhãn, táo, vú sữa, xoài cát…
(b) Nếu nhìn kĩ sẽ thấy vỏ của sầu riêng rất khác với vỏ mít: gai của vỏ
sầu riêng có chân to và tròn hơn, khoảng cách giữa các gai cũng rộng hơn.
(c) Con mèo mướp rất thích tắm nắng: hễ có nắng lên, chú sẽ lập tức
chạy ra sân để nằm, nắng đi đến đâu chú sẽ bò dậy di chuyển theo đến đó.
(d) Cô Hòa dặn dò cả lớp:
- Ngày mai, bạn nào cũng phải mặc áo đồng phục và đeo bảng tên đã được phát nhé! C. VIẾT ❶ Nhìn - viết:
Vào vườn, tôi nhớ đến ông và tự hình dung ra ông đã trồng cây,
cặm cụi vun xới ra sao. Dù chỉ hoàn toàn là tưởng tượng nhưng bóng
hình ông không thể phai nhạt khi vườn cây còn mãi xanh tươi.
Đêm giao thừa nào bà tôi cũng
làm một mâm cơm cúng đặt lên bể
nước đề mời ông về vui với con cháu
và để cho cây vườn đỡ nhớ. (Theo Phong Thu)
❷ Viết đoạn văn ngắn (4-5 câu) tả ngôi nhà mà em đang ở.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mức độ hoàn thành ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ ĐÁP ÁN A. ĐỌC HIỂU Câu 1: Chọn C Câu 2: Chọn A,B,C Câu 3: Chọn B,C Câu 4: Chọn C Câu 5: Mẫu:
Ba mẹ con trong bài rất yêu thương và quan tâm nhau. Tình cảm gắn
bó ấy thể hiện qua những giây phút chuyện trò cùng nhau, khiến em rất ngưỡng mộ.
B. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: a) Gạch chân như sau: Bà ngoại bên quê mẹ Bà nội bên quê cha. Cháu yêu cha, yêu mẹ Và thương cả hai bà.
Bà ngoại chăm làm vườn
Vườn bà bao nhiêu chuối Yêu cháu, bà trồng na
Chẳng nghĩ mình cao tuổi. theo Nguyễn Hoàng Sơn
b) Từ ngữ chỉ tình cảm dành cho bà: yêu thương, yêu mến, kính trọng, yêu quý, kính yêu… c) Mẫu:
- Em rất kính trọng bà của em.
- Em yêu thương bà nhiều lắm!
Câu 2: Công dụng dấu hai chấm trong các câu văn là:
(a) - Báo hiệu phần liệt kê
(b) - Báo hiệu phần giải thích
(c) - Báo hiệu phần giải thích
(d) - Báo hiệu lời nói trực tiếp C. VIẾT Câu 1: HS chú ý:
- Trình bày sạch đẹp, hạn chế lỗi gạch bỏ
- Trình bày đúng bố cục khi viết một đoạn văn Câu 2: Mẫu:
(1) Ngôi nhà của em được xây từ lúc bố mẹ mới kết hôn, chỉ gồm một
tầng nên rất thoáng và rộng rãi(2) Toàn bộ ngôi nhà có ba phòng ngủ,
một phòng bếp rất rộng, một phòng khách và một phòng tắm. (3) Các
đồ dùng trong nhà, đều do bố mẹ chọn và sắp xếp, nên vừa khoa học
lại tiện lợi. (4) Phía bên hông nhà có một mảnh vườn nhỏ có trồng đủ
các loại rau sạch và hai cây ổi găng đem từ nhà bà sang. (5) Ngôi nhà
là nơi chứa đựng những kỉ niệm tuyệt vời của gia đình em, nên em
yêu ngôi nhà của mình lắm.