Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 13 ( nâng cao) | Kết nối tri thức
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 13 - Kết nối tri thức được biên soạn nhằm giúp các em ôn luyện, tổng hợp lại những kiến thức đã được học ở Tuần 13 thuộc chương trình Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: ………………………………………………………. Lớp: 3….
PHIẾU CUỐI TUẦN 13 TIẾNG VIỆT LỚP 3
(Kết nối tri thức) (NÂNG CAO)
I – Bài tập về đọc hiểu Viếng lăng Bác
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viễn Phương)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Ở khổ thơ 1, hàng tre bên lăng Bác được tả bằng những từ ngữ nào?
A. Trong sương, xanh xanh, thẳng hàng
B. Bát ngát, xanh xanh, đứng thẳng hàng
C. Xanh xanh, bát ngát, bão táp mưa sa
Câu 2. Ở khổ thơ 2, những từ ngữ nào nhắc đến hình ảnh Bác Hồ kính yêu?
A. Mặt trời đi qua trên lăng; mặt trời trong lăng rất đỏ
B. Mặt trời đi qua trên lăng; bảy mươi chín mùa xuân
C. Mặt trời trong lăng rất đỏ; bảy mươi chín mùa xuân
Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý hai câu thơ
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”?
A. Bác Hồ đang ngủ ngon dưới vầng trăng sáng trong, dịu hiền.
B. Bác Hồ nằm đó như đang ngủ ngon giấc dưới ánh trăng đẹp.
C. Bác Hồ nằm đó như đang ngủ yên giữa vầng trăng sáng đẹp.
Câu 4. Khổ thơ cuối (“Mai về miền Nam… chốn này”) nói lên điều gì?
A. Tác giả ước nguyện làm cây tre quanh lăng để được gần Bác.
B. Cảnh bên ngoài lăng Bác vào buổi sớm.
C. Niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ, của
nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chính tả: Tập chép: Bài tập làm văn
Một lần, Cô-li-a phải viết bài văn kể những việc đã làm giúp mẹ. Bạn
rất lúng túng nên đã kể cả việc chưa bao giờ làm như giặt quần áo.
Mấy hôm sau, mẹ bỗng bảo bạn đi giặt quần áo. Lúc đầu, bạn rất ngạc
nhiên, nhưng rồi vui vẻ làm vì đí là việc bạn đã nói trong bài văn.
Câu 2: Tìm tiếng/ từ có chứa âm, vần theo đề bài:
a) Tìm tiếng, từ ngữ về con vật, đồ vật có chứa
- Âm r: ……………………………………………………………………………………………..
- Âm d: …………………………………………………………………………………………….
- Âm gi: …………………………………………………………………………………………..
b) Điền vần ươn hay ương thích hợp vào chỗ chấm, thêm dấu thanh (nếu cần):
Mồ hôi mà đổ xuống v ….
Dâu xanh lá tốt vấn v ………. tơ tằm Cá không an muối cá ….
Con cãi cha mẹ trăm đ……….. con hư.
Câu 3. Viết 2 câu nêu đặc điểm về bạn trong nhà : a) Vật nuôi:
M: Con mèo nhà em có bộ lông màu xám.
….………………………………………………………………………………………………..
….……………………………………………………………………………………………….. a) Đồ đạc:
M: Tủ lạnh trong bếp có 2 cánh tủ.
….………………………………………………………………………………………………..
….………………………………………………………………………………………………..
Câu 4. Gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau trong các câu
văn và đoạn thơ sau:
a) Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp. b) Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hoả Bão đi thong thả Như con bò gầy
c) Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện
=> Tác dụng của các hình ảnh so sánh là: …………………………………………
….…………………………………………………………………………………………………..
Câu 5. Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích: Gợi ý :
- Đồ vật đó tên là gì?
- Đặc điểm của các đồ phận (hình dáng, màu sắc, chất liệu,…) của đồ vật đó như thế nào?
- Công dụng của đồ vật đó là gì?
- Suy nghĩ của em về đồ vật đó như thế nào?
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………….…
Họ và tên: ………………………………………………………. Lớp: 3….
PHIẾU CUỐI TUẦN 13 TIẾNG VIỆT LỚP 3 (đáp án)
(Kết nối tri thức) (NÂNG CAO)
I – Bài tập về đọc hiểu Viếng lăng Bác
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Ở khổ thơ 1, hàng tre bên lăng Bác được tả bằng những từ ngữ nào?
B. Bát ngát, xanh xanh, đứng thẳng hàng
Câu 2. Ở khổ thơ 2, những từ ngữ nào nhắc đến hình ảnh Bác Hồ kính yêu?
C. Mặt trời trong lăng rất đỏ; bảy mươi chín mùa xuân
Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý hai câu thơ
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”?
C. Bác Hồ nằm đó như đang ngủ yên giữa vầng trăng sáng đẹp.
Câu 4. Khổ thơ cuối (“Mai về miền Nam… chốn này”) nói lên điều gì?
C. Niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ, của
nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chính tả: Tập chép: Bài tập làm văn
Câu 2: Tìm tiếng/ từ có chứa âm, vần theo đề bài:
a) Tìm tiếng, từ ngữ về con vật, đồ vật có chứa
- Âm r: rắn, rết, rổ, …..
- Âm d: dây, dê, dế ,…..
- Âm gi: giỏ, giàn, giun,….
b) Điền vần ươn hay ương thích hợp vào chỗ chấm, thêm dấu thanh (nếu cần):
Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm
Cá không an muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
Câu 3. Viết 2 câu nêu đặc điểm về bạn trong nhà : a) Vật nuôi:
M: Con mèo nhà em có bộ lông màu xám. a) Đồ đạc:
M: Tủ lạnh trong bếp có 2 cánh tủ.
Câu 4. Gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau trong các câu
văn và đoạn thơ sau:
a) Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp. b) Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hoả Bão đi thong thả Như con bò gầy
c) Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện
=> Tác dụng của các hình ảnh so sánh là: Giúp ta dễ hình dung được
hình ảnh của các sự vật được so sánh.
Câu 5. Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích:
Trong phòng ngủ của em có rất nhiều đồ dùng, nhưng em yêu thích
nhất là chiếc bàn học mà bố đã làm tặng cho em. Bố em làm nghề thiết
kế, nên chiếc bàn ấy do chính tay bố thiết kế và đóng bằng gỗ tự nhiên.
Bàn học cao khoảng gần một mét có nút chỉnh cao thấp ở bên cạnh
nên khi lớn lên, em vẫn có thể ngồi vừa chiếc bàn học này. Nó có màu
nâu nhạt trông rất xinh, điểm thêm vài con gấu được bố khắc ở góc
mặt bàn. Mặt bàn được mài nhẵn bóng, nhờ đó khi em viết bài trên
bàn học, chữ của em viết rất mềm mại, không bị chệch hay vướng chỗ
nào. Dưới bàn có 2 ngăn tủ có khóa, bên trong hai ngăn tủ ấy em để
được rất nhiều đồ dùng học tập ở trong đó. Phía dưới chân bàn, bố đã
đóng thêm một cái giá để chân để em có thể để chân vào đó cho đỡ
mỏi. Chiếc bàn học này là nơi em ngồi học mỗi tối, nó giúp em cảm
thấy thích học bài và làm bài hơn nên điểm của em tiến bộ rất nhiều.
Em rất yêu thích bàn học mà bố tặng cho em và hứa sẽ giữ gìn và bảo vệ nó thật cẩn thận.